Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường PTDTBT Tiểu học Nậm Pì (Có ma trận + đáp án)

doc 9 trang Đào Yến 13/05/2024 800
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường PTDTBT Tiểu học Nậm Pì (Có ma trận + đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2023.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường PTDTBT Tiểu học Nậm Pì (Có ma trận + đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT NẬM NHÙN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG PTDTBT TIỂU HỌC NẬM PÌ NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Tiếng Việt- Lớp 5 Thờigian: 40 phút(không kể phát đề) Ngày kiểm tra / /2023 Họ và tên: Lớp: Điểm Bằng chữ Nhận xét bài làm của học sinh I.PHẦN TRẮC NGHIỆM I. Phần đọc, hiểu trả lời câu hỏi I – Kiểm tra đọc: (10 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh. 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm) a. Đọc thầm bài văn sau: Những người bạn tốt A-ri-ôn là một nghệ sĩ nổi tiếng của nước Hi Lạp cổ. Trong một cuộc thi ca hát ở đảo Xi-xin, ông đoạt giải nhất với nhiều tặng vật quý giá. Trên đường trở về kinh đô, đến giữa biển thì đoàn thủy thủ trên chiếc tàu chở ông nổi lòng tham, cướp hết tặng vật và đòi giết A-ri-ôn. Nghệ sĩ xin được hát bài ông yêu thích trước khi chết. Bọn cướp đồng ý, A- ri-ôn đứng trên boong tàu cất tiếng hát, đến đoạn mê say nhất ông nhảy xuống biển. Bọn cướp cho rằng A-ri-ôn đã chết liền dong buồm trở về đất liền. Nhưng những tên cướp đã nhầm. Khi tiếng đàn, tiếng hát của A-ri-ôn vang lên, có một đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ tài ba. Bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn. Chúng đưa ông trở vế đất liền nhanh hơn cả tàu của bọn cướp. A-ri-ôn tâu với vua toàn bộ sự việc nhưng nhà vua không tin, sai giam ông lại. Hai hôm sau, bọn cướp mới về tới đất liền. Vua cho gọi chúng vào gặng hỏi về cuộc hành trình. Chúng bịa chuyện A-ri-ôn ở lại đảo. Đúng lúc đó, A-ri-ôn bước ra. Đám thủy thủ sửng sốt, không tin vào mắt mình. Vua truyền lệnh trị tội bọn cướp và trả tự do cho A-ri-ôn. Sau câu chuyện kì lạ ấy, ở nhiều thành phố Hi Lạp và La Mã đã xuất hiện những đồng tiền khắc hình một con cá heo cõng người trên lưng. Có lẽ đó là đồng tiền được ra đời để ghi lại tình cảm yêu quý con người của loài cá thông minh. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng khoanh tròn và hoàn thành các bài tập sau Câu 1: (0,5 điểm) Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển?
  2. A. Đánh rơi đàn. B. Vì bọn cướp đòi giết ông. C. Đánh nhau với thủy thủ. Câu 2: (0,5 điểm) Khi tiếng đàn, tiếng hát của ông cất lên điều gì đã xảy ra? A. Đàn cá heo bơi đến vây quanh tàu. Để hát cùng ông. B. Tàu bị chìm. C. Đàn cá heo bơi đến vây quanh tàu. Say sưa thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ tài ba. Câu 3: (0,5 điểm) Hành trình có nghĩa là gì? A. Đi du lịch. B. Chuyến đi xa, dài ngày. C. Nghỉ ngơi dài ngày ở một chỗ. Câu 4: (1,0 điểm) Em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào? Câu 5: (0,5 điểm) Trong câu: “Đúng lúc đó, A-ri-ôn bước ra” Bộ phận nào là chủ ngữ A. Bước ra. B. A-ri-ôn. C. Đúng lúc đó. Câu 6: (1,0 điểm) Tìm từ trái nghĩa với từ “phá hoại” và đặt câu với từ vừa tìm được. Từ tìm được: Đặt câu: Câu 7: (0,5 điểm) Từ nào đồng nghĩa với từ “bao la” A. Bát ngát. B. Nho nhỏ. C. Lim dim. Câu 8: (0,5 điểm) Viết tiếp vào chỗ trống từ trái nghĩa với từ in đậm cho hoàn chỉnh câu tục ngữ sau: Một miếng khi đói bằng một gói khi Câu 9: (1,0 điểm) Cách đối xử của đám thuỷ thủ và của đàn cá heo đối với nghệ sĩ A-ri-ôn?: A. Hiền từ thông minh. B. Cá heo là bạn của A-ri-ôn. C. Thủy thủ độc ác. Cá heo thông minh, tốt bụng.
  3. Câu 10: (1,0 điểm) Ý chính của bài văn là gì? A. Ca ngợi sự tài ba của A-ri-ôn. B. Khen ngợi sự thông minh của cá heo. C. Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của loài cá heo với con người. B – Kiểm tra viết: (10 điểm) 1. Chính tả nghe – viết: (3 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh viết bài Bài ca về trái đất. (SGK Tiếng việt 5, tập 1, trang 41). 2. Tập làm văn: (7 điểm) Em hãy Tả một cảnh thiên nhiên ở địa phương mà em thích nhất.
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5: A – Kiểm tra đọc: (10 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) Đánh giá, cho điểm. Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau: a. Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút): 0,5 điểm (Đọc từ trên 1 phút – 2 phút: 0,25 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm) b. Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát: 1 điểm
  5. (Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai 5 tiếng trở lên: 0 điểm) c. Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm (Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 - 3 chỗ: 0,25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm) d. Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm (Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm) * Lưu ý: Đối với những bài tập đọc thuộc thể thơ có yêu cầu học thuộc lòng, giáo viên cho học sinh đọc thuộc lòng theo yêu cầu. 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm) Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập đạt số điểm như sau: Câu 1 2 3 5 7 9 10 Khoanh đúng B D B B A C D Điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 1 điểm 1 điểm Câu 4: (1 điểm) Cá heo là loài cá thông minh, tình nghĩa biết cứu giúp khi người gặp nạn. Câu 6: (1 điểm) Ví dụ giữ gìn, bảo quản. Đặt câu: Ví dụ Bạn An luôn giữ gìn sách vở cẩn thận. Câu 8: (0,5 điểm) No. B – Kiểm tra viết: (10 điểm) 1. Chính tả nghe - viết: (3 điểm) - GV đọc cho HS viết, thời gian HS viết bài khoảng 15 phút. - Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ và đúng theo đoạn văn (thơ) 2 điểm. - Học sinh viết mắc từ 2 lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định): trừ 0,5 điểm. Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, bị trừ 1 điểm toàn bài. 2. Tập làm văn: (7điểm) Đánh giá, cho điểm - Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 7 điểm: + Học sinh viết được một bài văn thể loại theo yêu cầu của đề (có mở bài, than bài, kết bài) một cách mạch lạc, có nội dung phù hợp theo yêu cầu của đề bài. + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. + Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp. - Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm phù hợp với thực tế bài viết. * Bài đạt điểm 7 khi học sinh có sử dụng ít nhất từ 1 đến 2 biện pháp nghệ thuật trong tả cảnh. Lưu ý: Học sinh viết bài tùy theo mức độ mà GV cho điểm đúng theo bài làm của học sinh.
  6. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I MÔN TIẾNG VIỆT 5 TT Chủ đề Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Cộng 1 1. Kiến thức tiếng Số câu 1 2 1 1 5 Việt, văn học Câu số 3 5, 8 7 6
  7. Số điểm 0,5 1 0,5 1 a. Đọc thành Số câu 1 1 tiếng 2 Câu số Số điểm 0,5 Số câu 2 2 1 5 b. Đọc hiểu Câu số 1, 2 4, 9 10 Số điểm 1 2 1 Số câu 1 1 a. Viết Chính tả 3 Câu số B.I Số điểm 3 b. Viết đoạn, Số câu 1 1 bài Câu số B.II Số điểm 7 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh. Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 01 đến tuần 09, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do GV nêu.
  8. Bốc thăm bài đọc - Bài: Thư gửi các học sinh Trang 04 (Đọc từ đầu đến Vậy các em nghĩ sao?) Hỏi: Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác? - Bài: Thư gửi các học sinh Trang 04 (Đọc từ Trong năm học tới đây đến hết bài) Hỏi: Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước? - Bài: Thư gửi các học sinh Trang 04 (Đọc từ Trong năm học tới đây đến hết bài) Hỏi: Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì? - Bài: Nghìn năm văn hiến Trang 15 (Đọc từ đầu đến lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ) Hỏi: Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì? - Bài: Nghìn năm văn hiến Trang 15 (Đọc từ Ngày nay, khách vào thăm Văn Miếu đến hết bài) Hỏi: Bài văn giúp em hiểu điều gì về truyền thống văn hoá Việt Nam? - Bài: Những con sếu bằng giấy Trang 36 (Đọc từ đầu đến chết do nhiễm phóng xạ nguyên tử) Hỏi: Xa-xa-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử khi nào? - Bài: Những con sếu bằng giấy Trang 36 (Đọc từ Khi Hi-rô-si-ma bị ném bom đến khi em mới gấy được 644 con) Hỏi: Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào? - Bài: Những con sếu bằng giấy Trang 36 (Đọc từ Xúc động trước cái chết của em đến hết bài) Hỏi: Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ nguyện vọng hoà bình? - Bài: Những con sếu bằng giấy Trang 36 (Đọc từ Khi Hi-rô-si-ma bị ném bom đến khi em mới gấy được 644 con) Hỏi: Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ tình đoàn kết với Xa-da-cô? - Bài: Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai Trang 54 (Đọc từ Ở nước này, người da trắng đến tự do, dân chủ nào) Hỏi: Dưới chế độ a-pác-thai, người da đen bị đối xử như thế nào? - Bài: Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai Trang 54 (Đọc từ Bất bình với chế độ a-pác-thai đến hết bài) Hỏi: Người dân Nam Phi đã làm gì để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc? - Bài: Tác phẩm của Si-le và tên phát xít Trang 58 (Đọc từ đầu đến “chào ngài”) Hỏi: Câu chuyện xảy ra ở đâu, bao giờ? Tên phát xít nói gì khi gặp những người trên tàu? - Bài: Tác phẩm của Si-le và tên phát xít Trang 58
  9. (Đọc từ Tên sĩ quan lừ mắt đến điềm đạm trả lời) Hỏi: Vì sao tên sĩ quan Đức có thái độ bực tức với ông cụ người Pháp? - Bài: Tác phẩm của Si-le và tên phát xít Trang 58 (Đọc từ Nhận thấy vẻ ngạc nhiên đến hết bài) Hỏi: Lời đáp của ông cụ ở cuối truyện ngụ ý gì? - Bài: Kì diệu rừng xanh Trang 75 (Đọc từ đầu đến lúp xúp dưới chân) Hỏi: Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì? - Bài: Kì diệu rừng xanh Trang 75 (Đọc từ đầu đến lúp xúp dưới chân) Hỏi: Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào? - Bài: Kì diệu rừng xanh Trang 75 (Đọc từ Nắng trưa đã rọi xuống đến không kịp đưa mắt nhìn theo) Hỏi: Những muôn thú trong rừng được miêu tả như thế nào? - Bài: Kì diệu rừng xanh Trang 75 (Đọc từ Sau một hồi len lách mải miết đến hết bài) Hỏi: Vì sao rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rợi”?