Đề kiểm tra môn: Ngữ văn 12

doc 11 trang hoaithuong97 7160
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn: Ngữ văn 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_ngu_van_12.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn: Ngữ văn 12

  1. SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA TRƯỜNG THPT HOÀNG QUỐC VIỆT Môn: Ngữ văn 12 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề Kiểm tra cuối kì II năm học 2020-2021 Mã đề: 005 (Đề có 02 trang) Họ và tên: Số báo danh: I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau rồi thực hiện các yêu cầu ở dưới Thời gian như chuyến tốc hành, Mang theo lá đỏ và anh trở về Tóc xanh vừa lỗi lời thề Thoắt, thành mây trắng cuối hè bay ngang Ngu ngơ chạm phải ao làng Sen chưa kịp hái đã tàn trên tay Trái đất ơi! ngược vòng quay Cho ta gặp lại cái ngày đầu tiên. (“Bài thơ thời gian”-Lê Quốc Hán) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ. (0,5 điểm) Câu 2: Nêu hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ trong câu thơ: Thời gian như chuyến tốc hành. (0,5 điểm) Câu 3: Những từ ngữ chỉ màu sắc trong bài thơ có hàm ý gì? (1,0 điểm) Câu 4: Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất qua bài thơ. (1,0 điểm) Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Anh/chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 150 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói Mỗi ngày là một món quà mà cuộc sống đã ban tặng cho chúng ta. Câu 2 (5,0 điểm): Anh/chị hãy phân tích diễn biến tâm lý của nhân vật Mị trong đoạn trích sau : “ Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách. A Sử đang sắp bước ra, bỗng quay lại, lấy làm lạ, Nó nhìn quanh, thấy Mị rút thêm cái áo. A Sử hỏi: - Mày muốn đi chơi à ?
  2. Mị không nói. A Sử cũng không hỏi thêm nữa. A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xoã xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại. Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe thấy tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi “Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào ”. Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa. Chó sủa xa xa. Chừng đã khuya. Lúc này là lúc trai đang đến bên vách làm hiệu, rủ người yêu dỡ vách ra rừng chơi. Mị nín khóc, Mị lại bồi hồi. Cả đêm ấy Mị phải trói đứng như thế. Lúc thì khắp người bị dây trói thít lại, đau nhức. Lúc lại nồng nàn tha thiết nhớ. Hơi rượu tỏa. Tiếng sáo. Tiếng chó sủa xa xa. Mị lúc mê, lúc tỉnh. Cho tới khi trời tang tảng rồi không biết sáng từ bao giờ.” (Trích Vợ chồng A Phủ, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020,tr.8)
  3. SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA TRƯỜNG THPT HOÀNG QUỐC VIỆT Môn: Ngữ văn 12 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề Kiểm tra cuối kì II năm học 2020-2021 Mã đề: 006 (Đề có 02 trang) Họ và tên: Số báo danh: I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau rồi thực hiện các yêu cầu ở dưới Chỉ là một bát canh thôi Mà anh đi tận cuối trời không quên Vườn quê rau rệu rau dền Tập tàng ngọt ánh mắt hiền em tôi Mặn mòi đất mẹ em ơi Nuôi lúa lúa tốt nuôi người người duyên Mang theo một nắm đất hiền Và đôi mắt ấy trao duyên thuở nào Vợi đi nỗi nhớ nao nao Vợi cơn nắng lửa xối vào lòng tôi Ước ao một bát canh thôi Xa quê nhớ đất nhớ người tôi yêu. (“Bát canh tập tàng”-Trần Vân Hạc) Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích. (0,5 điểm) Câu 2: Quê hương được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào? (0,5 điểm) Câu 3: Theo Anh/chị, tại sao nhà thơ khẳng định: Chỉ là một bát canh thôi/Mà anh đi tận cuối trời không quên. (1 điểm) Câu 4: Điều nhà thơ “Ước ao” trong 2 dòng thơ cuối bài thơ gợi cho anh/chị suy nghĩ gì? (1 điểm) Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1 (2 điểm) Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tình yêu quê hương đất nước. Câu 2 (5,0 điểm) Anh/chị hãy phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật người vợ nhặt được thể hiện trong đoạn trích sau:
  4. “ Thị lẳng lặng theo hắn vào trong nhà, cái nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổm nhổm những búi cỏ dại. Thị đảo mắt nhìn xung quanh, cái ngực gầy lép nhô lên, nén một tiếng thở dài. Tràng xăm xăm bước vào trong nhà, nhấc tấm phên rách sang một bên, thu dọn những niêu bát, xống áo vứt bừa bộn cả trên giường, dưới đất. Hắn quay lại nhìn thị cười cười: - Không có người đàn bà, nhà cửa thế đấy! Thị nhếch mép cười nhạt nhẽo. Tràng vỗ vỗ xuống giường đon đả: - Ngồi đây! Ngồi xuống đây, tự nhiên Người đàn bà theo lời hắn ngồi mớm xuống mép giường. Cả hai bỗng cùng ngượng nghịu. Tràng đứng tây ngây ra giữa nhà một lúc, chợt hắn thấy sờ sợ. Chính hắn cũng không hiểu tại sao hắn sợ, hắn lấm lét bước vội mấy bước ra sân gắt lên: - Sao hôm nay bà lão về muộn thế không biết! Hắn loanh quanh hết chạy ra ngõ đứng ngóng, lại chạy vào sân nhìn trộm vào trong nhà. Thị vẫn ngồi mớm ở mép giường, hai tay ôm khư khư cái thúng, mặt bần thần. Hắn nghĩ bụng: “Quái sao nó lại buồn thế nhỉ? Ồ sao nó lại buồn thế nhỉ? ”.Hắn nhổ vu vơ một bãi nước bọt, tủm tỉm cười một mình. Nhìn thị ngồi ngay giữa nhà, đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ như không phải thế. Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư? Hà! Việc xảy ra thật hắn cũng không ngờ, hắn cũng chỉ tầm phơ tầm phào đâu có hai bận, ấy thế mà thành vợ chồng Trích Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai. NXB Giáo dục, 2008,tr.25,26)
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 005 Phần Câu/Ý Nội dung Điểm I Đọc hiểu 3.0 1 Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm 0.5 - Biện pháp tu từ: so sánh (Thời gian như chuyến tốc hành) 0.5 - Hiệu quả: Gợi hình ảnh cụ thể về thời gian. Thời gian gắn liền với sự 2 chảy trôi không ngừng của cuộc đời con người. - Những từ ngữ chỉ màu sắc trong bài thơ: lá đỏ; tóc xanh; mây 1.0 3 trắng. Gợi sự mong manh, héo tàn trước thời gian của tuổi trẻ, tình yêu, cái đẹp HS có thể trình bày một trong những thông điệp sau: 1.0 - Khi nhận ra quy luật khắc nghiệt, tất yếu của thời gian, trong một thái độ chấp nhận và tự chủ, con người bỗng nhiên có cảm giác thư thái, nhẹ nhõm; 4 - Biết trân quý từng phút giây của sự sống để có thái độ sống tích cực trong cuộc đời. II Làm văn Anh/ chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 150 từ) trình bày suy nghĩ của 2.0 anh/chị về câu nói Mỗi ngày là một món quà mà cuộc sống đã ban tặng cho chúng ta. a. Yêu cầu về kĩ năng 0.25 - Biết cách làm đoạn văn nghị luận về một tư tưởng đạo lý - Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp - Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ. (Nếu HS viết từ 2 đoạn trở lên thì không cho điểm cấu trúc) 1 b. Yêu cầu về kiến thức - Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Mỗi ngày là một món quà mà 0.25 cuộc sống đã ban tặng cho chúng ta. - Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí; cần làm rõ được các ý chính sau: * Giải thích nội dung của ý kiến: “Mỗi ngày là một món quà mà cuộc sống đã ban tặng cho chúng ta”. 1.0 + "Mỗi ngày" chỉ thời gian, về nghĩa đen thì đó là thời gian vật lí, là giây phút, ngày tháng, là cuộc đời của mỗi con người. Nhưng ở đây, thời gian được nhấn mạnh ở giá trị triết lí và tính nhân văn của nó : thời gian "là một món quà", chứa đựng trong đó giá trị cuộc sống của mỗi con người. + Bằng cách diễn đạt hình ảnh, ý kiến trên nhấn mạnh và khẳng định giá trị và ý nghĩa của thời gian đối với cuộc sống của mỗi con người. * Phân tích, chứng minh, bình luận : + Con người sống trên thế gian này không thể tách rời không gian và thời gian - hai thuộc tính của vật chất nói chung. Vì vậy thời gian đối với con người là tài sản quý giá. + Cuộc sống của mỗi con người là một quá trình. Thời gian trôi đi nhưng nó sẽ để lại trong mỗi người những hạt phù sa quý giá của cuộc sống. Thời gian chỉ thực sự trở thành "món quà" có ý nghĩa khi
  6. con người biết nhận thức và sử dụng nó một cách đúng đắn. * Khái quát lại vấn đề. c. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới 0,25 mẻ về vấn đề nghị luận. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt 0,25 câu. (Sai từ 2 lỗi trở lên sẽ không tính điểm này) Phân tích diễn biến tâm lý của nhân vật Mỵ ở đoạn văn trên 5,0 1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,25) Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Diễn biến tâm lý của nhân (0,25) vật Mỵ và bút pháp miêu tả của Tô Hoài. 3. Bài làm có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song đảm bảo các ý và bố cục sau đây: a. Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm mà chỉ nêu khái quát vị trí, 0,5 nội dung đoạn trích và sau đó trích dẫn nguyên văn đoạn trích. b. Thân bài: Khái quát nội dung trước đó - Mị có những hành động: lấy mỡ bỏ them vào đĩa đèn cho sang, Mị 2 muoobs đi chơi, quấn lại tóc, với áo - “Mị vùng bước đi”. Trên là âm thanh tiếng sáo, dưới là tiếng chân ngựa. “Mị vùng bước đi” như một cái bản lề khép mở hai thế giới, hai tâm trạng: thế giới của ước mơ với tiếng sáo rập rờn trong đầu và thế giới của hiện thực với tiếng chân ngựa đạp vào vách; tâm trạng của một cô Mị đang mê man chập chờn theo tiếng sáo gọi bạn tình và tâm (2,5) trạng của một cô Mị đã tỉnh đang “thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”. Thật cô đúc mà thấm thía. Kiệm lời mà hàm chứa nhiều ý nghĩa. - Tiếng sáo là biểu hiện của ước mơ và sức sống của Mị: “Mị vùng bước đi”, câu văn ngỡ như không đúng mà lại rất đúng, lại tinh tế và sâu sắc. Làm sao Mị lại có thể vùng bước đi khi đã bị trói bằng cả một thúng sợi đay? Nhưng Mị đã vùng bước đi như một kẻ mộng du, như không biết mình đang bị trói. Bởi Mị đang sống với ước mơ, bằng ước mơ chứ không sống với hiện thực, bằng hiện thực. Mị đang sống với tiếng sáo của những đêm tình mùa xuân ngày trước, đang muốn tìm lại tuổi trẻ, tuổi xuân, tình yêu, hạnh phúc của mình. Hơi rượu còn nồng nàn, trong đầu Mị vẫn rập rờn tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. - “Em không yêu, quả pao rơi rồi ”. Chính cái tiếng sáo ấy đã gọi Mị vùng bước đi về với cuộc sống thật của mình đã bị cướp mất trong cái địa ngục trần gian này. Mới biết sức sống của cô tiềm tàng, mãnh liệt đến dường nào. Sức sống ấy đã khiến cô quên đi tất cả hiện thực xung quanh, không thấy, không nghe A Sử nói, không biết cả mình đang bị trói! Chỉ còn biết có tiếng sáo, chỉ còn sống với tiếng sáo, mê man chập chờn trong tiếng sáo. Xây dựng nên cái tâm trạng mê man như một kẻ mộng du đi theo tiếng sáo, Tô Hoài đã nói lên rất rõ và sâu sắc cái sức sống mãnh liệt đang trào dâng trong lòng cô lúc bấy giờ. Và tiếng sáo đã thành một biểu trưng sâu sắc và gợi cảm cho ước mơ và sức sống của Mị. - Tiếng chân ngựa là biểu hiện của hiện thực và số phận của Mị: “Mị vùng bước đi”, nhưng tay chân đau không cựa được. Tiếng sáo tắt ngay, ước mơ tan biến, và hiện thực trần trụi, phũ phàng hiện ra: chỉ
  7. còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Mị đã tỉnh hẳn khi dây trói thít lại, đau nhức, và cay đắng nhận ra số phận của mình không bằng con ngựa. Cái dây trói kia chỉ làm đau thể xác, nhưng cái tiếng chân ngựa này mới thực sự xoáy sâu vào nỗi đau tinh thần của Mị khi nó gợi lên một sự so sánh thật nghiệt ngã, xót xa: thân phận con người mà không bằng thân trâu ngựa?! Tiếng chân ngựa đã thành một biểu trưng giàu ý nghĩa cho hiện thực và số phận của Mị. * Ngòi bút miêu tả tinh tế, sâu sắc của Tô Hoài: - Tinh tế trong miêu tả tâm trạng nhân vật ở hai cảnh đối lập nhau: mê 0,5 man chập chờn theo tiếng sáo như một kẻ mộng du dẫn đến hành động “vùng bước đi”; tỉnh lại và cay đắng xót xa “thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”. Hai tâm trạng ấy tiếp nối nhau trong sự phát triển biện chứng để hoàn chỉnh chân dung và số phận nhân vật. - Sâu sắc trong những chi tiết giàu ý nghĩa, đặc biệt là hai biểu trưng “tiếng sáo” và “tiếng chân ngựa” đối lập nhau và đầy ấn tượng. c. Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề 0,5 - Bài học nhận thức và hành động 4. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới (0,25) mẻ về vấn đề nghị luận. 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt (0,25) câu.
  8. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 006 Phần Câu/Ý Nội dung Điểm I Đọc hiểu 3.0 1 Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật 0.5 Quê hương được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh: “bát canh”, 0.5 2 “vườn quê”, “đất mẹ”, “nắm đất hiền” Nhà thơ khẳng định: 1.0 3 Chỉ là một bát canh thôi Mà anh đi tận cuối trời không quên Là vì “bát canh” ở đây không chỉ chứa đựng hương vị thân thuộc của quê nghèo, mà còn tượng trưng cho quê hương, nơi anh sinh ra và lớn lên nên anh không bao giờ quên. Con người ta dù đi xa đến đâu, vẫn không thể quên nơi chôn rau cắt rốn của mình, nơi có gia đình và tình yêu thương của mọi người. - Điều nhà thơ “Ước ao” trong 2 dòng thơ cuối bài thơ là nỗi ao ước về 1.0 4 một bát canh nơi quê nhà, để rồi từ đó đánh thức trong tâm hồn về nỗi nhớ quê hương, làng xóm và người thân yêu; - Suy nghĩ của bản thân: Bát canh là chất men để làm nên nỗi nhớ, nỗi nhớ xuyên suốt bài thơ từ không quên, và rồi đến nhớ nôn nao, nhớ đất, nhớ người, và nỗi nhớ cứ rộng ra, lớn lên, nó trở thành triết lý nhân sinh ở đời. Ai cũng có một quê hương, cũng có nguồn cội; con người ta chỉ trưởng thành khi trong lòng luôn có quê hương, nơi đã nuôi ta lớn lên và dạy ta thành người, dạy ta biết yêu thương II Làm văn Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về 2.0 tình yêu quê hương đất nước. a. Yêu cầu về kĩ năng 0.25 - Biết cách làm đoạn văn nghị luận về một tư tưởng đạo lý - Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp - Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ. (Nếu HS viết từ 2 đoạn trở lên thì không cho điểm cấu trúc) 0.25 b. Yêu cầu về kiến thức - Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tình yêu quê hương đất nước 1.0 - Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí; cần làm rõ được các ý chính sau: 1 * Giải thích khái niệm: Tình yêu quê hương đất nước: là tình cảm gắn bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật và con người nơi ta được sinh ra và lớn lên. * Biểu hiện: - Trước hết ngay trong tình cảm với người thân trong gia đình vì gia đình cũng là một phần của quê hương đất nước. - Trong tình làng nghĩa xóm. - Trong sự gắn bó với làng quê nơi mình sinh ra (bờ tre, ngọn dừa, cánh đồng lúa chín, ). - Trong sự phấn đấu quên mình của mỗi cá nhân biết học tập, lao động để làm giàu đẹp thêm cho quê hương đất nước.
  9. - Qua sự bảo vệ, gìn giữ các nét đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc. - Qua quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước của mỗi con người trong những lúc gian nguy. * Vai trò của tình yêu quê hương đất nước: - Giúp mỗi con người sống tốt hơn trong cuộc đời, không quên nguồn cội. - Nâng cao tinh thần và ý chí quyết tâm vươn lên của mỗi con người. - Thúc đẩy sự phấn đấu hoàn thiện bản thân và tinh thần cống hiến giúp đỡ cộng đồng của mỗi cá nhân. - Gắn kết cộng đồng, kéo con người lại gần nhau hơn trong mối quan hệ thân hữu tốt đẹp. - Góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ, giữ gìn, xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh. * Bàn luận mở rộng: - Tình yêu quê hương đất nước là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong mỗi con người dù ở bất kỳ đất nước nào. - Mỗi cá nhân nên xây dựng, bồi dưỡng cho mình tình yêu quê hương đất nước và có những hành động cụ thể để góp phần bảo vệ, xây dựng, làm đẹp cho quê hương. - Nếu không có tình yêu thương đối với quê hương đất nước thì cuộc sống con người không còn hoàn chỉnh và thiếu đi nhiều ý nghĩa. c. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới 0,25 mẻ về vấn đề nghị luận. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt 0,25 câu. (Sai từ 2 lỗi trở lên sẽ không tính điểm này) II LÀM VĂN Phân tích tâm trạng nhân vật người vợ nhặt trong đoạn trích. Từ đó, 5,0 nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. 0,5 Tâm trạng nhân vật người vợ nhặt trong đoạn trích. Từ đó, nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu tác giả (0,25 điểm), tác phẩm và đoạn truyện (0,25 điểm) 0,5 * Phân tích tâm trạng của nhân vật người vợ nhặt trong đoạn trích: - Giới thiệu chung về nhân vật người vợ nhặt. 0,25 - Hành động, tâm trạng của người vợ nhặt trong mối quan hệ với nhân vật Tràng: + Tràng: xăm xăm bước vào nhà, thu dọn nhà cửa, ngượng nghịu, đứng 0,5 tây ngây ra giữa nhà, cảm thấy sờ sợ, lấm lét bước vội ra sân, ngờ ngợ như không phải thế => nhân vật Tràng đã không giấu nổi niềm vui, háo hức khi có vợ, luôn khát khao hạnh phúc và lương thiện. + Thị lẳng lặng, thở dài, nhếch mép cười, ngồi mớm ở mép giường, 0,5
  10. ngượng nghịu => cố nén nỗi thất vọng và chấp nhận hoàn cảnh của Tràng, thể hiện khát vọng sống mãnh liệt ở “thị”. - Vẻ đẹp tâm hồn : những người dân lao động nghèo khổ, lương thiện vẫn 0, 5 luôn yêu thương đùm bọc lẫn nhau, khao khát mái ấm hạnh phúc gia đình, luôn có niềm tin vào một cuộc sống mới tốt đẹp hơn. – Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn, dựng cảnh sinh động với nhiều chi 0,25 tiết đặc sắc. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, đậm chất nông thôn. * Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật : 0,75 – Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế; miêu tả chi tiết từng cử chỉ, hành động để làm nổi bật sự chuyển biến trong tâm lí nhân vật. * Đánh giá: 0,5 - Đoạn trích và tác phẩm đã đặt ra vấn đề số phận con người – những con người dưới đáy xã hội bị đói nghèo bủa vây nhưng vẫn không mất đi niềm khát khao hạnh phúc (giá trị nhân đạo). - Kim Lân đã thức tỉnh họ về vai trò của gia đình, đưa họ đến với niềm hi vọng mới giữa bóng đêm của nạn đói (giá trị nhân đạo). - Tâm trạng của nhân vật người vợ nhặt góp phần thể hiện phong cách nghệ thuật truyện ngắn Kim Lân. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo: 0,25 - Học sinh thể hiện sâu sắc về vấn đề cần nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. - Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. Tổng điểm 5,0