Đề kiểm tra Cuối học kì 2 môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Cuối học kì 2 môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_mon_sinh_hoc_lop_12_nam_hoc_2020_2.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra Cuối học kì 2 môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)
- Kỳ thi: CKII 2021 Môn thi: SINH 12-CK2 0001: Ví dụ nào sau đây phản ánh sự tiến hóa phân li? A. Tay người và cánh dơi B. cánh dơi và cánh ong mật C. tay người và vây cá D. cánh dơi và cánh bướm 0002: Bằng chứng tiến hóa nào sau đây là bằng chứng tế bào học? A. Tài liệu về các hóa thạch cho thấy người và các loài linh trưởng Châu Phi có chung tổ tiên. B. Tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ tế bào. C. Sự tương đồng về những đặc điểm giải phẫu giữa các loài. D. Tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một bộ mã di truyền 0003: Cho các cặp cơ quan sau: (1) Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người (2) Cánh dơi và chi trước của ngựa (3) Gai xương rồng và lá cây lúa (4) Cánh bướm và cánh chim Các cặp cơ quan tương đồng là: A. (1), (3), (4) B. (1), (2), (3) C. (1), (2), (4) D. (2), (3), (4) 0004: Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là A. Biến dị cá thể B. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể C. Đột biến gen D. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể 0005: Theo quan điểm của Đác Uyn, sự đa dạng của sinh giới là kết quả của A. Chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng. B. Sự biến đổi liên tục theo điều kiện môi trường. C. Chọn lọc tự nhiên dựa trên tập quán hoạt động sống của sinh vật. D. Sự tích lũy ngẫu nhiên các đột biến. 0006: Các bác sĩ khuyên bệnh nhân tránh sử dụng kháng sinh không cần thiết vì điều này có thể dẫn đến sự phát triển của “siêu vi khuẩn”. câu nào giải thích điều này đúng nhất ? A. Vi khuẩn gây bênh có tỷ lệ sinh sản cao, cho phép những đột biến thích nghi lan nhanh trong quần thể B. Các tế bào vi khuẩn có thể đột biến để đáp ứng nhanh với kháng sinh, làm cho chúng miễn dịch C. Cơ thể con người phá vỡ kháng sinh thành đường, thúc đẩy nhanh sự phát triển của vi khuẩn D. Thuốc kháng sinh nhân tạo gây trở ngại cho kháng sinh do cơ thể sản xuất 0007: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về các nhân tố tiến hóa? A. Các nhân tố tiến hóa đều làm thay đổi tần số alen B. Các nhân tố tiến hóa đều làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen C. Các nhân tố tiến hóa không làm thay đổi tận số alen và thành phần kiểu gen D. Các nhân tố tiến hóa đều làm thay đổi thành phần kiểu gen 0008: Theo quan niệm hiện đại về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng ? A. CLTN tác động trực tiếp lên từng alen làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể B. Khi môi trường thay đổi theo hướng xác định thì CLTN sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định C. CLTN thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể D. CLTN quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể 0009: Một nhân tố tiến hóa X tác động vào quần thể theo thời gian được mô tả qua hình vẽ dưới đây
- Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về nhân tố tiên hóa X này? I. Nhân tổ X là nhân tố có hướng. II. Nhân tố X làm thay đổi cả tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. III. Nhân tố X làm tăng đa dạng di truyền của quần thể IV. Nhân tố X có xu hướng giảm dần kiểu gen dị hợp tử và duy trì các kiểu gen đồng hợp trong quần thể. A. 2 B. 1 C. 3 D. 4 0010: Ở một quần thể hươu, do tác động của một con lũ quét làm cho đa số cá thể khoẻ mạnh bị chết, số ít cá thể còn lại có sức khoẻ kém hơn sống sót, tồn tại và phát triên thành một quần thể mới có thành phần kiểu gen và tần số alen khác hẳn so với quần thể gốc. Đây là một ví dụ về tác động của A. các yếu tố ngẫu nhiên B. chọn lọc tự nhiên. C. di - nhập D. đột biến. 0011: Hạt phấn của hoa mướp rơi trên đầu nhụy của hoa bí, sau đó hạt phấn nảy mầm thành ống phấn nhưng độ dài ống phấn ngắn hơn vòi nhụy của bí nên giao tử đực của mướp không tới được noãn của hoa bí để thụ tinh. Đây là loại cách li nào? A. Cách li không gian. B. Cách li sinh thái C. Cách li cơ học D. Cách li tập tính. 0012: Lừa lai với Ngựa sinh ra con La không có khả năng sinh sản. Hiện tượng này biểu hiện cho cơ chế A. Cách li trước hợp tử. B. Cách li sau hợp tử. C. Cách li tập tính. D. Cách li mùa vụ. 0013: Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của cơ chế cách li trước hợp tử? A. Hai loài ếch đốm có tiếng kêu khác nhau khi đến mùa giao phối. B. Cừu có thể giao phối với dê tạo thành hợp tử nhưng hợp tử không phát triền thành phôi, C. Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản. D. Trứng nhái thụ tinh bằng tinh trùng cóc thì hợp tử không phát triển. 0014: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Cách li tập tính và cách li sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới. (2) Cách li địa lý sẽ tạo ra các kiểu gen mới trong quần thề dẫn đến hình thành loài mới. (3) Cách li địa lý luôn dẫn đến hình thành loài mới. (4) Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa thường gặp ở động vật. (5) Hình thành loài bằng cách li địa lý xảy ra một cách chậm chạp, qua nhiêu giai đoạn trung gian chuyên tiếp. (6) Cách li địa lý luôn dẫn đến hình thành cách li sinh sản. A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 0015: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây đúng? A. Quá trình hình thành loài mới chỉ diễn ra trong cùng khu vực địa lí B. Hình thành loài mới bằng cách li địa lí có thể có sự tham gia của các yếu tố ngẫu nhiên C. Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái là con đường hình thành loài nhanh nhất D. Hình thành loài mới bằng cơ chế lai xa và đa bội hóa chỉ diễn ra ở động vật 0016: Phương thức hình thành loài cùng khu vực địa lí thể hiện ở những con đường hình thành loài nào ? A. Cách li sinh thái và cách li tập tính B. Cách li địa lí và lai xa kèm theo đa bội hóa C. Cách li địa lí và cách li tập tính D. Cách li địa lí và cách li sinh thái
- 0017: Khi nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng ? (1) Cách li địa lí là những trờ ngại về mặt địa lí như sông, núi, biển ngăn cản các cá thể của quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau. (2) Cách li địa lí trong một thời gian dài sẽ dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới. (3) Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa. (4) Cách li địa lí có thể xảy ra đối với loài có khả năng di cư, phát tán và những loài ít di cư. A. 1 B. 2 C. 4 D. 3 0018: Trong lịch sử phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở A. Đại Cổ sinh B. Đại Tân sinh. C. Đại Nguyên sinh. D. Đại Trung sinh 0019: Kết quả của tiến hoá tiền sinh học là A. hình thành các tế bào sơ khai. B. hình thành chất hữu cơ phức tạp. C. hình thành sinh vật đa bào. D. hình thành hệ sinh vật đa dạng phong phú như ngày nay. 0020: Cho các phát biểu sau đây về giới hạn sinh thái: (1) Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của mỗi nhân tố sinh thái mà trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. (2) Ở khoảng thuận lợi, sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất. (3) Các cá thể trong cùng một loài đều có giới hạn sinh thái về mỗi nhân tố sinh thái giống nhau. (4) Giới hạn sinh thái của một nhân tố sinh thái chính là ổ sinh thái của loài về nhân tố sinh thái đó. Số phát biểu đúng là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 0021: Nhân tố sinh thái có ảnh hưởng thường xuyên rõ rệt nhất đối với sinh vật là A. mật độ sinh vật B. đất C. khí hậu D. chất hóa học. 0022: Tập hợp nào dưới đây không phải là quần thể A. Cá ở Hồ Tây B. Đàn voi rừng ở Tánh Linh C. Đàn chim hải âu ở quần đảo Trường Sa D. Rừng cọ ở đồi Vĩnh Phú 0023: Có bao nhiêu ví dụ sau đây thể hiện mối quan hệ hỗ trợ trong quần thể? I. Bồ nông xếp thành hàng bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ. II. Khi thiếu thức ăn, cá mập con mới nở ăn các trứng chưa nở. III. Các cây thông nhựa liền rễ sinh trưởng nhanh hơn, chịu hạn tốt hơn cây sống riêng rẽ. IV. Các con linh dương đực tranh giành nhau các con linh dương cái trong mùa sinh sản. V. Chó rừng đi kiếm ăn thành đàn nên bắt được trâu rừng có kích thước lớn hơn. A. 5 B. 3 C. 1 D. 2 0024: Ở vườn quốc gia Cát Bà trung bình có khoảng 15 cá thể chim chào mào/ ha đất rừng. Đây là ví dụ minh hoạ cho đặc trưng nào của quần thể? A. Nhóm tuổi B. Mật độ cá thể. C. Ti lệ giới tính. D. Sự phân bố cá thể 0025: Có bao nhiêu trường hợp sau đây do cạnh tranh cùng loài gây ra? (I) Những cá thể có sức sống kém sẽ bị đào thải, làm giảm mật độ cá thể của quần thể. (II) Các cá thể đánh nhau, dọa nạt nhau bằng tiếng hú dẫn tới một số cá thể buộc phải tách ra khỏi đàn. (III) Khi thiếu thức ăn, một số loài động vật ăn thịt lẫn nhau. (IV) Thực vật tự tỉa thưa làm giảm số lượng cá thể của quần thể. A. 1 B. 4 C. 3 D. 2 0026: Quần thể bị diệt vong khi mất đi nhóm tuổi nào sau đây? A. trước sinh sản và đang sinh sản. B. đang sinh sản. C. trước sinh sản và sau sinh sản. D. đang sinh sản và sau sinh sản. 0027: Số lượng cá thể của ba quần thể thuộc một loài thú được thống kê ở bảng sau:
- Quần thể Tuổi trước sinh sản Tuổi sinh sản Tuổi sau sinh sản M 200 200 170 N 300 220 130 P 100 200 235 Cho biết diện tích cư trú của ba quần thể này bằng nhau, khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường cho ba quần thể này là như nhau. Phân tích bảng số liệu trên, phát biểu nào sau đây đúng? A. Quần thể M là quần thể già (suy thoái) B. Quần thể M là mật độ cá thể cao nhất. C. Quần thể N là quần thể trẻ (đang phát triển) D. Quần thể P là quần thể ổn định. 0028: Thỏ ở Ôxtrâylia tăng giảm số lượng bất thường do nhiễm virut gây bệnh u nhầy. Đây là ví dụ về nhân tố sinh thái đã tác động đến quần thể A. phụ thuộc vào mật độ quần thể. B. không phụ thuộc vào mật độ quần thể. C. theo chu kì ngày đêm. D. theo chu kì hàng năm. 0029: Biến động số lượng cá thể của quần thể được chia thành hai dạng là biến động. A. Theo chu kì mùa và theo chu kì nhiều năm. B. Không theo chu kì và biến động theo chu kì. C. Theo chu kì ngày đêm và biến động không theo chu kì. D. Theo chu kì ngày đêm và theo chu kì mùa 0030: Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể không theo chu kỳ là A. Ở Việt Nam, hằng năm vào thời gian thu hoạch lúa, ngô, . Chim cu gáy thường xuất hiện nhiều. B. Ở Việt Nam vào mùa xuân khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều. C. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8oC. D. Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 năm đến 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó giảm