Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường THPT chuyên NK TDTT Nguyễn Thị Định

docx 3 trang hoaithuong97 4080
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường THPT chuyên NK TDTT Nguyễn Thị Định", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_khoi_10_truong_thpt_chuyen_n.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường THPT chuyên NK TDTT Nguyễn Thị Định

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TPHCM Trường THPT chuyên NK TDTT Nguyễn Thị Định ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 – NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN: VẬT LÝ – LỚP 10 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC I. LÝ THUYẾT (5 điểm) Câu 1 (2 điểm): Đặc điểm lực đàn hồi về điểm đặt, hướng và độ lớn? Câu 2 (1.5 điểm): - Phát biểu Định luật I Newton. - Định nghĩa quán tính. Đại lượng nào đặc trưng cho mức quán tính của vật? Tính chất của đại lượng đó? Câu 3 (1.5 điểm): Định nghĩa và viết công thức Moment lực? II. BÀI TẬP (5 điểm) Câu 4: (2đ) Một ô tô khối lượng 1,8 tấn đang chuyển động trên đoạn đường nằm ngang với vận tốc 18km/h thì tăng tốc chuyển động nhanh dần đều. Sau khi đi được quãng đường 200m thì đạt tốc độ 54km/h. Hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là 0,1. Lấy g = 10m/s2. a/ Tính lực phát động của động cơ ô tô? b/ Nếu sau đó tắt máy động cơ ô tô sẽ chuyển động như thế nào? Tính gia tốc lúc này? Câu 5: (1,5đ) Một lò xo có chiều dài tự nhiên 26cm được treo thẳng đứng, đầu trên cố định, đầu dưới treo vật nặng có khối lượng 200g thì lò xo có chiều dài 30cm. Lấy g = 10m/s2. a/ Tính độ cứng của lò xo? b/ Nếu treo thêm vật có khối lượng 300g thì lò xo có chiều dài bao nhiêu? Câu 6: (1,5đ) Thanh AB đồng chất có khối lượng 0,2 kg chịu tác dụng của 3 lực như hình vẽ. Biết 2 AB = 100cm, OA = 60cm, OC = 30cm, F1 = 8N, F3 = 10N, g = 10m/s . Tính độ lớn của lực F 2 để thanh AB cân bằng? 푭 A O B C O 푭 푭 Ghi chú : học sinh phải vẽ hình câu 6 vô bài làm HẾT
  2. Trường THPT chuyên NK TDTT Nguyễn Thị Định ĐÁP ÁN ĐỀ THI KỲ 1 – NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN: VẬT LÝ – KHỐI 10 – BAN CƠ BẢN Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1(2 điểm ) Đặc điểm lực đàn hồi về điểm đặt, hướng và độ lớn? - Điểm đặt: xuất hiện ở cả 2 đầu của lò xo và tác dụng vào các vật tiếp xúc với lò xo, 0,5 đ làm lò xo biến dạng. - Hướng: Khi bị dãn, lực đàn hồi của lò xo hướng vào trong, khi bị nén, lực đàn hồi 0,5 đ của lò xo hướng ra ngoài. + Đối với dây cao su, dây thép khi bị kéo, lực đàn hồi gọi là lực căng. + Đối với các mặt tiếp xúc bị biến dạng khi ép vào nhau thì lực đàn hồi có phương vuông góc với mặt tiếp xúc. - Độ lớn: Định luật Húc: Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ 1,0 đ thuận với độ biến dạng của lò xo: Fdh k  k: độ cứng của lò xo (N/m).    : độ biến dạng (m). 0 Câu 2 (1,5 điểm) : - Phát biểu Định luật I Newton. - Định nghĩa quán tính. Đại lượng nào đặc trưng cho mức quán tính của vật? Tính chất của đại lượng đó? a) Phát biểu Định luật I Newton: - Nếu 1 vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp 0,5 đ lực bằng 0, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. b) Định nghĩa quán tính.Đại lượng nào đặc trưng cho mức quán tính của vật? Tính chất của đại lượng đó? - Quán tính: là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ 0,5 đ lớn. Chuyển động thẳng đều được gọi là chuyển động theo quán tính. - Klượng là đại lượng vô hướng đặc trưng cho mức quán tính của vật. 0,25 đ - Klượng là đại lượng vô hướng, dương và không đổi đối với mỗi vật.Klượng có tính 0,25 đ chất cộng. Câu 3 (1,5 điểm) Định nghĩa và viết công thức Moment lực? - Momen lực đối với 1 trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của 0,5 đ lực và được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó. M = F.d 0,5 đ d: cánh tay đòn (m) 0,5 đ M: (N.m) Câu 4 (2,0 điểm) 1,0 đ a/ F= 2700 ( N) 1,0 đ b / a= -1 m/s2 Câu 5 (1,5 điểm) 0,5 đ
  3. a/ K =50 N/m b / l2 = 36 cm 1,0 đ Câu 6 (1,5 điểm) 0,5 đ OA = 60 cm OB = 40 cm OG = 10 cm OC = 30cm 1,0 đ F2 = 5 (N) LƯU Ý: - Sai 2 lỗi đơn vị - 0,25đ cả bài. - Sai 3 lỗi đơn vị - 0,5đ cả bài. HẾT.