Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 12 - Đề 391

docx 2 trang hoaithuong97 3160
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 12 - Đề 391", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_khoi_12_de_391.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 12 - Đề 391

  1. TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI ĐỀ 391 ĐỀ KIỂM TRA HKI NĂM HỌC 2019-2020 Môn VẬT LÝ – Khối 12 – PHẦN TRẮC NGHIỆM (25 câu/ 7 điểm) Thời gian làm bài: 35 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. Con lắc lò xo gồm vật nặng khối lượng 400 g và lò xo nhẹ độ cứng 40 N/m. Chu kỳ dao động điều hòa của con lắc là A. π/4 s.B. π/5 s.C. π/8 s. D. π/10 s. Câu 2. Một vật dao động trên trục x với ly độ x = 20cos(3t - π/2) (x tính cm; t tính s). Tốc độ của vật khi gia tốc vật bằng không là A. 60 cm/s.B. 60π cm/s.C. 10 cm/s. D. 30 cm/s. Câu 3. Một vật dao động với vận tốc v = 60cos(5t - 3) (v tính cm/s; t tính s). Biên độ dao động của vật là A. 3 cm.B. 5 cm.C. 60 cm. D. 12 cm. Câu 4. Một chất điểm dao động điều hòa với tần số góc 10 rad/s trên trục x. Biết tốc độ của vật tại các vị trí có các tọa độ x1 = - 1 cm và x2 = 9 cm đều bằng 0. Tốc độ của vật ở vị trí có tọa độ x4 = 4 cm là A. 37,5 cm/s.B. 42,5 cm/s.C. 60 cm/s. D. 50 cm/s. Câu 5. Vật dao động trên trục x với ly độ x = 5cos(3t – 234π) (t tính bằng s). Ly độ vật tại thời điểm t = π s là A. 5 cm.B. 3 cm.C. – 5 cm. D. – 3 cm. Câu 6. Con lắc đơn chiều dài 64 cm dao động điều hòa tại nơi có g = π2 m/s2. Chu kỳ dao động con lắc đơn là A. 0,8 s.B. 0,64 s.C. 3,2 s. D. 1,6 s. Câu 7. Vật dao động với ly độ x = x1 + x2, trong đó x1 và x2 là hai dao động thành phần cùng phương, cùng tần số, cùng biên độ. Tại thời điểm x1 = 0 thì vật có ly độ cực đại xmax = 8 cm. Biên độ dao động của vật là A.8 2 cm. B. 8 cm.C. 16 cm.D. 16 2 cm. Câu 8. Một lò xo gắn với vật nặng khối lượng m 1 rồi kích thích dao động với biên độ 5 cm thì động năng cực đại của vật là K1. Nếu thay vật m1 bằng vật khác có khối lượng m2 = 2m1 và vẫn dao động với biên độ 5 cm thì động năng cực đại của vật là K2. Chọn đáp án đúng. A.K 2 = 4K1.B. K 2 = 2K1. C. K 2 = K1.D. K 2 = 0,5K1. Câu 9. Một sóng cơ học lan truyền với vận tốc 4 m/s và tần số 50 Hz. Bước sóng bằng A. 12,5 cm.B. 8,0 cm.C. 2 m/s. D. 200 m/s. Câu 10. Một sóng cơ học lan truyền với biên độ không đổi. Hai phần tử môi trường M và N nằm trên cùng một phương truyền sóng luôn cách nhau một đoạn không đổi bằng 20 cm. Bước sóng không thể nhận giá trị A. 5 cm.B. 10 cm.C. 15 cm. D. 20 cm. Câu 11. Một sóng cơ lan truyền trên đường thẳng với biên độ 10 cm và bước sóng 30 cm. Hai phần tử M và N của môi trường có các vị trí cân bằng nằm trên cùng phương truyền sóng và cách nhau đoạn 15 cm. Tại thời điểm M có ly độ uM = 6 cm thì N có ly độ uN bằng A. 8 cm. B. – 6 cm.C. 10 cm. D. – 8 cm. Câu 12. Sóng dừng trên sợi dây đàn hồi với hai đầu dây cố định cách nhau 1,2 m. Trên dây có 8 bụng sóng. Bước sóng là A. 30 cm.B. 15 cm.C. 12 cm. D. 8 cm. Câu 13. Giao thoa sóng trên mặt chất lỏng với hai nguồn kết hợp cùng pha A và B cách nhau 5,2 cm, có bước sóng 2,4 cm. Số vân giao thoa cực đại trên mặt chất lỏng là A. 3.B. 4.C. 5. D. 6. Câu 14. Cường độ âm tại một điểm trong môi trường lớn gấp 100 lần cường độ âm chuẩn. Mức cường độ âm tại điểm đó bằng A. 100 dB. B. 10 dB.C. 20 dB. D. 40 dB.
  2. Câu 15. Điện áp u = 200 2cos(100πt) (V) có giá trị cực đại là A. 200 V.B. 200 2 V.C. 100 2 V.D. 100 V. Câu 16. Dòng điện xoay chiều có biên độ không đổi nhưng tần số f thay đổi được. Khi tần số f = f1 = 50 Hz thì giá trị hiệu dụng của dòng điện là 2 A. Khi tần số f = f2 = 100 Hz thì giá trị hiệu dụng của dòng điện là A. 4 A.B. 1 A.C. 2 A. D. 2 2 A. Câu 17. Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch gồm một điện trở thuần R = 72 Ω và một cuộn cảm thuần L ghép nối tiếp thì tổng trở đoạn mạch là 170 Ω. Cảm kháng của cuộn dây bằng A. 98 Ω.B. 242 Ω.C. 184 Ω. D. 154 Ω. Câu 18. Đặt điện áp xoay chiều ổn định u vào hai đầu một tụ điện thì dung kháng của tụ là 60 Ω. Nếu thay tụ bởi một cuộn cảm thuần thì cảm kháng của cuộn cảm là 80 Ω. Tính tổng trở đoạn mạch gồm tụ điện và cuộn cảm thuần trên ghép nối tiếp vào điện áp u. A. 140 Ω.B. 20 Ω.C. 100 Ω. D. 20 7 Ω. Câu 19. Đặt điện áp u giữa hai đầu một điện trở thuần. Cường độ dòng điện i chạy qua đoạn mạch sẽ A. sớm pha π/2 rad so với u.C. ngược pha với u. B. cùng pha với u.D. trễ pha π/2 rad so với u. Câu 20. Đặt điện áp xoay chiều u vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R = 120 Ω và một tụ điện C ghép nối tiếp thì tổng trở đoạn mạch là 160 Ω. Nếu ghép nối tiếp thêm vào đoạn mạch một cuộn cảm thuần L thì tổng trở đoạn mạch không thể nhận giá trị nào sau đây A. 150 Ω.B. 200 Ω. C. 120 Ω. D. 100 Ω. Câu 21. Dòng điện xoay chiều cường độ hiệu dụng I = 2 A chạy qua điện trở R = 150 Ω. Công suất trung bình của dòng điện là A. 150 W.B. 300 W.C. 450 W. D. 600 W. Câu 22. Đặt điện áp xoay chiều 100 V – 50 Hz vào hai đầu đoạn mạch AB gồm điện trở R = 80 Ω, cuộn cảm thuần L và tụ điện C ghép nối tiếp. Biết hệ số công suất đoạn mạch là 0,6. Công suất trung bình của dòng điện là A. 45 W.B. 90 W.C. 75 W. D. 120 W. Câu 23. Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi U = 200 V và tần số f thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch gồm một cuộn dây không thuần cảm và một tụ điện C ghép nối tiếp. Chỉnh f đến khi điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ đạt cực đại bằng 250 V. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây khi đó là A. 150 V.B. 173 V.C. 229 V. D. 241 V. Câu 24. Đặt điện áp xoay chiều có tần số không đổi và có giá trị hiệu dụng U thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch gồm một điện trở thuần R và một tụ điện C ghép nối tiếp. Từ giá trị ban đầu, khi tăng U thêm 45 V thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở đạt giá trị 117 V và điện áp giữa hai bản tụ tăng thêm 36 V. Nếu tăng U đến giá trị 235 V thì điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ C là A. 141 V.B. 195 V C. 156 V. D. 188 V. Câu 25. Đặt một điện áp xoay chiều ổn định vào hai đầu đoạn mạch gồm một điện trở thuần R, một cuộn cảm thuần L và một tụ điện có điện dung C thay đổi được. Một phần đồ thị mô tả sự phụ thuộc của tổng trở đoạn mạch Z vào C được mô tả như hình bên. Hệ số công suất của đoạn mạch ứng với C = x là A. 0,92.C. 0,71. B. 0,63.D. 0,86. HẾT