Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 8 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Kon Chiêng (Có hướng dẫn chấm)

doc 6 trang binhdn2 23/12/2022 25120
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 8 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Kon Chiêng (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_8_sach_ket_noi_tri.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 8 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Kon Chiêng (Có hướng dẫn chấm)

  1. TRƯỜNG PTDTBT THCS KON KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I CHIÊNG MÔN NGỮ VĂN 8 TỔ XÃ HỘI NĂM HỌC: 2022 - 2023 ( Đề chính thức) Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 Nội dung Mức độ cần đạt Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao thấp Ngữ liệu: Biết sử Nhận biết được tác Xác định được Đoạn trích dụng tình giả, tác phẩm, từ tượng hình, I. Đọc – hoặc văn bản thái thừ tạo phương thức biểu tượng thanh Hiểu Lão Hạc của câu nghi đạt trong đoạn văn Nam Cao vấn và câu cầu khiến Tạo lập văn bản hoàn chỉnh, bày tỏ được những Viết đoạn nhận xét, suy II. Tạo văn cảm nghĩ của cá nhân lập văn nhận về về sự việc, nhân bản nhân vật vật trong câu chuyện, chuyện kể có chiều sâu. Tổng Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 1
  2. Số điểm: 2 Số điểm: 1 Số điểm: 2 Số điểm: 5 DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG GIÁO VIÊN BỘ MÔN Tạ Văn Định Nguyễn Thị Lý Nguyễn Thị Cẩm Giang
  3. TRƯỜNG PTDTBT THCS KON KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I CHIÊNG MÔN NGỮ VĂN 8 TỔ XÃ HỘI NĂM HỌC: 2022 - 2023 ( Đề chính thức) Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh: Lớp : Điểm Lời nhận xét của giáo viên ĐỀ BÀI: Câu 1: (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc ” a. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu nội dung chính của đoạn văn.(1,0 điểm) b. Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh được sử dụng trong đoạn trích trên và nêu tác dụng.( 1,0 điểm) Câu 2 : (1,0 điểm): Cho thông tin “An lau nhà”. Hãy thêm tình thái từ để tạo một câu cầu khiến và môt câu nghi vấn?
  4. Câu 3 : (2,0 điểm): Viết đoạn văn (khoảng 10 câu) theo mô hình diễn dịch với nội dung: Nguyên nhân dẫn tới cái chết của lão Hạc. Câu 4: (5,0 điểm) Tưởng tượng sau một thời gian con trai lão Hạc trở về và có cuộc trò chuyện với ông giáo. Em hãy ghi lại cuộc trò chuyện ấy? HẾT
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2022- 2023 MÔN: NGỮ VĂN 8 Câu 1: (2,0 điểm) a. Đoạn văn trích từ văn bản Lão Hạc của Nam Cao (0,5 điểm) - Nội dung chính của đoạn văn: Bộ mặt đau khổ, đáng thương của lão Hạc khi bán cậu vàng. (0,5 điểm) b. - Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh. (0,5 điểm) + Từ tượng hình: móm mém + Từ tượng thanh: hu hu - Tác dụng: Các từ tượng hình, tượng thanh làm nổi bật hình ảnh, dáng vẻ của lão Hạc – một lão nông già nua, khắc khổ, đang khóc thương khi lỡ đối xử tệ bạc với cậu vàng. (0,5 điểm) Câu 2 : (1,0 điểm): - An lau nhà đi. - An lau nhà chưa? Câu 3: *Yêu cầu kĩ năng: - Đúng hình thức đoạn văn: Lùi vào đầu dòng, chữ đầu viết hoa, kết thúc xuống dòng. - Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, đủ hai thành phần chính, đứng ở đầu đoạn văn. - Diễn đạt lưu loát, đảm bảo số câu văn quy định. *Yêu cầu nội dung: - Tình cảnh đói khổ, túng quẫn đã đẩy lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát, trừng phạt bản thân mình của lão Hạc. (0,5 điểm) - Cái chết tự nguyện này xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, từ lòng tự trọng đáng kính. (0,5 điểm) - Cái chết của lão Hạc giúp chúng ta nhận ra cái chế độ thực dân nửa phong kiến thối nát, cái chế độ thiếu tình người, đẩy người dân đặc biệt là nông dân đến bước đường cùng. (0,5 điểm) - Qua đây, chúng ta thấy số phận cơ cực, đáng thương của người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng 8. (0,5 điểm) Câu 4:
  6. HS có thể có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng cần đảm bảo yêu cầu sau: 1, Mở bài: Giới thiệu được hoàn cảnh trở về của con trai Lão Hạc (0,5đ) 2, Thân bài: - Kể về nội dung cuộc trò chuyện: Xoay quanh cuộc sống neo đơn, cô độc của lão Hạc kể từ sau khi con trai ra đi; kể về nỗi đau đớn, bế tắc của lão (0,5đ) - Kể về tâm trạng và thái độ của người con trong cuộc gặp gỡ với ông Giáo.(1,0đ) - Kể về nỗi ân hận của bản thân: để lại cha già một mình, phải sống trong cô đơn, buồn tủi, chịu cái chết đau đớn (0,5đ) - Rút ra bài học cho mình, lời khuyên (1,0đ) 3, Kết bài: Suy nghĩ của mình sau cuộc trò chuyện với ông giáo (0,5đ) Lưu ý: - Trong quá trình kể phải kết hợp được các yếu tố MT + BC hợp lí, gây ấn tượng.(0,5đ) - Trình bày rõ ràng, mạch lạc, không sai chính tả (0,5đ) DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG GIÁO VIÊN BỘ MÔN Tạ Văn Định Nguyễn Thị Lý Nguyễn Thị Cẩm Giang