Đề kiểm tra Cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Bình Đức (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Bình Đức (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2021.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra Cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Bình Đức (Có đáp án)
- Trường: TH&THCS Bình Đức ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Lớp: 5/ Năm học: 2021- 2022 Họ và tên: . Môn thi: Tiếng Việt - Lớp 5 Thời gian: 40 phút Ngày thi: / / 2022 Điểm thi Nhận xét của giáo viên A.Kiểm tra đọc: (10 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) Bài 1: Một vụ đắm tàu (TV5 tập 2, trang 108 – 109). Bài 2: Tà áo dài Việt Nam (TV5 tập 2, trang 122 – 123). Bài 3: Công việc đầu tiên (TV5 tập 2, trang 126 -127). Bài 4: Út Vịnh (TV5 tập 2, trang 136 – 137). Bài 5: Lớp học trên đường (TV5 tập 2, trang 153 – 154). 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm) Đọc bài và trả lời câu hỏi: Công việc đầu tiên Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng, đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi: - Út có dám rải truyền đơn không? Tôi vừa mừng vừa lo, nói: - Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ! Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc: - Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì. Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sáng, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ. Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá !”. Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm. Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen: - Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ ! Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba: - Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh ! Theo HỒI KÍ CỦA BÀ NGUYỄN THỊ ĐỊNH
- Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây: Câu 1: Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì? (M1) a. Lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn. b. Rải truyền đơn. c. Hoạt động tình báo. d. Cả ba việc trên Câu 2: Chị Út đã nghĩ cách gì để rải hết truyền đơn? (M1) a. Chị giả đi bán cá như mọi hôm. b. Tay chị bê rổ cá. c. Không lo vì đã quen với công việc này rồi d. Khoảng ba giờ sáng, giả đi bán cá như mọi hôm, bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Chị rảo bước, truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Câu 3: Chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên? (M2) a. Đêm đó chị ngủ yên. b. Đêm đó chị ngủ cho đến sáng. c. Chị thấy bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó ngủ không yên, chị dậy từ nửa đêm ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. d. Chị sợ công việc không hoàn thành. Câu 4: Vì sao chị Út muốn được thoát li? (M2) a. Vì chị ham hoạt động, muốn làm được nhiều việc. b. Vì chị yêu nước, ham hoạt động, muốn làm nhiều việc cho cách mạng. c. Vì chị muốn đóng góp công sức của mình cho cách mạng. d. Vì chị muốn được tự do. Câu 5: Bài văn trên thuộc chủ đề nào? Nói đến ai? Em hãy điền vào chổ trống: (M3) a. b. Câu 6: Em hãy nêu nội dung chính của bài văn trên.(M3) Câu 7: Nhóm từ nào có tiếng “truyền” có nghĩa là trao lại cho người khác? (M2) a. Truyền nghề, truyền thống. b. Truyền bá, truyền hình. c. Truyền nhiễm, truyền máu. d. Truyền tin , truyền tụng. Câu 8: Dấu phẩy trong câu: “Tôi rảo bước, truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất” có tác dụng gì? (M3) a. Ngăn cách các bộ phận cùng chủ ngữ. b. Ngăn cách các bộ phận cùng vị ngữ. c. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. d. Ngăn cách các vế trong câu ghép.
- Câu 9: Điền vế câu vào chỗ trống để những dòng sau thành câu ghép. (M3) a. Gió thổi ù ù, b. Nếu trời mưa to . Câu 10: Đặt hai câu ghép có cặp quan hệ từ: Vì nên ; Tuy nhưng .(M4) B.Kiểm tra viết: (10 điểm) 1. Chính tả nghe – viết (2điểm) (Khoảng 20 phút) 2. Tập làm văn: (8 điểm) (khoảng 35 phút) Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng, tình cảm tốt đẹp.
- B. Kiểm tra viết (10 điểm) 1. Chính tả nghe - viết (2 đ) (khoảng 20 phút) Bài: Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực Nguyễn Trung Trực sinh ra trong một gia đình làm nghề chài lưới trên sông Vàm Cỏ. Năm 23 tuổi, ông lãnh đạo cuộc nổi dậy ở phủ Tân An, nay thuộc tỉnh Long An. Đội quân khởi nghĩa do ông chỉ huy đã lập nên nhiều chiến công vang dội khắp vùng Tây Nam Bộ. Bị giặc bắt và đưa ra hành hình, ông khảng khái trả lời viên thống đốc Nam Kì: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” 2. Tập làm văn (8đ) (khoảng 35 phút) Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng, tình cảm tốt đẹp.
- HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT – KHỐI 5 NĂM HỌC: 2021- 2022 A.I. Đọc thành tiếng: (1 điểm) - Đọc đúng tiếng, đúng từ và trả lời đúng câu hỏi đạt 1 điểm. - Đọc sai từ 5 đến 6 từ: 0,5điểm; đọc sai 6 từ trở lên: 0 điểm. - Trả lời sai câu hỏi hoặc không trả lời được câu hỏi trừ 0,5 điểm. A.II. Đọc thầm và làm bài tập: (4điểm) Câu 1: b (0,5 điểm) Câu 2: d (0,5 điểm) Câu 3: c (0,5 điểm) Câu 4: b (0,5 điểm) Câu 5: HS nêu đúng được 2 ý đạt 1 điểm. a. Bài văn này thuộc chủ đề: Nam và nữ. b. Nói đến bà Nguyễn Thị Định. Câu 6: HS nêu được nội dung của bài đạt 1 điểm. Bài văn nói lên nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng. Câu 7: a (0,5 điểm) Câu 8: d (0,5 điểm) Câu 9: HS điền thêm một vế câu để tạo thành câu ghép mỗi câu đạt 0,5điểm. a. Gió thổi ù ù, cây cối nghiêng ngả. b. Nếu trời mưa to thì em về nhà muộn. Hoặc vế câu khác đúng. Câu 10: HS đặt câu đúng, mỗi câu đạt 0,5 điểm a.Vì trời mưa nên đường trơn. b. Tuy nhà xa nhưng Minh vẫn đi học đúng giờ. Hoặc câu khác đúng. B. Bài kiểm tra viết: 1.Chính Tả : (2 điểm ) - Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp; 1 điểm. - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm - Viết sai 6 lỗi trừ 0,5đ. - Viết sai 7 lỗi trừ 1đ. 2. Tập làm văn : (8 điểm) Đảm bảo các yêu cầu sau: 1.1.Mở bài: (1 điểm) - Giới thiệu về người được tả. + Tên cô giáo, dạy em năm lớp mấy? Cô để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp. 2.1. Thân bài : (4 điểm)
- a. Tả ngoại hình của cô giáo (màu da, mái tóc, đôi mắt, dáng người, nụ cười giọng nói ) (1,5đ) b. Tả hoạt động của cô giáo (khi giảng bài, khi chấm bài, khi hướng dẫn học sinh đi dã ngoại, khi chăm sóc học sinh ) (1,5đ) Tính tình, cử chỉ, thói quen, cách cư xử đối với những người xung quanh. (1đ) 3.3. Kết bài : (1 điểm) - Ảnh hưởng của cô giáo đối với em. - Tình cảm của em đối với cô giáo. 4. Chữ viết, chính tả đúng và đẹp. (0,5 điểm). 5. Dùng từ, đặt câu đúng và hay (0,5 điểm). 6. Bài văn có sáng tạo (1 điểm).
- I/ PHẦN VIẾT CHÍNH TẢ (5điểm). -Giáo viên đọc cho học sinh viết chính tả trong khoảng 15 phút. Bài VIẾT: TRÍ DŨNG SONG TOÀN Thấy sứ thần Việt Nam dám lấy việc quân đội cả ba triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại, vua Minh giận quá, sai người ám hại ông. Thi hài Giang Văn Minh được đưa về nước. Vua Lê Thần Tông đến tận linh cữu ông, khóc rằng: - Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ. Điếu văn của vua Lê còn có câu: “Ai cũng sống, sống như ông, thật đáng sống. Ai cũng chết, chết như ông, chết như sống.” II/ TẬP LÀM VĂN (5điểm). Đề bài: Hãy tả một người bạn thân của em ở trường. ĐÁP ÁN I/ CHÍNH TẢ: (5 điểm). -Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả (5điểm). - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, dấu thanh không. viết hoa đúng qui định) trừ 0,5 điểm. Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách kiểu chữ, hoặc trình bày bẩn bị trừ 1 điểm toàn bài. II/ TẬP LÀM VĂn: (5điểm). • Đánh giá cho điểm: 1. Mở bài: Giới thiệu người định tả, là ai ? Quen biết trong trường hợp nào? (0,75 điểm). 2. Thân bài: a) Tả ngoại hình đặc điểm về tầm vóc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng (2 điểm). b) Tả tính tình, hoạt động (lời nói, cử chỉ thói quen, cách cư xử với người khác (1,5 điểm). 3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người mà em được tả. (0,75 điểm). Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức độ điểm như sau: 4,5- 4- 3,5- 3- 2,5- 2- 1,5- 1- 0,5