Đề kiểm tra định kì Giữa học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Cổ Loa

doc 5 trang Hùng Thuận 25/05/2022 2840
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì Giữa học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Cổ Loa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ki_giua_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_5_nam_h.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra định kì Giữa học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Cổ Loa

  1. Trường tiểu học PHIẾU KIỂM TRA ĐỊNH KÌ – GIỮA HỌC KÌ I CỔ LOA NĂM HỌC 2019 – 2020 MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 5 Điểm KIỂM TRA ĐỌC ( Đọc thành tiếng ) . 5đ Giáo viên kiểm tra Họ tên học sinh: 1/ . Lớp: Ngày: 2/ . II. ĐỌC THÀNH TIẾNG (Thời gian : 1 phút ) - GV kiểm tra học sinh đọc thành tiếng các đoạn văn, thơ trên khoảng 100 chữ và trả lời 01 câu hỏi về nội dung có liên quan đến đoạn đọc. - Học sinh bốc thăm và trả lời câu hỏi về nội dung các bài tập đọc trong sách TV5 /T1 sau : Bài : “ Quang cảnh làng mạc ngày mùa ” trang 10 Bài : “ Những con sếu bằng giấy ” trang 36, 37 Bài : “ Một chuyên gia máy xúc ” trang 45, 46 Bài : “ Những người bạn tốt ” trang 64, 65 Bài : “ Trước cổng trời ” trang 80, 81 Tiêu chuẩn cho điểm đọc Điểm 1. Đọc rõ ràng, rành mạch, đúng tiếng, đúng từ, lưu loát /2đ 2. Đọc ngắt nghỉ hơi đúng giọng đọc diễn cảm phù hợp với nội dung bài /1đ 3. Cường độ, tốc độ đọc đạt yêu cầu (khoảng 100 tiếng/1 phút) /1đ 4. Trả lời đúng ý câu hỏi của giáo viên /1đ Cộng: đ Hướng dẫn kiểm tra 1/ Đọc sai 1  4 tiếng : 1,5 điểm; 5 8 tiếng : 1điểm; 9 12 tiếng : 0,5 điểm; trên 12 tiếng : 0 điểm; đọc ngập ngừng trừ 0,5 điểm. 2/ Ngắt hoặc nghỉ hơi sai mỗi lần : trừ 0,5 điểm. 3/ Đọc vượt 1 phút : trừ 0,5 điểm. Đọc nhỏ, lí nhí : trừ 0,5 điểm. 4/ Tư thế không tự nhiên, thoải mái : trừ 0,5 điểm; cầm sách không đúng quy cách, không đúng tầm : trừ 0,5 điểm. 5/ Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng : trừ 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được : 0 điểm 1
  2. BÀI ĐỌC HIỂU: NGƯỜI MẸ VĨ ĐẠI Mẹ của Carl là một người bị què, đi lại tập tễnh. Khi Carl còn nhỏ, ngày nào mẹ cũng đưa Carl đi học rồi lại đón Carl về nhà. Nhưng càng về sau, Carl không muốn mẹ đưa đón mình đi học nữa. Cậu thấy xấu hổ về mẹ trước mặt các bạn. Một hôm Carl hỏi bố: - Bố ơi, sao bố lại chọn người vợ bị què? Nếu bố lấy người khác thì tốt biết bao Bố nghiêm khắc hỏi Carl: - Carl, con đang chê mẹ con, đúng không? Carl trả lời bố một cách thẳng thắn: - Mẹ làm con không ngẩng đầu trước mặt các bạn được. Con thấy rất xấu hổ. Bố rất tức giận: - Con có biết là mẹ đã sinh con hai lần không? Hồi con còn nhỏ, con đi ra đường không chịu để ý trước sau. Lúc ấy, một chiếc xe tải lao tới, mẹ con không màng nguy hiểm chạy ra ôm lấy con. Vì thế mà chân mẹ mới như bây giờ. Carl im lặng không biết nói gì. Bố nói: - Mẹ con sợ sau khi con biết chuyện sẽ tự trách mình nên không cho bố nói với con. Vậy mà con lại chê mẹ con Carl òa khóc và ôm lấy bố: - Bố ơi, con sai rồi Con thấy thật tự hào vì mình có một người mẹ vĩ đại như thế. (Ngọc Khanh sưu tầm, biên soạn) 2
  3. ĐỌC THẦM: (25 phút) Em đọc thầm bài “Người mẹ vĩ đại” để làm các bài tập sau: (Từ câu 1 đến câu 4, câu 6 đến câu 8 bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất ) / 0,5 điểm 1/ Ngoại hình của mẹ Carl có gì đặc biệt? a. Bà thấp bé, đi đứng không vững. b. Bà cao lênh khênh. c. Bà bị què, đi lại tập tễnh. d. Bà bị què, đi phải chống gậy. / 0,5 điểm 2/ Cảm giác của Carl khi mẹ đưa đón cậu đi học? a. hãnh diện. b. xấu hổ. c. hạnh phúc. d. mắc cỡ. / 0,5 điểm 3/ Khi Carl nói chuyện với bố về mẹ, bố cậu đã tỏ thái độ như thế nào? a. tức giận và kể lại lí do khiến mẹ bị què cho Carl. b. trách mắng Carl. c. đồng tình với Carl. d. khuyên bảo Carl phải yêu thương mẹ vì mẹ đã hi sinh cho Carl. / 0,5 điểm 4/ Vì sao bố của Carl lại nói rằng mẹ Carl đã sinh cậu hai lần? a. Bố nói thế để Carl không còn thấy xấu hổ về mẹ. b. Vì mẹ sinh Carl khó hơn gấp hai lần những đứa trẻ khác. c. Vì bố muốn Carl phải tự hào về mẹ. d. Vì một lần mẹ chịu đau đớn sinh ra Carl, một lần khác mẹ lại hi sinh bản thân để cứu cậu khỏi tai nạn. / 0,5 điểm 5/ Qua bài “Người mẹ vĩ đại”, em cần làm gì để trở thành người con hiếu thảo? . . . . 6/ Thành ngữ nào không nói về vẻ đẹp kì vĩ của thiên nhiên? / 0,5 điểm a. Non xanh nước biếc. b. Sớm nắng chiều mưa. c. Giang sơn gấm vóc. d. Non nước hữu tình. / 0,5 điểm 7/ Trong mỗi nhóm từ dưới đây, dòng nào có các từ đều là từ đồng nghĩa? a. bao la, mênh mông, ngan ngát, bất tận, thênh thang. b. hun hút, vời vợi, tít mù, thăm thẳm, hoăm hoắm. c. bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang, thẳng cánh cò bay. d. sâu hoắm, vời vợi, thăm thẳm, vòi vọi, hun hút. 3
  4. / 0,5 điểm 8/ Trong các dòng sau, dòng nào có nhiều cặp từ trái nghĩa nhất? a. Tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại. b. Chân cứng đá mềm. c. Hẹp nhà rộng bụng. d. Đi thưa về trình. / 0,5 điểm 9/ Câu văn “Mẹ con không màng nguy hiểm chạy ra ôm lấy con.”. Từ “ chạy” dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? . / 0,5 điểm 10/ Em hãy đặt câu với từ đồng âm “đường” trong câu “Con đi ra đường không chịu để ý trước sau.”? . / 5 điểm I – CHÍNH TẢ (Nghe - viết) – Thời gian : 15 phút Bài viết : “Mưa rào” (Sách Tiếng Việt 5/tập I trang 31; 32), học sinh viết tựa bài và đoạn từ “Một buổi mái phên nứa.” cùng với tên tác giả. 4
  5. ./5 điểm II.TẬP LÀM VĂN (40 phút) Đề bài : Em hãy viết bài văn tả cảnh đẹp của vùng sông nước mà em biết. 5