Đề kiểm tra chất lượng Cuối học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Đại Đồng (Có đáp án)

docx 9 trang Hùng Thuận 5700
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng Cuối học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Đại Đồng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_chat_luong_cuoi_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_5_na.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng Cuối học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Đại Đồng (Có đáp án)

  1. Trường Tiểu học Đại Đồng BÀI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KÌ I Lớp: 5 NĂM HỌC: 2021 -2022 Họ và tên: MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 5 (Thời gian: 40 phút) PHẦN GHI ĐIỂM CHUNG, KÍ CỦA GIÁO VIÊN Điểm Giáo viên coi kí, ghi rõ họ tên Giáo viên chấm kí, ghi rõ họ tên A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: ( 10 điểm) 1. Đọc thành tiếng: ( 5 điểm) - Giáo viên cho học sinh bốc thăm bài để đọc và trả lời câu hỏi. 2. Đọc thầm và làm bài tập: ( 5 điểm) Đọc thầm đoạn văn sau, trả lời các câu hỏi và làm bài tập: CÁI RÉT VÙNG NÚI CAO Ở vùng núi, bao giờ mùa đông cũng đến sớm. Khi những chiếc lá đào, lá mận đầu tiên rụng xuống thì dòng suối bắt đầu cạn, nước chảy dưới phần ngầm của lớp đá cuội trắng trơ. Gió từ trong khe núi ùa ra, mang theo hơi lạnh ghê người của đá và lá cây úa. Thân ngải đắng bắt đầu khô lại, rễ bám chặt lấy lớp đất khô cứng và ngả sang màu nâu đen vì sương muối. Nhiều ngày, nhiều tuần, có khi cả tháng trời không có nắng, giữa tuần trăng đêm cũng chỉ lờ mờ. Đây là quãng thời gian ít việc nhất trong năm. Đám con gái chỉ quanh quẩn ở nhà xe lanh, đôi gò má bắt lửa đỏ au. Ngoài nương chỉ còn trồng tam giác mạch. Đợi cây ngô thu hoạch xong, trời bắt đầu rét thì gieo tam giác mạch. Cỏ không mọc nổi nhưng tam giác mạch thì nảy mầm lên xanh mướt, thế nên chả ai chịu để đất không. Hạt tam giác mạch ăn không ngon như hạt ngô, hạt lúa nhưng hoa tam giác mạch thì đẹp. Trời càng rét thì sắc biếc, sắc hồng càng rực rỡ. Cả dãy núi nương nhà này nối với nương nhà kia cứ bừng lên như màu tam giác mạch ngợp trời. Khi ngựa đập móng lộp cộp đầu hồi, hoa lê bật bông trắng như tuyết thì xuân sang. Các ông bố đeo bao dao ra khỏi nhà tìm trong bản, ngoài bản, ai có lợn to thì chung mổ ăn Tết. Xuân sang đấy nhưng trời con rét mãi tới tháng ba, tháng tư, trẻ con đuổi bò xuống thung lũng vẫn chưa chịu bỏ bùi nhùi rơm ở nhà, mặt đứa nào cũng nứt toát cả ra. Chỉ có đất bắt đầu tơi mềm, bò dê được ăn cỏ tươi và nước thì bắt đầu chảy đầy máng vầu trở lại. Câu 1: (0,5 điểm) Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng: Khi những chiếc lá đào, lá mận đầu tiên rụng xuống thì . ., nước chảy dưới phần ngầm của lớp đá cuội trắng trơ. Câu 2: (0,5 điểm) Bài văn trên tả cảnh vật vùng núi cao vào mùa nào? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng. A. Mùa đông. B. Mùa đông và mùa xuân. C. Mùa xuân.
  2. Câu 3: (0,5 điểm) Trong bài văn trên, đặc điểm nào của thời tiết được chú ý miêu tả? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng. A. Bếp lửa ấm áp của mùa đông. B. Cái giá rét khắc nghiệt của vùng núi cao. C. Hoa tam giác mạch rực rỡ trong giá rét. Câu 4: (0,5 điểm) Dựa vào bài đọc, xác định các điều nêu dưới đây đúng hay sai? “Đúng” điền Đ, “Sai” điền S Thông tin Trả lời Ở vùng núi bao giờ mùa đông cũng đến muộn. Đây là quãng thời gian ít việc nhất trong năm. Ngoài nương chỉ còn trồng tam giác mạch. Hạt tam giác mạch ăn ngon hơn hạt ngô, hạt lúa. Khi ngựa đập móng lộp cộp đầu hồi, hoa lê bật bông trắng như tuyết thì xuân sang. Câu 5: (0,5 điểm) Theo em, vì sao Xuân sang mà khi đuổi bò xuống thung lũng trẻ con vẫn chưa chịu bỏ bùi nhùi rơm ở nhà, mặt đứa nào cũng nứt toát cả ra? Câu 6: (0,5 điểm) Nêu cảm nhận của em về cái rét ở vùng núi cao Câu 7: (0,5 điểm) Tìm trạng ngữ trong câu văn sau và cho biết trạng ngữ đó bổ sung ý gì cho câu: Ở vùng núi, bao giờ mùa đông cũng đến sớm. Câu 8: (0,5 điểm) Những từ nào trong câu “Khi những chiếc lá đào, lá mận đầu tiên rụng xuống thì dòng suối bắt đầu cạn, nước chảy dưới phần ngầm của lớp đá cuội trắng trơ.” là quan hệ từ ? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng. A. những, thì, của. B. thì. C. thì, của. Câu 9: (0,5 điểm) Vị ngữ trong câu “Đây là quãng thời gian ít việc nhất trong năm.” là những từ ngữ nào? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng. A. là quãng thời gian ít việc nhất trong năm. B. là quãng thời gian ít việc nhất. C. ít việc nhất trong năm. Câu 10: (0,5 điểm) §Æt 1 c©u víi tõ “ăn” mang nghÜa chuyÓn. Hết
  3. ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I Năm học: 2021- 2022 Môn : Tiếng Việt - Lớp 5 PHẦN KIỂM TRA VIẾT: ( 10 điểm) I. CHÍNH TẢ (2 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh nghe - viết đoạn văn sau trong thời gian 20 phút. Màu xanh quê hương Ở đây là một thế giới màu xanh. Bầu trời xanh mênh mông. Dòng sông Đáy hiền hòa trong xanh. Cánh đồng màu xanh trải rộng ra bốn phía chân trời. Những nương ngô xanh mơn mởn, những bãi lạc xanh rờn, những ruộng khoai xanh biêng biếc ngời lên dưới màu vàng tươi của nắng mới tháng ba. Mặt trời lên cao độ con sào, đồng quê càng trở nên chói lọi. Trong cái êm ả, thanh bình bỗng có hàng trăm ngàn con chim nhỏ bay vút lên cao, hót ríu ra ríu rít. II- TẬP LÀM VĂN (8 điểm) ( 40 phút) Học sinh chọn làm một trong hai đề sau: Đề 1 : Tả một bạn thân của em. Đề 2 : Tả lại một thầy giáo (hoặc cô giáo) đã dạy em trong những năm học trước mà em nhớ nhất. Hết
  4. Trường TH Đại Đồng ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ I Môn: Tiếng Việt Lớp 5 – Năm học 2021 - 2022 PHẦN I. ĐỌC THÀNH TIẾNG VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI (5 điểm) Học sinh chọn một trong các đề sau: ĐỀ 1. Bài: “Chuyện một khu vườn nhỏ” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 102 Đoạn: “Bé Thu rất khoái không phải là vườn! Câu hỏi. Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật? ĐỀ 2. Bài: “Mùa thảo quả” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 113 Đoạn: “Thảo quả trên rừng Đản Khao đã chín nục lấn chiếm không gian”. Câu hỏi. Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh? ĐỀ 3. Bài: “Mùa thảo quả” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 113 Đoạn: “Sự sống cứ tiếp tục nhấp nháy vui mắt”. Câu hỏi: Khi thảo quả chín rừng có những nét gì đẹp? ĐỀ 4. Bài: “Người gác rừng tí hon” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 102 Đoạn: “Ba em làm nghề gác rừng ra bìa rừng chưa?” Câu hỏi. Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ đã phát hiện được điều gì? ĐỀ 5. Bài: “Trồng rừng ngập mặn” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 128 Đoạn: “Nhờ phục hồi vững chắc đê điều.” Câu hỏi. Nêu tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi? ĐỀ 6 Bài: “ Chuỗi ngọc lam” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 134 Đoạn: “Chiều hôm ấy cướp mất người anh yêu quý” Câu hỏi. Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai ? Vào dịp nào?
  5. ĐỀ 7 : Bài: “Buôn Chư Lênh đón cô giáo” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 144 Đoạn: “Căn nhà sàn chém nhát dao” Câu hỏi:Người dân Chư Lênh đó đón tiếp cô giáo thân tình và trang trọng như thế nào ? ĐỀ 8 Bài: “Thầy thuốc như mẹ hiền” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 153 Đoạn: “Từ đầu cho thêm gạo, củi” Câu hỏi. Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài? ĐỀ 9: Bài: “Hạt gạo làng ta” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 139 Đoạn: “Từ đầu thơm hào giao thông” Câu hỏi.Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân? ĐỀ 10.Bài: “Thầy thuốc như mẹ hiền” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 153 Đoạn: “Một lần khác đổi phương” Câu hỏi. Em có nhận xét gì về Hải Thượng Lãn Ông?
  6. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: ( 10 điểm) 1- Đọc thành tiếng: ( 5 điểm) – Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 2 điểm – Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 2 điểm – Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm ĐỀ 1. Bài: “Chuyện một khu vườn nhỏ” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 102 Đoạn: “Bé Thu rất khoái không phải là vườn! Câu hỏi. Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật? Trả lời: Cây quỳnh : Lá dày, giữ được nước Cây ti gôn : thò những cái râu ra, theo gió mà ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu. Cây hoa giấy: bị vòi ti gôn quấn nhiều vòng. Cây đa Ấn Độ : bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt, xòe những lá nâu rõ to. ĐỀ 2. Bài: “Mùa thảo quả” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 113 Đoạn: “Thảo quả trên rừng Đản Khao đã chín nục lấn chiếm không gian”. Câu hỏi. Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh? Trả lời: Qua một năm đã lớn cao tới bụng người, Một năm sau nữa đâm thêm hai nhánh mới, lan tỏa, vươn ngọn, xòe lá, lấn chiếm không gian. ĐỀ 3. Bài: “Mùa thảo quả” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 113 Đoạn: “Sự sống cứ tiếp tục nhấp nháy vui mắt”. Câu hỏi: Khi thảo quả chín rừng có những nét gì đẹp? Trả lời: Rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót như chứa lửa, chứa nắng. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng. Rừng say ngây và ấm nóng. Thảo quả như những đốm lửa hồng ngày qua ngày lại thắp lên nhiều ngọn mới nhấp nháy vui mắt. ĐỀ 4. Bài: “Người gác rừng tí hon” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 102 Đoạn: “Ba em làm nghề gác rừng ra bìa rừng chưa?” Câu hỏi. Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ đã phát hiện được điều gì? Trả lời: Những dấu chân người lớn hằn trên đất. Hàng chục cây gỗ bị chặt. Bọn trộm đang bàn vận chuyển gỗ. ĐỀ 5. Bài: “Trồng rừng ngập mặn” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 128 Đoạn: “Nhờ phục hồi vững chắc đê điều.” Câu hỏi. Nêu tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi? Trả lời: Bảo vệ vững chắc đê biển, lượng hải sản tăng làm tăng thu nhập cho người dân. Các loài chim nước trở nên phong phú. ĐỀ 6 Bài: “ Chuỗi ngọc lam” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 134 Đoạn: “Chiều hôm ấy cướp mất người anh yêu quý” Câu hỏi. Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai ? Vào dịp nào?
  7. Trả lời: Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng chị gái nhân Lễ Nô- en. ĐỀ 7 : Bài: “Buôn Chư Lênh đón cô giáo” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 144 Đoạn: “Căn nhà sàn chém nhát dao” Câu hỏi:Người dân Chư Lênh đó đón tiếp cô giáo thân tình và trang trọng như thế nào ? Trả lời: Người đến đông chật ních, họ mặc quần áo như đi hội. Trải đường đi cho cô giáo bằng tấm lông thú mịn như nhung. Già làng đón cô giữa nhà sàn, trao cho cô con dao để cô chém một nhát vào cột thực hiện nghi lễ trở thành người trong buôn. ĐỀ 8 Bài: “Thầy thuốc như mẹ hiền” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 153 Đoạn: “Từ đầu cho thêm gạo, củi” Câu hỏi. Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài? Trả lời: Ông nghe tin con người thuyền chài bị bệnh bèn đến thăm và chữa bệnh cho cậu bé không ngại khổ, ngại bẩn. Khi chữa khỏi không lấy tiền mà cho thêm gạo, củi. ĐỀ 9: Bài: “Hạt gạo làng ta” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 139 Đoạn: “Từ đầu thơm hào giao thông” Câu hỏi.Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân? Trả lời: Giọt mồ hôi sa Mẹ em xuống cấy. ĐỀ 10.Bài: “Thầy thuốc như mẹ hiền” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 153 Đoạn: “Một lần khác đổi phương” Câu hỏi. Em có nhận xét gì về Hải Thượng Lãn Ông? Trả lời: Ông là người có tài, có tấm lòng nhân hậu, không màng danh lợi. 2- Phần đọc thầm và làm bài tập: ( 5 điểm) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 8 Câu 9 dòng suối bắt B B C A đầu cạn 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm Câu 4: (0,5 điểm) Mỗi ý đúng 0,1 điểm “Đúng” điền Đ, “Sai” điền S Dựa vào nội dung bài tập đọc, xác định các điều nêu dưới đây đúng hay sai? Thông tin Trả lời Ở vùng núi bao giờ mùa đông cũng đến muộn. S Đây là quãng thời gian ít việc nhất trong năm. Đ Ngoài nương chỉ còn trồng tam giác mạch. Đ Hạt tam giác mạch ăn ngon hơn hạt ngô, hạt lúa. S Khi ngựa đập móng lộp cộp đầu hồi, hoa lê bật bông trắng như Đ tuyết thì xuân sang. Câu 5: (0,5 điểm) Vì tuy xuân sang nhưng trời vẫn còn rất rét.
  8. Câu 6: (0,5 điểm) HS tự viết. Chẳng hạn: Ở vùng núi cao, rét đến sớm nhưng lại kéo dài và trời rất rét. Câu 7: (0,5 điểm) Trạng ngữ trong câu là: Ở vùng núi. Bổ sung ý nghĩa về nơi chốn. Câu 10: (0,5 điểm) Đặt đúng câu được (0,5 điểm) B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT( 10 điểm) 1. Chính tả (2 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 1 điểm. - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm. 2. Tập làm văn (8 điểm) Mức điểm TT Điểm thành phần 1,5 1 0,5 0 1 Mở bài (1 điểm) Nội dung (1,5 điểm) 2 Thân bài Kĩ năng (4 điểm) (1,5 điểm) Cảm xúc (1 điểm) 3 Kết bài (1 điểm) 4 Chữ viết, chính tả (0,5 điểm) 5 Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm) 6 Sáng tạo (1 điểm) Hết