Đề kiểm tra học kỳ I - Môn: Kiểm tra: Vật lí lớp 10

doc 4 trang hoaithuong97 6020
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I - Môn: Kiểm tra: Vật lí lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_kiem_tra_vat_li_lop_10.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I - Môn: Kiểm tra: Vật lí lớp 10

  1. SỚ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019 – 2020 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Môn kiểm tra: VẬT LÍ – Lớp 10 TRƯỜNG THPT PHAN ĐĂNG LƯU Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề cho học sinh) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề kiểm tra gồm 1 trang) MÃ ĐỀ: A Họ và tên học sinh: Số báo danh: Câu 1. (1.0 điểm) Phát biểu định luật III Niu-tơn. Câu 2. (1.0 điểm) Phát biểu định luật Húc. Câu 3. (1.0 điểm) Nêu những đặc điểm của lực ma sát trượt. Câu 4. (2.0 điểm) Một lò xo có độ cứng 100 N/m, chiều dài tự nhiên 20 cm treo thẳng đứng. Để lò xo có chiều dài 40 cm thì phải treo vào đầu dưới của lò xo một quả nặng có khối lượng bằng bao nhiêu? Cho g = 10 m/s2. Câu 5. (1.5 điểm) Trong thiên văn học người ta gọi ngày “ sóc vọng ” là ngày mà Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng ở vị trí thẳng hàng. Sau một chu kì 68 năm vào ngày 14/11/2016 Mặt Trăng ở vị trí gần Trái Đất nhất vào đúng ngày “sóc vọng”, trăng to và sáng hơn bình thường nên gọi là “siêu Trăng”. Em hãy tính lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trăng trong ngày đặc biệt này. Cho biết khoảng cách từ tâm Mặt Trăng đến tâm Trái Đất ở ngày này là 356536 km. Khối lượng của Mặt Trăng là 7,3.1022 kg và của Trái Đất là 6.1024 kg. Cho G = 6,67.10-11 Nm2/kg2. Câu 6. (2.0 điểm) Người ta đẩy một thùng hàng khối lượng 30 kg theo phương ngang với một lực có độ lớn 42 N làm thùng hàng trượt trên mặt sàn nằm ngang. Hệ số ma sát giữa thùng và mặt sàn là μ = 0,04. Lấy g = 10 m/s2. Hỏi sau bao lâu thì thùng di chuyển được quãng đường dài 2 m ? Câu 7. (1.5 điểm) Từ một đỉnh tháp cao 80 m so với mặt đất người ta ném một vật theo phương ngang với vận tốc ban đầu 30 m/s, bỏ qua lực cản của không khí. Lấy g = 10 m/s2. Tính tầm bay xa của vật. HẾT (Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi kiểm tra không giải thích gì thêm)
  2. SỚ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019 - 2020 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Môn kiểm tra: VẬT LÍ – Lớp 10 TRƯỜNG THPT PHAN ĐĂNG LƯU Thời gian làm bài: 45 phút MÃ ĐỀ: A Câu hỏi Nội dung bài giải Điểm Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B Câu 1 0.25 cũng tác dụng lên vật A một lực. (1.0 điểm) Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều 0.25 x 3 ý Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với Câu 2 độ biến dạng của lò xo. 1.00 (1.0 điểm) (thiếu ý “giới hạn đàn hồi”: trừ 0.50 điểm) Đặc điểm của lực ma sát trượt Câu 3 - xuất hiện ở mặt tiếp xúc của vật đang trượt trên một bề mặt 0.50 (1.0 điểm) - có hướng ngược với hướng của vận tốc 0.25 - có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của áp lực 0.25 Vẽ hình, phân tích lực (đủ 2 lực) 0.50 ∆ℓ = ℓ − ℓ0 0.25 → ∆ℓ = 0,4 − 0,2 = 0,2 m 0.25 Câu 4 (2.0 điểm) Tại VTCB: Fdh P 0 → k.∆ℓ = mg 0.25 x 2 ý → 100 x 0,2 = m.10 0.25 → m = 2 kg 0.25 m1.m2 Fhd = G 0.50 r2 Câu 5 6,67.10 11.7,3.1022.6.1024 (1.5 điểm) Fhd = 0.50 3565360002 20 Fhd = 2,298.10 N 0.50 Vẽ hình, phân tích lực (đủ 4 lực). 0.25 F Fms P N m.a (hay: F Fms m.a ) 0.25 → F − Fms = ma 0.25 Câu 6 → 42 − 0,04.30.10 = 30.a 0.25 2 (2.0 điểm) → a = 1 m/s 0.25 1 2 s = v0t + at 0.25 2 → 2 = 0,5.t2 0.25 → t = 2s 0.25 2h L = v0 0.50 g Câu 7 2.80 (1.5 điểm) L = 30 0.50 10 L = 120 m 0.50 Thầy Cô lưu ý: - Học sinh giải cách khác đúng vẫn cho điểm theo đúng thang điểm của mỗi câu. - Học sinh không ghi đơn vị hay ghi sai đơn vị (trừ 0.25 điểm/câu), trừ tối đa 0.50 điểm/bài. - Điểm toàn bài được làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất (VD: học sinh được 8,25 điểm thì ghi điểm là 8.3 điểm). - Hạn chót nộp phiếu điểm cho Văn phòng: Thứ ba, ngày 17 tháng 12 năm 2019 (sau khi nộp phiếu điểm, Thầy Cô nhận phách về hồi phách và chia bài thành lớp). - Nộp bài và nhận bài kiểm tra học kỳ vào lúc 7 giờ 30 phút (Thứ tư, ngày 18 tháng 12 năm 2019) tại phòng thí nghiệm Lý.
  3. SỚ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019 – 2020 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Môn kiểm tra: VẬT LÍ – Lớp 10 TRƯỜNG THPT PHAN ĐĂNG LƯU Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề cho học sinh) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề kiểm tra gồm 1 trang) MÃ ĐỀ: B Họ và tên học sinh: Số báo danh: Câu 1. (1.0 điểm) Phát biểu định luật vạn vật hấp dẫn. Câu 2. (1.0 điểm) Nêu đặc điểm của cặp lực và phản lực trong tương tác giữa hai vật. Câu 3. (1.0 điểm) Nêu điều kiện cân bằng của một chất điểm Câu 4. (2.0 điểm) Người ta treo một quả cân có khối lượng 300g vào đầu dưới của một lò xo (đầu trên cố định) thì chiều dài của lò xo bằng 31 cm. Biết độ cứng của lò xo là 100 N/m. Tính chiều dài tự nhiên của lò xo. Cho g = 10 m/s2. Câu 5. (1.5 điểm) Thủy triều lên xuống là do lực hấp dẫn của Mặt Trời và Mặt Trăng tác dụng lên Trái Đất thay đổi. Khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm vuông góc với nhau thì dao động thủy triều là nhỏ nhất và được gọi là hiện tượng triều kém. Con người đã sử dụng thủy triều vào những mục đích khác nhau như khai thác thủy sản, làm thủy lợi. Hãy tính độ lớn của lực hấp dẫn do Mặt Trời tác dụng lên Trái Đất trong hiện tượng triều kém. Biết rằng khi đó khoảng cách từ tâm Mặt Trời đến tâm Trái Đất là 150.106 km, khối lượng của Mặt Trời là 1,99.1030 kg và của Trái Đất là 6.1024 kg. Cho G = 6,67.10-11 Nm2/kg2. Câu 6. (2.0 điểm) Một vật có khối lượng 40 kg trượt trên sàn nhà dưới tác dụng của lực kéo theo phương ngang có độ lớn 180 N. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt sàn là μ = 0,25. Lấy g = 10 m/s 2. Tính quãng đường vật đi được sau 3 giây chuyển động. Câu 7. (1.5 điểm) Từ độ cao 1,8 m so với mặt đất, một quả bóng được ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu 20 m/s, bỏ qua lực cản của không khí. Lấy g = 10 m/s2. Tính tầm bay xa của quả bóng. HẾT (Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi kiểm tra không giải thích gì thêm)
  4. SỚ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019 - 2020 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Môn kiểm tra: VẬT LÍ – Lớp 10 TRƯỜNG THPT PHAN ĐĂNG LƯU Thời gian làm bài: 45 phút MÃ ĐỀ: B Câu hỏi Nội dung bài giải Điểm Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kì Câu 1 - tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng của chúng 0.50 (1.0 điểm) - tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. 0.50 Lực và phản lực - luôn luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời. 0.25 Câu 2 - cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều (nêu thiếu 1 ý cho 0.25 (1.0 điểm) 0.50 điểm; nêu thiếu 2 ý không cho điểm). - không cân bằng nhau. 0.25 Câu 3 Muốn cho một chất điểm đứng cân bằng thì hợp lực của các lực tác 1.00 (1.0 điểm) dụng lên nó phải bằng không. Vẽ hình, phân tích lực (đủ 2 lực) 0.50 Tại VTCB: Fdh P 0 → k.∆ℓ = mg 0.25 x 2 ý Câu 4 100.∆ℓ = 0,3.10 0.25 (2.0 điểm) → ∆ℓ = 0,03 m 0.25 ∆ℓ = ℓ − ℓ0 0.25 0,03 = 0,31 − ℓ0 → ℓ0 = 0,28 m 0.25 m1.m2 Fhd = G 0.50 r2 Câu 5 6,67.10 11.1,99.1030.6.1024 (1.5 điểm) Fhd = 0.50 (150000.106 )2 22 Fhd = 3,539.10 N 0.50 Vẽ hình, phân tích lực (đủ 4 lực). 0.25 F Fms P N m.a (hay: F Fms m.a ) 0.25 → F − Fms = ma 0.25 Câu 6 → 180 − 0,25.40.10 = 40.a 0.25 2 (2.0 điểm) → a = 2 m/s 0.25 1 2 s = v0t + at 0.25 2 → s = 0,5.2.32 0.25 → s = 9 m 0.25 2h L = v0 0.50 g Câu 7 2.1,8 (1.5 điểm) L = 20 0.50 10 L = 62 m = 8,485 m 0.50 Thầy Cô lưu ý: - Học sinh giải cách khác đúng vẫn cho điểm theo đúng thang điểm của mỗi câu. - Học sinh không ghi đơn vị hay ghi sai đơn vị (trừ 0.25 điểm/câu), trừ tối đa 0.50 điểm/bài. - Điểm toàn bài được làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất (VD: học sinh được 8,25 điểm thì ghi điểm là 8.3 điểm). - Hạn chót nộp phiếu điểm cho Văn phòng: Thứ ba, ngày 17 tháng 12 năm 2019 (sau khi nộp phiếu điểm, Thầy Cô nhận phách về hồi phách và chia bài thành lớp). - Nộp bài và nhận bài kiểm tra học kỳ vào lúc 7 giờ 30 phút (Thứ tư, ngày 18 tháng 12 năm 2019) tại phòng thí nghiệm Lý.