Đề thi học kì II - Môn: Lí 11

docx 16 trang hoaithuong97 6840
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì II - Môn: Lí 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ki_ii_mon_li_11.docx

Nội dung text: Đề thi học kì II - Môn: Lí 11

  1. 1 Phần I: Trắc nghiệm Câu 1: Khi tăng đồng thời độ lớn của hai điện tích điểm và khoảng cách giữa chúng lên gấp bốn thì lực tương tác giữa chúng. A. tăng lên gấp đôi. B. giảm đi một nửa. C. giảm đi bốn lần. D. không thay đổi. Câu 2: Không thể nói về hằng số điện môi của chất nào dưới đây? A. Không khí khô. B. Nước tinh khiết. C. Thủy tinh. D. Kim loại. Câu 3: Đặt một điện tích điểm Q dương tại một điểm O, M và N là hai điểm nằm đối xứng với nhau ở hai bên điểm O. Di chuyển một điện tích điểm q dương từ M đến N theo một đường cong bất kì. Gọi AMN là công của lực điện trong dịch chuyển này. Chọn câu khẳng định đúng. A. AMN ≠ 0 và phụ thuộc vào đường dịch chuyển. B. AMN ≠ 0 và không phụ thuộc vào đường dịch chuyển. C. AMN = 0 , không phụ thuộc vào đường dịch chuyển. D. Không thể xác định được AMN. Câu 4: Một điện tích q di chuyển trong một điện trường từ một điểm M đến một điểm N theo một đường cong. Sau đó nó di chuyển tiếp từ N về M theo một đường cong khác. Hãy so sánh công mà lực điện sinh ra trên các đoạn đường đó (AMN và ANM). A. AMN = ANM. B. AMN = -ANM. C. AMN > ANM. D. AMN E2 > E3. Câu 6: Xét các electron chuyển động quanh hạt nhân của một nguyên tử. Thế năng của electron trong điện trường của hạt nhân tại vị trí của các electron nằm cách hạt nhân lần lượt là r0, 2r0 và 3r0 lần lượt là W1, W2 và W3. Chọn phương án đúng. A. 2W1 = W2 = 3W3. B. 3W1 = 2W2 = W3. C. W1 W2 > W3. Câu 7: Cọ xát thanh êbônit vào miếng dạ, thanh êbônit tích điện âm vì A. Electron chuyển từ thanh êbônit sang dạ. B. Electron chuyển từ dạ sang thanh êbônit. C. Proton chuyển từ dạ sang thanh êbônit. D. Proton chuyển từ thanh êbônit sang dạ. Câu 8: Câu phát biểu nào sau đây đúng? A. Electron là hạt sơ cấp mang điện tích 1,6.10-19 C. B. Độ lớn của điện tích nguyên tố là 1,6.10-19 C. C. Điện tích hạt nhân bằng một số nguyên làn điện tích nguyên tố. D. Tất cả các hạt sơ cấp đều mang điện tích. Câu 9: Môi trường nào dưới đây không chứa điện tích tự do? A. Nước biển. B. Nước sông.
  2. 2 C. Nước mưa. D. Nước cất. Câu 10: Muối ăn (NaCl) kết tinh là điện môi. Chọn câu đúng. A. Trong muối ăn kết tinh có nhiều ion dương tự do. B. Trong muối ăn kết tinh có nhiều ion âm tự do. C. Trong muối ăn kết tinh có nhiều electron tự do. D. Trong muối ăn kết tinh hầu như không có ion và electron tự do. Câu 11: Trong trường hợp nào sau đây sẽ không xảy ra hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng? Đặt một quả cầu mang điện tích ở gần đầu của một A. Thanh kim loại không mang điện tích. B. Thanh kim loại mang điện tích dương. C. Thanh kim loại mang điện tích âm. D. Thanh nhựa mang điện tích âm. Câu 12: Một điện tích chuyển động trong điện trường theo một đường cong kín. Gọi công của lực điện trong chuyển động đó là A thì A. A > 0 nếu q > 0. B. A > 0 nếu q 0 nếu q ANP. B. AMN ANP hoặc AMN > ANP hoặc AMN = ANP Câu 15: Một vòng tròn tâm O nằm trong điện trường của một điện tích điểm Q, M và N là hai điểm trên vòng tròn đó. Gọi AM1N, AM2N và AMN là công của lực điện tác dụng lên điện tích điểm q trong các dịch chuyển dọc theo cung M1N, M2N và dây cung MN thì A. AM1N < AM2N. B. AMN nhỏ nhất. C. AM2N lớn nhất. D. AM1N = AM2N = AMN.
  3. 3 Câu 16: Công của lực điện tác dụng lên một điện tích điểm q khi di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường A. Tỉ lệ thuận với chiều dài đường đi MN. B. Tỉ lệ thuận với độ lớn của điện tích q. C. Tỉ lệ thuận với thời gian di chuyển. D. Tỉ lệ thuận với tốc độ di chuyển. Câu 17: Công của lực điện tác dụng lên một điện tích điểm q khi di chuyển từ điểm M đến điểm N trong một điện trường, thì không phụ thuộc vào A. Vị trí các điểm M, N. B. Hình dạng của đường đi MN. C. Độ lớn điện tích q. D. Độ lớn cường độ điện trường tại các điểm trên đường đi. Câu 18: Công của lực điện tác dụng lên điện tích điểm q khi q di chuyển từ M đến điểm N trong điện trường, không phụ thuộc vào A. Vị trí các điểm M, N. B. Hình dạng đường đi từ M đến N. C. Độ lớn của điện tích q. D. Cường độ điện trường tại M và N. Câu 19: Trong trường hợp nào sau đây, ta có thể coi các vật nhiễm điện là các điện tích điểm? A. Hai thanh nhựa đạt gần nhau. B. Một thanh nhựa và một quả cầu đặt gần nhau. C. Hai quả cầu nhỏ đặt xa nhau. D. Hai quả cầu lớn đặt gần nhau. Câu 20: Lực tương tác giữa hai điện tích q1 = q2 = -6.10-9C khi đặt cách nhau 10 cm trong không khí là A. 32,4.10-10 N. B. 32,4.10-6 N. C. 8,1.10-10 N. D. 8,1.10-6 N. Câu 21: Lực hút tĩnh điện giữa hai điện tích là 2.10-6 N. Khi đưa chúng xa nhau thêm 2 cm thì lực hút là 5.10-7 N. Khoảng cách ban đầu giữa chúng là A. 1 cm. B. 2 cm. C. 3 cm. D. 4 cm. Câu 22: Hai điện tích điểm đứng yên trong không khí cách nhau một khoảng r tác dụng lên nhau lực có độ lớn bằng F. Khi đưa chúng vào trong dầu hỏa có hằng số điện môi ε = 2 và giảm khoảng cách giữa chúng còn r/3 thì độ lớn của lực tương tác giữa chúng là A. 28F. B. 1,5F. C. 6F. D. 4,5F. Câu 23: Một điện tích thử đặt tại điểm có cường độ điện trường 0,16 V/m. Lực tác dụng lên điện tích đó là 2.10-4 N. Độ lớn của điện tích đó là A. 2,25 mC. B. 1,50 mC. C. 1,25 mC. D. 0,85 mC. Câu 24: Cường độ điện trường tạo bởi một điện tích điểm cách nó 2 cm bằng 105 V/m. Tại vị trí cách điện tích này bằng bao nhiêu thì cường độ điện trường bằng 4.105 V/m? A. 2 cm. B. 1 cm. C. 4 cm. D. 5 cm. Phần II: Tự luận
  4. 4 Câu 1: Cho mạch điện như hình vẽ C1 = 6μF, C2 = 3μF, C3 = 6μF, C4 = 1μF, UAB = 60V. Tính a. Điện dụng của bộ tụ b. Điện tích và hiệu điện thế của mỗi tụ c. Hiệu điện thế UMN Câu 2: Cho ba điện tích q1 = -q2 = q3 = q > 0 đặt ở các đỉnh của một tam giác vuông có một góc nhọn 300 và cạnh huyền 2a. Xác định cường độ điện trường tại trung điểm M của cạnh huyền; biết điện tích q2 < 0 nằm ở đỉnh góc 300
  5. 5 ĐÁP ÁN & HƯỚNG DẪN GIẢI Phần I: Trắc nghiệm Câu 1: Chọn D. Câu 2: Chọn D. Kim loại không phải là điện môi nên không thể nói về hằng số điện môi. Câu 3: Chọn C. Vì VM = VN nên AMN = (VM - VN)q = 0. Câu 4: Chọn B. Vì AMN = (VM - VN)q và ANM = (VN - VM)q nên AMN = -ANM Câu 5: Chọn D. Câu 6: Chọn C. Câu 7: Chọn B. Vật thừa electron sẽ mang điện âm. Câu 8: Chọn C. Điện tích hạt nhân bằng một số nguyên lần điện tích nguyên tố. Câu 9: Chọn D. Điện môi không chứa các điện tích tự do. Câu 10: Chọn D. Điện môi không chứa các điện tích tự do. Câu 11: Chọn D. Điều kiện cần để hiện tượng nhiễm điện do cảm ứng là vật đó phải có điện tích tự do. Câu 12: Chọn D. Điểm đầu và điểm cuối trùng nhau nên A = 0. Câu 13: Chọn A. Điểm đầu và điểm cuối trùng nhau nên A = 0. Câu 14: Chọn D. Không đủ điều điện để kết luận AMN và ANP cái nào lớn hơn nên chọn D. Câu 15: Chọn D. Vì trường tĩnh điện là trường thế nên công không phụ thuộc dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào điểm đầu và điểm cuối đường đi. Câu 16: Chọn B. Từ AMN = (VM - VN)q. Câu 17: Chọn B. Vì trường tĩnh điện là trường thế nên công không phụ thuộc dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào điểm đầu và điểm cuối đường đi. Câu 18: Chọn B.
  6. 6 Vì trường tĩnh điện là trường thế nên công không phụ thuộc dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào điểm đầu và điểm cuối đường đi. Câu 19: Chọn C. Điện tích điểm là một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà ta khảo sát. Câu 20: Chọn B. Câu 21: Chọn B. Câu 22: Chọn D. Câu 23: Chọn C. Câu 24: Chọn B. Phần II: Tự luận Câu 1:
  7. 7 c. Bản A tích điện dương, bản B tích điện âm. Đi từ M đến N qua C2 theo chiều từ bản dương sang bản âm nên: Câu 2:
  8. 9 (Đề số 2) Phần I: Trắc nghiệm Câu 1: Biểu thức nào dưới đây là biểu thức định nghĩa điện dung của tụ điện? A. F/q. B. U/d. C. AM∞/q D. Q/U. Câu 2: Gọi Q, C và U là điện tích, điện dung và hiệu điện thế giữa hai bản của một tụ điện. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. C tỉ lệ thuận với Q. B. C tỉ lệ nghịch với U. C. C phụ thuộc vào Q và U. D. C không phụ thuộc vào Q và U. Câu 3: Trong trường hợp nào dưới đây, ta không có một tụ điện? Giữa hai bản kim loại là một lớp A. mica. B. nhựa pôliêtilen. C. giấy tẩm dung dịch muối ăn. D. giấy tẩm parafin. Câu 4: Chọn câu phát biểu đúng. A. Điện dung của tụ điện phụ thuộc vào điện tích của nó. B. Điện dung của tụ điện phụ thuộc hiệu điện thế giữa hai bản của nó. C. Điện dung của tụ điện phụ thuộc cả vào điện tích lẫn hiệu điện thế giữa hai bản của tụ. D. Điện dung của tụ điện không phụ thuộc điện tích và hiệu điện thế giữa hai bản của tụ. Câu 5: Chọn câu phát biểu đúng. A. Điện dung của tụ điện tỉ lệ với điện tích của nó. B. Điện tích của tụ điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai bản của nó. C. Hiệu điện thế giữa hai bản tự điện tỉ lệ với điện dung của nó. D. Điện dung của tụ điện tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai bản của nó. Câu 6: Hai tụ điện chứa cùng một lượng điện tích thì A. Chúng phải có cùng điện dung. B. Hiệu điện thế giữa hai bản của mỗi tụ điện phải bằng nhau. C. Tụ điện nào có điện dung lớn hơn, sẽ có hiệu điện thế giữa hai bản lớn hơn. D. Tụ điện nào có điện dung lớn hơn, sẽ có hiệu điện thế giữa hai bản nhỏ hơn. Câu 7: Trường hợp nào sau đây ta có một tụ điện? A. Một quả cầu kim loại nhiễm điện, đặt xa các vật khác. B. Một quả cầu thủy tinh nhiễm điện, đặt xa các vật khác C. Hai quả cầu kim loại, không nhiễm điện, đặt gần nhau trong không khí. D. Hai quả cầu thủy tinh, không nhiễm điện, đặt gần nhau trong không khí. Câu 8: Một tụ điện phẳng không khí có điện dung 1000 pF và khoảng cách giữa hai bản là 2 mm. Tích điện cho tụ điện dưới hiệu điện thế 60 V. Điện tích của tụ điện và cường độ điện trường trong tụ điện lần lượt là A. 60 nC và 60 kV/m. B. 6 nC và 60 kV/m. C. 60 nC và 30 kV/m. D. 6 nC và 6 kV/m Câu 9: Một tụ điện không khí có điện dung 40 pF và khoảng cách giữa hai bản là 2 cm. Tính điện tích tối đa có thể tích cho tụ, biết rằng khi cường độ điện trường trong không khí lên đến 3.106 V/m thì không khí sẽ trở thành dẫn điện.
  9. 10 A. 1,2 μC. B. 1,5 μC. C. 1,8 μC. D. 2,4 μC. Câu 10: Tích điện cho tụ điện C1, điện dung 20 μF dưới hiệu điện thế 300 V. Sao đó nối tụ điện C1 với tụ điện C2, có điện dung 10 μF chưa tích điện. Sau khi nối điện tích trên các tụ C1, C2 lần lượt là Q1 và Q2. Chọn phương án đúng. A. Q2 + Q1 = 2mC. B. Q1 + Q2 = 2mC. C. Q1 + Q2 = 6mC. D. Q2 + Q1 = 1,5mC. Câu 11: Q là một điện tích điểm âm đặt tại điểm O. M và N là hai điểm nằm trong điện trường của Q với OM = 10 cm và ON = 5cm. Chỉ ra bất đẳng thức đúng. A. VM VN. D. VN > VM > 0. Câu 12: Một quả cầu tích điện -4.10-6 C. Trên quả cầu thừa hay thiếu bao nhiêu electron so với số proton để quả cầu trung hòa về điện? A. Thừa 4.1012 electron. B. Thiếu 4.1012 electron. C. Thừa 25.1012 electron. D. Thiếu 25.1013 electron. Câu 13: Đồ thị nào trên hình biểu diễn sự phụ thuộc của điện tích của một tụ điện vào hiệu điện thế giữa hai bản tụ của nó? A. Đồ thị a. B. Đồ thị b. C. Đồ thị c. D. Không có đồ thị nào. Câu 14: Trên vỏ một tụ điện có ghi 20 μF - 200 V. Nối hai bản tụ điện với một điệu điện thế 150 V. Tụ điện tích được điện tích là A. 4.10-3 C. B. 6.10-4 C. C. 3.10-3 C. D. 24.10-4 C. Câu 15: Hai hạt bụi trong không khí, mỗi hạt chứa 5.108 electron cách nhau 0,5 cm. Lực đẩy tĩnh điện giữa hai hạt bằng A. 1,44.10-5 N. B. 5,76.10-6 N. C. 23,04.10-7 N. D. 5,76.10-7 N.
  10. 11 Câu 16: Hai quả cầu nhỏ mang điện tích có độ lớn bằng nhau, đặt cách nhau 23 cm trong chân không thì tác dụng lên nhau một lực 9.10-3 N. Xác định độ lớn điện tích của hai quả cầu đó. A. 0,1 μC B. 0,23 μC C. 0,15 μC D. 0,25 μC Câu 17: Thế năng của một positron tại điểm M trong điện trường của một điện tích điểm là -4.10-19 J. Điện thế tại điểm M là A. 3,2 V. B. -3 V. C. 2 V. D. -2,5 V. Câu 18: Khi một điện tích q = -2 C di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường thì công của lực điện 7 J. Hiệu điện thế UMN bằng A. 12 V. B. -12 V. C. 3 V. D. – 3,5 V. Câu 19: Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là UMN = 45 V. Công mà lực điện tác dụng lên một positron khi nó chuyển động từ điểm M đến điểm N là A. -8.10-18 J. B. +8.10-18 J. C. -7,2.10-18 J. D. +7,2.10-18 J. Câu 20: Ở sát mặt Trái Đất, véc tơ cường độ điện trường hướng thẳng đứng từ trên xuống dưới và có độ lớn vào khoảng 150 V/m. Tính hiệu điện thế giữa một điểm ở độ cao 2,6 m và mặt đất. A. 720 V. B. 360 V. C. 390 V. D. 750 V. Câu 21: Lực tương tác giữa hai điện tích q1 = q2 = -7.10-9C khi đặt cách nhau 10 cm trong không khí là A. 32,4.10-10 N. B. 32,4.10-6 N. C. 8,1.10-10 N. D. 44,1.10-6 N. Câu 22: Lực hút tĩnh điện giữa hai điện tích là 9.10-6 N. Khi đưa chúng xa nhau thêm 2 cm thì lực hút là 4.10-6 N. Khoảng cách ban đầu giữa chúng là A. 1 cm. B. 2 cm. C. 3 cm. D. 4 cm. Câu 23: Hai điện tích điểm đứng yên trong không khí cách nhau một khoảng r tác dụng lên nhau một lực có độ lớn bằng F. Khi đưa chúng vào điện môi có hằng số điên môi ε = 3 và giảm khoảng cách giữa chúng còn r/3 thì độ lớn của lực tương tác giữa chúng là A. 18F. B. 3 F. C. 6F. D. 4,5F. Câu 24: Một điện tích thử đặt tại điểm có cường độ điện trường 0,8 V/m. Lực tác dụng lên điện tích đó là 3,2.10-4 N. Độ lớn của điện tích đó là A. 0,25 mC. B. 1,50 mC. C. 1,25 mC. D. 0,4 mC. PHẦN II: TỰ LUẬN Câu 1: Tụ phẳng không khí có điện dung C = 2pF, được tích điện đến hiệu điện thế U = 600V a. Tính điện tích Q của tụ b. Ngắt tụ điện khỏi nguồn, đưa hai bản tụ ra xa để khoảng cách tăng gấp 2 lần. Tính điện dung C1, điện tích Q1 và hiệu điện thế lúc đó c. Vẫn nối tụ với nguồn, đưa hai bản tụ xa để khoảng cách tăng gấp 2 lần. Tính C2, Q2 và U2 khi đó
  11. 12 Câu 2: Hai điện tích điểm q1 = 2.10-8C và q2 = 5.10-9C được đặt tại hai điểm A, B cách nhau 21 cm trong không khí a. Tìm điểm C mà tại đó cường độ điện trường tổng hợp bằng 0. Tại đó có điện trường hay không? b. Nếu đặt điện tích q3 = -4.10-8 C tai điểm vừa tìm được thì điện tích này có ở trạng thái cân bằng không? Tại sao?
  12. 13 ĐÁP ÁN & HƯỚNG DẪN GIẢI Phần I: Trắc nghiệm Câu 1: Chọn D. Điện dung của tụ điện: Câu 2: Chọn D. Điện dung của tụ điện: đặc trưng riêng cho tụ không phụ thuộc vào U và Q. Câu 3: Chọn C. Điện dung của tụ điện: đặc trưng riêng cho tụ không phụ thuộc vào U và Q. Câu 4: Chọn D. Điện dung của tụ điện: đặc trưng riêng cho tụ không phụ thuộc vào U và Q. Câu 5: Chọn B. Từ: Q = CU ⇒ Q ∼ U. Câu 6: Chọn D. Câu 7: Chọn C. Đối với tụ điện, giữa hai bản kim loại là một lớp điện môi. Câu 8: Chọn C. Câu 9: Chọn D. Tính: Qmax = CUmax = CEmaxd = 40.10-12.3.106.2.10-2 = 2,4.10-6C Câu 10: Điện tích được bảo toàn: Q' = Q ⇔ C1U'+ C2U' = C1U Câu 11: Chọn B. Câu 12: Chọn C. Vật mang điện âm Q = -6,4.10-7 C, số electron thừa:
  13. 14 Câu 13: Chọn B. Vì Q = CU đồ thị đi qua gốc tọa độ. Câu 14: Chọn C. Tính: Q = CU = 20.10-6.150 = 3.10-3 (C). Câu 15: Chọn C. Độ lớn điện tích mỗi hạt bụi: 5.108.1,6.10-19 = 8.10-11C. Lực tương tác Cu-lông: Câu 16: Chọn B. Câu 17: Chọn B. Câu 18: Chọn D. Câu 19: Chọn D. Từ: AMN = qUMN = +1,6.10-19. 45 = +7,2.10-18 (J). Câu 20: Chọn C. Tính: UMN = E.MN = 150.2,6 = 390(V). Câu 21: Chọn D. Câu 22: Chọn D. Câu 23: Chọn B.
  14. 15 Câu 24: Chọn D. Phần II: Tự luận Câu 1: a. Ta có: b. Vì → khi khoảng cách tăng 2 lần thì điện dung của tụ giảm 2 lần nên ta có: + Khi ngắt tụ ra khỏi nguồn thì điện tích không đổi nên: Q1 = Q = 12.10-10 C + Hiệu điện thế nối giữa hai bản tụ lúc này là: c. Khi nối tụ vào nguồn thì hiệu điện thế không đổi nên U2 = U = 600V + Khi khoảng cách giữa hai bản tụ tăng 2 lần thì điện dung của tụ giảm 2 lần nên t có: + Điện tích của tụ lúc này là: Q2 = C2Q2 = 6.10-10 C Câu 2: a. Gọi lần lượt là điện trường do các điện tích q1 và q2 gây ra tại điểm C + Điện trường tổng họp tại C triệt tiêu nên ta có: + Suy ra E2, ngược chều với E1, nên điểm C nằm trên AB + Do q1q2 > 0 → điểm C nằm giữa AB hay CA + CB = AB + Lại có: → CB = 7cm, CA = 14cm
  15. 16 Tại điểm đó có điệ trường nhưng điện điện trường tổng hợp bằng 0 b. Nếu đặt điện tích q3 = -4.10-8 C tại điểm vừa tìm được thì điện tích này ở trạng thái cân bằng vì F = qE = 0