Đề kiểm tra định kì Giữa học kì 2 môn Tiếng Việt Khối 5 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

docx 6 trang Hùng Thuận 27/05/2022 3080
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì Giữa học kì 2 môn Tiếng Việt Khối 5 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_dinh_ki_giua_hoc_ki_2_mon_tieng_viet_khoi_5_nam.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra định kì Giữa học kì 2 môn Tiếng Việt Khối 5 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. MA TRẬN RA ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT GIỮA HỌC KÌ II LỚP 5, NĂM HỌC: 2021 - 2022 Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Chủ đề TT (20%) (20%) (30%) (30%) Tổng Mạch KT, KN TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc hiểu Số câu 2 2 2 6 1 văn bản Câu số 1,2 3,4 5,6 Số điểm 1,0 1,0 2,0 4 Số câu 1 1 1 1 4 Kiến thức 2 Câu số 7 8 9 10 Tiếng Việt Số điểm 0,5 1,0 0,5 1,0 3 Số câu 3 3 1 3 10 Tổng Số điểm 1,5 2,0 0,5 3,0 7
  2. MA TRẬN NỘI DUNG VỀ ĐỌC HIỂU VÀ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT LỚP 5 Mức Mức MẠCH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG Số câu, Mức 2 Mức 3 Tổng số điểm 1 4 Đọc hiểu văn bản - Xác định được nhân vật, hình ảnh, chi tiết trong bài đọc; nêu đúng ý nghĩa của hình Số câu 2 2 2 5 ảnh, chi tiết đó. - Hiểu đọc ý chính của đoạn, bài. - Giải thích được những chi tiết đơn giản trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin đơn giản từ bài học. - Nhận xét đơn giản một số hình ảnh, nhân Số điểm 1,0 1,0 2,0 4,0 vật hoặc chi tiết trong bài đọc, liên hệ chi tiết trong bài với thực tiễn để rút ra bài học đơn giản. Kiến thức tiếng Việt - Hiểu và sử dụng được một số từ ngữ Số câu 1 1 2 5 thuộc các chủ đề đã học. - Nhận biết được câu ghép, quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép, cách liên kết các câu, đoạn văn, Số điểm 0,5 1,0 1,5 3,0 Số câu 3 3 2 10 Tổng Số điểm 1,5 2,0 3,5 7,0
  3. ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2021– 2022 MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 5 – Thời gian làm bài: 50 phút Họ và tên: . . Lớp: . Trường TH&THCS Quỳnh Diễn Điểm Lời nhận xét của giáo viên I. Đọc hiểu, từ và câu: (7 điểm) Lời hứa Một hôm, tôi vào công viên, đem theo một quyển sách hay rồi cứ thế mải mê đọc. Đến lúc ngoài phố đã lác đác lên đèn, tôi mới đứng dậy bước ra cổng. Bỗng dưng tôi dừng lại. Sau bụi cây, tôi nghe tiếng một em nhỏ đang khóc. Tôi bước lại gần và hỏi : - Này em, em làm sao thế ? Em ngẩng đầu nhìn tôi, đáp : - Em, em không sao ạ. - Thế vì sao em khóc ? Em đi về thôi ! Trời tối rồi, công viên sắp đóng cửa đấy. - Em không thể về được. - Tại sao vậy ? Em ốm phải không ? - Dạ, em không ốm mà em là lính gác. - Sao lại là lánh gác ? Gác gì ? - Ô, thế anh không hiểu hay sao ? Rồi em kể : - Em đang ngồi trên ghế ở công viên thì các bạn đến rủ : “Muốn chơi đánh trận giả không?”. Em trả lời : “Có”. Thế là cùng chơi. Một bạn lớn nhất bảo: “ Cậu là trung sĩ nhé”. Bạn ấy tự nhận mình là nguyên soái, dẫn em đến đây rồi ra lệnh : “Đây là kho thuốc súng của chúng ta. Cậu đứng gác cho đến khi có người đến thay”. Bạn ấy lại bảo : “Cậu hãy hứa là không bỏ đi cơ !”. Em trả lời : “Xin hứa”. - Rồi sao nữa ? – Tôi hỏi. - Thế đấy ! Em đứng gác cho tới bây giờ. Chắc các bạn ấy đi rồi và quên cử người đến thay. - Thế em còn đứng đây làm gì nữa ? - Tại em đã hứa. Theo L.Pan-tê-lê-ép Câu 1 : Em nhỏ được bạn lớn nhất phân công làm nhiệm vụ gì ?M1 (0,5đ) a. Đứng gác nhà nguyên soái. b. Đứng gác cổng doanh trại. c. Đứng gác kho thuốc súng. d. Đứng gác kho lương thực. Câu 2 : Vì sao bạn nhỏ không đi về nhà khi công viên sắp đóng cửa ?M1 (0,5đ) a. Vì bị ốm không thể đi được. b. Vì muốn giữ lời hứa với các bạn. c. Vì thấy trời tối không thể về được. d. Vì em thích chơi trò chơi trận giả. Câu 3 : Em nhỏ nghĩ gì khi không có ai đến thay mình đứng gác ?M2 (0,5đ) a. Các bạn đã đi và quên cử người thay. b. Các bạn còn mải chơi, quên cử người thay. c. Không có bạn nào muốn làm lính gác. d. Các bạn sợ trời tối, công viên đóng cửa.
  4. Câu 4 : Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì ?M2 (0,5đ) a. Không nên tiếp tục giữ lời hứa khi trời tối. b. Giữ đúng lời hứa là nhiệm vụ của lính gác. c. Giữ đúng lời hứa là một đức tính đáng quý. d. Không nên chơi đánh trận giả ở công viên. Câu 5 : Em hãy viết hai câu kiểu: “Ai là gì?” để giới thiệu hoặc nhận xét về em nhỏ trong câu chuyện trên. M3 (1đ) Câu 6 : Một người bạn hứa sẽ cho em mượn cuốn truyện rất hay nhưng đã mấy lần quên không thực hiện. Nếu viết cho bạn 2 -3 câu nhắc nhở, em sẽ viết như thế nào ?M3 (1đ) Câu 7 : Dòng nào dưới đây kể đúng các dấu câu được dùng trong câu chuyện “Lời hứa” ? M1 (0,5đ) a. Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang. b. Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu ngoặc đơn. c. Dấu hấm, dấu phẩy, dấu chẩm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu ngoặc đơn, dấu gạch ngang. d. Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chám than, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang. Câu 8 : Điền từ thích hợp (công dân, công chúng, công bằng, công diễn) vào chỗ trồng trong câu : M2 (1,0đ) a. Cha mẹ đối xử rất với con cái. b. Trước pháp luật, mọi đều bình đẳng. c. Vở kịch lần đầu được tại Hà Nội. d. Tác phẩm ấy được đông đảo hoan nghênh. Câu 9 : Câu nào sau đây là câu ghép : M3 (0,5 điểm) a. Mỗi loại hoa đều có một vẻ đẹp, một ý nghĩa riêng. b. Tuy tôi chỉ nở vào mùa xuân nhưng đó là mở đầu của một năm, mang lại cho con người sự sung túc, may mắn. c. Các loài hoa không ai chịu nhường ai, nhao nhao lên tiếng. d. Ngày Tết, chẳng nhà nào có thể thiếu hoa đào. Câu 10 : Viết thêm quan hệ từ và vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản : M3 (1,0 điểm) a. Tuy trời đã trưa b. nhưng cây cối vẫn xanh tốt. II. Tập làm văn (10 điểm): Hãy tả một đồ vật hoặc một món quà có ý nghĩa sâu sắc với em. (8 điểm dành cho bài viết, 2 điểm dành cho chữ viết và trình bày)
  5. Đáp án Tiếng Việt Câu 1 2 3 4 7 9 Đáp án c b a c a b Câu 5 : Em hãy viết hai câu kiểu: “Ai là gì?” để giới thiệu hoặc nhận xét về em nhỏ trong câu chuyện trên. M3 (1đ) - Chú bé là một người biết giữ đúng lời hứa. - Cậu bé là người can đảm. Câu 6 : Một người bạn hứa sẽ cho em mượn cuốn truyện rất hay nhưng đã mấy lần quên không thực hiện. Nếu viết cho bạn 2 -3 câu nhắc nhở, em sẽ viết như thế nào ? Cậu hôm trước hứa cho tớ mượn quyển truyện. Mai cậu đưa đi cho tớ mượn nhé. Cậu đừng quên nữa nhé. Câu 8 : Điền từ thích hợp (công dân, công chúng, công bằng, công diễn) vào chỗ trồng trong câu : e. Cha mẹ đối xử rất công bằng với con cái. f. Trước pháp luật, mọi công dân đều bình đẳng. g. Vở kịch lần đầu được công diễn tại Hà Nội. h. Tác phẩm ấy được đông đảo công chúng hoan nghênh. Câu 10 : Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản : c. Tuy trời đã trưa nhưng mẹ em vẫn cấy lúa trên đồng. d. Tuy hạn hán kéo dài nhưng cây cối vẫn xanh tốt.