Đề kiểm tra Cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 5 - Trường Tiểu học Tân Hội B

doc 3 trang Hùng Thuận 5730
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 5 - Trường Tiểu học Tân Hội B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_nam_mon_tieng_viet_lop_5_truong_tieu_hoc_ta.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra Cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 5 - Trường Tiểu học Tân Hội B

  1. PHÒNG GD- ĐT ĐAN PHƯỢNG KIỂM TRA CUỐI NĂM TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN HỘI B MÔN TIẾNG VIỆT- LỚP 5 Thời gian làm bài: 80 phút (Đối với phần đọc thầm và làm bài tập + Phần B) Họ và tên: nam ( nữ) Lớp 5 Điểm: Giáo viên coi Giáo viên chấm Nhận ( Họ tên, chữ kí) (Họ tên, chữ ký) xét: GV1: GV2: PHẦN A: KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I- Đọc thành tiếng: (3 điểm ) Yêu cầu học sinh bắt thăm phiếu rồi đọc 1 đoạn văn hoặc thơ khoảng 120 tiếng trong các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 35; trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn vừa đọc. II- Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm ) PHÉP MÀU Một bé gái tám tuổi nghe cha mẹ nói chuyện về đứa em trai. Cô hiểu rằng em mình đang bị bệnh nặng, bố mẹ không còn tiền, cần có một cuộc phẫu thuật tốn kém mới cứu sống được em trai. Bố nói với mẹ bằng giọng tuyệt vọng: “Chỉ có phép màu mới cứu sống được con”. Nghe vậy, cô bé vào phòng mình, lấy ra một con heo đất. Em dốc hết vài đống tiền lẻ và đếm cẩn thận. Em đến hiệu thuốc gần đó và đặt số tiền mình có lên quầy. Người bán thuốc hỏi: “Cháu cần gì?” Cô bé trả lời: “Em của cháu bệnh rất nặng, cháu muốn mua phép màu.” - Cháu bảo sao? Người bán thuốc hỏi lại. - Em cháu bị mắc bệnh, chỉ có phép màu mới cứu được. Phép màu giá bao nhiêu ạ? - Để chữa khỏi bệnh phải cần nhiều tiền cháu ạ. Người bán hàng ái ngại, cảm thông. - Cháu có tiền trả mà. Nếu không đủ, cháu sẽ cố tìm thêm. Một vị khách đứng đó. Sau khi nghe câu chuyện, ông cúi xuống hỏi cô bé: “Em cháu cần loại phép màu gì?” - Cháu cũng không biết nữa. Cô bé rơm rớm nước mắt: “Nhưng em cháu rất cần phép màu đó. Nó bị bệnh nặng.” Cháu có bao nhiêu? Vị khách hỏi. Cô bé trả lời : “ Hơn một đô la ạ” Người đàn ông mỉm cười: “Ồ! Vừa đủ cho giá của phép màu”. Một tay ông cầm tiền, tay kia nắm tay em và nói: “Dẫn bác về nhà cháu nhé, bác muốn gặp em trai và cha mẹ cháu, để xem bác có loại phép màu mà em cháu cần không?” Người đàn ông đó là Bác sĩ phẫu thuật tài năng. Ca mổ đã thành công. Mẹ cô bé thì thầm: “Mọi chuyện diễn ra kỳ lạ như có phép màu. Thật là vô giá!”. Cô bé mỉm cười rạng rỡ, phép màu giá hơn một đô la, cùng niềm tin chân thành của em và lòng tốt của bác sĩ. Niềm tin, sự chân thành và lòng tốt của con người có thể khiến phép màu xảy ra! (Hạt giống tâm hồn)
  2. *Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng và làm bài tập sau: 1. Gia đình cô bé gặp phải điều gì không may? A. Em trai bị bệnh nặng, bố mẹ không có tiền phẫu thuật. B. Bệnh của em trai cô bé không thể cứu được. C. Cô bé chỉ có vài đồng tiền lẻ được lấy ra từ con heo đất. 2. Mong muốn em trai khỏi bệnh, cô bé đã làm gì ? A. Lấy tiền dành dụm từ con lợn đất đưa cho bố mẹ. B. Lấy tiền từ con lợn đất đến hiệu thuốc hỏi mua phép màu. C. Lấy tiền từ con lợn đất đi mua thuốc cho em trai. 3. Ai đã cứu chữa cho em trai cô bé? A. Bố mẹ cô bé đã có nhiều tiền để chữa bệnh cho em trai cô. B. Người bán thuốc đã bán cho cô bé phép màu. C. Vị bác sĩ phẫu thuật tài năng cô bé gặp ở cửa hàng bán thuốc. 4. Ý nghĩa của câu chuyện phép màu là gì? A. Niềm tin, sự chân thành và lòng tốt của con người có thể khiến phép màu xảy ra. B. Một đô la có thể mua được phép màu. C. Tiền bạc không thể mua được phép màu. 5. Em có suy nghĩ gì khi đọc xong câu chuyện này? 6. Trong câu nào dưới đây, từ “ nặng”được dùng với nghĩa gốc? A. Em của cháu bệnh rất nặng. B. Hòn đá to, hòn đá nặng. C. Chúng mình không nên nặng lời với nhau. 7. Dấu phảy trong câu: “Niềm tin, sự chân thành và lòng tốt của con người có thể khiến phép màu xảy ra.” Có tác dụng gì? A. Ngăn cách các vế câu. B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. C. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. 8. Hai câu: “ Một bé gái tám tuổi nghe cha mẹ nói chuyện về đứa em trai. Cô hiểu rằng em mình đang bị bệnh nặng, cần có một cuộc phẫu thuật tốn kém mới cứu sống được em trai.” được liên kết với nhau bằng cách nào? A. Lặp từ và thay thế từ ngữ. B. Lặp từ và dùng từ ngữ nối. C. Thay thế từ ngữ và dùng từ ngữ nối. 9. Bộ phận chủ ngữ trong câu: “Người đàn ông đó là một bác sĩ phẫu thuật tài năng.”là: A. Người đàn ông đó B. Người đàn ông C. Bác sĩ
  3. 10. Theo em, tình tiết bất ngờ gây xúc động trong câu chuyện là gì ? PHẦN B: KIỂM TRA VIẾT ( 10 điểm) I. Chính tả: (Nghe - viết) (4 điểm) Bài: Cây gạo ngoài bến sông. ( đoạn Ngoài bãi bồi đẹp lạ kì) ( SGK TV5- Tập 2- trang 166) II. Tập làm văn (6 điểm) Đề bài: Ai cũng đã từng ngắm nhìn một dòng sông, một cánh đồng, một triền đê của làng quê thân thuộc. Những cảnh vật của cuộc sống thanh bình ấy đã để lại trong mỗi chúng ta những ấn tượng khó quên. Em hãy tả lại một trong những cảnh vật đó.