Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường TH, THCS, THPT Anh Quốc

docx 5 trang hoaithuong97 3270
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường TH, THCS, THPT Anh Quốc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_khoi_10_truong_th_thcs_thpt.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường TH, THCS, THPT Anh Quốc

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP.HCM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG TH, THCS VÀ THPT NĂM HỌC 2019 - 2020 ANH QUỐC Môn: VẬT LÝ – Khối: 10 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC (Không kể thời gian giao đề) (Đề gồm 01 trang) Câu 1 (1.5 điểm) Hai người trượt băng đang đứng cạnh nhau. Một người dùng tay đẩy người kia chuyển động về phía trước thì thấy chính mình cũng bị đẩy về phía sau. Hãy giải thích hiện tượng đó bằng một định luật vật lý mà em đã học (phát biểu định luật và nêu công thức). Câu 2 (2.5 điểm) a) Phát biểu định luật vạn vật hấp dẫn. Viết biểu thức. Giải thích ý nghĩa các đại lượng và nêu rõ đơn vị? b) Vận dụng: Tính gia tốc rơi tự do ở độ cao bằng bán kính Trái Đất, cho gia tốc rơi tự do ở gần mặt đất là 10m/s2 ? Câu 3 (1.5 điểm) a) Nêu đặc điểm và công thức tính lực ma sát trượt? b) Nêu 1 ví dụ cho thấy tác dụng có lợi của lực ma sát (nêu rõ tên lực ma sát) và nêu biện pháp để làm tăng tác dụng có lợi của lực ma sát đó ? Câu 4 (2.0 điểm) Một quả bóng được ném ngang với tốc độ 72km/h. Quả bóng rơi xuống đất sau 3 giây. Bỏ qua lực cản của không khí và lấy g = 10m/s2. a) Viết phương trình quỹ đạo của vật rơi? Vẽ hình? b) Tìm độ cao của nơi ném và tầm ném xa của quả bóng? c) Tìm tốc độ của quả bóng ngay khi chạm đất. Câu 5 (2.5 điểm) Một vật có khối lượng 5kg đặt trên mặt phẳng nằm ngang. Vật bắt đầu được kéo đi bởi lực F=25N theo phương ngang. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng là 0,3. Lấy g = 10m/s2. a) Tính gia tốc của vật. b) Quãng đường vật đi được sau 3 giây đầu tiên. c) Sau 3 giây lực kéo ngừng tác dụng. Tính quãng đường vật đi tiếp cho tới khi dừng lại. Hết
  2. - Thí sinh không được sử dụng tài liệu tham khảo trong kì thi. - Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: .Số báo danh: Chữ ký GT 1: .Chữ ký GT 2:
  3. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP.HCM ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM TRƯỜNG TH, THCS VÀ THPT HỌC 2019 - 2020 ANH QUỐC Môn: VẬT LÝ – Khối: 10 Thời gian làm bài: 45 phút ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC (Không kể thời gian giao đề) (Đáp án gồm 02 trang) CÂU NỘI DUNG ĐIỂM 1 Phát biểu định luật III Newton: 0,25đ Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật b 1đ một lực thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều. 0,25đ FAB FBA 2 Phát biểu định luật vạn vật hấp dẫn: 0,5đ -Lực hấp dẫn giữa 2 chất điểm bất kì tỉ lệ thuận với tích khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. 0,5đ m m Hệ thức: F G 1 2 hd r 2 Tên gọi đơn vị: - Fhd: độ lớn của lực hấp dẫn (N) 0,5đ - G=6,67.10-11 (N.m2/kg2): hằng số hấp dẫn - m1, m2: khối lượng hai chất điểm (kg) - r: khoảng cách giữa hai chất điểm (m) Vận dụng: G.M G.M g 10 1đ g 0 2,5m / s 2 h (R h) 2 4R 2 4 4 3 a) Đặc điểm của lực ma sát trượt: 1đ -Xuất hiện ở mặt tiếp xúc của vật trượt trên bề mặt -Có hướng ngược hướng của vận tốc -Có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của áp lực
  4. -Hệ số tỉ lệ giữa độ lớn của lực ma sát trượt và độ lớn của áp lực gọi là hệ số ma sát trượt. Hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào vật liệu tình trạng của hai mặt tiếp xúc và được dùng để tính lực ma sát trượt. Fms N b) Các vật như xe cộ có thể đi lại dễ dàng trên 0,5đ đường là do lực ma sát nghỉ của mặt đường tác dụng vào làm cho các vật đó chuyển động về phía trước. Để làm tăng tác dụng có lợi đó thì bánh xe thường được làm bằng cao su, có các rãnh để tăng ma sát với mặt đường. 4 Tóm tắt: v0 72km / h 20m / s t 3s Giải: a) Vẽ hình 0,5đ Phương trình quỹ đạo: 2 2 0,5đ 1 2 1 x x y gt g. (m) 2 2 v0 80 b) Vì vật rơi từ vị trí thả đến mặt đất nên 1 1 s h g.t 2 .10.32 45m 0,5đ 2 2 L v .t 20.3 60m 0 (0,5) c) Khi chạm đất: v x = v0 = 20 m/s; vy = gt = 10.3 = 0,5đ 30 m/s 2 2 v = vx vy = 1013 m/s 5 Giải: Chọn trục tọa độ Oxy     a. Áp dụng định luật II Newton: F Fms P N 0 0,5đ Chiếu lên chiều dương Oy: N=P=mg 0,25đ Chiếu lên chiều dương Ox: F – Fms = ma 0,25đ 퐹 ― 퐹 a = 푠 0,5đ 0,5đ a = 2 m/s2.
  5. b. Quãng đường vật đi được sau 3 s: s = v t + ½ at2 = 9 m 0 0,25đ c. Vận tốc sau 3 s: v = at = 2.3 = 6 m/s. Khi F = 0 thì – Fms = ma 0,25đ 2  a = - 3 m/s Quãng đường vật đi tiếp tới khi dừng lại: 0 ― 36 s = 2. ( ― 3) = 6m Lưu ý: Học sinh có thể giải bằng các cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa tương ứng với thang điểm của ý và câu đó. Sai đơn vị trừ 0,25điểm và trừ tối đa 0,5 điểm cho mỗi bài toán. HIỆU TRƯỞNG TRỢ LÝ CHUYÊN TỔ TRƯỞNG GIÁO VIÊN RA ĐỀ MÔN Nguyễn Văn Thanh Trần Thị Diệu Thuý Phan Hồng Quân Mạc Thị Diêm