Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường Thpt Nguyễn Công Trứ

pdf 3 trang hoaithuong97 3590
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường Thpt Nguyễn Công Trứ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_khoi_10_truong_thpt_nguyen_c.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường Thpt Nguyễn Công Trứ

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Môn: VẬT LÝ - Khối:10 TRƯỜNG THPT NGUYỄN CÔNG TRỨ Năm học 2019 – 2020 Ngày kiểm tra: 11 /12 /2019 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 phút (Không tính thời gian phát đề) (Đề kiểm tra có 02 trang, gồm 07 câu) I. LÝ THUYẾT: Câu 1 (1,5 điểm): Phát biểu và viết biểu thức định luật vạn vật hấp dẫn? Em hãy giải thích tại sao một vật di chuyển càng lên cao so với mặt đất thì lực hút của trái đất tác dụng lên vật càng giảm ? Câu 2 (1 điểm): Phát biểu định luật Hooke (Húc ), Viết biểu thức và nêu ý nghĩa các đại lượng ? Áp dụng (0,5 điểm): Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 30cm một đầu được gắn vào điểm cố định O . Khi gắn vật m1 = 1 kg như hình 1 thì lò xo dài 40cm. Hỏi khi gắn vật m2 = 0,5 kg như hình 2 thì lò xo có chiều dài bao nhiêu? Câu 3 (1 điểm): Định nghĩa momen lực ? Viết biểu thức và nêu ý nghĩa các đại lượng ? Câu 4 (1 điểm): Nêu điều kiện cân bằng của 1 vật khi chịu tác dụng của ba lực không song song? II. BÀI TOÁN : Câu 5 (2 điểm): Một ô tô có khối lượng 1 tấn, Chịu tác dụng một lực kéo F1 theo phương ngang và bắt đầu chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0.5 m/s2, biết hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường luôn bằng 0,05 trong quá trình ô tô chuyển động , lấy g = 10m/s2. a/ Tính độ lớn lực kéo F1 và quãng đường ô tô đi được sau 10 giây. b/ Sau 10 giây nói trên đột ngột tác dụng lên ô tô một lực F2 theo phương thẳng đứng và vẫn giữ nguyên lực F1 như hình vẽ. Xác định độ lớn lực F2 để xe chuyển động thẳng đều. Còn tiếp  Trang 1
  2. Câu 6 (1 điểm): Từ độ cao h so với mặt đất, một vật được ném theo phương ngang với vận tốc ban 2 đầu V0= 10m/s, nhận thấy tầm ném xa cực đại của vật là L= 20m , lấy gia tốc rơi tự do g=10m/s . a/ Hỏi vật được ném từ độ cao h có giá trị bao nhiêu so với mặt đất ? b/ Sau 1s kể từ lúc ném, vật có tốc độ là bao nhiêu ? Câu 7 (2 điểm): Xét cơ hệ như hình vẽ : Thanh OA có khối lượng không đáng kể và có thể quay quanh trục O, thanh chỉ chịu tác dụng của hai lực F1 và F2 . Gọi là góc hợp bởi lực F2 với thanh AO , biết độ lớn lực F1 = 120 N và chiều dài đoạn OA = 2OB . Hãy tính độ lớn lực F2 để thanh cân bằng theo phương thẳng đứng trong các trường hợp sau: 0 a/ F2 vuông góc với thanh AO ( = 90 ) 0 b/ F2 hợp với thanh AO một góc = 60 -HẾT- (Học sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm) Họ và tên học sinh: SBD: Trang 2
  3. ĐÁP ÁN KIỂM TRA HK1 KHỐI 10 Câu 1(1,5 điểm): phát biểu: Công thức: (0,5đX2) Giải thích: vì r tăng nên Fhd hoặc gia tốc g giảm (0,5đ) Câu 2(1,0 điểm): phát biểu: .(0,5đ) Công thức: .nêu được 2 ý nghĩa (0,25đx2) Áp dụng (0,5 điểm): Tính ra K= .(0,25đ) Hoặc thiết lập hai phương trình,Thiết lập .(pt1) Thiết lập .(pt2) Tính ra đáp số l2= .(0,25đ) Câu 3(1,0 điểm): phát biểu: .(0,5đ) Công thức: .nêu được 2 ý nghĩa (0,25đx2) Câu 4( 1,0 điểm): Nêu điều kiện cân bằng (0,25đx2) (0,25đx2) Câu 5 (2 điểm): a/ Định luật II: Fk- Fms= ma và tính được Fk= (0,5X2). Quãng đường: S= 1/2at2= (0,25X2) b/ Tính ra đúng F2= (0,5) Câu 6 (1điểm): a/ Xác định độ cao h= .(0,25X2) b/ Xác định được: .V= .(0,25X2) Câu 7 (2 điểm): a/Áp dụng (1,0đ) Tính ra F2 = . (0,5) Lưu ý: + Ghi rõ tên giáo viên chấm, ghi điểm ra lề trái + Thiếu đơn vị - 0,25 không trừ quá 2 lần + Hạn nộp bài: 16 /12/2019 Trang 1