Đề kiểm tra định kì Cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Tân Hội A

doc 3 trang Hùng Thuận 5850
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì Cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Tân Hội A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_nam_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra định kì Cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Tân Hội A

  1. PHÒNG GD – ĐT ĐAN PHƯỢNG KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN HỘI A MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 5 Năm học 2020 - 2021 (Thời gian làm phần đọc thầm và kiểm tra viết:80 phút) Họ và tên: Lớp 5 . Điểm đọc: Điểm viết: Giáo viên coi Giáo viên chấm Phụ huynh (Họ tên, chữ ký) (Họ tên, chữ ký) (Họ tên, chữ ký) Điểm chung: Nhận xét: PHẦN A: KIỂM TRA KĨ NĂNG ĐỌC VÀ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (10điểm) I. Đọc thành tiếng (3điểm) 1. Hình thức kiểm tra: Học sinh bắt thăm phiếu để chọn bài đọc do giáo viên chuẩn bị. 2. Nội dung kiểm tra: Học sinh đọc một đoạn văn hoặc một đoạn thơ khoảng 120 đến 130 tiếng trong các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 34, sau đó trả lời 1 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn vừa đọc. II. Đọc thầm và trả lời câu hỏi (7điểm) HAI MẸ CON Lần đầu mẹ đưa Phương vào lớp 1, cô giáo yêu cầu mẹ kí tên vào sổ, mẹ bẽn lẽn nói: “Tôi không biết chữ!” Phương thương mẹ quá! Nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách kí tên. Sáng nào mẹ cũng đưa Phương đến lớp. Bữa đó, đi ngang qua đoạn đường vắng giữa cánh đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường. Mẹ nói: “Tội nghiệp cụ sống một mình.” Rồi mẹ bảo Phương giúp mẹ một tay đỡ cụ lên, chở vào bệnh viện. Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi. Phương ấp úng không dám nói, trong đầu nó nghĩ: Lỗi tại mẹ! Nó lo bị nêu tên trong tiết chào cờ đầu tuần, bởi vì vi phạm nội quy. Nó thấy giận mẹ. Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy. Mẹ dịu dàng dỗ dành. Phương vừa khóc vừa kể lại chuyện. Mẹ nói : “Không sao đâu con, để ngày mai mẹ xin lỗi cô giáo." Hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp. Chờ cô giáo tới, mẹ nói điều gì với cô, cô cười và gật đầu. Tiết chào cờ đầu tuần đã đến. Phương giật thót mình khi nghe cô hiệu trưởng nhắc tên mình : "Em Trần Thanh Phương Em còn nhỏ mà đã biết giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn Việc tốt của em Phương đáng được tuyên dương". Tiếng vỗ tay làm Phương bừng tỉnh. Mọi con mắt đổ dồn về phía nó. Nó cúi gầm mặt xuống, cảm thấy ngượng nghịu và xấu hổ. Vậy mà nó đã giận mẹ ! (Theo: Nguyễn Thị Hoan) Dựa vào nội dung bài đọc khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng và hoàn thành các bài tập sau: 1. Điều gì khiến Phương rất thương mẹ? a. Mẹ đã đưa Phương đi học.
  2. b. Mẹ không biết chữ c Cả hai ý trên 2. Vì sao sau buổi đi học muộn, Phương cảm thấy giận mẹ? a. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị xấu hổ. b. Vì Phương nghĩ rằng mẹ đã làm mất thời gian của Phương. c. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị vi phạm nội quy. 3. Theo em,vì sao khi được tuyên dương về việc giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn Phương lại cảm thấy “ngượng nghịu và xấu hổ”? a. Vì Phương nghĩ đó là thành tích của mẹ. b. Vì Phương thấy mọi con mắt đổ dồn về phía nó. c. Vì Phương trót nghĩ sai về mẹ và đã giận mẹ. 4. Câu tục ngữ nào dưới đây nói về ý nghĩa hành động của hai mẹ con Phương? a. Thương người như thể thương thân. b. Con cái khôn ngoan vẻ vang cha mẹ. c. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. 5. Nếu em là Phương trong câu chuyện trên, em sẽ nói gì với mẹ ? 6. Các câu“Phương cúi gầm mặt xuống, cảm thấy ngượng nghịu và xấu hổ. Vậy mà nó đã giận mẹ!” liên kết với nhau bằng cách nào? a. Lặp từ ngữ; thay thế từ ngữ. b. Thay thế từ ngữ; dùng từ ngữ nối. c. Lặp từ ngữ; thay thế từ ngữ; dùng từ ngữ nối. 7. Cho các câu văn: Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy. Mẹ dỗ dành nhưng Phương vần khóc. Hãy xác định và ghi lại các từ loại sau: Đại từ: Quan hệ từ: 8. Dấu phẩy trong câu: ‘‘Nó cúi gầm mặt xuống, cảm thấy ngượng nghịu và xấu hổ.” có tác dụng gì? a. Ngăn cách các vế trong câu ghép. b. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. c. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. 9. Câu nào sau đây không phải câu ghép? a. Bữa đó, đi ngang qua đoạn đường vắng giữa cánh đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường. b. Chờ cô giáo tới, mẹ nói điều gì với cô, cô cười và gật đầu. c. Hôm ấy, Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi. 10. Cho câu văn: Trên đường tới trường, mẹ và Phương thấy cụ Tám nằm ngất bên đường, hai mẹ con đỡ cụ lên rồi cho vào bệnh viện. Hãy xác định và ghi lại trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của câu văn trên: Trạng ngữ: Chủ ngữ: Vị ngữ:
  3. PHẦN B : KIỂM TRA KĨ NĂNG VIẾT CHÍNH TẢ VÀ VIẾT VĂN (10điểm) 1. Chính tả (nghe - viết) (4điểm) Bài “Chim hoạ mi hót” (SGK TV5 – Tập II – Trang 123) đoạn: “Chiều nào cũng vậy rủ xuống cỏ cây.” 2. Tập làm văn (6điểm) Đề bài: Hãy tả một cảnh đẹp ở quê hương đã để lại ấn tượng cho em.