Đề kiểm tra Cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Khối 5 (Có đáp án)

docx 6 trang Hùng Thuận 27/05/2022 6472
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Khối 5 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_mon_tieng_viet_khoi_5_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra Cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Khối 5 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 Họ và tên: === A. Phần đọc I. Đọc hiểu và trả lời câu hỏi Điều kì diệu của mùa đông Cây Bàng cuối phố xòe ra tán cây rộng như một cái ô xanh, đẹp như bàn tay trẻ con, vẫy đùa trong gió. Nó vừa nở những bông hoa trắng xanh, nhỏ li ti như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá. Lá Non hỏi cây mẹ: - Con có thể thành hoa không hả mẹ? - Ồ không ! - Cây Bàng đu đưa tán lá - Con là lá xanh của mẹ, con làm nên tán cây che nắng cho người. - Nhưng con thích màu đỏ rực cơ! - Mỗi vật có một sắc màu và ý nghĩa riêng con ạ. Lá Non im lặng, nó thầm mong hoá thành chiếc lá đỏ. Mong ước của Lá Non, Cây Bàng biết. Dòng nhựa theo cành chảy vào lá, vào quả, vào hoa giúp cây thấu hiểu hết. Cây Bàng lặng lẽ thu hết những chùm nắng hè chói chang vào thân mình, có lúc, cây cảm thấy như sắp bốc cháy. Rễ cây vội đâm sâu vào lòng đất tìm mạch nước mát hối hả đưa lên lá cành. Cây Bàng mong làm nên điều kì diệu Thu đến. Muôn lá cây chuyển sang sắc vàng. Cây Bàng cần mẫn truyền lên những chiếc lá nguồn sống chắt chiu từ nắng lửa mùa hè và dòng nước ngọt của lòng đất. Thân cây sạm màu, khô cứng, gốc sần sùi, nứt nẻ Đông tới. Cây cối trơ cành, rụng lá. Mưa phùn mang cái lạnh thấu xương Nhưng kia! Một màu đỏ rực rỡ bừng lên trên cây Bàng: mỗi chiếc lá như một cánh hoa đỏ màu nắng mang trong mình dòng nước mát ngọt từ lòng đất. - Mẹ ơi! - Chiếc lá thầm thì điều gì đó với Cây Bàng. (Theo Quỳnh Trâm) Đọc thầm bài “Điều kì diệu của mùa đông” , chọn đáp án đúng (A, B, C, D) ghi ra giấy hoặc trả lời ngắn. Câu 1 (0,5 đ). Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng: Hoa bàng màu trắng xanh, nhỏ li ti, trông như lấp ló sau chùm lá. Câu 2 (0,5 đ). Lá Non thầm mong ước điều gì ? A. Hoá thành một chiếc lá vàng. B. Hoá thành một bông hoa đỏ rực. C. Hoá thành bông hoa bàng. D. Hoá thành một chiếc lá đỏ. Câu 3 (0,5 đ). Theo em, sắc đỏ của mỗi chiếc lá bàng mùa đông được tạo bởi những gì? A. Những tán lá bàng xanh che nắng cho bao người. B. Mưa phùn và sương sớm, cái lạnh thấu xương của mùa đông. C. Những chùm nắng hè chói chang và dòng nước mát ngọt trong lòng đất. D. Những bông hoa trắng xanh, ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá. Câu 4 (0,5 đ). Từ có thể thay thế từ hối hả trong câu "Rễ cây vội đâm sâu vào lòng đất tìm mạch nước mát hối hả đưa lên lá cành." là: A. vội vã
  2. B. lo lắng C. chậm rãi D. mát mẻ Câu 5 (0,5 đ). Em hiểu từ chắt chiu trong câu "Cây Bàng cần mẫn truyền lên những chiếc lá nguồn sống chắt chiu từ nắng lửa mùa hè và dòng nước ngọt của lòng đất." như thế nào? A. Để dành được rất nhiều. B. Dành dụm cẩn thận từng tí một. C. Cho đi từng chút, từng chút. D. Để dành và mang cho đi. Câu 6 (0,5 đ). Dấu gạch ngang trong bài có tác dụng gì? A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại. B. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại và phần chú thích. C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê và đánh dấu phần chú thích. D. Đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt. Câu 7 (0,5 đ). Bộ phận chủ ngữ trong câu “Lá Non im lặng, nó thầm mong hoá thành chiếc lá đỏ.” là: A. Lá Non. B. Lá non im lặng. C. Lá Non, nó. D. Lá Non, nó thầm mong. Câu 8 (0,5 đ). Trong câu “Thân cây sạm màu, khô cứng, gốc sần sùi, nứt nẻ.”, dấu phẩy thứ hai có tác dụng gì? A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. B. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. C. Ngăn cách các vế trong câu ghép. D. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu và ngăn cách các vế trong câu ghép. Câu 9 (1 đ). Đặt 1 câu trong đó có từ đồng âm với từ “ngọt” trong câu “Một màu đỏ rực rỡ bừng lên trên cây Bàng: mỗi chiếc lá như một cánh hoa đỏ màu nắng mang trong mình dòng nước mát ngọt từ lòng đất ”. Gạch chân dưới từ đồng âm đó. Câu 10 (1 điểm). Hai câu “Cây Bàng cuối phố xòe ra tán cây rộng như một cái ô xanh, đẹp như bàn tay trẻ con, vẫy đùa trong gió. Nó vừa nở những bông hoa trắng xanh, nhỏ li ti như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá. ” được liên kết với nhau bằng cách nào? Hãy chỉ rõ.
  3. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 Họ và tên: === A. KIỂM TRA ĐỌC. I. Đọc thành tiếng (3 điểm): GV kiểm tra vào các tiết ôn tập. II. Đọc hiểu văn bản (7 điểm): Đọc thầm bài văn sau và làm bài tập theo yêu cầu: HÃY THA LỖI CHO EM Giờ giảng văn đầu tiên. Nhìn cô giáo Vân viết trên bảng, nét chữ run run, không thẳng hàng, mấy bạn lớp tôi xì xào, đưa mắt nhìn nhau. Bỗng dưng, Khôi đứng dậy nói to: - Thưa cô, chữ cô viết khó đọc quá! Cô Vân đứng lặng người. Đôi mắt cô chớp chớp, mặt cô đỏ lên rồi tái dần. Viên phấn trên tay cô rơi xuống. Phải mất vài phút, cô mới giảng tiếp được. Giờ học hôm đó kết thúc muộn. Trước khi cho lớp nghỉ, cô Vân nói nhỏ nhẹ: - Trước hết, cô xin lỗi các em vì giảng quá giờ. Còn chữ viết (Giọng cô đang ngập ngừng bỗng rành rọt hẳn lên) cô sẽ cố gắng trình bày đẹp hơn để các em dễ đọc. Hôm đó, đến phiên tôi và Khôi trực nhật, tôi đến lớp sớm hơn ngày thường. Thấy Khôi đang thập thò ngoài cửa lớp, tôi khẽ bước đến bên cậu ấy và nhìn vào. Trời ơi! Cô Vân đang mải mê nắn nót tập viết; thảo nào, những giờ giảng gần đây chữ cô viết khác hẳn ngày đầu. Đang viết, bỗng nhiên viên phấn trên tay cô rơi xuống, cô ngồi thụp xuống đất, mặt nhăn lại đau đớn. Cô dùng tay trái nắn bóp tay phải khá lâu. Hình như đau quá, cô lấy tay lau nước mắt. Tôi hoảng hốt chạy vào ôm lấy cô, cầm bàn tay cô, tôi hỏi khẽ: - Cô ơi, cô làm sao thế? Em đi báo với các thầy, cô ở văn phòng nhé? - Không sao đâu các em ạ, một lát là khỏi thôi. Thỉnh thoảng, cô lại bị như thế. Chả là mảnh đạn còn trong cánh tay cô từ lúc ở chiến trường, gặp khi trở trời là vết thương lại tấy lên đấy thôi. Tôi quay lại nhìn Khôi. Bỗng nó cúi đầu, rơm rớm nước mắt, giọng nó nghèn nghẹn: - Cô ơi! Cô tha lỗi cho em, em có lỗi với cô. Cô Vân từ từ đứng dậy, cô quàng tay lên vai chúng tôi, nhìn chúng tôi trìu mến: - Không sao, cô không giận các em đâu. Thôi chúng ta cùng chuẩn bị đi, sắp đến giờ học rồi. Phỏng theo Phan Thị Đoan Trang (Tạp chí Vì trẻ thơ, số 119, tháng 12-2000) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng (câu 1; 2; 7; 8); khoanh vào chữ “Đúng” hoặc “Sai”(câu 4) và hoàn thành các câu (3; 5; 6; 9; 10) : Câu 1 (0,5 điểm): Giờ giảng văn đầu tiên, chữ viết trên bảng của cô Vân thế nào? A. nét chữ nắn nót rất đẹp. B. nét chữ run run, không thẳng hàng. C. nét chữ run run. D. nét chữ đẹp nhưng không thẳng hàng Câu 2 (0,5 điểm): Thái độ lúc đầu của Khôi đối với cô giáo như thế nào? A. Chê bai chữ viết của cô. B. Xì xầm nói xấu cô. C. Chăm chú theo dõi cô viết. D. Không nghe cô giảng bài.
  4. Câu 3 (0,5 điểm): Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng : Mảnh đạn còn trong .cô từ lúc ở chiến trường, gặp khi là vết thương lại tấy lên rất đau. Câu 4 (0,5 điểm): Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ “Đúng” hoặc “Sai”. Thông tin Trả lời Cô Vân luôn đến lớp sớm để tranh thủ luyện viết chữ trên bảng. Đúng Sai Cô Vân bị thương ở tay nên không thể viết bảng được. Đúng Sai Mỗi khi trở trời là vết thương ở tay cô Vân lại tấy lên rất đau. Đúng Sai Cô Vân rất vui khi thấy các em biết quan tâm và nhận lỗi với cô. Đúng Sai Câu 5 (1 điểm): Em có nhận xét gì về việc làm của cô giáo Vân và thái độ đối với Khôi? Câu 6 (1 điểm): Em rút ra bài học gì qua truyện đọc trên? Câu 7 (0,5 điểm): Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì? “Bỗng dưng, Khôi đứng dậy nói to: - Thưa cô, chữ cô viết khó đọc quá!” A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại. B. Đánh dấu phần chú thích trong câu. C. Đánh dấu các ý trong đoạn liệt kê. D. Giải thích cho bộ phận đứng trước. Câu 8 (0,5 điểm): Từ nào dưới đây có thể thay thế từ giận trong câu: "Cô Vân từ từ đứng dậy, cô quàng tay lên vai chúng tôi, nhìn chúng tôi trìu mến: - Không sao, cô không giận các em đâu." A. buồn B. thương C. trách D. ghét Câu 9 (1 điểm): Tìm 2 từ có thể thay thế từ hoảng hốt trong câu: “Tôi hoảng hốt chạy vào ôm lấy cô, cầm bàn tay cô, tôi hỏi khẽ:” 2 từ có thể thay thế là: Câu 10 (1 điểm): Em hãy viết 1- 2 câu văn nói lên suy nghĩ của em về các anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc. B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) 1. Chính tả: 2 điểm. Giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn văn trong bài Con gái (TV5 tập 2 trang 112). Từ đầu đến “tức ghê.” 2. Tập làm văn: 8 điểm. Đề bài: Em hãy tả lại một cảnh đẹp mà em có dịp quan sát. >> Chi tiết: Bài văn tả cảnh đẹp quê hương em lớp 5 Đáp án Đề thi cuối kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt A. BÀI KIỂM TRA ĐỌC:
  5. 1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe, nói: (3 điểm) 2. Kiểm tra đọc hiểu, kết hợp kiểm tra từ và câu: (7 điểm) Câu Đáp án Điểm Ghi chú 1 B 0.5 2 A 0.5 Điền đúng 1 từ ghi 3 Điền lần lượt từ: cánh tay, trở trời 0.5 0,25 điểm Thông tin Trả lời Cô Vân luôn đến lớp sớm để tranh thủ luyện viết chữ trên Đúng bảng. Cô Vân bị thương ở tay nên Khoanh đúng mỗi ý 4 Sai 1,0 không thể viết bảng được. ghi 0,25 điểm Mỗi khi trở trời là vết thương ở Đúng tay cô Vân lại tấy lên rất đau. Cô Vân rất vui khi thấy các em Đúng biết quan tâm và nhận lỗi với cô. - Cô Vân là người chăm chỉ, kiên trì vượt khó, thương yêu học sinh. HS có thể nêu được - Cô Vân luôn cố gắng trong công việc và có lòng bao ý phù hợp với nội 5 dung với học sinh. 0,5 dung bài: - Cô Vân là người phụ nữ dũng cảm, giỏi giang và 0,5 điểm hiền dịu - Cô Vân có lòng bao dung, thương yêu học trò VD: Bài học được rút ra: - Phải biết cố gắng vươn lên trong học tập và biết yêu thương, giúp đỡ mọi người. HS có thể nêu được - Phải biết tôn trọng và thông cảm với người khác, 1 ý hoặc có ý phù 6 biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa 1 hợp với nội dung chữa lỗi lầm. bài: - Phải kính yêu thầy cô giáo, sẵn sàng nhận lỗi khi 1 điểm mình làm sai. - 7 A 0.5 8 C 0.5 Đúng 1 từ ghi 0,5 9 VD thay từ: vội vàng, vội vã, vội, . 1 điểm
  6. VD: Câu văn viết: - Chúng ta phải biết ơn các anh hùng, liệt sĩ vì họ đã HS viết được câu hi sinh cho đất nước được bình yên 10 1 văn hay phù hợp - Để đất nước được giải phóng, được thống nhất như cho 1 điểm. ngày hôm nay, rất nhiều người đã anh dũng hi sinh, chúng ta luôn phải biết ơn họ.