Đề thi ks đội tuyển học ính giỏi lớp 9 - Môn: Sinh Học

doc 4 trang hoaithuong97 6211
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi ks đội tuyển học ính giỏi lớp 9 - Môn: Sinh Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_ks_doi_tuyen_hoc_inh_gioi_lop_9_mon_sinh_hoc.doc

Nội dung text: Đề thi ks đội tuyển học ính giỏi lớp 9 - Môn: Sinh Học

  1. PHÒNG GD&ĐT LẬP THẠCH ĐỀ THI KS ĐỘI TUYỂN HSG LỚP 9 NĂM HỌC 2015 - 2016 ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề. (Đề thi gồm 01 trang) Câu 1: (1,0 điểm ) Trình bày các bước cơ bản trong kĩ thuật gen. Ưu điểm nổi bật của phương pháp tạo giống mới bằng kĩ thuật gen so với tạo giống mới bằng phương pháp lai hữu tính thông thường? Câu 2: (1,5 điểm ) Giả sử trong tế bào ở một loài sinh vật có 3 cặp nhiễm sắc thể tương đồng, cặp thứ nhất (cặp nhiễm sắc thể giới tính) chứa 1 cặp gen đồng hợp AA, cặp thứ hai chứa 2 cặp gen dị hợp (Bb và Dd), cặp thứ ba chứa 1 cặp gen dị hợp (Ee). Viết các kiểu gen có thể có trong tế bào của loài này. T X Câu 3: (1,0 điểm ) Dùng 1 chuỗi pôlinuclêôtit có = 0,25 làm khuôn để tổng hợp A G nhân tạo một chuỗi pôlinuclêôtit bổ sung có chiều dài bằng chiều dài của chuỗi khuôn đó. Hãy tính theo lí thuyết, tỉ lệ % các loại nuclêôtit tự do cần cung cấp cho quá trình tổng hợp nói trên? Câu 4: (1,5 điểm ) a/ Ở thế hệ xuất phát có giống ưu thế lai (F 1) mang kiểu gen Aa. Nếu cho giống này tự thụ phấn liên tiếp, hãy tính tỉ lệ % số cây có ưu thế lai ở thế hệ thứ tư (F 4) ? Từ kết quả thu được có thể rút ra kết luận gì? b/ Giải thích tại sao người nuôi chim bồ câu vẫn dùng con đực và con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ để nuôi sinh sản mà không sợ bị thoái hóa giống? Câu 5: (1,0 điểm) Trong một thí nghiệm, từ 20 cây đậu Hà lan mọc lên từ các hạt màu vàng người ta thu được tổng số 720 hạt trong đó có 9 hạt màu xanh . Biết đậu Hà lan là một loài tự thụ phấn rất nghiêm ngặt và không có đột biến xảy ra. Hãy biện luận, xác định số cây đã cho số hạt màu xanh nói trên, giả thiết rằng số hạt thu được ở các cây như nhau. Câu 6: (1,0 điểm ) Nêu các cơ chế di truyền xảy ra ở cấp độ tế bào? Vì sao bộ nhiễm sắc thể của loài bị giảm đi một nửa sau quá trình giảm phân? Câu 7: (1,0 điểm ) Những yếu tố và cơ chế nào đảm bảo duy trì tính đặc trưng và ổn định của ADN ở mỗi loài sinh vật. Vì sao nói cấu trúc ADN 2 mạch trong tế bào chỉ ổn định tương đối? Câu 8: (1,0 điểm ) Phân biệt mức phản ứng rộng và mức phản ứng hẹp của một kiểu gen. Câu 9: (1,0 điểm ) Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hạt do một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Gen A qui định hạt màu vàng trội hoàn toàn so với gen a qui định hạt màu trắng. Tiến hành lai 3 cây hạt vàng có kiểu gen giống nhau với 3 cây hạt trắng thu được kết quả như sau: + 2 cặp lai đầu đều cho 100% hạt vàng. + Cặp lai thứ ba thu được 200 hạt trong đó có 119 hạt vàng và 1 hạt trắng. Giải thích cơ chế xuất hiện hạt trắng ở cặp lai thứ ba. Biết các giao tử có sức sống và khả năng thụ tinh như nhau, các hợp tử có sức sống như nhau. Hết Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: SBD:
  2. PHÒNG GD & ĐT LẬP THẠCH HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT HSG 9 MÔN: SINH (Hướng dẫn chấm gồm có 03 trang) Câu Hướng dẫn chấm Điểm 1. 1,0đ * Các bước trong kĩ thuật gen: - Tách ADN của tế bào cho và ADN là thể truyền từ vi khuẩn hoặc virut 0,25 - Tạo ADN tái tổ hợp bằng cách cắt và nối đoạn ADN của tế bào cho vào ADN của thể truyền nhờ enzim cắt và enzim nối 0,25 - Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận 0,25 * Ưu điểm nổi bật: Ta có thể chuyển gen có lợi từ loài này sang loài khác, tạo ra sinh vật chuyển gen mà bằng phương pháp thông thường không tạo ra được 0,25 2. 1,5đ - TBSD lưỡng bội bình thường: + Các cặp gen nằm trên các cặp NST khác nhau: AaBbDd 0,25 + Hai cặp gen nằm trên một cặp NST: (HS nêu ra được 3 trên 6 kiểu gen của dạng này là được 0.25 điểm ) 0,5 AB Ab AD Ad BD Bd Dd ; Dd ; Bb ; Bb ; Aa ; Aa ab aB ad aD bd bD + Cả ba cặp gen nằm trên cùng 1 cặp NST: (HS nêu ra được 2 trên 4 kiểu gen của dạng này là được 0.25 điểm ) 0,25 ABD ABd AbD aBD ; ; ; abd abD aBd Abd - TBSD đột biến + Đa bội thể ( Chỉ cần chỉ ra được một kiểu gen) : 0.25 AAaaBBbbDDdd, + Thể dị bội ( Chỉ cần chỉ ra được một kiểu gen); 0.25 AAaBbDd, 3 1,0đ - Ở mạch khuôn có : T + X / A + G = 0,25 = 1/4 T + X = 20% ; A + G = 80%; 0,5 - Tỉ lệ % các loại nuclêôtit tự do cần được cung cấp: T + X = 80% ; A + G = 20%; 0,5 4. 1,5đ a - Từ F1 (100 % Aa) đến thế hệ thứ hai (F2) tỉ lệ thể dị hợp còn lại là : 0,25 1/2 Aa = 50% Aa. - Từ F (50 % Aa) đến thế hệ thứ ba (F ) tỉ lệ thể dị hợp còn lại là : 2 3 0,25 1/2 1/2 Aa = 1/4 Aa = 25% Aa. - Từ F3 (25 % Aa) đến thế hệ thứ tư (F4) tỉ lệ thể dị hợp còn lại là :
  3. 1/2 1/4 Aa = 1/8 Aa = 12,5% Aa. 0,25 - Kết luận: Không dùng con lai (F 1) để nhân giống vì tỉ lệ thể dị hợp bị giảm 0,25 qua phép lai, đặc biệt đối với loài cây tự thụ phấn . b. - Vì hiện tại mỗi cá thể mang chủ yếu các cặp gen đồng hợp, không gây hại giống nhau. 0,25 - Trường hợp phát sinh những đột biến có hại thì những thể đột biến sẽ sớm bị 0,25 tự nhiên hoặc người nuôi đào thải ở một, hai thế hệ kế tiếp. 5. 1,0đ - Các cây đều mọc từ hạt màu vàng nhưng lại cho 711 hạt màu vàng và 9 hạt màu xanh = tỉ lệ 9/720 = 1, 25% ( tỉ lệ 25%) trong các cây cho hạt có 2 0, 5 KG AA và Aa. - Cây Aa tự thụ phấn cho tỉ lệ 1/4 số hạt màu xanh số cây cho 9 hạt xanh nói trên là: 1,25 1 : 20 cây = 1 cây. 0, 5 100 4 6. 1,0đ - Các cơ chế di truyền ở cấp độ tế bào là : Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. 0, 5 - Bộ NST bị giảm đi một nửa qua giảm phân vì các NST nhân đôi một lần ở giai 0, 5 đoạn chuẩn bị nhưng lại phân li hai lần trong quá trình phân bào (ở kì sau I và kì sau II ). 7. 1,0đ * Những yếu tố và cơ chế đảm bảo duy trì tính đặc trưng và ổn định của ADN - Sự liên kết bền vững giữa các đơn phân trong mỗi mạch đơn và sự liên kết 0,25 giữa hai mạch bằng các LKH theo NTBS. - Cơ chế tự nhân đôi ADN trước khi phân bào. 0,25 * Cấu trúc ADN 2 mạch trong tế bào chỉ ổn định tương đối vì: - Ở kì đầu I của giảm phân có thể xảy ra trao đổi chéo giữa các crômatit khác 0,25 nhau về nguồn gốc, làm cho các phân tử ADN trong các crômatit bị biến đổi theo. - Các nhân tố gây đột biến có thể gây nên sự lắp ráp sai NTBS khi ADN tự 0,25 nhân đôi hoặc làm đứt gãy NST làm cho ADN bị biến đổi theo. 8 1,0đ - Mức phản ứng rộng: Là khả năng biểu hiện ra nhiều KH khác nhau của 1 KG, thường là các tính trạng số lượng, do chịu ảnh hưởng nhiều của ĐK môi 0,5 trường. - Mức phản ứng hẹp: Là sự biểu hiện ra ít KH khác nhau của 1 KG , thường là các tính trạng chất lượng, do phụ thuộc chủ yếu vào KG, ít chịu ảnh hưởng 0, 5
  4. của ĐK môi trường 9 1,0 * Ở 2 phép lai đầu: P: Cây hạt vàng x cây hạt trắng => F 1 đều cho 100% hạt vàng => kiểu gen của các cây hạt vàng đều là AA, kiểu gen của các cây hạt trắng là aa. 0,25 * Sự xuất hiện đột ngột một hạt trắng ở phép lai thứ ba => có hiện tượng đột biến xảy ra trong quá trình phát sinh giao tử của cây hạt vàng. Có thể xảy ra một trong ba trường hợp sau: - Trường hợp 1: Xảy ra đột biến gen: Trong quá trình phát sinh giao tử ở cây 0,25 hạt vàng xảy ra đột biến gen A thành gen a, sự kết hợp giao tử mang gen a và giao tử mang gen a hình thành cơ thể aa (hạt trắng) 0,25 - Trường hợp 2: Xảy ra đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể: Trong quá trình phát sinh giao tử ở cây hạt vàng xảy ra mất đoạn nhiễm sắc thể, đoạn bị mất mang gen A => hình thành giao tử mang NST không chứa gen A (O), giao tử này kết hợp với giao tử bình thường (a) tạo hợp tử (Oa) (hạt trắng). - Trường hợp 3: Xảy ra đột biến dị bội: Trong quá trình phát sinh giao tử ở 0,25 cây hạt vàng rối loạn sự phân li ở cặp nhiễm sắc thể chứa gen quy định màu sắc hạt (AA) => hình thành giao tử không có nhiễm sắc thể mang gen A (O), sự kết hợp giao tử này (O) với giao tử bình thường (a) tạo hợp tử Oa (hạt trắng)