Đề kiểm tra 15 phút Vật lí Lớp 11 (Có đáp án)

docx 3 trang Hùng Thuận 24/05/2022 2590
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 15 phút Vật lí Lớp 11 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_15_phut_vat_li_lop_11_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra 15 phút Vật lí Lớp 11 (Có đáp án)

  1. KIỂM TRA MÔN VẬT LÝ LỚP 11 Thời gian làm bài: 15 phút Họ tên học sinh: Lớp: 11A Điểm: Câu 1: Trong những cách sau cách nào có thể làm nhiễm điện cho một vật? A. Cọ chiếc vỏ bút lên tóc B. Đặt một nhanh nhựa gần một vật đã nhiễm điện. C. Đặt một vật gần nguồn điện. D. Cho một vật tiếp xúc với viên pin. Câu 2: Công của lực điện không phụ thuộc vào A. vị trí điểm đầu và điểm cuối đường đi. B. độ lớn điện tích bị dịch chuyển. C. cường độ của điện trường. D. hình dạng của đường đi. Câu 3: Khi một điện tích q = -4C di chuyển từ M đến điểm N trong điện trường thì lực điện sinh công -12J. Hỏi hiệu điện thế UMN có giá trị nào sau đây ? A. +48V. B. - 3V. C. +3V. D. - 48V. Câu 4: Fara là điện dung của một tụ điện mà A. giữa hai bản tụ có một hiệu điện thế không đổi thì nó được tích điện 1 C. B. giữa hai bản tụ có điện môi với hằng số điện môi bằng 1. C. giữa hai bản tụ có hiệu điện thế 1V thì nó tích được điện tích 1 C. D. khoảng cách giữa hai bản tụ là 1mm. Câu 5: Nếu khoảng cách từ điện tích nguồn tới điểm đang xét tăng 2 lần thì cường độ điện trường A. giảm 2 lần. B. giảm 4 lần. C. tăng 2 lần. D. tăng 4 lần. Câu 6: Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích điểm q = +2 C dọc theo chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 0,5 m là: A. 1mJ. B. 1000J. C. 1 J . D. 1J. Câu 7: Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho A. tác dụng lực của điện trường lên điện tích tại điểm đó. B. thể tích vùng có điện trường là lớn hay nhỏ. C. điện trường tại điểm đó về phương diện dự trữ năng lượng. D. tốc độ dịch chuyển điện tích tại điểm đó. Câu 8: Nhận định nào sau đây là sai khi nói về sự tương tác điện? A. các điện tích khác loại thì hút nhau. B. hai thanh nhựa giống nhau, sau khi cọ xát với len dạ, nếu đưa lại gần thì chung sẽ hút nhau. C. các điện tích cùng loại thì đẩy nhau. D. hai thanh thủy tinh sau khi cọ xát vào lụa, nếu đưa lại gần nhau thì chúng sẽ đẩy nhau. Câu 9: Tại một điểm có hai cường độ điện trường thành phần vuông góc với nhau và có độ lớn là 6000 V/m và 8000V/m. Độ lớn cường độ điện trường tổng hợp là A. 7000 V/m. B. 5000 V/m. C. 10000 V/m. D. 6000 V/m. Câu 10: Điện trường là A. môi trường bao quanh điện tích, gắn với điện tích và tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.
  2. B. môi trường chứa các điện tích. C. môi trường dẫn điện. D. môi trường không khí quanh điện tích. Câu 11: Cường độ điện trường gây ra bởi điện tích Q = 5.10-9 (C), tại một điểm trong chân không cách điện tích một khoảng 10 (cm) có độ lớn là: A. E = 2250 (V/m). B. E = 0,450 (V/m). C. E = 4500 (V/m). D. E = 0,225 (V/m). Câu 12: Hai quả cầu kim loại giống nhau được tích điện là 8.10-3C và 4.10-3C. Sau khi tiếp xúc nhau, điện tích mỗi quả cầu là: A. 12.10-3C. B. 6.10-6C. C. 6.10-3C. D. 12.10-6C. Câu 13: Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 1μC dọc theo chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1 m là A. 1 J. B. 1 mJ. C. 1000 J. D. 1 μJ. Câu 14: Hiệu điện thế giữa hai điểm MN là UMN =1V. Công của lực điện trường làm dịch chuyển điện tích q = -1 C từ M đến N là: A. -1J. B. -1 J . C. 1 J . D. 1J. Câu 15: Có hai điện tích q đặt cách nhau một khoảng r. Cách nào sau đây không làm thay đổi lực tương tác giữa chúng? A. Tăng điện tích của mỗi điện tích lên 2q đồng thời giảm khoảng cách còn một nửa. B. Tăng điện tích của một điện tích lên 2q đồng thời giảm khoảng cách còn một nửa. C. Tăng điện tích của mỗi điện tích lên 2q đồng thời tăng khoảng cách lên gấp đôi. D. Tăng điện tích của một điện tích lên 2q đồng thời tăng khoảng cách lên gấp đôi. Câu 16: Tại một điểm có 2 cường độ điện trường thành phần vuông góc với nhau và có độ lớn là 3000 V/m và 4000V/m. Độ lớn cường độ điện trường tổng hợp là A. 5000 V/m. B. 1000 V/m. C. 6000 V/m. D. 7000 V/m. Câu 17: Khoảng cách giữa một proton và một eleectron là r = 5.10-9(cm), coi rằng proton và electron là các điện tích điểm. Lục tương tác giữa chúng là: A. lực hút với F = 9,216.10-12N. B. lực đẩy với F = 9,216.10-8N. C. lực đẩy với F = 9,216.10-12N. D. lực hút với F = 9,216.10-8N. Câu 18: Công thức tính lực tác dụng giữa hai điện tích điểm đặt trong một điện môi là q q  q q A. F k 1 2 . B. F k 1 2 . r 2 r q q  q q C. F k 1 2 . D. F k 1 2 . r r 2 Câu 19: Trong vật nào sau đây không có điện tích tự do? A. thanh niken. B. khối thủy ngân. C. thanh chì. D. thanh gỗ khô. Câu 20: Nếu tăng khoảng cách giữa hai điện tích điểm lên 3 lần thì lực tương tác điện giữa chúng sẽ A.Tăng 3 lần. B. Giảm 9 lần. C. Tăng 9 lần. D.Giảm 3 lần. HẾT ĐÁP ÁN 1.A 2.D 3.C 4.C 5.B 6.A 7.A 8.B 9.C 10.A 11.C 12.C 13.B 14.B 15.C 16.A 17.D 18.A 19.D 20.B