Đề kiểm tra Giữa học kì 1 môn Hóa học Lớp 11 - Năm học 2021-2022 - Trường GDTX huyện Lục Nam (Có đáp án)

docx 3 trang Hùng Thuận 21/05/2022 5620
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Giữa học kì 1 môn Hóa học Lớp 11 - Năm học 2021-2022 - Trường GDTX huyện Lục Nam (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_mon_hoa_hoc_lop_11_nam_hoc_2021_20.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra Giữa học kì 1 môn Hóa học Lớp 11 - Năm học 2021-2022 - Trường GDTX huyện Lục Nam (Có đáp án)

  1. TRUNG TÂM GDNN-GDTX ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I HUYỆN LỤC NAM NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn: Hóa học – Lớp 11 Thời gian làm bài: 45 phút (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) I. Phần trắc nghiệm (5 điểm) Câu 1 (NB): Câu nào sau đây đúng khi nói về sự điện li? A. Sự điện li là sự hòa tan một chất vào nước thành dung dịch. B. Sự điện li là sự phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện. C. Sự điện li là sự phân li một chất thành ion dương và ion âm khi chất đó tan trong nước hay ở trạng thái nóng chảy. D. Sự điện li thực chất là quá trình oxi hóa - khử. Câu 2 (NB): Chất nào sau đây là chất điện li yếu? A. CH3COOH. B. KCl. C. HNO3. D. H2SO4. Câu 3 (NB): Theo thuyết A-rê-ni-ut, kết luận nào sao đây là đúng? A. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hiđro là axit. B. Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ. C. Một hợp chất có khả năng phân li ra cation H+ trong nước là axit. D. Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH trong thành phần phân tử. Câu 4 (NB): Axít nào sau đây là axit một nấc? A. H3PO4. B. H2CO3. C. HNO3. D. H2SO4. Câu 5 (NB): Môi trường của dung dịch có pH = 2 là A. trung tính. B. bazơ. C. lưỡng tính. D. axit. + - Câu 6 (NB): Cho phản ứng ion thu gọn H + OH →H2O. Phản ứng xảy ra được là vì A. Sản phẩm sau phản ứng có chất khí. B. Sản phẩm sau phản ứng có chất kết tủa. C. Sản phẩm sau phản ứng có chất điện li yếu. D. Sản phẩm sau phản ứng có chất tan. Câu 7 (NB): Trong các hợp chất, nguyên tố nitơ: A. Chỉ có số oxi hoá là -3 và +5. B. Có thể có số oxi hoá từ -4 đến +5. C. Chỉ có số oxi hoá +3 và +5. D. Có thể có các số oxi hoá -3, +1, +2, +3, +4, +5. Câu 8 (NB): Trong phòng thí nghiệm, Nitơ tinh khiết được điều chế từ A. không khí. B. NH3 ,O2. C. NH4NO2. D. Zn và HNO3. Câu 9 (NB): Nhận định đúng về tính chất NH3 là A. Trong phân tử NH3, N chỉ còn 1 electron hóa trị. B. Amoniac là chất khí mùi khai, không màu, nhẹ hơn không khí. C. Amoniac tan nhiều trong nước tạo dung dịch bazơ mạnh. D. Amoniac tác dụng với tất cả các dung dịch muối. Câu 10 (NB): Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế HNO3 từ A. NH3 và O2. B. NaNO2 và H2SO4 đặc. C. NaNO3 và H2SO4 đặc. D. NaNO2 và HCl đặc. Câu 11 (TH): Cho các chất sau tan trong nước: Na2CO3, CH3COOCH3, HCOOH, MgCl2, HF. Số chất điện li mạnh và điện li yếu lần lượt là A. 2; 3. B. 3; 2. C. 1; 4. D. 4; 1. Câu 12 (TH): Trường hợp nào sau đây không dẫn điện được A. KCl rắn, khan. B. nước sông, hồ, ao. C. nước biển. D. dung dịch KCl. Câu 13 (TH): Chất nào sau đây là muối trung hòa A. Fe2(SO4)3. B. NaHCO3. C. KHSO4. D. NaH2PO4. Câu 14 (TH): pH của dung dịch HCl 10-2M là A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 15 (TH): Cho phản ứng sau: FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S. Phương trình ion rút gọn là + 2- A. 2H + S → H2S. 2+ 2- + 2+ B. Fe + S + 2H → Fe + H2S.
  2. + 2+ C. FeS + 2H → Fe + H2S. 2- + 2+ D. Fe + S + 2H → Fe + H2S. Câu 16 (TH): Phản ứng nào sau đây NH3 thể hiện tính khử? A. 4NH3 + 3O2  6H2O + 2N2. B. AlCl3 + 3NH3 + 3H2O Al(OH)3 + 3NH4Cl.  + - C. NH3 + HCl NH4Cl. D. NH3 + H2O  NH4 + OH . Câu 17 (TH): Có thể phân biệt muối amoni với các muối khác bằng cách cho nó tác dụng với dung dịch kiềm, vì khí đó A. thoát ra một chất khí không màu, mùi khai, làm xanh giấy quỳ tím ẩm. B. thoát ra một chất khí màu lục nhạc. C. thoát ra một chất khí màu nâu đỏ, làm xanh giấy quỳ tím ẩm. D. thoát ra chất khí không màu, không mùi. Câu 18 (TH): Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối nào sau đây làm bột nở? A. (NH4)2SO4. B. NH4HCO3. C. NH4NO2. D. CaCO3. Câu 19 (TH): Cho phản ứng: Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO2 + H2O. Tổng hệ số (nguyên, có tỉ lệ tối giản) của các chất là A. 13. B. 14. C. 15. D. 16. Câu 20 (TH): Nhiệt phân muối KNO3 sản phẩm thu được là A. NO2, O2, KNO2. B. O2, KNO2 C. NO2, K, O2. D. NO2, O2, K2O. II. Phần tự luận (5 đểm) Câu 21 (VD): (2 điểm) Hoàn thành phương trình phản ứng dạng phân tử và dạng ion thu gọn a. NH4Cl + NaOH → ? + ? + ? b. Cu + HNO3 loãng → NO + ? + ? Câu 22 (VD): (1 điểm) Tính pH của dung dịch thu được khi trộn 500ml HNO 3 0,001M và 500ml HCl 0,001M. Câu 23 (VD): (1 điểm) Viết phương trình phản ứng thực hiện dãy biến hóa sau (ghi rõ điều kiện nếu có). NH4NO2 → N2 → NH3 Câu 24 (VDC): (1 điểm) Cho 8,3 gam hỗn hợp Al và Fe tác dụng với dung dịch HNO3 đăc nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 13,44 lít khí NO 2 ở đktc. Tính thành phần phần trăm khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp. HẾT
  3. TRUNG TÂM GDNN-GDTX ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I HUYỆN LỤC NAM NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn: Hóa học – Lớp 11 Phần I. Trắc nghiệm (5 điểm) - 20 câu mỗi câu đúng 0.25 điểm Câu 1 C Câu 6 C Câu 11 A Câu 16 A Câu 2 A Câu 7 D Câu 12 A Câu 17 A Câu 3 C Câu 8 C Câu 13 A Câu 18 B Câu 4 C Câu 9 B Câu 14 A Câu 19 B Câu 5 D Câu 10 C Câu 15 C Câu 20 B Phần 2 : Tự Luận (5 điểm) Câu Nội dung trình bày Thang điểm a. NH4Cl + NaOH → NH3 + H2O + NaCl 0.5 + - Câu 1 NH4 + OH → NH3 0.5 (2 điểm) b. 3Cu +8 HNO3 loãng→ 2NO + 3Cu(NO3)2 + 4H2O 0.5 + - 2+ 3Cu + 8H + 2NO3 → 3Cu + 2NO↑ + 4H2O 0.5 n HNO3 = 0,5×0,001= 0,0005 (mol) nHCl = 0,5×0,001= 0,0005 (mol) + - HNO3 → H + NO3 0.25 0,0005 0,0005 (mol) + - Câu 2 HCl → H + Cl 0.25 (1 điểm) 0,0005 0,0005 (mol) Khi trộn 2 dung dịch axit: nH+ = 0,0005 + 0,0005= 0,001 (mol) 0.25 + -3 → [H ] = 0,001/1 = 10 (M) → pH = 3 0.25 o NH4NO2 t N2 + H2O Câu 3 0.5 to, P, xt (1 điểm) N2 + 3H2 2NH3 (Nếu thiếu điều kiện hoặc cân bằng sai trừ 0,25 điểm) 0.5 Gọi x, y lần lượt là số mol Al và Fe trong hỗn hợp. Ta có: mAl + mFe = 27x + 56y = 8,3 (g) (1) n NO2 = 13,44/22,4 = 0,6 (mol) PTHH: Al + 6 HNO3(đ,n) → Al(NO3)3 + 3 NO2 + 3 H2O 0.25 x 3x (mol) Câu 4 Fe + 6 HNO3(đ,n) → Fe(NO3)3 + 3 NO2 + 3 H2O 0.25 (1 điểm) y 3y (mol) n Theo PT: NO2 = 3x + 3y = 0,6 (mol) (2) Từ (1) và (2) ta có: x = y = 0,1 (mol) → mAl = 0,1 × 27 = 2,7 (g) → %mAl = (2,7/8,3) × 100 = 32,53% 0.25 → %mAl = 100% - 32,53% = 67,47% 0.25 (Nếu HS làm bài tập theo phương án khác mà đúng thì vẫn cho điểm tối đa)