Đề kiểm tra Học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Thiện Kế A (Có đáp án)

docx 4 trang Hùng Thuận 27/05/2022 4030
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Thiện Kế A (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2021_2022.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra Học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Thiện Kế A (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD& ĐT BÌNH XUYÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG TH THIỆN KẾ A MÔN: TIẾNG VIỆT- LỚP 5 Thời gian làm bài: 90 phút Đề chính thức Họ và tên: Lớp: Điểm đọc: Nhận xét Điểm viết: Điểm trung bình: I. Đọc thành tiếng II. Đọc hiểu Đọc đoạn văn sau: Chuột đồng và lúa nếp Hôm ấy, vừa sáng tinh mơ, ông chủ đã dẫn tôi đi săn chuột. Chúng tôi đi qua cánh đồng còn đẫm sương mai. Những bông lúa uốn câu bắt đầu ngả màu vàng, hương lúa dìu dịu quyện cùng mùi bùn thoang thoảng khiến đầu óc tôi them sảng khoái. Đang đi, tôi bỗng thấy một con chuột đồng mập ú từ trong hang chui ra. Tôi lao về phía nó, ông chủ cũng bám sát tôi. Chuột chạy lẹ ghê. Nó phóng như bay và biến mất hút trong đám lúa. Tìm mãi không thấy nó đâu, ông chủ bảo : “Thôi, ta đi đi, Mực ! ” Chúng tôi quay về lối cũ. Ơ kìa, giữa đám lúa nếp trĩu bông nằm ngả rạp bên bờ ruộng, có mấy gié lúa bị cắn đứt ngang, con chuột nọ đang nhẩn nha nhấm nháp từng hạt lúa nếp thơm ngon. Lúc nãy chạy ngang qua đấy, tôi đã nghi nghi. Nhưng mùi hương nếp cái hoa vàng thơm ngát át cả mùi chuột đồng nên tôi đã bỏ qua. Tôi lao tới và kêu lên : “Phen này mày chết nha chuột !” Thấy tôi, nó hốt hoảng nhả ngay gié lúa, cắm đầu chạy hòng thoát thân. Nhưng nó bị ngã vì vướng phải mấy gié lúa nó vừa cắn gục. Tôi lao tới, đứng ngay trước mặt nó. Hình như tôi nghe nó thều thào : “Nếu mình không mình cắn những bông lúa đã che chở cho thì đâu có gặp nạn này !” Phạm Lê Hải Châu Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây: Câu 1: Nhân vật “tôi” trong câu chuyện này là ai ? A. Là chó mực. B. Là ông chủ. C. Là thợ gặt lúa. D. Là nông dân. Câu 2: Các nhân vật đi đâu ? A. Đi dạo. B. Đi thăm lúa C. Đi săn chuột. D. Đi cấy. Câu 3: Vì sao chuột đồng biến mất hút ? A. Vì Mực chạy lạc đường . B. Vì chuột lủi nhanh tronđám lúa. C. Vì chuột chạy vào hang.
  2. D. Vì chuột nấp nhanh vào rạ. Câu 4: Sau đó chuột đồng bị phát hiện vì : A. Chuột cắn gục những bông lúa nếp đã che cho nó. B. Ông chủ chỉ cho Mực cách tìm ra chuột đồng. C. Chuột đồng vấp phải bụi lúa và kêu rất to. D. Chuột có mùi hôi bốc lên từ trong đám lúa. Câu 5: Qua câu chuyện này, tác giả muốn nói điều gì ? A. Chuột là loài vật có hại B. Để bảo vệ lúa phải diệt chuột. C. Vong ân bội nghĩa sẽ có hậu quả xấu D. Chuột đồng là món ăn ngon nhất . Câu 6: Những từ nào trong câu “Nhưng nó bị ngã vì vướng phải mấy gié lúa nó vừa cắn gục.” là quan hệ từ ? A. Vì , vừa. B. Nhưng , vì. C. Nhưng , vì , nó. D. Nhưng , vừa. Câu 7: Trong câu văn “Vì mùi hương nếp cái hoa vàng thơm ngát át mất mùi chuột nên tôi đã bỏ qua.” có cặp quan hệ từ nào ? A. Vì đã B. Nên đã C. Vì nên D. Vì nên tôi Câu 8: Từ trái nghĩa với “thong thả” là : A. Uể oải. B. Từ tốn. C. Vội vã D. An nhàn. Câu 9: Từ in đậm trong dòng nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển ? A. Tôi chuẩn bị ăn sáng . B. Cả nhà em đang ăn tối. C. Mẹ lo bữa ăn cho gia đình. D. Tàu vào cảng ăn than. Câu 10: Tìm 5 từ miêu tả mái tóc của người: Câu 11: Đặt câu có từ “bàn” là đồng âm (Đặt một hoặc hai câu) III. Tập làm văn: Đề bài: “Em hãy tả lại một người thân (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em ) mà em yêu quý.” ( Các em viết vào giấy ô li
  3. THANG ĐIỂM - ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ I MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 5 I. KIỂM TRA ĐỌC: 1. Phần đọc tiếng: 3 điểm - Thời gian : Mỗi HS có thể đọc từ 2 – 3 phút, tùy vào số lượng HS mà GV điều chỉnh cho phù hợp. - Nội dung: GV tự chọn trong số các bài HS đã học trong SGK TV Tập 1/ lớp 4 để yêu cầu HS đọc một đoạn hay cả bài tập đọc. Sau đó đặt một câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc để HS trả lời. * Giáo viên đánh giá cho điểm dựa vào yêu cầu sau: - Đọc (2 điểm): Học sinh đọc thông bài tập đọc đã học, phát âm rõ, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài. - Trả lời câu hỏi (1 điểm): Trả lời đúng đủ câu hỏi mà giáo viên yêu cầu. Lưu ý: Tuỳ theo mức độ đạt được của học sinh mà giáo viên linh hoạt cho điểm cho phù hợp . 2. Đọc hiểu : ( 7 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Đáp án A C B A B B C C D Thang điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,75 0,5 0,5 0,75 Câu 10 (1đ): VD: Óng ả, mượt mà, đen nhánh, mềm mại, đen bóng, hoa râm, muối tiêu, bạc phơ, (Mỗi từ đúng được 0,2đ) Câu 11 (1đ) Đặt đúng nội dung học tập, đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm VD: Mọi người ngồi vào bàn để bàn công việc. II. KIỂM TRA VIẾT ( 10 điểm) 1 . Chính tả (nghe - viết): ( 2 điểm) Thời gian: Khoảng 15 phút Mẹ tôi Con biết không, hồi con còn nhỏ xíu, con bị tai nạn và hỏng mất một bên mắt. Mẹ không thể ngồi yên nhìn con lớn lên mà chỉ có một mắt, mẹ đã cho con một bên mắt của mẹ và mẹ đã bán tất cả những gì có để bác sĩ có thể thay mắt cho con, nhưng chưa bao giờ mẹ hối hận về việc đó. Mẹ rất hãnh diện vì con đã nên người, và mẹ kiêu hãnh vì những gì mẹ đã làm được cho con. Con đã nhìn thấy cả một thế giới mới bằng con mắt của mẹ, thay cho mẹ. (Theo Những hạt giống tâm hồn) * Yêu cầu: - Viết đủ, đúng chính tả, trình bày sạch, đẹp, đều và rõ nét. - Mỗi lỗi chính tả trong bài như: sai, lẫn phụ âm đầu, vần, thanh, không viết
  4. hoa đúng quy định trừ 0,25 điểm. - Lỗi thiếu chữ: Mỗi chữ thiếu trong bài trừ 0,25 điểm * Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, bị trừ 0,5 điểm toàn bài 2. Tập làm văn ( 8 điểm) Khoảng 25 phút - Học sinh viết được bài văn tả người với bố cục rõ ràng: Đủ 3 phần gồm mở bài, thân bài, kết bài. (Khuyến khích những em biết mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng) - Dùng từ chính xác, biết dùng từ gợi tả, biết sử dụng các biện pháp tu từ như só sánh, nhân hóa, khi miêu tả, viết câu đúng ngữ pháp, đúng chính tả. - Mở bài: 1 điểm - Thân bài: 6 điểm - Kết bài: 1 điểm * Lưu ý: Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về cách diễn đạt, chữ viết có thể cho các mức điểm ( GV linh hoạt cho điểm cho phù hợp)