Đề thi học sinh giỏi lớp 9 - Môn: Sinh học

doc 4 trang hoaithuong97 7631
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi lớp 9 - Môn: Sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_lop_9_mon_sinh_hoc.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi lớp 9 - Môn: Sinh học

  1. PHÒNG GD&ĐT ĐỀ THI HSG LỚP 9 NĂM HỌC 2011 - 2012 VĨNH TƯỜNG Môn: Sinh học Thời gian làm bài: 150 phút ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1(1,5đ) 1. Phân tích cơ sở của nguyên tắc truyền máu ? 2. Giải thích tại sao nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho và nhóm máu AB là nhóm máu chuyên nhận ? Câu 2: (2đ) 1. Phép lai phân tích là gì? Mục đích của phép lai phân tích? 2. Thế hệ bố mẹ có các kiểu gen AABB; aabb. Em hãy trình bày phương pháp tạo cơ thể có kiểu gen AAbb. Biết rằng các gen trội là trội hoàn toàn. Câu 3 (1,5đ) 1. Phân biệt các thể đột biến số lượng NST? 2. Bộ NST của ruồi giấm được kí hiệu: AaBbDdXY a. Viết kí hiệu bộ NST ở kì đầu và kì cuối của quá trình nguyên phân diễn ra bình thường? b. Giả sử trong nguyên phân dây tơ vô sắc không hình thành, cặp Bb không phân li. Hãy viết kí hiệu bộ NST của các tế bào con có thể tạo thành? C©u 4 (1,5 đ) 1. Trong quá trình tự nhân đôi của ADN, vì sao ADN con sinh ra giống nhau và giống ADN mẹ? 2. Trong trường hợp nào ADN con sinh ra khác ADN mẹ? Hiện tượng ADN con sinh ra giống và khác ADN mẹ có ý nghĩa như thế nào đối với sinh vật ? Câu 5 (1,5đ) Ở 1 loài sinh vật, có 6 hợp tử nguyên phân với số lần bằng nhau đã tạo ra số tế bào mới chứa 9600 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu để tạo ra 9300NST đơn cho quá trình nguyên phân trên. a. Xác định số lượng NST của 6 hợp tử khi chúng đang ở kỳ sau? b. Xác định số đợt nguyên phân của mỗi hợp tử? c. Xác định tổng số tế bào xuất hiện trong cả quá trình nguyên phân của cả 6 hợp tử? Câu 6 (2 đ) Ở một loài thực vật, cho P thuần chủng khác nhau hai cặp tính trạng tương phản, lai với nhau được F1 đều có kiểu hình thân cao, quả đỏ. Cho F 1 lai phân tích giả sử thu được F B với kết quả như sau: - Trường hợp 1: 25% cây thân cao, quả đỏ: 25% cây thân cao, quả vàng: 25% cây thân thấp, quả đỏ: 25% cây thân thấp, quả vàng. - Trường hợp 2: 50% cây thân cao, quả đỏ: 50% cây thân thấp, quả vàng. - Trường hợp 3: 50% cây thân cao, quả vàng: 50% cây thân thấp, quả đỏ. Hãy giải thích kết quả và viết sơ đồ lai từ F1 đến FB cho từng trường hợp? Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, các gen nằm trên NST thường, NST không thay đổi cấu trúc trong giảm phân. Họ và tên thí sinh: SBD:
  2. PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG LỚP 9 VĨNH TƯỜNG MÔN SINH HỌC NĂM HỌC 2011 - 2012 Câu Nội dung Điểm 1. Cơ sở của nguyên tắc truyền máu. Trong máu người được phát hiện có 2 yếu tố : - Có 2 loại kháng nguyên trên hồng cầu là A và B. 0,25đ - Có 2 loại kháng thể trong huyết tương là α ( gây kết dính A) và β (gây kết dính B). 0,25đ - Hiện tượng kết dính hồng cầu của máu cho xảy ra khi vào cơ thể nhận gặp kháng thể trong huyết tương của máu nhận gây kết dính. 0,25đ Câu1 - Vì vậy khi truyền máu cần làm xét nghiệm trước để lựa chọn loại máu (1,5đ) truyền cho phù hợp, tránh tai biến: Hồng cầu người cho bị kết dính trong huyết tương người nhận gây tắc mạch và tránh bị nhận máu nhiễm các tác 0,25đ nhân gây bệnh. 2. Nhóm máu O là máu chuyên cho và máu nhóm AB là máu chuyên nhận : - Máu AB chứa 2 loại kháng nguyên A và B trong hồng cầu, nhưng trong huyết tương không có chứa kháng thể. Do đó máu AB không có khả năng gây kết dính hồng cầu lạ, máu AB có thể nhận bất kỳ nhóm máu nào truyền cho 0,25đ nó nên gọi là nhóm máu chuyên nhận. - Máu O không chứa kháng nguyên trong hồng cầu, do đó khi được truyền cho máu khác không bị kháng thể trong huyết tương của máu nhận gây kết 0,25đ dính hồng cầu nên gọi là nhóm máu chuyên cho. 1. Lai phân tích là giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể 0,25đ mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp, còn kết quả phép lai là phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp. - Mục đích của phép lai phân tích: Kiểm tra kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội. Kiểm tra độ thuần chủng của giống. 0,25đ Câu 2 2. Cho lai hai cơ thể bố, mẹ có kiểu gen AABB, aabb với nhau được thế hệ F1 (2 đ) P: AABB x aabb F1: 100% AaBb 0,25đ - Để có kiểu gen AAbb cần thực hiện phép lai giữa các cá thể F 1 với nhau, từ đó phân tích kết quả F2 xác định cá thể có kiểu gen cần tạo 0,25đ - Cho F1 lai với nhau: AaBb x AaBb được thế hệ F2 có tỷ lệ kiểu hình: 9A-B-: 3A-bb : 3aaB- : 1aabb 0,25đ - Kiểu hình 3A-bb có hai kiểu gen: AAbb và Aabb 0,25đ - Vì vậy để chọn ra kiểu gen AAbb thì cần thực hiện phép lai phân tích: Cho các cá thể có kiểu hình A- bb lai với cá thể có kiểu hình mang tính trạng lặn aabb, rồi theo dõi riêng rẽ kết quả của từng cặp lai: 0,25đ - Ở cặp lai nào mà con lai đồng tính 100% A-bb thì cá thể A-bb đó có kiểu gen AAbb: 0,25đ P: AAbb x aabb 100% Aabb
  3. 1. Thể dị bội: Là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có 1 hoặc 1 số cặp NST bị thay đổi về số lượng. 0,25đ Câu 3 Thể đa bội: Là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của (1,5đ) n (thường lớn hơn 2n) 0,25đ 2.a - Kì đầu: AAaaBBbbDDddXXYY 0,25đ - Kì cuối: AaBbXY 0,25đ b - AaBBbbDdXY 0,25đ - AaDdXY 0,25đ 1. Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo các nguyên tắc: - Nguyên tắc khuôn mẫu: Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên 2 mạch khuôn của ADN mẹ. 0,25đ - Nguyên tắc bổ sung: Các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc: A liên kết với T hay ngược 0,25đ Câu 4 lại, G liên kết với X hay ngược lại. (1,5đ) - Nguyên tắc giữ lại một nữa (bán bảo toàn): Trong mỗi ADN con có một 0,25đ mạch của ADN mẹ (mạch cũ), mạch còn lại được tổng hợp mới. 2. Trong trường hợp quá trình tự nhân đôi bị rối loạn sẽ xẩy ra hiện tượng ADN con sinh ra khác với ADN mẹ. 0,25đ * Ý nghĩa: - Hiện tượng ADN con sinh ra giống với ADN mẹ là cơ sở phân tử của hiện 0,25đ tượng di trưyền của sinh vật trong tự nhiên. - Hiện tượng ADN con sinh ra khác với ADN mẹ là cơ sở phân tử của hiện 0,25đ tượng biến dị của sinh vật trong tự nhiên. a. Xác định số lượng NST: Gọi số lần nguyên phân của hợp tử là k (k nguyên dương) Theo bài ra ta có: 6.2n.2k = 9600. 6.2n.(2k - 1) = 9300. Giải ra ta có : 2n = 50. 0,25đ Câu 5 Số lượng NST của 6 hợp tử trong kì sau: 6 x 50 x2 = 600NST 0,25đ (1,5đ) b. Số đợt NP: 6 x 50 x 2k = 9600 0,25đ 2k = 32 = 25 k = 5. 0,25đ Vậy số đợt NP là 5 đợt. c. Tổng số TB xuất hiện khi 1 hợp tử nguyên phân 5 đợt là: 2 + 4 + 8 + 16 + 32 = 62 TB 0,25đ Tổng số TB xuất hiện khi hợp tử nguyên phân 5 đợt là: 6. 62 = 372 TB 0,25đ (HS làm cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa) - F1 đều có kiểu hình thân cao, quả đỏ. Vậy tính trạng thân cao, quả đỏ là tính trạng trội so với tính trạng thân thấp, quả vàng. 0,25đ - Qui ước: Gen A: thân cao, gen a: thân thấp. Gen B: quả đỏ, gen b: quả vàng 0,25đ * Trường hợp 1: FB có tỉ lệ phân li kiểu hình tỉ lệ 1: 1: 1: 1. Vậy F 1 cho 4 loại giao tử bằng Câu 6 nhau nên F1 dị hợp tử hai cặp gen phân li độc lập, F1 có kiểu gen AaBb 0,25đ (2đ)
  4. Sơ đồ lai: F1: AaBb x aabb GF1 : AB, Ab, aB, ab ab FB : 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb Kiểu hình: 1cây thân cao, quả đỏ: 1cây thân cao, quả vàng: 1 cây thân 0,25 thấp, quả đỏ: 1 cây thân thấp, quả vàng * Trường hợp 2: 50% cây thân cao, quả đỏ: 50% cây thân thấp, quả vàng. FB có tỉ lệ phân li kiểu hình tỉ lệ 1: 1. Vậy F 1 cho 2 loại giao tử bằng nhau AB nên F1 dị hợp tử hai cặp gen, liên kết gen, kiểu gen F1 ab 0,25đ AB ab Sơ đồ lai: F1: x ab ab GF1: AB , ab ab AB ab FB: 1 : 1 ab ab 0,25đ Kiểu hình FB: 1 cây thân cao, quả đỏ : 1 cây thân thấp, quả vàng * Trường hợp 3: 50% cây thân cao, quả vàng: 50% cây thân thấp, quả đỏ FB có tỉ lệ phân li kiểu hình tỉ lệ 1: 1. Vậy F1 cho 2 loại giao tử bằng nhau Ab nên F1 dị hợp tử hai cặp gen, liên kết gen, kiểu gen F1 0,25đ aB Ab ab Sơ đồ lai: F1 : x aB ab GF1: Ab , aB ab Ab aB FB: 1 : 1 ab ab 0,25đ Kiểu hình FB: 1 cây thân cao, quả vàng : 1 cây thân thấp, quả đỏ (HS làm cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa)