Đề kiểm tra Cuối học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản (Có đáp án)

doc 8 trang Hùng Thuận 25/05/2022 3790
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Cuối học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2021.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra Cuối học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản (Có đáp án)

  1. Ma trận nội dung kiểm tra đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt cuối học kì I - Lớp 5 Mạch kiến thức, kĩ năng Số câu Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng Số điểm Kiến thức tiếng Việt: 1 - Nắm được kiến thức về quan hệ 2 2 0 5 từ, đại từ, từ đồng nghĩa, các bài Số câu MRVT theo chủ điểm 1 Số 1 1 0 3 điểm Đọc hiểu văn bản: 2 - Xác định được chi tiết có ý nghĩa Số câu 2 1 0 5 trong bài đọc. - Hiểu nội dung của đoạn, bài đã đọc, hiểu ý nghĩa của bài. - Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin từ bài đọc. Số 1 1 2 0 4 - Nhận xét được nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc, biết liên hệ điều điểm đọc được với bản thân và thực tế. Số câu 4 3 2 1 10 Tổng Số 2 2 2 1 7 điểm Ma trận câu hỏi đề kiểm tra cuối kì I - lớp 5 TT CHỦ ĐỀ Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL Số câu 2 2 1 7 Đọc hiểu 1 Câu số 1,3 2,4 7 văn bản Điểm 1,0 1,0 1 3 Kiến Số câu 1 1 1 1 1 3 thức Câu số 5 8 9 6 7 2 Tiếng Điểm 0,5 0,5 1 1 1 4 Việt Tổng số câu 4 3 2 1 10 Tổng số điểm 2 2 2 1 7
  2. PHÒNG GD&ĐT TP HẠ LONG BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG TH TRẦN QUỐC TOẢN NĂM HỌC: 2021 – 2022 Môn: Tiếng Việt (Đọc) - Lớp Thời gian làm bài: 35 phút (không kể thời gian giao đề) Họ và tên học sinh: Lớp: Điểm Nhận xét của giáo viên Họ, tên GV chấm Đọc thành tiếng: Đọc hiểu: Chung: Đọc thầm bài: “Buôn Chư Lênh đón cô giáo.”, dựa vào nội dung bài đọc và những kiến thức đã học, hãy khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất trong mỗi câu hỏi sau (Từ câu 1 đến câu 6): Câu 1: Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh làm gì? (M1-0,5đ) a) Để thăm người dân tộc. b) Để mở trường dạy học. c) Để thăm học sinh người dân tộc. d) Để tuyên truyền tư tưởng, chính sách mới của Đảng và Nhà nước Câu 2: Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào? (M2- 0,5đ) a) Mọi người đến rất đông, họ mặc quần áo như đi hội; họ trải đường đi cho cô giáo bằng những tấm lông thú mịn như nhung. b) Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ; mọi người im phăng phắc khi xem Y Hoa viết; Y Hoa viết xong, họ cùng reo hò. c) Mọi người đến rất đông, họ mặc quần áo như đi hội; họ người im phăng phắc. d) Nơi đón tiếp cô giáo là một sân khấu lộng lẫy với đàn hát và nam thanh nữ tú nhảy múa không ngừng. Câu 3: Người dân buôn Chư Lênh thể hiện lời thề bằng cách nào? (M1-0,5đ) a) Đưa tay lên thề. b) Chém một nhát dao vào cây cột nóc. c) Viết hai chữ thật to, thật đậm vào cột nóc. d) Sau khi cắt máu ăn thề, sẽ được coi là người trong buôn. Câu 4: Chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý cái chữ? (M2-0,5) a) Mọi người đến rất đông, họ mặc quần áo như đi hội. b) Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ. c) Họ trải đường đi cho cô giáo bằng những tấm lông thú mịn như nhung d) Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ; mọi người im phăng phắc khi xem Y Hoa viết; Y Hoa viết xong, họ cùng reo hò. Câu 5: Câu “Ôi, chữ cô giáo này !” là kiểu câu gì? (M1-0,5đ) a) Câu kể. b) Câu cảm. c) Câu khiến. d) Câu hỏi Câu 6: Dòng nào sau đây khác những dòng còn lại? (M3-1đ) a) Buôn Chư Lênh, Y Hoa, nhà sàn, cô giáo. b) Buôn Chư Lênh, Y Hoa, chật ních, hò reo. c) Buôn Chư Lênh, Y Hoa, ùa theo, thẳng tắp. d) Buôn Chư Lênh, nhà sàn, cô giáo, thẳng tắp. Câu 7: Bài văn cho em biết điều gì về người dân Tây Nguyên? (M3-1đ) (Viết câu trả lời vào chỗ chấm)
  3. Câu 8: Trong câu “Cô giáo cho lũ làng xem cái chữ nào !”, từ nào là đại từ xưng hô? (M1-0,5) (Viết câu trả lời vào chỗ chấm) Câu 9: Từ “Bấy giờ” trong câu “Bấy giờ, người già mới ra hiệu dẫn Y Hoa bước lên lối đi bằng lông thú mịn như nhung.” thuộc thành phần nào trong câu? (M2-1) (Viết câu trả lời vào chỗ chấm) Câu 10: Đặt câu với cặp từ chỉ quan hệ “ Vì nên .” Để nói về môi trường và cho biết cặp quan hệ thể hiện quan hệ gì? (M4-1đ) .
  4. II. ĐÁP ÁN, CÁCH CHẤM ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT – K5. (Phần đọc hiểu và kiến thức TV) Thang điểm: 7 điểm. HS khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất của mỗi câu được số điểm tương ứng như đáp án dưới đây. (Nếu HS khoanh vào 2; 3 ý trong 1 câu thì không tính điểm câu đó.) Đáp án: Câu 1 2 3 4 5 6 Ý đúng b a b d b a Điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 1 điểm Câu 7: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành. (1 điểm) Câu 8: Đại từ xưng hô là: cô giáo; lũ làng. (0.5 điểm) Câu 9: Từ “Bấy giờ” thuộc thành phần trạng ngữ. (1 điểm) Câu 10: Vì mọi người không có ý thức bảo vệ môi trường nên trái đất đang bị nóng lên. Cặp quan hệ từ thể hiện mối quan hệ nguyên nhân - kết quả. (1 điểm)
  5. PHÒNG GD&ĐT TP HẠ LONG BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG TH TRẦN QUỐC TOẢN NĂM HỌC: 2021 – 2022 Môn: Tiếng Việt (Viết) - Lớp Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề) Họ và tên học sinh: Lớp: Họ, tên GV chấm Điểm Nhận xét của giáo viên Bằng số: Bằng chữ: 1. Chính tả nghe - viết: Bài: Mùa thảo quả ( từ Sự sống cứ tiếp tục đến như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng.) trong SGK Tiếng Việt 5, tập 1, trang 113.
  6. II. Tập làm văn. (30 Phút) Đề bài: Hãy tả về một người thân mà em yêu quý.
  7. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM TẾNG VIỆT (đọc) lớp B. Kiểm tra viết: (10 điểm) 1. Chính tả( 2 điểm): + Bài viết tốc độ đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 1 điểm + Viết đúng chính tả , không mắc lỗi chính tả, đúng cỡ chữ, mẫu chữ. + Bài viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi) : 1 điểm 2. Tập làm văn ( 8 điểm): * Mở bài: (1 điểm): Giới thiệu người mình định tả :(1 điểm): * Thân bài: (4 điểm): *Kết bài: (1 điểm): CHÚ Ý: + Bài viết có hình ảnh, dùng từ đặt câu hay, có cảm xúc, các đoạn văn phải gắn kết với nhau. Biết liên kết câu trong đoạn.(0.5 điểm) + Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ.(0.5 điểm) + Bài viết có sáng tạo. (1 điểm) *Lưu ý : Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt hoặc chữ viết (có thể cho các mức dưới 8; 7,5 ; 6; .)