Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 11 - Mã đề 111

doc 4 trang hoaithuong97 3750
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 11 - Mã đề 111", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_khoi_11_ma_de_111.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 11 - Mã đề 111

  1. TRƯỜNG THPT NAM KỲ KHỞI NGHĨA ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019 - 2020 Môn: VẬT LÝ 11 Thời gian : 45 phút MÃ ĐỀ 111 I. LÝ THUYẾT: (3.0 điểm) Câu 1: (1.0 điểm) Phát biểu định luật Joule – Lenc? Viết biểu thức? Câu 2: (1.0 điểm) Nêu bản chất dòng điện trong chất điện phân ? Hiện tượng dương cực tan là gì ? Câu 3: (1.0 điểm) Hồ quang điện là gì ? Điều kiện để tạo ra hồ quang điện ? II. BÀI TOÁN: (7.0 điểm) Bài 1: (1.5 điểm) Sử dụng ấm điện có ghi 220V – 1000W vào mạng điện có hiệu điện thế 220V để đun sôi 1,5 lít (1,5kg) nước từ nhiệt độ 300C. Tính thời gian đun, biết hiệu suất của ấm là 90% và nhiệt dung riêng của nước là 4180J/(kg.K) 0 -8 Bài 2: (1.0 điểm) Một dây bạc ở 20 C có điện trở suất ρ 0 = 1,62.10 Ωm. Tính điện trở suất ρ của dây bạc này ở 13200C. Giả thiết điện trở suất của dây bạc trong khoảng nhiệt độ này tăng bậc nhất theo nhiệt độ với hệ số nhiệt điện trở không đổi là α = 4,1.10-3K-1. Bài 3: (1.5 điểm) Bình điện phân chứa dung dịch AgNO 3 có dương cực làm bằng bạc (A = 108, n = 1). Cho dòng điện không đổi có cường độ là 0,15 A chạy qua trong thời gian 1 giờ 20 phút 25 giây. a) Tính khối lượng bạc được giải phóng ? b) Cực âm là một vật cần mạ bạc có diện tích tổng cộng là 5cm 2, tính bề dày lớp bạc? Biết khối lượng riêng của bạc là 10,5g/cm3. Bài 4: (3.0 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ. Trong đó nguồn điện có suất điện động  = 21 V, điện trở trong r = 2 , mạch ngoài gồm bóng đèn R 4 loại (6V – 6W), bình điện phân chứa dung dịch CuSO4 có điện cực bằng Cu có điện trở R 2 = 8 , R1 = 16 , R3 = 6 . Bỏ qua điện trở của ampe kế và dây nối. Tìm: a) Số chỉ ampe kế. b) Khối lượng đồng thu được ở catod sau thời gian 32 phút 10 giây. c) Tìm hiệu điện thế giữa 2 điểm M, N (UMN). Cho Cu có A = 64 và n = 2. Lấy hằng số Faraday là F = 96500 C/mol. ,r A R R1 M 2 A B R R3 N 4 Hết
  2. TRƯỜNG THPT NAM KỲ KHỞI NGHĨA ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019 - 2020 Môn: VẬT LÝ 11 Thời gian : 45 phút MÃ ĐỀ 112 I. LÝ THUYẾT: (3.0 điểm) Câu 1: (1.0 điểm) Phát biểu và viết biểu thức của định luật Ohm đối với toàn mạch? Câu 2: (1.0 điểm) Nêu bản chất dòng điện trong kim loại ? Hiện tượng siêu dẫn là gì ? Câu 3: (1.0 điểm) Tia lửa điện là gì ? Điều kiện để tạo ra tia lửa điện ? II. BÀI TOÁN: (7.0 điểm) Bài 1: (1.5 điểm) Sử dụng ấm điện có ghi 220 V – 1500 W vào mạng điện có hiệu điện thế 220 V để đun sôi 2 lít (2 kg) nước từ nhiệt độ 200C. Tính thời gian đun, biết hiệu suất của ấm là 80% và nhiệt dung riêng của nước là 4180 J/(kg.K) 0 -8 Bài 2: (1.0 điểm) Một dây sắt ở 20 C có điện trở suất ρ 0 = 9,68.10 Ωm. Tính điện trở suất ρ của dây sắt này ở 1920 0C. Giả thiết điện trở suất của dây sắt trong khoảng nhiệt độ này tăng bậc nhất theo nhiệt độ với hệ số nhiệt điện trở không đổi là α = 6,5.10-3K-1. Bài 3: (1.5 điểm) Bình điện phân chứa dung dịch CuSO4 có dương cực làm bằng đồng (A = 64, n = 2). Cho dòng điện không đổi có cường độ là 5 A chạy qua trong thời gian 3 giờ. a) Tính khối lượng đồng bám vào catốt của bình điện phân ? b) Cần mạ đồng một tấm sắt có diện tích tổng cộng 100 cm2, tính bề dày lớp đồng? Biết khối lượng riêng của đồng là 8,9g/cm3. Bài 4: (3.0 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ. Trong đó nguồn điện có suất điện động  = 6 V, điện trở trong r = 0,6 , mạch ngoài gồm bóng đèn R4 loại (3V – 3W), bình điện phân chứa dung dịch AgNO3 có điện cực bằng Ag có điện trở R2 = 2 , R1 = 2 , R3 = 3 . Bỏ qua điện trở của ampe kế và dây nối. Tìm: a) Số chỉ ampe kế. b) Khối lượng bạc thu được ở catod sau thời gian 16 phút 5 giây. c) Tìm hiệu điện thế giữa 2 điểm M, N (UMN). Cho Ag có A = 108 và n = 1. Lấy hằng số Faraday là F = 96500 C/mol. ,r A R R1 M 2 A B R R3 N 4 Hết
  3. ĐÁP ÁN KT HKI MÔN VẬT LÝ - KHỐI 11 – MÃ ĐỀ 111, 112. MÃ ĐỀ 111 NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1 - Định luật Joule – Lenc : Nhiệt lượng tỏa ra ở một vật dẫn tỉ lệ thuận với điện (1.0 điểm) trở của vật dẫn, với bình phương cường độ dòng điện và với thời gian dòng 0,75đ điện chạy qua vật dẫn đó. - Biểu thức : Q = R.I2.t 0,25đ Câu 2 => Dòng điện trong lòng chất điện phân là dòng ion dương và ion âm chuyển (1.0 điểm) động có hướng theo hai chiều ngược nhau. 0,5đ => Hiện tượng gốc axít trong dung dịch điện phân tác dụng với cực dương tạo thành chất điện phân tan trong dung dịch và cực dương bị mòn đi gọi là hiện 0,5đ tượng dương cực tan. Câu 3 => Hồ quang điện là quá trình phóng điện tự lực xảy ra trong chất khí ở áp suất (1.0 điểm) thường hoặc áp suất thấp khi đặt giữa hai điện cực một hiệu điện thế không lớn. 0,5đ Hồ quang điện có thể kèm theo tỏa nhiệt và tỏa sáng rất mạnh. => Điều kiện để tạo ra hồ quang điện là hai điện cực được nung nóng đỏ để dễ dàng phát xạ electron; sau đó tạo ra một điện trường đủ mạnh giữa hai điện cực 0,5đ để ion hóa chất khí. Bài 1 Qthu mc t (1.5 điểm) H 0,8 t 487,7(s) 0,5đ x 3 Qtoa Pt -7 Bài 2 = 0 (1 + α(t –to)) = 1,02546.10 Ωm 0,5đ x 2 (1.0 điểm) Bài 3 1 A 0,25đ x 3 a. m . .I.t m 0,81g (1.5 điểm) F n b. m D.S.d d 0,015cm 0,25đ x 3 2 Bài 4 a/ R4 = U /P = 6 0,25đ (3.0 điểm) R12 = R1 + R2 = 16 + 8 = 24 0,25đ R34 = R3 + R4 = 6 + 6 = 12 0,25đ R12R34 24.12 R N 8 0,25đ R12 R34 24 12  21 I 2,1A Chỉ số Ampe kế = 2,1A 0,25đ x 2 R N r 8 2 b/ UAB = IRN = 2,1.8 = 16,8V 0,25đ UAB 16,8 0,25đ I2 I12 0,7A R12 24 1 A 1 64 m . .I .t . .0,7.(32.60 10) 0,448g 0,45g 0,25đ x 2 F n 2 96500 2 c/I3 = I – I2 = 2,1 – 0,7 = 1,4A 0,25đ UMN = UMA + UAN = – I1R1 + I3R3 = – 0,7.16 + 1,4. 6 = – 2,8V 0,25đ Lưu ý: Đơn vị sai hoặc thiếu trừ 0,25đ, toàn bài trừ tối đa 0,5đ.
  4. MÃ ĐỀ 112 NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1 - Định luật Ohm đối với toàn mạch : Cường độ dòng điện chạy trong mạch điện (1.0 điểm) kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghịch với điện trở 0,75đ toàn phần của mạch đó. E - Biểu thức : I 0,25đ RN r Câu 2 => Bản chất dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các (1.0 điểm) electron tự do dưới tác dụng của điện trường. 0,5đ => Hiện tượng siêu dẫn là hiện tượng điện trở suất của vật liệu giảm đột ngột 0,5đ xuống bằng không khi nhiệt độ của vật liệu giảm xuống thấp hơn một giá trị T C nhất định. Câu 3 => Tia lửa điện là quá trình phóng điện tự lực trong chất khí khi đặt giữa hai (1.0 điểm) điện cực một điện trường đủ mạnh để biến các phân tử khí trung hòa thành các 0,5đ ion và electron tự do. => Hiện tượng phóng tia lửa điện có thể xảy ra khi điện trường trong không khí 0,5đ đạt vào khoảng 3.106 V/m. Bài 1 Qthu mc t (1.5 điểm) H 0,8 t 557,3(s) 0,5đ x 3 Qtoa Pt -6 Bài 2 = 0 (1 + α(t –to)) = 1,29228.10 Ωm 0,5đ x 2 (1.0 điểm) Bài 3 1 A 0,25đ x 3 a. m . .I.t m 17,9g (1.5 điểm) F n b. m D.S.d d 0,02cm 0,25đ x 3 2 Bài 4 a/ R4 = U /P = 3 0,25đ (3.0 điểm) R12 = R1 + R2 = 2 + 2 = 4 0,25đ R34 = R3 + R4 = 3 + 3 = 6 0,25đ R12 R34 4.6 RN 2,4 0,25đ R12 R34 4 6  6 I 2A 0,25đ x 2 R N r 2,4 0,6 b/ UAB = IRN = 2.2,4 = 4,8V 0,25đ 0,25đ UAB 4,8 I2 I12 1,2A R12 4 1 A 1 108 m . .I.t . .1,2.(16.60 5) 1,296g 1,3g 0,25đ x 2 F n 96500 1 c/ I3 = I – I2 = 2 – 1,2 = 0,8A 0,25đ UMN = UMA + UAN = – I1R1 + I3R3 = – 1,2.2 + 0,8.3 = 0V 0,25đ Lưu ý: Đơn vị sai hoặc thiếu trừ 0,25đ, toàn bài trừ tối đa 0,5đ.