Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối lớp 11
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_khoi_lop_11.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối lớp 11
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2019 – 2020 TP. HỒ CHÍ MINH MÔN VẬT LÍ – KHỐI 11 TRƯỜNG THPT AN LẠC Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) CÂU 1 (1đ): Định nghĩa điện dung của tụ điện. CÂU 2 (1đ): Đại lượng nào đặc trưng cho điện trường về phương diện tác dụng lực? Viết biểu thức định nghĩa đại lượng đó. CÂU 3 (1đ): Đại lượng nào đặc trưng cho khả năng thực hiện công của lực lạ bên trong nguồn điện ? Cách xác định đại lượng này? CÂU 4 (1đ): Điện nghiệm là dụng cụ dùng để kiểm tra xem vật có nhiễm điện hay không. Một điện nghiệm đơn giản là 1 chai thủy tinh, 1 thanh kim loại luồn qua lắp chai, ở dưới đầu thanh kim lại có treo 2 lá bạc mỏng ( như giấy bạc bao thuốc lá) gọi là hai lá điện nghiệm. Khi chạm vật nhiễm điện vào thanh kim loại thì hai lá điện nghiệm xòe ra đối xứng nhau. Một bạn học sinh cho rằng: Sở dĩ hai lá điện nghiệm đối xứng nhau là do điện tích trên hai lá bằng nhau, khi điện tích trên hai lá khác nhau thì chúng sẽ nằm không đối xứng. Theo em bạn này nói đúng hay sai? Tại sao? CÂU 5 (1,5đ): Để mạ bạc cho chiếc chìa khóa bằng phương pháp điện phân người ta dùng dung dịch AgNO 3 với điện cực bằng bạc. a) Hỏi phải gắn chìa khóa vào cực dương hay cực âm ? b) Biết dòng điện qua bình điện phân là 2 A , thời gian điện phân là 16 phút 5 giây, bạc có A = 108 và n = 1. Tính khối lượng bạc bám vào chìa khóa đó. CÂU 6 (1,5đ): Trong hình là một viên pin mới. a) Nhìn vào hình hãy cho biết suất điện động của nó. b) Để có một bộ nguồn suất điện động 27 V ta cần bao nhiêu viên pin trên và mắc như thế nào? c) Điện trở trong của mỗi pin là 0,5 Ω. Tính điện trở trong của bộ nguồn ở câu b. CÂU 7 (3đ): Cho mạch điện như hình vẽ. Nguồn điện có suất điện động 9 V và điện trở trong 1,5(Ω); R1= 20(Ω), R2 = 12(Ω) , R3= 6(Ω). a) Tính điện trở tương đương của mạch ngoài. b) Tìm cường độ dòng điện qua các điện trở. c) Để công suất tỏa nhiệt trên R1 tăng gấp đôi ta phải thay R3 bằng điện trở khác có giá trị bao nhiêu? E,r R3 R1 R2 HẾT