Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 11 - Trường THPT Quang trung

docx 2 trang hoaithuong97 5581
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 11 - Trường THPT Quang trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_khoi_11_truong_thpt_quang_tr.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 11 - Trường THPT Quang trung

  1. TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2019 – 2020 MÔN: VẬT LÍ – KHỐI 11 Thời gian: 45 phút – Ngày 20/12/2019 A. Lý thuyết. Câu 1 : Định nghĩa cường độ dòng điện? (1đ) Câu 2 : Hãy nêu bản chất của dòng điện trong kim loại và trong chất điện phân. (1đ) Câu 3 : Phát biểu định luật Jun-lenxơ? Viết công thức. (1,5đ) Câu 4 : Phát biểu định luật Faraday thứ nhất và thứ hai? Viết công thức cho mỗi định luật và từ đó rút ra công thức Faraday tổng quát? (1,5đ) B. Bài tập. Bài 1: Để mạ bạc cho một tấm kim loại người ta dùng một bình điện phân Ag/AgNO3. Biết dòng điện chạy qua bình có cường độ 1,93 A, diện tích cần mạ là 100 cm2. Tính thời gian cần mạ để có bề dày 3 lớp mạ là 0,05 mm. Khối lượng riêng của bạc là 10,5 g/cm . AAg = 108, nAg = 1. (1đ) Bài 2: Cho mạch điện như hình vẽ. Biết nguồn điện có suất điện động ε = 12 V và điện trở trong r = 1 Ω. Đèn ghi 6 V – 9 W. R = 4 Ω. Ampe kế có RA = 0. a. Tìm số chỉ ampe kế và hiệu suất của nguồn điện. (1đ) b. Đèn sáng như thế nào? Tính điện năng tiêu thụ của đèn trong 30 phút. (1đ) Bài 3: Cho mạch điện như hình vẽ. Nguồn một có suất điện động ε1 = 8 V và điện trở trong r1 = 1 Ω. Nguồn hai có suất điện động ε 2 = 4 V và điện trở trong r2 = 1 Ω. R1 = 12 Ω, R2 = 9 Ω. Bình điện phân Cu/ CuSO4 có điện trở RB = 3 Ω. Ampe kế có RA = 0. Biết ACu = 64 và nCu = 2. a. Tìm số chỉ ampe kế. (1đ) b. Thay điện trở R2 bằng điện trở R 2’ có giá trị bằng bao nhiêu để trong 48 phút 15 giây khối lượng đồng giải phóng ở điện cực bằng 0,384 g. (1đ) Hết
  2. * ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu Đáp án Điểm + Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho sự mạnh yếu của dòng 0,5 điện. 1 + Được xác định bằng thương số giữa điện lượng Δq dịch chuyển qua 0,5 tiết diện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời gian Δt và khoảng thời gian đó + Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do chuyển động dưới 0,5 tác dụng của điện trường. 2 + Dòng điện trong chất điện phân là dòng các ion âm và ion dương 0,5 chuyển động theo hai chiều ngược nhau. 3 + Nhiệt lượng tỏa ra ở một vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật dẫn 0,25 + với bình phương cường độ dòng điện và 0,5 + với thời gian dòng điện chạy qua vật dẫn đó. 0,25 + Q = RI2t 0,5 + Khối lượng vật chất được giải phóng ở điện cực của bình điện phân tỉ lệ 0,25 thuận với điện lượng qua bình đó. + m = kq 0,25 4 + Đương lượng điện hóa của một nguyên tố tỉ lệ với đương lượng gam 0,25 của nguyên tố đó. + k = A/(Fn) 0,25 + Công thức tổng quát: m = AIt/(Fn) 0,5 + m = DSd 0,25 + m = 5,25 g 0,25 5 + t = mFn/AI 0,25 + t ≈ 2430 s 0,25 + RN = 8Ω 0,5 + IA = 4/3 A 0,25 + H ≈ 89% 0,25 6 + Đèn sáng yếu 0,5 + A = UĐIĐt 0,25 + A = 12800 J 0,25 + εb = 12 V 0,25 + rb = 2 Ω 0,25 + R = 6 Ω 0,25 7 N + IA = 1,5 A 0,25 + IB = 0,4 A 0,5 + R2’ = 21 Ω 0,5