Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Nhữ Khê (Có hướng dẫn chấm)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Nhữ Khê (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_k.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Nhữ Khê (Có hướng dẫn chấm)
- PHÒNG GD & ĐT YÊN SƠN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS NHỮ KHÊ NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn KHTN lớp 6 (Thời gian 90 phút không kể thời gian giao đề) I, Mục đích yêu cầu: a, Phạm vi kiến thức: -Kiểm tra kiến thức từ tuần 1- hết tuần 8 theo KHGD môn KHTN b , Mục đích: - GV ra đề để kiểm tra, đánh giá mức độ đạt được về năng lực, phẩm chất của học sinh, căn cứ vào các YCCĐ của chương trình. Từ đó có sự điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng HS - HS tự đánh giá lại quá trình học tập rèn luyện của bản thân để có hướng điều chỉnh phương pháp học tập cho hiệu quả. II. Khung ma trận và đặc tả: a) Khung ma trận - Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì 1 khi kết thúc nội dung chương trình từ tuần 1- tuần 8. - Thời gian làm bài: 90 phút - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận) - Cấu trúc: - Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao - Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm (gồm 16 câu hỏi: nhận biết: 10 câu, thông hiểu: 6 câu), mỗi câu 0,25 điểm - Phần tự luận: 6,0 điểm (Nhận biết: 1,5 điểm; Thông hiểu: 1,5 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm) - Nội dung kiểm tra: 32 tiết 1
- MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN, LỚP 6 - Khung ma trận MỨC ĐỘ Tổng số câu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng điểm Chủ đề (%) Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm 50 2 8 1. Sinh học (16 tiết) 1 4 4 1 (50%) 2,5 1 4 2. Hóa học (8 tiết) 3 1 1 (25%) 2,5 2 4 3. Vật lí (8 tiết) 3 1 1 1 (25%) Tổng câu 1 10 1 6 2 1 5 16 10,0 Tổng điểm 1,5 2,5 1,5 1,5 2,0 0 1,0 0 6,0 4,0 (100%) % điểm số 40% 30% 20% 10% 60% 40% 100% 2
- II. BẢN ĐẶC TẢ Số câu hỏi Câu hỏi Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt TL TN TL TN 1. Sinh học (16 tiết) - Bài 3. Sử – Biết cách sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học. 1 Câu 1 dụng kính Câu lúp. - Nêu được khái niệm tế bào, chức năng của tế bào. 1 1 Câu 2 17 - Bài 4. Sử Nhận biết - Nêu được hình dạng và kích thước của một số loại tế bào. 1 Câu 3 dụng kính hiển vi quang học - Nêu được ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản của tế bào. - Chương V. - Nhận biết được lục lạp là bào quan thực hiện chức năng quang hợp ở cây xanh. 1 Câu 4 Tế bào - Chương VI. - Trình bày được cấu tạo tế bào với 3 thành phần chính (màng tế bào, tế bào chất 1 Câu 5 Từ tế bào đến và nhân tế bào). cơ thể - Trình bày được chức năng của mỗi thành phần chính của tế bào (màng tế bào, chất tế bào, nhân tế bào). - Nhận biết được tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống. - Phân biệt được tế bào động vật, tế bào thực vật; tế bào nhân thực, tế bào nhân sơ thông Thông hiểu qua quan sát hình ảnh. - Dựa vào sơ đồ, nhận biết được sự lớn lên và sinh sản của tế bào (từ 1 tế bào -> 2 1 Câu 6 tế bào -> 4 tế bào -> n tế bào). - Thông qua hình ảnh, nêu được quan hệ từ tế bào hình thành nên mô, cơ quan, hệ 1 Câu 7 cơ quan và cơ thể (từ tế bào đến mô, từ mô đến cơ quan, từ cơ quan đến hệ cơ quan, từ hệ cơ quan đến cơ thể). Từ đó, nêu được các khái niệm mô, cơ quan, hệ 3
- cơ quan, cơ thể. Lấy được các ví dụ minh hoạ. - Nhận biết được cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào thông qua hình ảnh. Lấy được 1 Câu 8 ví dụ minh hoạ (cơ thể đơn bào: vi khuẩn, tảo đơn bào, ; cơ thể đa bào: thực vật, động vật, ). Vận dụng Thực hành quan sát tế bào lớn bằng mắt thường và tế bào nhỏ dưới kính lúp và kính hiển vi quang học. - Thực hành: 1 Câu + Quan sát và vẽ được hình cơ thể đơn bào (tảo, trùng roi, ); 18 + Quan sát và mô tả được các cơ quan cấu tạo cây xanh; + Quan sát mô hình và mô tả được cấu tạo cơ thể người. 2. Vật lí (8 tiết) - Bài 5. Đo – Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thông thường khi học tập môn chiều dài. Khoa học tự nhiên (các dụng cụ đo chiều dài, thể tích, ). - Bài 6. Đo – Biết cách sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học. khối lượng - Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo chiều dài của một Câu Nhận biết 1 - Bài 7. Đo vật. 13 thời gian. - Nêu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo, ước lượng được Câu 1 - Bài 8. Đo chiều dài trong một số trường hợp đơn giản. 14 nhiệt độ - Trình bày được được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo, ước lượng được chiều dài trong một số trường hợp đơn giản. - Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo khối lượng của một Câu 1 vật. 15 - Nêu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo, ước lượng được khối 4
- lượng trong một số trường hợp đơn giản. - Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo thời gian. - Nêu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo, ước lượng được thời gian trong một số trường hợp đơn giản. - Phát biểu được: Nhiệt độ là số đo độ “nóng”, “lạnh” của vật. - Nêu được cách xác định nhiệt độ trong thang nhiệt độ Celsius. - Nêu được sự nở vì nhiệt của chất lỏng được dùng làm cơ sở để đo nhiệt độ. - Nêu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo, ước lượng được nhiệt độ trong một số trường hợp đơn giản. - Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo thể tích. - Nêu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo, ước lượng được thể tích trong một số trường hợp đơn giản. Thông hiểu - Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai một số hiện tượng. - Hiểu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo, ước lượng được khối lượng trong một số trường hợp đơn giản. - Hiểu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo, ước lượng được thời gian trong một số trường hợp đơn giản. - Hiểu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo, ước lượng được Câu 1 nhiệt độ trong một số trường hợp đơn giản. 16 - Hiểu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo, ước lượng được thể tích trong một số trường hợp đơn giản. 5
- - Xác định được giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước. 1 Câu 20 - Dùng thước để chỉ ra một số thao tác sai khi đo chiều dài và nêu được cách khắc phục một số thao tác sai đó. - Đo được chiều dài của một vật bằng thước (thực hiện đúng thao tác, không yêu cầu tìm sai số). Vận dụng - Xác định được giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của cân. - Đo được khối lượng của một vật bằng cân (thực hiện đúng thao tác, không yêu cầu tìm sai số). - Dùng cân để chỉ ra một số thao tác sai khi đo khối lượng và nêu được cách khắc phục một số thao tác sai đó. - Đo được khối lượng của một vật bằng cân (thực hiện đúng thao tác, không yêu cầu tìm sai số). - Dùng đồng hồ để chỉ ra một số thao tác sai khi đo thời gian và nêu được cách khắc phục một số thao tác sai đó. - Đo được thời gian bằng đồng hồ (thực hiện đúng thao tác, không yêu cầu tìm sai số). - Xác định được giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của mỗi loại nhiệt kế. - Đo được nhiệt độ bằng nhiệt kế (thực hiện đúng thao tác, không yêu cầu tìm sai số). - Xác định được giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của bình chia độ. - Dùng bình chia độ để chỉ ra một số thao tác sai khi đo thể tích và nêu được cách 6
- khắc phục một số thao tác sai đó. - Đo được thể tích của một lượng chất lỏng bằng bình chia độ (thực hiện đúng thao tác, không yêu cầu tìm sai số). - Xác định được thể tích của vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn (như hòn đá, đinh ốc ) Vận dụng - Thiết kế được phương án đo đường kính của ống trụ (ống nước, vòi máy nước), cao đường kính các trục hay các viên bi, - Thiết lập được biểu thức quy đổi nhiệt độ từ thang nhiệt độ Celsius sang thang 1 Câu 21 nhiệt độ Fahrenheit, Kelvin và ngược lại. 3. Hóa học (8 tiết) - Bài 1. Giới - Nêu được khái niệm Khoa học tự nhiên. 1 Câu 9 thiệu về Khoa - Trình bày được vai trò của Khoa học tự nhiên trong cuộc sống. học tự nhiên. - Nêu được sự đa dạng của chất (chất có ở xung quanh chúng ta, trong các vật thể Câu - Bài 2. An 1 tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật vô sinh, vật hữu sinh ). 10 toàn trong Nhận biết phòng thực - Nêu được một số tính chất của chất (tính chất vật lí, tính chất hoá học). hành. - Nêu được khái niệm về sự nóng chảy; sự sôi; sự bay hơi; sự ngưng tụ, đông đặc. Câu 1 - Bài 9. Sự đa 11 dạng của chất - Phân biệt được các lĩnh vực Khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu. - Bài 10. Các thể của chất và - Dựa vào các đặc điểm đặc trưng, phân biệt được vật sống và vật không sống. sự chuyển thể - Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành. Câu 1 12 - Đọc và phân biệt được các hình ảnh quy định an toàn phòng thực hành. 7
- Thông hiểu - Nhận ra được vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật vô sinh, vật hữu sinh trong thực tiễn. - Đưa ra được một số ví dụ về một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất. Câu 1 19 - Trình bày được một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất (rắn; lỏng; khí) thông qua quan sát. - Trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể (trạng thái): nóng chảy, đông đặc; bay hơi, ngưng tụ; sôi. - Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển thể (trạng thái) của chất. 8
- III. ĐỀ KIỂM TRA ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 6 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) A. TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Khoanh vào một phương án trả lời đúng trong mỗi câu hỏi sau: Câu 1: Dùng loại kính nào để quan sát được tế bào biểu bì hành tây? A. Kính hiển vi. B. Kính lúp C. Kính lão D. Kính cận Câu 2: Đơn vị cấu tạo nên cơ thể sống gọi là gì? A. Mô. B. Tế bào. C. Biểu bì. D. Bào quan. Câu 3: Nhờ quá trình nào, cơ thể tạo ra được những tế bào mới để thay thế cho những tế bào già, các tế bào chết? A. Sự lớn lên tế bào. B. Sự lớn lên và sinh sản tế bào. C. Sự sinh sản tế bào. D. Sự trao đổi chất với môi trường. Câu 4: Bào quan thực hiện chức năng quang hợp ở cây xanh ? A, ti thể B, lục lạp D, nhân tế bào C, không bào Câu 5: Tế bào được cấu tạo bởi các phần chính nào? A, Màng tế bào, nhân B, Thành tế bào, chất tế bào, ti thể C, Màng tế bào, chất tế bào, nhân D, Thành tế bào, lục lạp, nhân Câu 6: Từ một tế bào ban đầu, sau 3 lần phân chia liên tiếp sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào con? A. 3. B. 6. C. 8. D. 16. Câu 7:: Quan sát một số cơ quan trong hình sau: Trong các cơ quan nêu trên, hệ tiêu hoá gồm các cơ quan nào? 10
- A. 1,2,3 B. 3,6 C. 2,4 D. 5,6 Câu 8: Trong các nhóm sau, nhóm nào gồm toàn cơ thể đơn bào? A. Nấm men, vi khẩn, giun đất. B. Trùng biến hình, nấm men, con bướm. C. Nấm men, vi khuẩn, trùng biến hình. D. Con thỏ, cây hoa mai, “cây” nấm rơm. Câu 9: Khoa học tự nhiên nghiên cứu về lĩnh vực nào dưới đây? A.Các sự vật, hiện tượng tự nhiên. B.Các quy luật tự nhiên. C.Những ảnh hưởng của tự nhiên đến con người và môi trường sống. D. Tất cả các ý trên. Câu 10: Chất có ở đâu? A, Trong cơ thể người, động vật, thực vật B, Trong không khí C, Chất có ở khắp mọi nơi, ở đâu có vật thể ở đó có chất D, Chất chỉ có ở trong đất. Câu 11: Chất chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là: A. Sự ngưng tụ. B. Sự hóa hơi. C. Sự nóng chảy D. Sự đông đặc Câu 12: Biển báo ở hình bên cho chúng ta biết điều gì? A. Chất dễ cháy. B. Chất gây nổ. C. Chất ăn mòn. D. Chất độc Câu 13: Đơn vị nào là đơn vị đo độ dài chính thức của nước ta? A. Mét (m). B. Kilômét (km). C. Centimét (cm). D. Đềximét (dm). Câu 14. Giới hạn đo của một thước là A. chiều dài lớn nhất ghi trên thước. B. chiều dài nhỏ nhất ghi trên thước. C. chiều rộng của thước D. chiều dài giữa hai vạch chia nhỏ nhất trên thước. 11
- Câu 15: Đơn vị đo khối lượng trong hệ đo lường chính thức của nước ta là đơn vị nào sau đây? A. Kilôgam. B. Gam. C. Tấn. D. Tạ. Câu 16: Khi đo nhiều lần một đại lượng mà thu được nhiều giá trị khác nhau, thì giá trị nào sau đây được lấy làm kết quả của phép đo? A. Giá trị trung bình của tất cả các giá trị đo được. B. Giá trị của lần đo cuối cùng. C. Giá trị trung bình của giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất. D. Giá trị được lặp lại nhiều lần nhất. B. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 ĐIỂM) Câu 17 (1,5 điểm): Nêu chức năng các thành phần chính của tế bào. Câu 18 (1,5 điểm): Hệ hô hấp của người gồm các bộ phận, cơ quan nào? Nêu nhiệm vụ của mỗi bộ phận, cơ quan đó? Câu 19 (1,5 điểm): Hãy đưa ra một ví dụ cho mỗi trường hợp sau: a) Chất rắn rất khó nén b) Chất lỏng có khả năng dẫn truyền. c) Chất khí dễ bị nén. Câu 20 (0,5 điểm): Để đo diện tích của một mảnh vườn hình chữ nhật có kích thước 25 x 30 (m). Nếu trong tay em có hai chiếc thước: một thước gấp có giới hạn đo 2m và một thước cuộn có giới hạn đo 20m. Em sẽ dùng thước nào để cho kết quả chính xác hơn? Vì sao? Câu 21 (1,0 điểm): Hãy đổi các nhiệt độ sau: a) 400C = 0F b) 860F = 0C 12
- IV. HƯỚNG DẪN CHẤM HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 I. TNKQ (4,0 điểm): Mỗi câu chọn đáp án đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đ/A A B C B C C B C D C C C A A A A Phần II: Tự luận: (6,0 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 17 - Màng tế bào tham gia vào quá trình trao đổi chất giữa 0,5 điểm (1,5 tế bào với môi trường. điểm) - Tế bào chất là nơi diễn tra các hoạt động sống của tế 0,5 điểm bào. 0,5 điểm - Nhân hoặc vùng nhân là trung tâm điều khiển các hoạt động sống của tế bào. Câu 18 Hệ hô hấp của người gồm các cơ quan và bộ phận sau: 0,5 điểm (1,5 - Mũi: hít, thở, cảm nhận mùi hương 0,5 điểm điểm) - Khí quản: dẫn truyền khí ra vào lá phổi 0,5 điểm - Phổi: 2 lá có tác dụng hấp thu và trao đổi khí Câu 19 Một số ví dụ: (1,5 a) Để một cục đá trên bàn, dùng tay ấn một lực mạnh 0,5 điểm điểm) vào cục đá, cục đá vẫn giữ nguyên hình dạng. b) Khi đổ đầy xăng ở cây xăng vào bình chứa của xe 0,5 điểm máy 0,5 điểm c) Bơm không khí làm căng săm xe máy, xe đạp, sau đó dùng tay ta vẫn nén được săm của xe. (HS có thể lấy ví dụ khác) Câu 20 Dùng thước cuộn sẽ cho kết quả chính xác hơn. 0,25 điểm (0,5 Giải thích: Thước cuộn có giới hạn đo 20 m nên chỉ cần 0,25 điểm điểm) dùng tối đa hai lần đo cho mỗi cạnh của vườn cỏ, còn dùng thước gấp có giới hạn đo 2m thì số lần đo phải nhiều hơn, dẫn đến sai số lớn hơn. Câu 21 a) Ta có 400C = 00C + 400C = 320F + 40.1,80F = 1080F 0,5 điểm (1,0 b) 860F = 320F + 540F = 00C + 54:1,80F = 300C 0,5 điểm điểm) 13
- Nhữ Khê, ngày 16/10/2022 Người ra đề Tổ CM duyệt đề BGH duyệt đề Trần Thuý Nga Nguyễn Quỳnh Trang Nguyễn Thế Sỹ Nguyễn Cao Cường 14
- Họ và tên: Thứ ngày tháng năm 2022 Lớp 6 . BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn : KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 Thời gian làm bài : 90 phút Điểm Lời phê của thầy, cô giáo ĐỀ BÀI A. TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Khoanh vào một phương án trả lời đúng trong mỗi câu hỏi sau: Câu 1: Dùng loại kính nào để quan sát được tế bào biểu bì hành tây? A. Kính hiển vi. B. Kính lúp C. Kính lão D. Kính cận Câu 2: Đơn vị cấu tạo nên cơ thể sống gọi là gì? A. Mô. B. Tế bào. C. Biểu bì. D. Bào quan. Câu 3: Nhờ quá trình nào, cơ thể tạo ra được những tế bào mới để thay thế cho những tế bào già, các tế bào chết? A. Sự lớn lên tế bào. B. Sự lớn lên và sinh sản tế bào. C. Sự sinh sản của tế bào. D. Sự trao đổi chất với môi trường. Câu 4: Bào quan nào thực hiện chức năng quang hợp ở cây xanh? A, ti thể B, Lục lạp (chứa diệp lục) D, nhân tế bào C, không bào Câu 5: Tế bào được cấu tạo bởi các phần chính nào? A, Màng tế bào, nhân B, Thành tế bào, chất tế bào, ti thể C, Màng tế bào, chất tế bào, nhân D, Thành tế bào, lục lạp, nhân Câu 6: Từ một tế bào ban đầu, sau 3 lần phân chia liên tiếp sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào con? A. 3. B. 6. C. 8. D. 16. Câu 7:: Quan sát một số cơ quan trong hình sau: 15
- Trong các cơ quan nêu trên, hệ tiêu hoá gồm các cơ quan nào? A. 1,2,3 B. 3,6 C. 2,4 D. 5,6 Câu 8: Trong các nhóm sau, nhóm nào gồm toàn cơ thể đơn bào? A. Nấm men, vi khẩn, giun đất. B. Trùng biến hình, nấm men, con bướm. C. Nấm men, vi khuẩn, trùng biến hình. D. Con thỏ, cây hoa mai, “cây” nấm rơm. Câu 9: Khoa học tự nhiên nghiên cứu về lĩnh vực nào dưới đây? E. Các sự vật, hiện tượng tự nhiên. F. Các quy luật tự nhiên. G.Những ảnh hưởng của tự nhiên đến con người và môi trường sống. H. Tất cả các ý trên. Câu 10: Chất có ở đâu? A, Trong cơ thể người, động vật, thực vật B, Trong không khí C, Chất có ở khắp mọi nơi, ở đâu có vật thể ở đó có chất D, Chất chỉ có ở trong đất. Câu 11: Chất chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là: A. Sự ngưng tụ. B. Sự hóa hơi. C. Sự nóng chảy D. Sự đông đặc Câu 12: Biển báo ở hình bên cho chúng ta biết điều gì? E. Chất dễ cháy. F. Chất gây nổ. G. Chất ăn mòn. H. Chất độc Câu 13: Đơn vị nào là đơn vị đo độ dài chính thức của nước ta? A. Mét (m). B. Kilômét (km). 16
- C. Centimét (cm). D. Đềximét (dm). Câu 14. Giới hạn đo của một thước là? A. chiều dài lớn nhất ghi trên thước. B. chiều dài nhỏ nhất ghi trên thước. C. chiều rộng của thước D. chiều dài giữa hai vạch chia nhỏ nhất trên thước. Câu 15: Đơn vị đo khối lượng trong hệ đo lường chính thức của nước ta là đơn vị nào sau đây? A. Kilôgam. B. Gam. C. Tấn. D. Tạ. Câu 16: Khi đo nhiều lần một đại lượng mà thu được nhiều giá trị khác nhau, thì giá trị nào sau đây được lấy làm kết quả của phép đo? A. Giá trị trung bình của tất cả các giá trị đo được. B. Giá trị của lần đo cuối cùng. C. Giá trị trung bình của giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất. D. Giá trị được lặp lại nhiều lần nhất. B. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 ĐIỂM) Câu 17 (1,5 điểm): Nêu chức năng các thành phần chính của tế bào. Câu 18 (1,5 điểm): Hệ hô hấp của người gồm các bộ phận, cơ quan nào? Nêu nhiệm vụ của mỗi bộ phận, cơ quan đó? Câu 19 (1,5 điểm): Hãy đưa ra một ví dụ cho mỗi trường hợp sau: a) Chất rắn rất khó nén b) Chất lỏng có khả năng dẫn truyền. c) Chất khí dễ bị nén. Câu 20 (0,5 điểm): Để đo diện tích của một mảnh vườn hình chữ nhật có kích thước 25 x 30 (m). Nếu trong tay em có hai chiếc thước: một thước gấp có giới hạn đo 2m và một thước cuộn có giới hạn đo 20m. Em sẽ dùng thước nào để cho kết quả chính xác hơn? Vì sao? Câu 21 (1,0 điểm): Hãy đổi các nhiệt độ sau: a) 400C = 0F b) 860F = 0C Bài làm (phần tự luận) 17