Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi khoa học tự nhiên lần 2 môn Văn - Giáo dục công dân

doc 4 trang mainguyen 5390
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi khoa học tự nhiên lần 2 môn Văn - Giáo dục công dân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_hoc_sinh_gioi_khoa_hoc_tu_nhien_lan_2.doc

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi khoa học tự nhiên lần 2 môn Văn - Giáo dục công dân

  1. PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KSCL HSG KHTN LẦN 2 NĂM HỌC 2014 – 2015 VĨNH TƯỜNG Môn: Văn-GDCD Thời gian làm bài: 60 phút I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 điểm): Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Câu 1: Hành vi nào sau đây là hành vi không giữ chữ tín? A. Biết giữ lời hứa. B. Tôn trọng những điều đã cam kết. C. Nói một đằng, làm một nẻo D. Đã nói là làm Câu 2: Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện tính liêm khiết? A. Đói cho sạch, rách cho thơm. B. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ C. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. D. Lá lành đùm lá rách. Câu 3: Em tán thành với ý kiến nào sau đây? A. Tình bạn đẹp chỉ có trong sách vở. B. Không thể có tình bạn trong sáng, lành mạnh giữa hai người khác giới. C. Bạn bè phải biết bao che, bảo vệ nhau trong mọi trường hợp. D. Tình bạn trong sáng, lành mạnh không thể có từ một phía. Câu 4: Hoạt động nào sau đây thuộc loại hoạt động chính trị- xã hội? A. Hoạt động từ thiện, đền ơn đáp nghĩa. B. Giữ gìn vệ sinh nơi công cộng. C. Tham gia các công việc gia đình. D. Tham gia các hoạt động của Đội, của Đoàn. Câu 5: Chất thơ trong sáng, nhẹ nhàng, rung động và thấm thía của truyện “Tôi đi học” được thể hiện qua phương thức biểu đạt nào là chủ yếu? A. Tự sự. B. Biểu cảm. C. Thuyết minh. D. Miêu Tả. Câu 6: Tính đến năm 2000, đã có bao nhiêu nước tham gia “Ngày Trái Đất” A. 140 nước B. 141 nước. C. 142 nước. D. 143 nước. Câu 7: Nhận xét nào sau đây không đúng với đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ”? A. Có giá trị châm biếm sâu sắc. B. Là đoạn trích có kịch tính rất cao. C. Thể hiện tài năng xây dựng nhân vật của Ngô Tất Tố. D. Có giá trị hiện thực và nhân đạo lớn. Câu 8: Quan hệ về ý nghĩa giữa hai vế trong câu ghép “ Trời trong như ngọc, đất sạch như lau” ( Vũ Bằng) là quan hệ gì? A. Tương phản. B. Nối tiếp. C. Đồng thời. D. Lựa chọn. II. PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm): Câu 1: Bản nội quy của nhà trường, những quy định của một cơ quan có thể coi là pháp luật được không? Tại sao? Câu 2: “Dù ở nước Mĩ xa xôi hay ở Việt Nam thì giữa hai con người: cụ Bơ-men (trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri) và Lão Hạc (trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao) vẫn có điểm chung, đó là tấm lòng vị tha, sự quên mình vì người khác”. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên?
  2. PHÒNG GD&ĐT HƯỚN DẪN CHẤM KSCL HSG KHXH LẦN 2 VĨNH TƯỜNG NĂM HỌC 2014-2015 Môn: Văn – GDCD I. Phần trắc nghiệm(2,0 điểm): Mỗi ý đúng được 0,25 điểm Câu Mức tối đa Mức không đạt 1 C Có câu trả lời khác hoặc không trả lời 2 A Có câu trả lời khác hoặc không trả lời 3 D Có câu trả lời khác hoặc không trả lời 4 C Có câu trả lời khác hoặc không trả lời 5 B Có câu trả lời khác hoặc không trả lời 6 B Có câu trả lời khác hoặc không trả lời 7 A Có câu trả lời khác hoặc không trả lời 8 C Có câu trả lời khác hoặc không trả lời II. Phần tự luận : Câu 1: (1.5 điểm) - Nội quy của nhà trường, cơ quan không thể coi là pháp luật (0,5 điểm) - Vì: Không do Nhà nước ban hành, việc giám sát thực hiện không phải do cơ quan giám sát của nhà nước. (1 điểm). Câu 2: *Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận ngắn (theo số từ qui định, khoảng 1 mặt giấy) có bố cục 3 phần rõ ràng. Lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp. *Yêu cầu về nội dung: A. Mở bài: - Dẫn dắt và nêu được vấn đề (trích ý kiến) B. Thân bài: 1. Giải thích “vị tha” nghĩa là gì? - Vị tha là hết lòng quan tâm, chăm lo đến lợi ích của người khác mà hi sinh lợi ích của cá nhân mình. Lòng vị tha thể hiện ở thái độ vô tư, không mưu toan, tính toán khi giúp đỡ người khác, rộng lòng trước lỗi lầm của người khác. Như vậy, lòng vị tha thể hiện tinh thần bao dung, nhân ái của con người. 2. Học sinh nêu ý kiến đánh giá của mình về vấn đề đã nêu. Ý kiến trên là hoàn toàn xác đáng. Cụ Bơ-men trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng và Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao đều là nhân vật trung tâm
  3. của hai tác phẩm thuộc hai nền văn học khác nhau, nhưng giữa họ đều có điểm chung là lòng vị tha và sự quên mình vì người khác. * Cụ Bơ-men là một họa sĩ nghèo, ở cùng nhà trọ với Giôn-xi. Nhưng chính sự tuyệt vọng và yếu đuối của Giôn-xi khi bị bệnh đã thôi thúc cụ thực hiện ý định vẽ chiêc lá cuối cùng để lấy lại nghị lực sống cho cô. - Cụ đã đứng trong cơn mưa lạnh lẽo, dai dẳng, pha lẫn tuyết đang đổ xuống, chỉ mặc một cái áo sơ mi cũ màu xanh, đứng suốt đêm, âm thầm sáng tạo nên “chiếc lá cuối cùng”. “Chiếc lá cuối cùng” do cụ vẽ đã đánh lui thần chết, cứu sống Gioon-xi. Nhưng cụ đã vĩnh viễn ra đi vì bệnh sưng phổi. - Cụ Bơ-men đã quên mình để cứu người, đó là một hành động cao cả, vì người khác. Cái chết của cụ đẹp hơn mọi bài ca. * Lão Hạc là một người nông dân nghèo, vợ chết sớm, con lão đi phu đồn điền cao su để lại lão với tuổi già hiu quạnh, cô đơn. Lão phải cày thuê, cuốc mướn để lấy tiền nuôi thân. - Tai họa đến với lão dồn dập: bị ốm nặng, hoa màu bị bão phá sạch, lại không có việc làm, nhưng lão chấp nhận một cuộc sống khổ cực, nghèo đói để dành dụm tiền cho con trai, hi vọng khi con trở về “có chút vốn mà làm ăn”. - Khi lâm vào cảnh cùng cực, lão quyết định lựa chọn cái chết để giữ trọn ba sào vườn cho con, “lão thà chết chứ không chiu bán đi một sào”. - Cả đời lão sống vì con, chết cũng vì con. Đó là một sự hi sinh thầm lặng nhưng vô cùng to lớn. Như vậy, cả cụ Bơ-men và Lão Hạc đều có lòng vị tha, sự quên mình vì người khác. Cụ Bơ-men quên đi mạng sống của mình để cứu sống một cô gái trẻ, một người đồng nghiệp còn Lão Hạc chọn cái chết để mang lại cuộc sống tốt đẹp cho con. Lòng vị tha của họ thật đáng kính trọng. 3. Đánh giá: Ô.Hen-ri và Nam Cao là hai nhà văn lớn ở hai xứ sở khác nhau nhưng cả hai đều gặp nhau ở sự trân trọng, nâng niu, ngợi ca vẻ đẹp phẩm giá của con người, đó là tình yêu thương, lòng vị tha và đức hi sinh. Vì thế, tác phẩm của họ đều thấm đượm một tinh thần nhân đạo thống thiết, để lại nhiều bài học làm người đáng quí. C. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề. Cách cho điểm: - Mức tối đa (6,5 điểm): học sinh trình bày được các ý nêu trên. - Mức chưa tối đa (5-6 điểm): học sinh trình bày được tương đối đầy đủ các ý nêu trên, lí lẽ phù hợp. Có thể mắc một vài lỗi chính tả. - Mức chưa tối đa (3-4 điểm): học sinh đưa ra các lí lẽ tương đối phù hợp nhưng còn thiếu phần giải thích. Còn mắc lỗi diễn đạt, chính tả. - Mức chưa tối đa (1-2 điểm): học sinh nêu được ý kiến của cá nhân song lí lẽ, dẫn chứng quá nghèo nàn, chung chung, thiếu sức thuyết phục.
  4. - Mức không đạt (0 điểm): không làm bài hoặc sai lạc cả về nội dung lẫn cách thức trình bày. Lưu ý: Trên đây chỉ là những gợi ý, khi chấm GV cần linh hoạt. Khuyến khích những bài làm sáng tạo, đậm chất văn.