Đề kiểm tra Học kì 1 môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Học kì 1 môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_1_mon_sinh_hoc_lop_12_nam_hoc_2021_2022_c.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra Học kì 1 môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO . ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT Năm học 2021 - 2022 Môn: Sinh học 12 Thời gian làm bài: 45 phút (40 câu trắc nghiệm) Học sinh chọn câu đúng nhất và tô kín một ô tròn tương ứng với phương án trả lời đúng (Từ câu 1 đến câu 30). Đề thi gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm trên 3 trang giấy. Câu 1. Thể đồng hợp là cơ thể mang: A. 2 alen giống nhau của cùng một gen. B. 2 hoặc nhiều alen giống nhau của cùng một gen C. Nnhiều alen khác nhau của cùng một gen. D. 2 hoặc nhiều alen khác nhau của cùng một gen Câu 2. Menden đã tiến hành việc lai phân tích bằng cách : A. Lai giữa hai cơ thể có kiểu hình trội với nhau. B. Lai giữa hai cơ thể thuần chủng khác nhau bởi một cặp tính trạng tương phản. C. Lai giữa cơ thể đồng hợp tử với cơ thể mang kiểu hình lặn. D. Lai giữa cơ thể mang kiểu hình trội chưa biết kiểu gen với cơ thể có kiểu hình lặn. Câu 3. Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tổ hợp tự do. Cá thể có kiểu gen AaBbCc giảm phân bình thường có thể tạo ra? A.16 loại giao tử. B. 2 loại giao tử. C. 4 loại giao tử. D. 8 loại giao tử. Câu 4. Khi cho giao phấn 2 thứ đậu thơm thuần chủng hoa đỏ thẫm và hoa trắng với nhau, F 1 được toàn đậu đỏ thẫm, F 2 thu được 15/16 đỏ : 1/16 trắng. Biết rằng các gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường. Tính trạng trên chịu sự chi phối của quy luật tương tác gen kiểu? A. Át chế hoặc cộng gộp. B.Át chế hoặc bổ trợ. C.Bổ trợ hoặc cộng gộp. D.Cộng gộp Câu 5. Kiểu hình của cơ thể do yếu tố nào quy định? A.Điều kiện môi trường. B. Tthời kỳ sinh trưởng. C.Kiểu gen của cơ thể. D. Kiểu gen tương tác với môi trường. Câu 6. Cặp NST giới tính quy định giới tính nào dưới đây không đúng : A. Ở người : XX – nữ ; XY – nam. B. Ở ruồi giấm : XX – đực ; XY – cái. C. Ở gà : XX – trống ; XY – mái. D. Ở lợn : XX – cái ; XY – đực. Câu 7. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tần số hoán vị gen? A. Tần số hoán vị gen không vượt quá 50%. B. Tần số hoán vị gen luôn bằng 50%. C. Các gen nằm càng gần nhau trên một nhiễm sắc thể thì tần số hoán vị gen càng cao. D. Tần số hoán vị gen lớn hơn 50%. Câu 8. Phép lai sau P: AaBBCCDdEE x AaBBCCDdEE sẽ cho số kiểu gen là? A. 3 B. 9 C. 27 D. 243 Câu 9. Bệnh mù màu (do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên) thường thấy ở nam ít thấy ở nữ vì nam giới? A.Chỉ cần mang 1 gen gây bệnh đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện. B.Cần mang 2 gen gây bệnh đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện. C.Chỉ cần mang 1 gen đã biểu hiện, nữ cần mang 1 gen lặn mới biểu hiện. D.Cần mang 1 gen đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện Câu 10. Hoán vị gen thường nhỏ hơn 50% vì? A.Các gen trong tế bào phần lớn di truyền độc lập hoặc liên kết gen hoàn toàn. B.Các gen trên 1 nhiễm sắc thể có xu hướng chủ yếu là liên kết, nếu có hoán vị gen xảy ra chỉ xảy ra giữa 2 trong 4 crômatit khác nguồn của cặp NST kép tương đồng. C.Chỉ có các gen ở gần nhau hoặc ở xa tâm động mới xảy ra hoán vị gen. D.Hoán vị gen xảy ra còn phụ thuộc vào giới, loài, cá thể.
- Câu 11. Điều KHÔNG đúng về ý nghĩa của định luật Hacđi- Van béc là? A. Các quần thể trong tự nhiên luôn đạt trạng thái cân bằng. B. Giải thích vì sao trong tự nhiên có nhiều quần thể đã duy trì ổn định qua thời gian dài. C. Từ tỉ lệ các loại kiểu hình trong quần thể có thể suy ra tỉ lệ các loại kiểu gen và tần số tương đối của các alen. D. Từ tần số tương đối của các alen có thể dự đoán tỉ lệ các loại kiểu gen và kiểu hình. Câu 12. Thế hệ xuất phát của một quần thể thực vật có 100 % kiểu gen Aa. Sau 4 thế hệ tự thụ phấn, tính theo lí thuyết thì tỉ lệ thể dị hợp Aa trong quần thể là? A.1/4. B. 1/8. C. 1/16. D. 1/32 Câu 13. Trong quần thể Hácđi- vanbéc, có 2 alen A và a, trong đó có 4% kiểu gen aa. Tần số của alenA và alen a trong quần thể đó là: A.0,6A : 0,4 a. B.0,8A : 0,2 a. C.0,84A : 0,16 a. D.0,64A : 0,36 a. Câu 14. Quần thể nào sau đây KHÔNG đạt trạng thái cân bằng theo định luật Hacđi-Vanbec? A. 0,64 AA + 0,32 Aa + 0,04 aa = 1 B. 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa = 1 C. 0,5 AA + 0,3 Aa + 0,2 aa = 1 D. 0,25 AA + 0,5 Aa + 0,25 aa = 1 Câu 15. Kh«ng sö dông c¬ thÓ lai F1 ®Ó nh©n gièng v×? A. DÔ bÞ ®ét biÕn vµ ¶nh hëng xÊu ®Õn ®êi sau. B. Cã ®Æc ®iÓm di truyÒn kh«ng æn ®Þnh. C. TØ lÖ dÞ hîp ë c¬ thÓ lai F1 bÞ gi¶m dÇn qua c¸c thÕ hÖ. D. Đêi sau dÔ ph©n tÝnh. Câu 16. Trong công tác giống, lai tế bào sinh dưỡng được ứng dụng nhằm mục đích? A. Để nhân giống hữu tính ở thực vật. B. Tạo ra cơ thể lai đa bội vì tế bào mang 2 bộ NST của bố và mẹ. C. Tạo ra giống mới mang đặc điểm 2 loài của bố và mẹ. D. Để dung hợp hai cơ thể lưỡng bội Câu 17. §Ó cắt ®o¹n ADN cña tÕ bµo cho và ADN plasmits, ngêi ta sö dông enzym? A. P«lymeraza. B. Ligaza. C. Restictaza. D. Amilaza. Câu 18. Để tạo đồng loạt các con Bò giống tốt có cùng kiểu gen người ta sử dụng phương pháp? A. Nuôi cấy mô, tế bào. B. Nhân bản vô tính. C. Cấy truyền phôi. D. Công nghệ gen. Câu 19. Bệnh nào sau đây là bệnh di truyền phân tử? A. Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm. B. Bệnh ung thư máu. C. Hội chứng Down D. Hội chứng Claiphentor. Câu 20. Nhận định nào sau đây KHÔNG đúng về bệnh di truyền? A. Tất cả bệnh di truyền không thể chữa trị được. B. Nếu phát hiện sớm có thể áp dụng các biện pháp ăn kiêng để hạn chế bệnh. C. Phát hiện bệnh di truyền bằng cách phân tích ADN, nhiễm sắc thể ở tế bào phôi. D. Phát hiện bệnh di truyền bằng phương pháp phân tích chỉ tiêu sinh hóa. Câu 21. Số bộ ba không mã hóa cho các axit amin là? A. 61. B. 3 C. 64. D. 1 Câu 22. Ở sinh vật nhân sơ, điều hòa hoạt động của gen diễn ra chủ yếu ở giai đoạn A. Trước phiên mã. B. Sau dịch mã. C. Phiên mã. D. Dịch mã. Câu 23. Sự thay đổi số lượng nhiễm sắc thể chỉ liên quan đến tất cả các cặp nhiễm sắc thể gọi là? A. Thể lệch bội B. Đa bội thể lẻ. C. Thể đa bội. D. Thể tứ bội Câu 24. Một người nam có 47 nhiễm sắc thể trong đó cặp nhiễm sắc thể giới tính là XXY, người đó bị hội chứng ? A. Tớc nơ. B. Đao. C. Siêu nữ. D. Claiphentơ Câu 25. Các dạng đột biến thể đa bội là ? A. Thể lệch bội và thể đa bội. B. Thể tự đa bội và thể dị đa bội C. Thể đa bội và thể đa nhiễm. D. Thể lệch bội và thể song nhị bội. Câu 26. Theo trình tự từ đầu 5' đến 3' của mạch mã gốc, một gen cấu trúc gồm các vùng trình tự nuclêôtit?
- A. Vùng kết thúc, vùng mã hóa, vùng điều hòa. B. Vùng mã hoá, vùng điều hòa, vùng kết thúc. C. Vùng điều hòa, vùng kết thúc, vùng mã hóa. D. Vùng điều hòa, vùng mã hóa, vùng kết thúc. Câu 27. Một gen sau khi đột biến có chiều dài không đổi nhưng giảm một liên kết hyđrô. Gen này bị đột biến thuộc dạng? A. Mất một cặp A - T. B. Thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X. C. Thêm một cặp A - T. D. Thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T. Câu 28. Ở một loài sinh vật, có bộ NST 2n= 48. Khi quan sát dưới kính hiển vi, người ta thấy trong tế bào dinh dưỡng có 47 NST, đột biến thuộc dạng: A. Thể ba nhiễm B. Thể một nhiễm C. Thể không nhiễm D. Thể bốn kép Câu 29. Một gen có chiều dài 5100A0 và có 3900 liên kết hyđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là? A. A = T = 600 và G = X = 900. B. A = T = 1050 và G = X = 450. C. A = T = G = X = 750. D. A = T = 900 và G = X = 600. 0 0 Câu 30. Một gen có chiều dài 5100 A . Đột biến làm cho gen có chiều dài tăng 3.4 A và số liên kết hiđrô tăng 2. Đột biến thuộc dạng? A. Mất cặp A- T. B. Thêm cặp A-T. C. Mất cặp G –X. D. Thêm cặp G –X HẾT
- ĐÁP ÁN ĐỀ THI Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đ. án A D D D D B A B A B A C B C C Câu 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Đ. án C C C A A B C C D B A D B A B * LƯU Ý: Mỗi câu 0.33 điểm. MA TRẬN Các mức độ nhận thức Tổng Chủ đề Nội dung kiến thức Biết Hiểu Vận cộng dụng - Nêu khái niệm gen, biết được cấu trúc của gen. - Mối liên hệ ADN, ARN và protein. Chương I: - Biết các thành phần operon. Cơ chế di - Đặc điểm của mã di truyền, cơ chế nhân đôi ADN, phiên mã, dịch mã, điều hòa hoạt động của gen. truyền và - Các dạng, nguyên nhân và cơ chế phát sinh các dạng đột biến: đột 5 câu 3 câu 2 câu 10 câu biến dị biến gen, đột biến NST. 33% - Hậu quả và vai trò của các dạng đột biến . - Giải được các bài tập về cấu trúc của gen, phiên mã và dịch mã. Giải được các bài tập về đột biến. SỐ ĐIỂM 1.65 đ 0.99 đ 0.66 đ 3.3 đ - Nội dung các quy di truyền: quy luật phân li và phân li độc lập của Menđen, quy luật liên kết và hoán vị gen, các kiểu tương tác giữa 2 hay nhiều cặp gen không alen. Chương II: - Cơ sở tế bào học và ý nghĩa các quy luật di truyền: quy luật phân Tính qui li, phân li độc lập, liên kết gen và hoán vị gen. luật của - Trình bày, giải thích thí nghiệm và nêu ý nghĩa về di truyền tương tác gen, gen đa hiệu, di truyền liên kết giới tính và di truyền ngoài 5 câu 3 câu 2 câu 10 câu hiện tượng nhân. di truyền - Ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến sự biểu hiện của tính 33% trạng. Đặc điểm của thường biến, mức phản ứng. - Giải thích được sự di truyền các tính trạng theo các quy luật. - Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình. - HS giải được một vài dạng bài tập về quy luật di truyền. SỐ ĐIỂM 1.65 đ 0.99 đ 0.66 đ 3.3 đ - Khái niệm quần thể, quần thể tự phối và quần thể ngẫu phối. - Các đặc trưng di truyền của quần thể. Tính được tần số các alen. Chương - Nêu được sự biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể tự phối qua III: Di các thế hệ. - Phát biểu được nội dung , nêu được ý nghĩa và những điều kiện truyền nghiệm đúng của định luật Hacđi – Vanbec. Quần thể - Xác định cấu trúc quần thể khi ở trạng thái cân bằng. Nội dung và 2 câu 1 câu 1 câu 4 câu 13.2% ý nghĩa định luật Hacđi-Vanbec. - Xác định thành phần kiểu gen của quần thể khi tự phối và ngẫu phối. SỐ ĐIỂM 0.66 đ 0.33 đ 0.3 đ 1.32 đ Chương IV: - Nêu được các nguồn nguyên liệu chọn giống. Ứng dụng di - Biết hiện tượng ưu thế lai, các bước kĩ thuật chuyển gen. - Khái niệm, nguyên tắc và những ứng dụng của công nghệ gen và 2 câu 1 câu 1 câu 4 câu truyền học công nghệ tế bào trong chọn giống. 13.2% Số điểm 0.66 đ 0.33 đ 0.33 đ 1.32 đ
- Các mức độ nhận thức Tổng Chủ đề Nội dung kiến thức Biết Hiểu Vận cộng dụng - Hiểu sơ lược về Di truyền y học, Di truyền y học tư vấn, liệu pháp Chương V: gen. Di truyền - Biết và nêu được nguyên nhân gây một số bệnh và tật di truyền ở người. 1 câu 1 câu 3 câu học người - Các phương pháp nghiên cứu di truyền người. 6.6% - Biện pháp phòng chữa các bệnh di truyền ở người Và nêu được việt bảo vệ vốn gen của loài người. SỐ ĐIỂM 0.3.3 đ 0.33 đ 0.66 đ 15 câu 9 câu 6 câu 30 câu TỔNG SỐ CÂU HỎI 5 điểm 3 điểm 2 đ 10 đ 50% 30% 20%