Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp thị xã - Môn: Sinh Học

doc 3 trang hoaithuong97 7511
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp thị xã - Môn: Sinh Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_9_cap_thi_xa_mon_sinh_hoc.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp thị xã - Môn: Sinh Học

  1. PHÒNG GD&ĐT PHÚC YÊN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP THỊ XÃ NĂM HỌC 2014 – 2015 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Sinh học Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề. Câu 1. (2,0 điểm) Ở một loài, xét một tế bào sinh dục sơ khai của một cá thể đực, tế bào này đi từ vùng sinh sản đến vùng chín đã phân bào 10 đợt, giao tử hình thành tham gia thụ tinh tạo 48 hợp tử lưỡng bội. a. Tế bào của loài trên đã trải qua những quá trình gì? Ý nghĩa sinh học quan trọng nhất của các quá trình đó. b. Trong quá trình trên, nhiễm sắc thể đã tự nhân đôi bao nhiêu lần? c. Hiệu suất thụ tinh của giao tử đực? d. Số nhiễm sắc thể môi trường nội bào cung cấp cho các quá trình trên? Biết các tế bào phân bào bình thường và số crômatit xác định được vào kì giữa của lần phân bào thứ 10 là 24576. Câu 2. (1,5 điểm) Một người đàn ông mù màu (bệnh do gen lặn trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên) có vợ là một phụ nữ đồng hợp bình thường về gen này. Họ sinh được hai con, không may cả hai đứa trẻ đều mắc bệnh Tơcnơ (OX), đồng thời một trong hai đứa còn bị bệnh mù màu. a. Đối với đứa con vừa bị Tơcnơ vừa bị mù màu, sự không phân li cặp nhiễm sắc thể giới tính xảy ra ở bố hay mẹ? Giải thích. b. Đối với đứa con chỉ bị Tơcnơ (không bị mù màu), sự không phân li cặp nhiễm sắc thể giới tính xảy ra ở bố hay mẹ? Giải thích. Câu 3. (1,5 điểm) Có một giống Phong Lan quý sắp bị tuyệt chủng, chúng chỉ còn sót lại một vài cây. Để phục hồi lại giống phong lan quý hiếm này và nhân giống với số lượng lớn, trong một thời gian ngắn ta cần sử dụng phương pháp nhân giống gì? Phương pháp này gồm những công đoạn nào? Tại sao sử dụng phương pháp đó lại tạo ra được những cây Phong Lan có kiểu gen giống với dạng gốc ban đầu? Câu 4. (1,5 điểm) Một gen có chiều dài là 5100 Ăngstron và có tích tỉ lệ phần trăm của nuclêôtit loại A với nuclêôtit loại T bằng 4%. a. Tính số nuclêôtit và khối lượng của gen. b. Xác định tỉ lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit của gen. c. Khi gen tự nhân đôi 5 lần liên tiếp. Tính số lượng từng loại nuclêôtit trong các gen con mà 2 mạch đơn đều được cấu tạo hoàn toàn bởi các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào? Câu 5. (1,0 điểm) a. Trong hai nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt, nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường? Tại sao? b. Hãy xếp các loài sinh vật sau đây vào các nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt: Chim bồ câu, cây bàng, cây trinh nữ, nấm rơm, ếch, thằn lằn, cá voi, cá mập, trùng roi, bò rừng, cá sấu, dơi. Câu 6. (2,5 điểm) Ở lúa, tính trạng thân cao tương phản với tính trạng thân thấp, tính trạng hạt tròn tương phản với tính trạng hạt dài. Cho cây lúa I chưa biết kiểu gen, kiểu hình lai với 2 cây lúa khác nhau: - Phép lai 1: P: Cây lúa I x cây lúa II F1: Thu được 4 loại kiểu hình, trong đó cây thân cao, hạt tròn chiếm 56,25%. - Phép lai 2: P: Cây lúa I x cây lúa III F1: Thu được 75% cây thân cao, hạt tròn : 25% cây thân thấp, hạt tròn. Hãy xác định kiểu gen, kiểu hình của các cây lúa I, II, III và viết sơ đồ lai cho các phép lai trên. Cho biết các gen quy định các tính trạng đang xét nằm trên các nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau, mỗi gen quy định một tính trạng, không có đột biến xảy ra. Hết Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
  2. PHÒNG GD& ĐT PHÚC YÊN KÌ THI CHỌN HSG LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2014 – 2015 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC Câu Nội dung Điểm 1 a. - Quá trình: nguyên phân, giảm phân, thụ tinh 0,25 (2,0đ) - Ý nghĩa: + Nguyên phân: Duy trì bộ NST lưỡng bội của loài qua các thế hệ tế bào . 0,25 + Giảm phân: Tạo giao tử đơn bội (n) để tham gia thụ tinh . 0,25 + Thụ tinh: Phục hồi bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài 0,25 + Nguyên phân, giảm phân, thụ tinh: Duy trì sự ổn định bộ NST lưỡng bội qua 0,25 các thế hệ cơ thể; tạo nguồn biến dị tổ hợp phong phú, có ý nghĩa quan trọng cho tiến hóa và chọn giống. b. Có 8 (lần nguyên phân) + 1 (lần giảm phân) = 9 lần tự nhân đôi NST 0,25 c. Hiệu suất thụ tinh của giao tử đực: 0,25 Số hợp tử tạo thành là 48 số tinh trùng được thụ tinh = 48 Số tinh trùng được tạo ra: 28 x 4 = 1024 48 Hiệu suất thụ tinh: x100% 4,6875% 28 x4 d. Gọi 2n là bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài 0,25 Ta có: 256 x 2 x 2n = 24576 2n = 48 Tổng số nhiễm sắc thể cần cung cấp: 48(28+1 -1) = 24528 2 Theo đề ra: 0,5 (1,5đ) Quy ước: A không bị bệnh mù màu; a bị bệnh mù màu Ta có: P: mẹ XAXA (không bị bệnh) x bố XaY (bị bệnh) a. Đứa con bị mù màu: OXa đã nhận Xa từ bố (tinh trùng mang Xa thụ tinh với trứng 0,5 không có NST giới tính) XaO (Tơcnơ, mù màu) Sự không phân li cặp NST giới tính xảy ra ở mẹ. b. Đứa con không bị mù màu: OXA đã nhận XA từ mẹ (trứng mang XA thụ tinh với 0,5 tinh trùng không có NST giới tính) XAO (Tơcnơ, không mù màu) Sự không phân li cặp NST giới tính xảy ra ở bố. 3 * Cần sử dụng phương pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm ( vi nhân giống nhờ ứng 0,25 (1,5đ) dụng công nghệ tế bào). * Phương pháp nhân giống này gồm các công đoạn sau: - Tách mô phân sinh từ đỉnh sinh trưởng hoặc từ các tế bào lá non rồi nuôi cấy trên môi 0,25 trường dinh dưỡng đặc trong ống nghiệm để tạo ra các mô sẹo. - Dùng hoocmôn sinh trưởng phù hợp để kích thích mô sẹo phân hóa thành các cây con 0,25 hoàn chỉnh. - Các cây con được chuyển sang vườn ươm trước khi đem trồng. 0,25 * Những cây phong lan con được tạo ra bằng phương pháp nhân giống vô tính trong ống 0,5 nghiệm có kiểu gen giống với dạng gốc ban đầu vì: chúng được hình thành nhờ quá trình nguyên phân của tế bào nên vật chất di truyền được sao chép nguyên vẹn từ tế bào của giống ban đầu sang các thế hệ sau. 4 a. Gọi N, M, lần lượt là số nuclêôtit và khối lượng của gen. (1,5đ) 5100 x 2 - Số nuclêôtit của gen là: N = = 3000 (nuclêôtit). 0,25 3,4 - Khối lượng của gen là: M = 3000 x 300 = 900 000 (đvC) 0,25
  3. b. - Theo nguyên tắc bổ sung trong gen có: %A + %G = 50% A = T, G = X (1) - Theo đầu bài: %A x %T = 4% (2) - Từ (1) và (2) ta có: %A x %A = 4%. Suy ra: %A = 20% 0,25 Vậy tỉ lệ % từng loại nuclêôtit của gen là: %A = %T = 20% %G = %X = 30% - Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là: 0,25 A = T =20% x 3000 = 600 (nuclêôtit) G = X = 30% x 3000 = 900 (nuclêôtit). c. Nhận xét: Khi gen nhân đôi trong số các gen con được tạo ra có 2 gen con vẫn còn 0,5 chứa mạch cũ của gen ban đầu ( nguyên liệu không hoàn toàn mới). => Số lượng từng loại nuclêôtit trong các gen con mà 2 mạch đơn đều được cấu tạo hoàn toàn bởi các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào khi gen nhân đôi 5 lần là: A = T = ( 25 – 2) x 600 = 18 000 (nuclêôtit). G = X = ( 25 – 2) x 900 = 27 000 (nuclêôtit). 5 a. Nhóm sinh vật hằng nhiệt vì sinh vật hằng nhiệt có khả năng duy trì thân nhiệt ổn 0,5 (1,0đ) định, không thay đổi theo nhiệt độ môi trường nhờ cơ thể có cơ chế điều hòa thân nhiệt và sự xuất hiện trung tâm điều hòa nhiệt ở bộ não mà ở sinh vật biến nhiệt không có. b. - Nhóm sinh vật biến nhiệt gồm: cây bàng, cây trinh nữ, nấm rơm, ếch, thằn lằn, cá 0,25 mập, trùng roi, cá sấu. - Nhóm sinh vật hằng nhiệt gồm: chim bồ câu, cá voi, bò rừng, dơi. 0,25 6 * Các gen quy định các tính trạng nằm trên các nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau, mỗi 0,25 (2,5đ) gen quy định một tính trạng suy ra sự di truyền của các cặp tính trạng tuân theo quy luật phân li độc lập của Menđen. * Xét phép lai 1: P: Cây lúa I x cây lúa II - F1 thu được 4 loại kiểu hình, trong đó kiểu hình thân cao, hạt tròn chiếm 56,25% = 9/16 0,25 F1 thu được 16 kiểu tổ hợp = 4 loại giao tử x 4 loại giao tử Cả cây lúa I và cây lúa II đều dị hợp 2 cặp gen. - Cây thân cao, hạt tròn ở F1 chiếm tỉ lệ 9/16 đây là tỉ lệ kiểu hình của cây mang cả hai tính 0,25 trạng trội Tính trạng thân cao, hạt tròn là các tính trạng trội và tính trạng thân thấp, hạt dài là các tính trạng lặn. 0,25 - Quy ước gen: Gen A quy định thân cao; gen a quy định thân thấp. Gen B quy định hạt tròn ; gen b quy định hạt dài. 0,25 Kiểu gen của cây lúa I, cây lúa II ở P là: AaBb và có kiểu hình là thân cao, hạt tròn. 0,5 - Sơ đồ lai: P: AaBb x AaBb G: AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab F1: ( Lập bảng viết đúng tỉ lệ kiểu gen và tỉ lệ kiểu hình) * Phép lai 2: P: Cây lúa I x cây lúa III F1: Thu được 75% cây thân cao, hạt tròn : 25% cây thân thấp, hạt tròn. - Xét tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1: Thân cao 75% 3 + = = Kiểu gen của cả cây lúa I và cây lúa III ở P đều có Thân thấp 25% 1 kiểu gen dị hợp Aa (1) + F1: thu được 100% cây hạt tròn có kiểu gen ( B- ). Vì cây lúa I ở P có kiểu gen Bb kiểu gen của cây lúa III ở P chỉ có thể là BB (2) 0,25 - Từ (1) và (2) suy ra kiểu gen của cây lúa III về cả hai tính trạng là AaBB và có kiểu hình 0,5 thân cao, hạt tròn - Sơ đồ lai: P: AaBb x AaBB G: AB, Ab, aB, ab AB, aB F1: ( Lập bảng viết đúng tỉ lệ kiểu gen và tỉ lệ kiểu hình)