Đề kiểm tra Giữa học kì môn Lịch sử Lớp 12 - Trường THPT Bến Tre

docx 4 trang Hùng Thuận 6180
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Giữa học kì môn Lịch sử Lớp 12 - Trường THPT Bến Tre", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_mon_lich_su_lop_12_truong_thpt_ben_t.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra Giữa học kì môn Lịch sử Lớp 12 - Trường THPT Bến Tre

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ TRƯỜNG THPT BẾN TRE Môn: LỊCH SỬ Lớp: 12 Thời gian làm bài: 40 phút; không kể thời gian phát đề Mã đề thi: 132 Câu 1: Sau khi Liên Xô tan rã (1991), quốc gia được kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là A. Phần Lan. B. Liên bang Nga. C. Ba Lan. D. Bungari. Câu 2: Theo quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2-1945), quân đội Mĩ chiếm đóng khu vực nào sau đây? A. Đông Âu. B. Tây Á. C. Tây Đức. D. Đông Beclin Câu 3: Trong giai đoạn 1950-1973, các nước Tây Âu thực hiện chính sách đối ngoại nào sau đây? A. Viện trợ cho tất cả các nước Mĩ Latinh. B. Đa phương hoá hơn nữa quan hệ đối ngoại. C. Liên minh chặt chẽ với Liên Xô. D. Liên minh với các nước Đông Âu. Câu 4: Nội dung nào sau đây là một trong những nhân tố dẫn đến sự phát triển kinh tế của các nước Tây Âu giai đoạn 1950-1975? A. Vai trò quản lí có hiệu quả của Nhà nước. B. Chỉ phải cạnh tranh với các nước châu Á. C. Chỉ phải cạnh tranh với các nước Mĩ Latinh. D. Có sự hợp tác chặt chẽ với Liên Xô. Câu 5: Điểm khác biệt căn bản trong phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX so với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam là gì? A. Hình thức và phương pháp đấu tranh. B. Quy mô, địa bàn và kết quả phong trào. C. Giai cấp lãnh đạo và lực lượng tham gia. D. Tính chất và khuynh hướng cứu nước. Câu 6: Điểm tương đồng trong phát triển kinh tế giữa Liên Xô và Mĩ là: A. Nhờ phát triển kinh tế cả hai nước đều tiên phong trong chinh phục vũ trụ. B. Dù hoàn cảnh khác nhau nhưng cả Mĩ và Liên Xô đều trở thành cường quốc hàng đầu thế giới C. Cả hai nước đều tốn kém, chi nhiều tiền cho chạy đua vũ trang D. Cả hai nước đều là trụ cột của Trật tự thế giới hai cực Ianta, chi hối các quan hệ quốc tế Câu 7: Nguồn gốc sâu xa dẫn đến sự đối đầu căng thẳng giữa hai siêu cường Liên Xô và Mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Mĩ có tiềm lực kinh tế và quân sự muốn làm bá chủ thế giới nhưng Liên Xô cản trở. B. Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc. C. Liên Xô giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc thế giới ảnh hưởng tới tham vọng của Mĩ. D. Các quyết định của hội nghị Ianta chưa làm hài lòng hai cường quốc. Câu 8: Theo “Phương án Maobatton”, Ấn Độ đã bị chia cắt thành những quốc gia nào? A. Bănglađét và Pakixtan. B. Pakixtan và Nepan. C. Ấn Độ và Pakixtan. D. Ấn Độ và Bănglađét. Câu 9: Một trong những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa (diễn ra từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX) là sự ra đời của A. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) B. Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va C. các tổ chức liên kết tài chính quốc tế. Trang 1/4 - Mã đề thi 132
  2. D. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV). Câu 10: Trong quá trình kháng chiến (1858-1862), quan quân triều đình nhà Nguyễn đã để lỡ mất cơ hội nào đánh thắng thực dân Pháp? A. Từ 3-1860, Pháp rút quân đưa sang chiến trường Trung Quốc. B. Sau khi đối phương chiếm được thành Gia Định (2-1859). C. Sau khi kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” thất bại (cuối 1859). D. Khi Na-pô-nê-ông băng hà, nội bộ nước Pháp lục đục (1860). Câu 11: Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các đời tổng thống Mĩ là: A. Xác lập trật tự thế giới mới có lợi cho Mĩ B. Ủng hộ chiến lược “Toàn cầu hóa” C. “ Chủ nghĩa lấp chỗ trống” D. Chuẩn bị tiến hành “ Chiến tranh tổng lực” chống Liên Xô Câu 12: “Hòa bình, trung lập không tham gia bất cứ khối liên minh quân sự hoặc chính trị nào; nhận viện trợ từ mọi phía, không có điều kiện ràng buộc” là đường lối đối ngoại của: A. Ấn Độ (1950-1990) B. Ấn Độ (1990-2000) C. Campuchia (1954-1970) D. Campuchia (1979-1991). Câu 13: Nhận định nào sau đây phản ánh quan hệ giữa Mĩ - Liên Xô (1945 – 1991) là không chính xác? A. Hai bên luôn trong tình trạng bất đồng, căng thẳng. B. Hai bên có nhiều cuộc tiếp xúc từ đầu những năm 70. C. Từ đối đầu đến hòa dịu, chấm dứt Chiến tranh lạnh. D. Hai nước không còn đủ khả năng chạy đua vũ trang. Câu 14: Trong năm 1945, các hội nghị nào của ba cường quốc Đồng minh có những quyết định liên quan đến quân phiệt Nhật ở khu vực Đông Nam Á và Việt Nam? A. Hội nghị Ianta và Hội nghị Pốtxđam. B. Hội nghị Pốtxđam về kí văn bản đầu hàng. C. Hội nghị Ianta và Hội nghị Băngdung. D. Hội nghị Pốtxđam và Hội nghị Hoóc-môn. Câu 15: Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga đã A. lật đổ chính phủ tư sản lâm thời mới ra đời ở Nga. B. lật đổ được chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng. C. cải tổ các Xô viết công nhân - nông dân - binh lính. D. xóa bỏ hết những tàn dư của chế độ cũ ở nước Nga. Câu 16: Nội dung nào sau đây là một trong những yếu tố dẫn đến thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Có phương pháp đấu tranh phù hợp. B. Nhận được viện trợ của tất cả các nước châu Âu. C. Có viện trợ của tất cả các nước Mĩ Latinh. D. Nhận được viện trợ của các nước Đông Dương. Câu 17: Tâm điểm sự đối đầu ở Châu Âu trong Chiến tranh lạnh là: A. Pháp B. Liên Xô C. Hà Lan D. Nước Đức Câu 18: Nội dung nào trong công cuộc đổi mới đất nước ở Việt Nam có điểm tương đồng so với cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc? A. Coi đổi mới chính trị là trọng tâm. B. Kiên trì con đường độc lập, tự chủ, phát triển hòa bình C. Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước tư bản phương Tây. D. Xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Câu 19: Những nội dung nào sau đây là nguồn gốc của cách mạng khoa học - kĩ thuật diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX? Trang 2/4 - Mã đề thi 132
  3. A. Những đòi hỏi của cuộc sống. B. Trật tự đa cực được thiết lập. C. Trật tự hai cực Ianta sụp đổ. D. Mĩ thiết lập trật tự đơn cực Câu 20: Ngày 26/1/1950 sự kiện nổi bật nào diễn ra ở Ấn Độ? A. Ấn Độ đành quyền tự trị. B. Ấn Độ thử thành công bom nguyên tử. C. Ấn Độ phóng thành công vệ tinh nhân tạo . D. Ấn độ tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hòa. Câu 21: Sự kiện nào sau đây diễn ra trong thời kì Chiến tranh lạnh (1947-1989)? A. Chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở một số nước châu Âu. B. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười thắng lợi ở nước Nga. C. Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). D. Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) được kí kết . Câu 22: Sự phát triển kinh tế của Nhật Bản (1973 - 1991) thường xen kẽ với những giai đoạn suy thoái ngắn. Điều này chủ yếu là do A. tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng (1973). B. sự cạnh tranh mạnh mẽ của Trung Quốc và Ấn Độ C. sự cạnh tranh gay gắt của Mỹ và các nước Tây Âu. D. thị trường tiêu thụ hàng hóa đã bị thu hẹp đáng kể. Câu 23: Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. có tốc độ phát triển mạnh mẽ và chiếm hơn 70% sản lượng công nghiệp thế giới. B. bị suy giảm nghiêm trọng do phải chi phí cho sản xuất vũ khí, chạy đua vũ trang. C. phát triển mạnh mẽ, trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn, duy nhất thế giới. D. bị thiệt hại nặng nề về người và của do hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai. Câu 24: Nước khởi đầu cho cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại là: A. Mỹ B. Liên Xô. C. Trung Quốc D. Anh. Câu 25: Một số nước ở Đông Nam Á đã chớp thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền và tuyên bố độc lập vào thời điểm năm 1945 gồm: A. Việt Nam, Philippin và Miến Điện. B. Inđônêxia, Xingapo và Malaixia. C. Việt Nam, Lào và Campuchia. D. Inđônêxia, Việt Nam và Lào. Câu 26: Nội dung nào không phải là nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc? A. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. B. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước. C. Duy trì hòa bình, anh ninh thế giới. D. Bình đẳng chủ quyền giữa các nước và quyền tự quyết của các dân tộc. Câu 27: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một trong những quốc gia ở châu Phi giành được độc lập là: A. Ấn Độ. B. Nhật Bản. C. Trung Quốc. D. Môdămbich. Câu 28: Nhân tố quyết định hàng đầu cho sự phát triển của kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Tác dụng của những cải cách dân chủ. B. Áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật. C. Con người được coi là vốn quý nhất. D. Biết thâm nhập thị trường thế giới. Câu 29: Sự kiện nào sau đây diễn ra trong thời kỳ Chiến tranh lạnh (1947 – 1989) A. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc B. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. C. Tổ chức Hiệp ước Vácsava được thành lập D. Hệ thống Vécxai - Oasinhtơn được thiết lập. Câu 30: Sự kiện lịch sử thế giới nào sau đây có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam thời kì 1919- 1930? A. Liên hợp quốc được thành lập. B. Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật được kí kết. Trang 3/4 - Mã đề thi 132
  4. C. Xu thế toàn cầu hóa xuất hiện. D. Cách mạng tháng Mười Nga thành công. HẾT Trang 4/4 - Mã đề thi 132