Đề giao lưu cá nhân môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

doc 4 trang Đào Yến 13/05/2024 1552
Bạn đang xem tài liệu "Đề giao lưu cá nhân môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_giao_luu_ca_nhan_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2022_2023_c.doc

Nội dung text: Đề giao lưu cá nhân môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. ĐỀ GIAO LƯU CÁ NHÂN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 NĂM HỌC: 2022 - 2023 ( Thời gian 40 phút không kể thời gian giao đề) Họ tên HS: Giám thị 1: Số phách Lớp: ; Số báo danh: ; Phòng: Giám thị 2: Điểm bằng số: Điểm bằng chữ: Giám khảo: Số phách: Câu Đề bài Đáp án Dòng nào dưới đây là các từ láy? A. lập loè, lấp ló, lạt xạt, mặt mũi. 1 B. lao xao, xanh xao, lấp ló, lập loè. C. mặt mũi, xinh xắn, lạt xạt, lập loè. Câu nào đặt dấu phân cách chủ ngữ và vị ngữ đúng: A. Con chuồn chuồn đỏ chót/ trông như một quả ớt chín. 2 B. Con chuồn chuồn/ đỏ chót trông như một quả ớt chín. C. Con chuồn chuồn đỏ chót trông như/ một quả ớt chín. Những từ nào đồng nghĩa với từ “phẳng lặng “ ? A. phẳng phiu 3 B. bằng phẳng C. bằng lặng Cách nói nào sau đây không thể hiện phép lịch sự? A. Phiền cậu khép giúp tớ cái cửa! 4 B. Khép hộ tớ cái cửa! C. Khép cái cửa lại! Câu sau có mấy quan hệ từ? Đó là những từ nào? Nếu soi mình trong hạt sương, ta sẽ thấy ở đó cả vườn cây, 5 dòng sông và bầu trời mùa thu xanh biếc với những cụm mây trắng bay lững thững. Câu “ Tôi bây giờ vẫn là một đứa thích truyện cổ tích” thuộc kiểu câu gì ? 6 • A. Câu kể Ai là gì ? • B. Câu kể Ai làm gì ? • C. Câu kể Ai thế nào ? Trạng ngữ trong câu: “Khi dừng chân bên xóm nhỏ, nghe tiếng gà nhảy ổ, anh bộ đội đã nhớ về tuổi thơ ở quê hương” chỉ: 7 A. Thời gian. B. Nơi chốn. C. Thời gian và nơi chốn.
  2. Học sinh không được viết vào phần gạch chéo này Câu Đề bài Đáp án Thành ngữ, tục ngữ nào sau đây ca ngợi đạo lý thủy chung, luôn biết ơn những người có công với nước với dân? A. Muôn người như một. 8 B. Chịu thương, chịu khó. C. Dám nghĩ dám làm. D. Uống nước nhớ nguồn. Xác định từ loại của từ anh hùng trong các câu sau: 9 A. Con mới chính là người anh hùng thật sự, con trai ạ ! B. Con đã có một hành động thật anh hùng, con trai ạ! Câu sau là câu đơn hay câu ghép? Bộ phận nằm giữa hai dấu phẩy giữ chức vụ gì? 10 • Thượng đế cho người phụ nữ sự dũng cảm để nuôi dưỡng và chăm sóc mọi người, dù có nhọc nhằn đến mấy đi nữa , họ cũng không bao giờ than thở. Câu 11 : ( 5 điểm) Đọc đoạn thơ sau, tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì ? Em thấy hình ảnh trăng trong cách nhìn của mỗi người như thế nào? Mẹ bảo: trăng như lưỡi liềm Ông bảo: trăng tựa con thuyền cong mui Bà nhìn: như hạt cau phơi Cháu cười: quả chuối vàng tươi ngoài vườn Bố nhớ khi vượt Trường Sơn Trăng như cánh võng chập chờn trong mây. Em hãy tìm những hình ảnh so sánh và cho biết những hình ảnh so sánh trong đoạn thơ đã giúp em cảm nhận được điều gì đẹp đẽ ở người mẹ kính yêu.
  3. Đáp án I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (15 điểm) Mỗi câu 1,5 điểm. Câu 1: B Câu 2: A Câu 3: C. Câu 4: C Câu 5: 5 QHT (Nếu, trong, ở, và, với) Câu 6: A Câu 7: A Câu 8: D Câu 9: A. Danh từ B. Tính từ Câu 10: Câu ghép, đó là bộ phận trạng ngữ. II. PHẦN TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 11: HS nêu được một số ý cơ bản sau: - Tác giả sử dụng biện pháp so sánh (1 điểm) - Khi thì dùng từ so sánh (như, tựa); khi thì dùng dấu hai chấm (1 điểm) - Qua cách so sánh trên , hình ảnh trăng hiện lên thật sinh động . Ở mỗi cách nhìn, trăng lại mang một vẻ đẹp khác nhau: với mẹ, trăng là lưỡi liềm (vẻ đẹp của sự lao động) ; với ông, trăng là con thuyền (vẻ đẹp của sự thảnh thơi); với bà, trăng là hạt cau phơi (gần gũi và thân thiết) ; với cháu, trăng là quả chuối vàng (ngộ nghĩnh, có màu sắc tươi tắn); với bố, trăng là cánh võng chập chờn (có sự hoạt động). Mỗi người khi nhìn trăng đều liên tưởng đến hình ảnh một sự vật gần gũi với mình. (2 điểm) - Diễn đạt trôi chảy,có hình ảnh. (0.5điểm) - Chữ viết đẹp,ít sai lỗi chính tả. (0.5 điểm)