Đề thi cuối kỳ 1 - Môn: Vật lý - Khối lớp: 10

doc 2 trang hoaithuong97 5190
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi cuối kỳ 1 - Môn: Vật lý - Khối lớp: 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_cuoi_ky_1_mon_vat_ly_khoi_lop_10.doc

Nội dung text: Đề thi cuối kỳ 1 - Môn: Vật lý - Khối lớp: 10

  1. SỞ GIÁO DỤC –ĐÀO TẠO – TP.HCM P/H THPT Lê Thị Hồng Gấm ĐỀ THI CUỐI KỲ 1 Năm học 2019-2020 ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày 16 - 12 - 2019 Môn: VẬT LÝ - Khối lớp: 10 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1. (1,5 điểm) Thế nào là chuyển động thẳng biến đổi đều? Công thức độ lớn của gia tốc của chuyển động biến đổi. Tên gọi và đơn vị các đại lượng trong công thức. Xét dấu gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều. Câu 2. (2 điểm) Phát biểu định luật II Niu-tơn (Newton). Công thức. Tên gọi và đơn vị các đại lượng trong công thức. Một vật chuyển động biến đổi chịu tác dụng của 4 lực ;P ;N Fvà F , mhãys viết phương trình động lực học biểu diễn quy luật chuyển động của vật đó. Câu 3. (1,5 điểm) Cho biết điểm đặt và hướng của lực đàn hồi của lò xo. Phát biểu định luật Hookes (Húc). Công thức. Tên gọi và các đại lượng trong công thức. Câu 4. (1 điểm) Lúc 7 giờ một người đi bộ thẳng đều từ quận 1 sang quận 5 với tốc độ 5 km/h. Nửa giờ sau, một người đi xe đạp đuổi theo thẳng đều với tốc độ 15 km/h. Gốc tọa độ là quận 1, chiều dương hướng từ quận 1 đến quận 5. Gốc thời gian lúc 7 giờ. a) Viết phương trình chuyển động của hai người đó. b) Người di xe đạp đuổi kịp người đi bộ lúc nào? Ở đâu? Câu 5. (3 điểm) Một xe ô tô khối lượng 2,7 tấn đang chạy với vận tốc 54 km/h trên đường ngang thì hãm phanh chuyển động châm dần đều. Hệ số ma sát giữa xe và mặt đường là 0,2. Lấy g = 10m/s2. a) Vẽ hình và chỉ rõ các lực tác dụng lên vật. b) Tìm lực ma sát. c) Gia tốc của xe bằng bao nhiêu? d) Quãng đường xe đi được từ lúc bắt đầu hãm phanh cho đến lúc dừng lại? e) Sau khi hãm phanh 2 s, để xe chuyển động thẳng đều thì lực kéo của động cơ phải bằng bao nhiêu? Vận tốc ô tô lúc đó bằng bao nhiêu? Câu 6. (1 điểm) Treo vật nặng 500g vào lò xo, lò xo dài thêm 5 cm. Lấy g = 10 m/s2. a) Tìm độ cứng của lò xo. b) Nếu treo thêm vật nặng 300g thì lò xo dãn thêm bao nhiêu? Hết
  2. SỞ GIÁO DỤC –ĐÀO TẠO – TP.HCM P/H THPT Lê Thị Hồng Gấm ĐỀ THI CUỐI KỲ 1 Năm học 2019-2020 ĐÁP ÁN Ngày 16 - 12 - 2019 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: VẬT LÝ - Khối lớp: 10 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1. (1,5 điểm) Thế nào là chuyển động thẳng biến đổi đều? 0,5 Công thức độ lớn của gia tốc của chuyển động biến đổi. 0,25 Tên gọi và đơn vị các đại lượng trong công thức. 0,25 Xét dấu gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều. + Chọn chiều dương cùng chiều chuyển động 0,25 + Nhanh dần đều a > 0 và chậm dần đều a < 0 0,25 Câu 2. (2 điểm) Phát biểu định luật II Newton. 1 Công thức. Tên gọi và đơn vị các đại lượng trong công thức. 0,5 Viết được P + N + F + Fms = ma 0,5 Câu 3. (1,5 điểm) Cho biết điểm đặt và hướng của lực đàn hồi của lò xo 2x0,25 Phát biểu định luật Hookes (Húc). 0,5 Công thức. Tên gọi và các đại lượng trong công thức 2x0,25 Câu 4. (1 điểm) x1 = 5t 0,25 x2= 15(t-1) 0,25 - Đuổi kịp lúc 8 giờ 30 tại vị trí cách Quận 1 7,5 km 2 x 0,25 Câu 5. (3 điểm) Chọn chiều dương cùng chiều chuyển động 0,25 a) N Fms (+) P Vẽ đúng + Các lực tác dụng lên vật: chỉ rõ 3 lực 0,5 Theo định luật II Newton: P + N +Fms = m.a 0,25 b) Chiếu (*) lên N : - P + N = 0 N = P = m.g 0,25 Fms = .N = .m.g = 0,2 x 2700 x 10 = 5400 N 0,25 c) Chiếu (*) lên (+): - Fms = ma 0,25 a = - 2 m/s2 0,25 2 2 d) v – v 0 = 2 a s 0,25 2 s = - v 0/2a = 56,25 m 0,25 e) Áp dụng định luật I Newton: F = Fms = 5400 N 0,25 v = v0 + at = 15 + (-2) x 2 = 11 m/s 0,25 Câu 6. (1 điểm) a) Hệ cân bằng: F đh = P 0,25 k. = mg  k = mg/  = 100 N 0,25 b) Tương tự: Fđh = P1 + P2 0,25  = (m1g + m2g)/k = 0,08 m = 8 cm 0,25 Hết