Đề kiểm tra Cuối học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Trung Châu A

doc 5 trang Hùng Thuận 27/05/2022 3870
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Cuối học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Trung Châu A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2020.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra Cuối học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Trung Châu A

  1. PHÒNG GD-ĐT ĐAN PHƯỢNG BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ I TRƯỜNG TIỂU HỌC TRUNG CHÂU A Năm học 2020- 2021 Môn: TIẾNG VIỆT - LỚP 5 Họ và tên: . Thời gian : 80 phút (Đọc hiểu + Viết) Lớp: 5 Nam Nữ Gi¸o viªn coi Gi¸o viªn chÊm Điểm (Ký, ghi râ hä tªn) (Ký, ghi râ hä tªn) §äc: .ViÕt: Chung: . NhËn xÐt: . . . PHẦN I. KIỂM TRA ĐỌC (10 ®iÓm) I. Đọc thành tiếng: (3 điểm) GV cho học sinh bắt thăm phiếu, đọc một đoạn trong bài tập đọc (khoảng 110 - 120 tiếng) và trả lời câu hỏi trong phiếu bài tập. Nội dung bài đọc và câu hỏi do GV lựa chọn trong các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 16 (SGK Tiếng Việt 5, tập I). II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm) HÃY CHO ĐI ĐỂ NHẬN LẠI Có một người đàn ông bị lạc giữa sa mạc rộng lớn. Ông mệt lả và khát khô. Ông đi mãi, đôi chân của ông đã sưng lên đau rát. Ông chợt thấy một căn lều cũ rách nát. Ông nhìn quanh và phát hiện cái máy bơm cũ kĩ, rỉ sét. Người đàn ông vội vã bước tới, ra sức bơm nhưng không có giọt nước nào chảy ra. Thất vọng, ông lại nhìn quanh căn lều. Lúc này, ông mới để ý thấy cái bình nhỏ. Phủi sạch bụi, ông đọc được dòng chữ viết nguệch ngoạc: “Hãy đổ hết nước trong bình này vào cái máy bơm và trước khi đi, nhớ đổ đầy nước vào lại chiếc bình này”. Người đàn ông mở nắp bình, đúng thật, trong bình đầy nước mát. Nếu uống ngay chỗ nước, chắc chắn ông sẽ sống sót. Nhưng nếu ông đổ hết nước vào cái bơm, có thể nó sẽ bơm được nước trong lành từ sâu trong lòng đất-rất nhiều nước. Ông cân nhắc: Nên mạo hiểm rót vào máy bơm để có nguồn nước trong lành hay uống nước trong cái bình cũ và coi như không đọc được lời chỉ dẫn? Dù sao, lời chỉ dẫn không biết đã ở đó bao lâu rồi và không biết có còn chính xác nữa không Nhưng cuối cùng, ông quyết định rót hết nước vào máy bơm. Ông nhấn mạnh cái cần của máy bơm, một lần, hai lần, chẳng có gì xảy ra cả! Tuy hoảng hốt, nhưng nếu dừng lại, ông sẽ không còn một nguồn hi vọng nào nữa. Người đàn ông kiên trì bơm. Cuối cùng, nước mát và trong lành bắt đầu chảy ra từ cái máy bơm cũ kĩ. Người đàn ông vội hứng nước vào bình rồi uống. Rồi ông hứng đầy bình nước, dành cho người nào đó có thể bị lạc đường đến đây như ông. Ông đậy nắp bình, sau đó ông viết thêm một câu dưới dòng chữ có sẵn: “Hãy làm theo chỉ dẫn. Bạn cho đi trước khi nhận lại”. Theo Quà tặng cuộc sống
  2. Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu cho mỗi câu hỏi sau đây: Câu1 (0,5 điểm): Người đàn ông đã làm gì sau khi đọc lời chỉ dẫn trên chiếc bình đựng nước? A. Đổ hết nước trong bình vào máy bơm và bơm nước. B. Uống hết nước trong bình. C. Hoang mang nên không làm gì. Câu 2 (0,5 điểm): Kết quả việc làm của người đàn ông như thế nào? A. Ông bơm mãi nhưng không được giọt nước nào. B. Ông bơm được nước lên từ chiếc máy bơm cũ kĩ. C. Chiếc máy bơm bị hỏng không bơm được nước. Câu 3 (0,5 điểm): Người đàn ông đã ghi thêm điều gì trên chiếc bình đựng nước? A. Hãy làm theo chỉ dẫn. B. Bạn phải cho đi trước khi bạn nhận lại. C. Cả hai ý trên . Câu 4 (0,75 điểm): Câu “Bạn phải cho đi trước khi bạn nhận lại” nhắc nhở chúng ta điều gì? Câu 5 (1 điểm): Gạch dưới từ không thuộc nhóm trong mỗi dãy từ sau: A. Nhóm từ có tiếng bảo với nghĩa là “giữ gìn”: bảo vệ, bảo tồn, bảo tàng, bảo trợ. B. Nhóm từ có tiếng sinh với nghĩa là “sống” : sinh vật, sinh sôi, sinh viên, sinh tồn. Câu 6 (1 điểm): Hãy viết hai từ trái nghĩa với từ “khéo léo”: Câu 7 (0,75 điểm): Từ “đánh” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc? A. Bạn bè chớ nên đánh nhau. B. Trước khi đi ngủ em thường đánh răng. C. Cô giáo đánh số thứ tự vào bài thi. Câu 8 (1 điểm): Điền cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau: a) rừng đầu nguồn bị tàn phá đất sẽ nhanh chóng bị xói mòn và lũ lụt xẩy ra ngày càng dữ tợn hơn. b) Chúng ta phải bảo vệ rừng chúng ta còn phải trồng cây gây rừng. Câu 9 (1 điểm): Đặt câu với từ “đi” mang nghĩa chuyển.
  3. PHẦN II. KIỂM TRA VIẾT (10 ®iÓm) I. Chính tả: (4 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: “Vịnh Hạ Long” - Tiếng Việt 5- Tập I - Trang 70. Đoạn: “ Vịnh Hạ Long dải lụa xanh” II. Tập làm văn: (6 điểm) Chọn một trong hai đề sau: 1. Hãy tả một người mà em yêu thích nhất. 2. Trong cuộc sống luôn có những người cố gắng đóng góp sức mình chống lại dói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân. Em hãy kể lại một câu chuyện mà em đã nghe, đã đọc về những con người như vậy. Bài làm