Đề cương ôn thi môn Sinh học Lớp 12 (Sách Cánh diều)

docx 11 trang Đào Yến 11/05/2024 830
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi môn Sinh học Lớp 12 (Sách Cánh diều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_thi_mon_sinh_hoc_lop_12_sach_canh_dieu.docx

Nội dung text: Đề cương ôn thi môn Sinh học Lớp 12 (Sách Cánh diều)

  1. Câu 1: Trong các nội dung sau, nội dung nào không thuộc các bước trong phương pháp nghiên cứu của Menđen? A. Cho các cây đậu Hà Lan giao phấn để tạo dòng thuần chủng về từng tính trạng. B. Lai các dòng thuần chủng khác biệt nhau bởi một hoặc nhiều tính trạng rồi phân tích kết quả lai ở đời F 1, F2, F3. C. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai, sau đó đưa ra giả thuyết giải thích kết quả. D. Tiến hành thí nghiệm chứng minh cho giả thuyết của mình. Câu 2: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Có bao nhiêu phép lai cho F1 đồng tính hoa đỏ? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 3: Có bao nhiêu nhận định dưới đây thuộc giả thuyết của Menđen? (1) Mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định. (2) Mỗi tính trạng do một cặp alen quy định. (3) Các nhân tố không bị hòa trộn vào nhau nên các giao tử được tạo ra là giao tử thuần khiết. (4) Bố, mẹ truyền cho con 1 trong 2 nhân tố của cặp nhân tố di truyền. (5) Con sẽ nhận cặp nhân tố di truyền của bố hoặc mẹ. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 31: Có bao nhiêu nhận định dưới đây không thuộc giả thuyết của Menđen? (1) Mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định. (2) Mỗi tính trạng do một cặp alen quy định. (3) Các nhân tố không bị hòa trộn vào nhau nên các giao tử được tạo ra là giao tử thuần khiết. (4) Bố, mẹ truyền cho con 1 trong 2 nhân tố của cặp nhân tố di truyền. (5) Con sẽ nhận cặp nhân tố di truyền của bố hoặc mẹ. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 4: Điều kiện quan trọng nhất của quy luật phân li là A. Số lượng cá thể phải nhiều. B. Quá trình giảm phân diễn ra bình thường. C. Cặp bố mẹ đem lai phải thuần chủng. D. Kiểu hình trội phải trội hoàn toàn. Câu 5: Cơ thể có kiểu gen Aa giảm phân luôn tạo ra 2 loại giao tử A và a với tỉ lệ bằng nhau là do A. Cặp alen thuộc cùng một lôcut trên cặp NST tương đồng. B. Alen A trội hoàn toàn so với alen_a. C. Cặp NST tương đồng mang cặp alen tương ứng phân li đồng đều về các giao tử. D. Alen A trội không hoàn toàn so với alen_a. Câu 6: Có bao nhiêu phát biểu sau đây phù hợp với phép lai phân tích? (1) Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang kiểu hình trội với cá thể mang kiểu hình lặn về một tính trạng. (2) Phép lai phân tích được dùng để kiểm tra kiểu gen của cơ thể mang kiểu hình trội. (3) Phép lai phân tích không được áp dụng cho hiện tượng kiểu hình trung gian. (4) Khi cơ thể mang kiểu hình trội có kiểu gen đồng hợp tử thì kết quả phân li kiểu hình ở đời con là 1 : 1. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 61: Có bao nhiêu phát biểu sau đây không phù hợp với phép lai phân tích? (1) Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang kiểu hình trội với cá thể mang kiểu hình lặn về một tính trạng. (2) Phép lai phân tích được dùng để kiểm tra kiểu gen của cơ thể mang kiểu hình trội. (3) Phép lai phân tích không được áp dụng cho hiện tượng kiểu hình trung gian. (4) Khi cơ thể mang kiểu hình trội có kiểu gen đồng hợp tử thì kết quả phân li kiểu hình ở đời con là 1 : 1. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 7: Có bao nhiêu phát biểu sau đây phù hợp với phép lai thuận nghịch? (1) Dạng này được làm bố ở phép lai này thì sẽ được làm mẹ ở phép lai kia. (2) Dùng để xác định vị trí của gen trong tế bào. (3) Dùng để xác định kiểu gen của cơ thể được chọn làm bố. (4) Dùng để xác định kiểu hình nào là trội, kiểu hình nào là lặn. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
  2. Câu 71: Có bao nhiêu phát biểu sau đây không phù hợp với phép lai thuận nghịch? (1) Dạng này được làm bố ở phép lai này thì sẽ được làm mẹ ở phép lai kia. (2) Dùng để xác định vị trí của gen trong tế bào. (3) Dùng để xác định kiểu gen của cơ thể được chọn làm bố. (4) Dùng để xác định kiểu hình nào là trội, kiểu hình nào là lặn. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 8: Trường hợp nào sau đây không di truyền theo quy luật phân li của Menđen? A. Cặp alen quy định tính trạng tồn tại trên một cặp NST và sự phân li của NST diễn ra bình thường. B. Gen quy định tính trạng tồn tại ở tế bào chất, trong ti thể hoặc lạp thể. C. Cặp alen quy định tính trạng tồn tại ở vùng tương đồng của cặp NST giới tính và sự phân li của NST diễn ra bình thường. D. Các cặp gen quy định các tính trạng cùng tồn tại trên một cặp NST và phân li cùng nhau trong quá trình phân li bình thường. Câu 9: Dựa vào đâu Menđen có thể đi đến kết luận các cặp nhân tố di truyền phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử? A. Kiểu gen và kiểu hình của F1. B. Kiểu gen và kiểu hình của F2. C. Sự phân li kiểu hình ở từng tính trạng. D. Kết quả lai phân tích. Câu 10: Điểm độc đáo nhất trong phương pháp nghiên cứu di truyền đã giúp Menđen phát hiện ra các quy luật di truyền là A. Tạo dòng thuần trước khi lai. B. Lai các dòng thuần khác nhau về một hoặc vài tính trạng rồi phân tích kết quả ở thế hệ F1, F2, F3. C. Sử dụng toán học để phân tích kết quả lai F1, F2, F3. D. Đưa ra giả thuyết và chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết. Câu 11: Nội dung chính của quy luật phân li là A. Các cặp alen không hòa trộn vào nhau trong quá trình giảm phân tạo giao tử. B. Các thành viên của cặp alen phân li đồng đều về các giao tử. C. F2 cho tỉ lệ phân li kiểu hình xấp xỉ 3 : 1. D. F1 đồng tính còn F2 phân tính. Câu 12: Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về di truyền trung gian? (1) Sự di truyền của một tính trạng. (2) Hiện tượng kiểu gen dị hợp biểu hiện kiểu hình trung gian. (3) Có tỉ lệ phân li kiểu gen giống tỉ lệ phân li kiểu hình. (4) Do alen trội không lấn át hoàn toàn alen lặn. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 121: Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về di truyền trung gian? (1) Sự di truyền của ba tính trạng. (2) Hiện tượng kiểu gen dị hợp biểu hiện kiểu hình trung gian. (3) Có tỉ lệ phân li kiểu gen giống tỉ lệ phân li kiểu hình. (4) Do alen trội không lấn át hoàn toàn alen lặn. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 12: Có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về di truyền trung gian? (1) Sự di truyền của ba tính trạng. (2) Hiện tượng kiểu gen dị hợp biểu hiện kiểu hình trung gian. (3) Có tỉ lệ phân li kiểu gen khác tỉ lệ phân li kiểu hình. (4) Do alen trội không lấn át hoàn toàn alen lặn. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 13: Dấu hiệu để nhận biết hiện tượng di truyền trung gian là A. Thực hiện lai phân tích cá thể có kiểu hình trội nếu thấy xuất hiện kiểu hình khác bố mẹ thì đó là di truyền trung gian. B. Tiến hành lai giữa các cá thể thuần chủng khác nhau cặp tính trạng tương phản, nếu ở F 1 biểu hiện kiểu hình trung gian giữa bố, mẹ thì đó là di truyền trung gian. C. Tiến hành phép lai giữa các cá thể dị hợp, tính trạng nào xuất hiện ở thế hệ lai chiếm 3/4 là tính trạng trội.
  3. D. Cho các cá thể thuộc một tính trạng tự thụ phấn, nếu ở thế hệ lai không xuất hiện tính trạng tương phản thì đó là tính trạng trội. Câu 14: Phương pháp nào sau đây đã được Menđen tiến hành để tạo dòng đậu Hà Lan thuần chủng khi tiến hành thí nghiệm của mình? A. Gây đột biến thể dị hợp rồi chọn lọc kiểu hình mong muốn, rồi cho tự thụ phấn. B. Cho cây đậu tự thụ phấn liên tiếp qua 5 đến 7 thế hệ đến kiểu hình ổn định. C. Nuôi các hạt phấn thành dòng đơn bội rồi gây lưỡng bội hóa sẽ thu được các dòng thuần khác nhau. D. Sử dụng lai thuận nghịch, chọn những dòng đồng hợp về kiểu gen và đồng nhất về kiểu hình. Câu 15: Có bao nhiêu nhận định đúng về lai phân tích? (1) Lai phân tích là phép lai giữa cơ thể mang kiểu hình trội với cơ thể mang kiểu hình lặn về một tính trạng. (2) Lai phân tích dùng để xác định vị trí của gen tồn tại ở trong nhân hay tế bào chất. (3) Lai phân tích chỉ có ý nghĩa với tính trạng biểu hiện trội, lặn hoàn toàn. (4) Nếu kết quả của phép lai phân li 1 : 1 thì kiểu gen của cơ thể mang kiểu hình trội là dị hợp tử. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 151: Có bao nhiêu nhận định không đúng về lai phân tích? (1) Lai phân tích là phép lai giữa cơ thể mang kiểu hình trội với cơ thể mang kiểu hình lặn về một tính trạng. (2) Lai phân tích dùng để xác định vị trí của gen tồn tại ở trong nhân hay tế bào chất. (3) Lai phân tích chỉ có ý nghĩa với tính trạng biểu hiện trội, lặn hoàn toàn. (4) Nếu kết quả của phép lai phân li 1 : 1 thì kiểu gen của cơ thể mang kiểu hình trội là dị hợp tử. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 16: Bản chất của quy luật phân li là A. F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình là 3 trội : 1 lặn. B. Sự phân li đồng đều của cặp alen trong quá trình giảm phân tạo giao tử. C. F2 có tỉ lệ phân li kiểu gen là 1 : 2 : 1. D. Alen trội át chế alen lặn. Câu 17: Có bao nhiêu mối quan hệ giữa các gen thuộc gen alen với nhau? (1) Alen trội hoàn toàn so với alen lặn. (2) Alen trội không hoàn toàn so với alen lặn. (3) Các alen đồng trội với nhau. (4) Alen này át sự biểu hiện của alen thuộc lôcut khác. (5) Các alen thuộc các locut khác nhau góp những phần như nhau vào sự hình thành kiểu hình. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 171: Có bao nhiêu mối quan hệ không phải giữa các gen thuộc gen alen với nhau? (1) Alen trội hoàn toàn so với alen lặn. (2) Alen trội không hoàn toàn so với alen lặn. (3) Các alen đồng trội với nhau. (4) Alen này át sự biểu hiện của alen thuộc lôcut khác. (5) Các alen thuộc các locut khác nhau góp những phần như nhau vào sự hình thành kiểu hình. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 18: Một gen có 3 alen A1, A2 và a. Các alen quan hệ trội lặn hoàn toàn. Trong đó alen A, quy định hạt đen trội, alen A2 quy định hạt nâu và alen a quy định hạt trắng. Số loại kiểu gen về gen A của loài là A. 3. B. 4. C. 6. D. 9. Câu 181: Một gen có 4 alen A1, A2, A3 và a. Các alen quan hệ trội lặn hoàn toàn. Trong đó alen A 1, quy định hạt đen trội, alen A2 quy định hạt nâu, A3 quy định hạt tím và alen a quy định hạt trắng. Số loại kiểu gen về gen A của loài là A. 10. B. 4. C. 6. D. 9. Câu 19: Một gen có 3 alen A1; A2 và a. Các alen quan hệ trội lặn hoàn toàn. Trong đó alen A, quy định hạt đen trội, alen A2 quy định hạt nâu và alen a quy định hạt trắng. Số phép lai của gen A thuộc loài là A. 9. B. 10. C. 15. D. 21. Câu 191: Một gen có 4 alen A1; A2, A3 và a. Các alen quan hệ trội lặn hoàn toàn. Trong đó alen A, quy định hạt đen trội, alen A 2 quy định hạt nâu, A 3 quy định hạt tím và alen a quy định hạt trắng. Số phép lai của gen A thuộc loài là
  4. A. 45. B. 55. C. 15. D. 21. Câu 20: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hạt do một gen có 3 alen quy định. Trong đó alen A quy định hạt đen trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt xám, alen a trội hoàn toàn so với alen a1 quy định hạt trắng. Có bao nhiêu phép lai cho thế hệ con lai đồng tính về tính trạng màu sắc hạt? A. 5. B. 10. C. 12. D. 9. Câu 201: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hạt do một gen có 4 alen quy định. Trong đó alen A quy định hạt đen trội hoàn toàn so với alen a 1 quy định hạt xám, alen a 1 trội hoàn toàn so với alen a 2 quy định hạt tím, alen a2 trội hoàn toàn so với alen a 3 quy định hạt trắng. Có bao nhiêu phép lai cho thế hệ con lai đồng tính về tính trạng màu sắc hạt? A. 20. B. 10. C. 12. D. 9. Câu 21: Loài thực vật có 10 loại kiểu gen về A. Số alen của gen A là A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 211: Loài thực vật có 15 loại kiểu gen về A. Số alen của gen A là A. 5. B. 6. C. 7. D. 4. Câu 212: Loài thực vật có 21 loại kiểu gen về A. Số alen của gen A là A. 5. B. 6. C. 7. D. 4. Câu 213: Loài thực vật có 28 loại kiểu gen về A. Số alen của gen A là A. 5. B. 6. C. 7. D. 4. Câu 214: Loài thực vật có 36 loại kiểu gen về A. Số alen của gen A là A. 9. B. 6. C. 7. D. 8. Câu 215: Loài thực vật có 45 loại kiểu gen về A. Số alen của gen A là A. 9. B. 6. C. 7. D. 8. Câu 216: Loài thực vật có 55 loại kiểu gen về A. Số alen của gen A là A. 9. B. 11. C. 10. D. 8. Câu 217: Loài thực vật có 6 loại phép lai về A. Số alen của gen A là A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. Câu 218: Loài thực vật có 21 loại phép lai về A. Số alen của gen A là A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. Câu 219: Loài thực vật có 55 loại phép lai về A. Số alen của gen A là A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. Câu 2110: Loài thực vật có 120 loại phép lai về A. Số alen của gen A là A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. Câu 22: Nếu 1 gen có 3 alen, các alen có quan hệ trội lặn hoàn toàn thì có bao nhiêu phép lai cho tỉ lệ phân tính 1 : 1? A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 23: Khi nghiên cứu về tính trạng màu sắc hạt của một loài thực vật, thấy có 4 loại kiểu hình do 6 loại kiểu gen quy định, người ta đã đưa ra các nhận định về gen quy định tính trạng màu sắc hạt như sau: (1) Gen có 3 loại alen quan hệ trội lặn hoàn toàn. (2) Gen có 3 loại alen, trong đó có 2 alen đồng trội so với alen còn lại. (3) Gen có 4 loại alen quan hệ trội lặn hoàn toàn. (4) Gen có 4 loại alen, trong đó có 3 alen đồng trội so với alen còn lại. Số nhận định đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 231: Khi nghiên cứu về tính trạng màu sắc hạt của một loài thực vật, thấy có 4 loại kiểu hình do 6 loại kiểu gen quy định, người ta đã đưa ra các nhận định về gen quy định tính trạng màu sắc hạt như sau: (1) Gen có 3 loại alen quan hệ trội lặn hoàn toàn. (2) Gen có 3 loại alen, trong đó có 2 alen đồng trội so với alen còn lại. (3) Gen có 4 loại alen quan hệ trội lặn hoàn toàn. (4) Gen có 4 loại alen, trong đó có 3 alen đồng trội so với alen còn lại. Số nhận định không đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
  5. Câu 24: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Có bao nhiêu phép lai cho F1 đồng tính hoa đỏ? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 25: Người ta tiến hành một số phép lai giữa một loài thú và thu được các kết quả sau: Phép lai 1: lông đen x lông đen → F1: 3 lông đen : 1 lông xám. Phép lai 2: lông đen x lông xám → F1: 2 lông đen: 1 lông xám : 1 trắng Kết luận nào sau đây chính xác? A. Tính trạng màu sắc lông do 1 gen gồm 3 alen quy định và quan hệ trội, lặn theo trật tự sau: kiểu hình lông đen > kiểu hình lông xám > kiểu hình lông trắng. B. Tính trạng màu sắc lông do 1 gen gồm 3 alen quy định và quan hệ trội, lặn theo trật tự sau: kiểu hình lông xám > kiểu hình lông đen > kiểu hình lông trắng. C. Tính trạng màu sắc do một gen gồm 3 alen quy định và quan hệ trội, lặn theo trật tự sau: kiểu hình lông đen > kiểu hình lông trắng > kiểu hình lông xám. D. Tính trạng màu sắc lông do một gen gồm 3 alen quy định và quan hệ trội, lặn theo trật tự sau: kiểu hình lông trắng > kiểu hình lông xám > kiểu hình lông đen. Câu 26: Người ta cho lai giữa 2 dòng hoa có màu đỏ và một có màu xanh được thế hệ lai phân li theo tỉ lệ 1 đỏ nâu : 1 xanh : 1 đỏ : 1 trắng. Dựa vào quy luật tương tác các gen alen, hãy xác định kết luận nào sau đây là chính xác? A. Tính trạng màu sắc hoa do một cặp gen gồm 2 alen trội không hoàn toàn quy định. B. Tính trạng màu sắc hoa do một gen gồm 3 alen trong đó có 2 alen đồng trội với 1 alen lặn quy định. C. Tính trạng màu sắc hoa do một gen gồm 3 alen trong đó có 1 alen trội và 2 alen lặn quy định. D. Tính trạng màu sắc hoa do một gen gồm 4 alen trong đó có 2 alen đồng trội và alen lặn quy định. Câu 27: Theo dõi sự di truyền màu lông ở một loài, người ta tiến hành lai các nòi thuần chủng với nhau và thu được những kết quả sau: Phép lai 1: ♀ lông đen x ♂ lông nâu → F1: 100% lông đen. Phép lai 2: ♀ lông đen x ♂ lông trắng → F1: 100% lông đen. Phép lai 3: ♀ lông nâu x ♂ lông trắng → F1: 100% lông nâu. Biết rằng tính trạng màu lông do 1 gen quy định và nằm trên NST thường. Có bao nhiêu nhận định đúng? (1) Tính trạng màu lông do gen 2 alen quy định theo quy luật trội không hoàn toàn. (2) Tính trạng màu lông do gen 2 alen quy định theo quy luật đồng trội. (3) Tính trạng màu lông do gen có 3 alen quy định theo quy luật trội hoàn toàn. (4) Tính trạng màu lông do gen có 3 alen quy định theo quy luật đồng trội. (5) Kiểu hình lông đen trội so với kiểu hình lông nâu. (6) Kiểu hình lông đen trội so với kiểu hình lông trắng. (7) Kiểu hình lông trắng trội so với kiểu hình lông nâu. A. 4. B. 3. C. 5. D. 6. Câu 271: Theo dõi sự di truyền màu lông ở một loài, người ta tiến hành lai các nòi thuần chủng với nhau và thu được những kết quả sau: Phép lai 1: ♀ lông đen x ♂ lông nâu → F1: 100% lông đen. Phép lai 2: ♀ lông đen x ♂ lông trắng → F1: 100% lông đen. Phép lai 3: ♀ lông nâu x ♂ lông trắng → F1: 100% lông nâu. Biết rằng tính trạng màu lông do 1 gen quy định và nằm trên NST thường. Có bao nhiêu nhận định không đúng? (1) Tính trạng màu lông do gen 2 alen quy định theo quy luật trội không hoàn toàn. (2) Tính trạng màu lông do gen 2 alen quy định theo quy luật đồng trội. (3) Tính trạng màu lông do gen có 3 alen quy định theo quy luật trội hoàn toàn. (4) Tính trạng màu lông do gen có 3 alen quy định theo quy luật đồng trội. (5) Kiểu hình lông đen trội so với kiểu hình lông nâu. (6) Kiểu hình lông đen trội so với kiểu hình lông trắng. (7) Kiểu hình lông trắng trội so với kiểu hình lông nâu. A. 4. B. 3. C. 5. D. 6. Câu 28: Biết rằng tính trạng màu lông do 1 gen quy định và nằm trên NST thường. Khi thực hiện phép lai giữa các nòi thuần chủng với nhau, người ta thu được kết quả sau:
  6. Phép lai 1: lông đen x lông nâu → F1: 100% lông đen Phép lai 2: lông đen x lông xám → F1: 100% lông đen Phép lai 3: lông nâu x lông xám → F1: 100% lông nâu Cho F1 của phép lai 3 giao phối với F1 của phép lai 1 và 2 thì tỉ lệ phân li kiểu hình ở thế hệ lai lần lượt là A. 1 : 1 và 1 : 2 : 1. B. 1 : 1 và 3 : 1. C. 1 : 2 : 1 và 3 : 1. D. 1 : 2 : 1 và 1 : 1. Câu 29: Giao phấn với cây hoa trắng thuần chủng (P), thu được F 1 hoàn toàn cây hoa hồng. F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 25% cây hoa đỏ : 50% cây hoa hồng : 25% cây hoa trắng. Biết rằng sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường. Dựa vào kết quả trên, hãy cho biết trong các kết luận sau, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1) Đời con của một cặp bố mẹ bất kì đều có tỉ lệ kiểu gen giống với tỉ lệ kiểu hình. (2) Chỉ cần dựa vào kiểu hình cũng có thể phân biệt được cây có kiểu gen đồng hợp hay dị hợp. (3) Nếu cho cây hoa đỏ ở F2 giao phấn với cây hoa trắng, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. (4) Kiểu hình hoa hồng là kết quả của sự tương tác giữa các alen của cùng một gen. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 291: Giao phấn với cây hoa trắng thuần chủng (P), thu được F1 hoàn toàn cây hoa hồng. F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 25% cây hoa đỏ : 50% cây hoa hồng : 25% cây hoa trắng. Biết rằng sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường. Dựa vào kết quả trên, hãy cho biết trong các kết luận sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng? (1) Đời con của một cặp bố mẹ bất kì đều có tỉ lệ kiểu gen giống với tỉ lệ kiểu hình. (2) Chỉ cần dựa vào kiểu hình cũng có thể phân biệt được cây có kiểu gen đồng hợp hay dị hợp. (3) Nếu cho cây hoa đỏ ở F2 giao phấn với cây hoa trắng, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. (4) Kiểu hình hoa hồng là kết quả của sự tương tác giữa các alen của cùng một gen. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 30: Khi lai cơ thể thuần chủng khác nhau bởi 1 cặp tính trạng tương phản. Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F 2 theo quy luật phân li của Menđen là A. 1 : 1. B. 2 : 1. C. 3 : 1. D. 1 : 2. Câu 31: Khi cho cây đậu Hà Lan hoa đỏ F1 trong phép lai của Menđen giao phấn với cây hoa trắng. Tỉ lệ phân li kiểu hình của F2 là A. 1 : 1. B. 2 : 1. C. 3 : 1. D. 1 : 2. Câu 311: Khi cho cây đậu Hà Lan hoa đỏ F2 trong phép lai của Menđen giao phấn với cây hoa trắng. Tỉ lệ phân li kiểu hình của F3 là A. 1 : 1. B. 2 : 1. C. 3 : 1. D. 1 : 2. Câu 32: Ở một loài thực vật, kiểu gen AA quy định hoa đỏ, kiểu gen Aa quy định hoa hồng, kiểu gen aa quy định hoa trắng. Cho các cây hoa đỏ giao phấn với các cây hoa hồng tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ lai là A. 1 : 1. B. 2 : 1. C. 3 : 1. D. 1 : 2. Câu 33: Ở loài thực vât, kiểu gen AA quy định hoa đỏ, kiểu gen Aa quy định hoa hồng, kiểu gen aa quy định hoa trắng. Cho các cây hoa đỏ giao phấn với các cây hoa trắng tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ lai là A. 1 đỏ : 1 trắng. B. 2 hồng : 1 đỏ. C. Đồng tính hoa đỏ. D. Đồng tính hoa hồng. Câu 34: Ở một loài thực vật, kiểu gen AA quy định hoa đỏ, kiểu gen Aa quy định hoa hồng, kiểu gen aa quy định hoa trắng. Cho các cây hoa hồng giao phấn với các cây hoa trắng tỉ lệ phân li kiểu hình ở thế hệ lai là A. 1 đỏ : 1 trắng. B. 1 hồng : 1 trắng. C. Đồng tính hoa đỏ. D. Đồng tính hoa hồng. Câu 35: Ở đậu Hà Lan, cho cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F 1 gồm 751 cây hoa đỏ : 252 cây hoa trắng. Khi cho các cây hoa đỏ F1 tự thụ phấn, số cây hoa đỏ F1 cho F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 : 1, chiếm tỉ lệ là A. 1/4. B. 1/3. C. 1/2. D. 2/3. Câu 36: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt xanh. Cây (P) dị hợp tử Aa tự thụ phấn, sau quá trình thụ tinh hình thành quả và hạt. Biết trung bình mỗi quả có 5 hạt, xác suất để bắt gặp quả có 3 hạt màu vàng và 2 hạt màu xanh là bao nhiêu? A. 27/ 1024. B. 135/512. C. 27/512. D. 135/1024.
  7. Câu 361: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt xanh. Cây (P) dị hợp tử Aa tự thụ phấn, sau quá trình thụ tinh hình thành quả và hạt. Biết trung bình mỗi quả có 5 hạt, xác suất để bắt gặp quả có 4 hạt màu vàng và 1 hạt màu xanh là bao nhiêu? A. 27/ 1024. B. 145/256. C. 27/512. D. 81/1024. Câu 362: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt xanh. Cây (P) dị hợp tử Aa tự thụ phấn, sau quá trình thụ tinh hình thành quả và hạt. Biết trung bình mỗi quả có 7 hạt, xác suất để bắt gặp quả có 5 hạt màu vàng và 2 hạt màu xanh là bao nhiêu? A. 243/ 16384. B. 243/2048. C. 27/512. D. 243/4096. Câu 363: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt xanh. Cây (P) dị hợp tử Aa tự thụ phấn, sau quá trình thụ tinh hình thành quả và hạt. Biết trung bình mỗi quả có 7 hạt, xác suất để bắt gặp quả có 4 hạt màu vàng và 3 hạt màu xanh là bao nhiêu? A. 81/ 16384. B. 243/2048. C. 81/2048. D. 243/4096. Câu 364: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt xanh. Cây (P) dị hợp tử Aa tự thụ phấn thu được F 1, tiếp tục lấy cây quả vàng F 1 tự thụ phấn thu được F 2, sau quá trình thụ tinh hình thành quả và hạt. Biết trung bình mỗi quả có 5 hạt, xác suất để bắt gặp quả ở F2 có 3 hạt màu vàng và 2 hạt màu xanh là bao nhiêu? A. 27/ 1024. B. 9/512. C. 27/512. D. 135/1024. Câu 365: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt xanh. Cây (P) dị hợp tử Aa tự thụ phấn thu được F 1, tiếp tục lấy cây quả vàng F 1 tự thụ phấn thu được F 2, sau quá trình thụ tinh hình thành quả và hạt. Biết trung bình mỗi quả có 5 hạt, xác suất để bắt gặp quả có 4 hạt màu vàng và 1 hạt màu xanh là bao nhiêu? A. 27/ 1024. B. 145/256. C. 27/512. D. 81/1024. Câu 366: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt xanh. Cây (P) dị hợp tử Aa tự thụ phấn thu được F 1, tiếp tục lấy cây quả vàng F 1 tự thụ phấn thu được F 2, sau quá trình thụ tinh hình thành quả và hạt. Biết trung bình mỗi quả có 7 hạt, xác suất để bắt gặp quả có 5 hạt màu vàng và 2 hạt màu xanh là bao nhiêu? A. 243/ 16384. B. 243/2048. C. 81/8192. D. 243/4096. Câu 367: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt xanh. Cây (P) dị hợp tử Aa tự thụ phấn thu được F 1, tiếp tục lấy cây quả vàng F 1 tự thụ phấn thu được F 2, sau quá trình thụ tinh hình thành quả và hạt. Biết trung bình mỗi quả có 7 hạt, xác suất để bắt gặp quả có 4 hạt màu vàng và 3 hạt màu xanh là bao nhiêu? A. 81/ 16384. B. 27/8192. C. 81/2048. D. 243/4096. Câu 37: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cho cây thân cao (P) tự thụ phấn, thu được F 1 gồm 75% cây thân cao và 25% cây thân thấp. Cho tất cả các cây thân cao F1 giao phấn với cây thân thấp. Theo lý thuyết, đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ là A. 3 cây thân thấp : 1 cây thân cao. B. 1 thân cao : 1 cây thân thấp. C. 3 cây thân cao : 1 cây thân thấp. D. 2 cây thân cao : 1 cây thân thấp. Câu 38: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt xanh. Cây (P) dị hợp tử Aa tự thụ phấn được các cây F 1. Quan sát những cây F1 thấy có những cây chỉ cho toàn hạt màu vàng, có những cây chỉ cho hạt màu xanh và có cả cây vừa cho hạt màu vàng vừa cho hạt màu xanh. Theo lí thuyết, số cây cho cả hạt màu vàng, cả hạt màu xanh chiếm tỉ lệ là A. 3/4. B. 1/2. C. 1/4. D. 1/8. Câu 39: Ở người, tính trạng dạng tóc do một cặp gen có 2 alen A và a quy định. Một cặp vợ chồng tóc xoăn sinh con trai đầu lòng, tóc thẳng, họ dự định sinh thêm một đứa con nữa. Xác suất để họ sinh đứa con thứ hai là con gái, tóc thẳng là bao nhiêu? A. 3/4. B. 1/2. C. 1/4. D. 1/8. Câu 391: Ở người, tính trạng dạng tóc do một cặp gen có 2 alen A và a quy định. Một cặp vợ chồng tóc xoăn sinh con trai đầu lòng, tóc thẳng, họ dự định sinh thêm một đứa con nữa. Xác suất để họ sinh đứa con thứ hai là con trai, tóc thẳng là bao nhiêu? A. 3/4. B. 1/2. C. 1/4. D. 1/8.
  8. Câu 392: Ở người, tính trạng dạng tóc do một cặp gen có 2 alen A và a quy định. Một cặp vợ chồng tóc xoăn sinh con trai đầu lòng, tóc thẳng, họ dự định sinh thêm một đứa con nữa. Xác suất để họ sinh đứa con thứ hai là con trai, tóc xoăn là bao nhiêu? A. 3/8. B. 1/2. C. 1/4. D. 1/8. Câu 393: Ở người, tính trạng dạng tóc do một cặp gen có 2 alen A và a quy định. Một cặp vợ chồng tóc xoăn sinh con trai đầu lòng, tóc thẳng, họ dự định sinh thêm một đứa con nữa. Xác suất để họ sinh đứa con thứ hai là con gái, tóc xoăn là bao nhiêu? A. 3/8. B. 1/2. C. 1/4. D. 1/8. Câu 40: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, biết cặp alen tồn tại trên cặp NST thường. Cho cây hoa đỏ thuần chủng giao phấn với cây hoa màu trắng được F 1, các cây F1 tự thụ phấn được F 2, các cây F2 tự thụ phấn được F 3. Theo lí thuyết, nhận định nào về sự biểu hiện của tính trạng màu hoa ở thế hệ F3 là đúng? A. Trên mỗi cây chỉ có một loại hoa, trong đó số cây hoa trắng là 3/4. B. Trên mỗi cây chỉ có một loại hoa, trong đó số cây hoa đỏ là 5/8. C. Số cây chỉ có hoa màu đỏ bằng số cây chỉ có hoa màu trắng chiếm 3/8. D. Số cây cho cả hoa đỏ, cho cả hoa trắng chiếm 1/2. Câu 41: Ở một loài cây lưỡng bội, khi cho cây hoa hồng (P) tự thụ phấn, F 1 thu được 25% cây hoa đỏ : 50% cây hoa hồng : 25% cây hoa trắng. Các cây hoa đỏ, cứ ra hoa nào lại bị côn trùng làm hỏng hoa đó (có lẽ màu đỏ dẫn dụ loài côn trùng gây hại). Khi các cây F1 tạp giao, thì tỉ lệ cây hoa hồng F2 sẽ là A. 4/9. B. 1/4. C. 3/9. D. 5/9. Câu 42: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho phép lai (P) cây hoa đỏ thuần chủng giao phấn với cây hoa trắng thu được F 1 đồng loạt cây hoa đỏ. Cho các cây hoa đỏ F1 tự thụ phấn thu được F 2, tiếp tục lấy những cây hoa đỏ cho giao phấn với nhau. Theo lí thuyết F 3 có tỉ lệ phân li kiểu hình là A. 5 cây hoa đỏ : 3 cây hoa trắng. B. 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. C. 8 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. D. 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. Câu 43: Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Trong một phép lai, người ta thu được 50% cây quả đỏ có kiểu gen AA : 50% cây cà chua quả đỏ có kiểu gen Aa. Cho các cây cà chua này tạp giao với nhau thì tỉ lệ phân li kiểu hình ở thế hệ lai là A. 100% cây quả đỏ. B. 50% cây quả đỏ : 50% cây quả vàng. C. 75% cây quả đỏ : 25% cây quả vàng. D. 93,75% cây quả đỏ : 6,25% cây quả vàng. Câu 44: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn, F 1 thu được 75% cây hoa đỏ : 25% cây hoa trắng. Để kiểm tra kiểu gen của các cây hoa đỏ F 1, cần sử dụng phép lai nào sau đây? A. Cho các cây hoa đỏ F1 tự thụ phấn. B. Cho các cây hoa đỏ F1 lai với cây hoa trắng. C. Cho các cây hoa đỏ F1 lai với cây hoa đỏ P. D. Cho các cây hoa đỏ F1 giao phấn tự do. Câu 45: Đậu Hà Lan, tính trạng màu sắc hoa có 2 loại kiểu hình. Cho những cây (P) hoa đỏ giao phấn với nhau thế hệ lai cho 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. Kiểu gen của cây P hoa đỏ là A. AA và AA. B. Aa và aa. C. AA và Aa. D. Aa và Aa. Câu 46: Đậu Hà Lan, tính trạng màu sắc hoa có 2 loại kiểu hình. Cho cây (P) hoa đỏ giao phấn với cây chưa biết kiểu gen thế hệ lai cho 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. Kiểu gen của cây P hoa đỏ là A. AA và AA. B. Aa và aa. C. AA và Aa. D. Aa và Aa. Câu 47: Cho cây P hoa đỏ giao phấn với cây hoa trắng, F 1 thu được đồng loạt cây hoa hồng. Biết rằng tính trạng màu sắc hoa do một cặp gen quy định. Có bao nhiêu phép lai cho tỉ lệ phân li 1 : 1? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 48: Một cặp vợ chồng, chồng nhóm máu A và vợ nhóm máu B sinh được con gái nhóm máu A. Kiểu gen của cặp vợ chồng trên có thể là (1) IAIA và IBIB. (2) IAIO và IBIO. (3) IAIA và IBIO. (4) IAIO và IBIB. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 49: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn, F 1 thu được 75% cây hoa đỏ : 25% cây hoa trắng. Để kiểm tra kiểu gen của các cây hoa đỏ F 1 cần sử dụng phép lai nào sau đây?
  9. A. Cho các cây hoa đỏ F1 tự thụ phấn. B. Cho các cây hoa đỏ F1 lai với cây hoa trắng. C. Cho các cây hoa đỏ F1 lai với cây hoa đỏ P. D. Cho các cây hoa đỏ F1 giao phấn tự do. Câu 50: Ở một loài động vật, gen A tồn tại trên NST thường có 4 alen. Dựa vào kết quả 2 phép lai sau đây, hãy xác định thứ tự xuất hiện từ trội đến lặn? Phép lai 1: P: mắt đỏ x mắt đỏ → F1: 75% mắt đỏ : 25% mắt nâu. Phép lai 2: P: mắt nâu x mắt vàng → F1: 25% mắt trắng : 50% mắt nâu : 25% mắt vàng A. Nâu → vàng → đỏ → trắng. B. Vàng → nâu → đỏ → trắng. C. Đỏ → nâu → trắng → vàng. D. Đỏ → nâu → vàng → trắng. Câu 51: Ở một loài thực vật, khi cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng thuần chủng (P), thu được F1 toàn cây hoa hồng; tiếp tục cho cây hoa hồng F 1 tự thụ phấn, F2 gồm 251 cây hoa đỏ : 502 cây hoa hồng : 250 cây hoa trắng. Có bao nhiêu kết luận phù hợp với phép lai trên? (1) Tính trạng màu sắc hoa do một gen có 2 alen A và a quy định, trong đó alen A là trội không hoàn toàn so với alen a. (2) Ở F2 tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình đều là 1 : 2 : 1. (3) Tính trạng màu sắc hoa có 3 kiểu hình nên gen quy định cũng có 3 alen. (4) Trong phép lai này, hai kiểu gen dị hợp và đồng hợp tử trội biểu hiện thành 2 kiểu hình khác nhau. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 52: Ở người, gen I quy định nhóm máu gồm 3 alen I A, IB, IO. Nhóm máu A do kiểu gen IAIA và IAIO quy định; nhóm máu B do kiểu gen IBIB và IBIO quy định; nhóm máu AB do kiểu gen IAIB quy định; nhóm máu O do kiểu gen IOIO quy định. Cặp bố mẹ nào sau đây có thể sinh con có đủ 4 nhóm máu? A. IAIA x IAIO. B. IAIB x IAIO. C. IAIO x IBIO. D. IAIB x IOIO. Câu 53: Ở một loài động vật, gen A tồn tại trên NST thường có 3 alen. Tiến hành 2 phép lai thu được kết quả như sau: Phép lai 1: P: mắt đỏ x mắt vàng → F1: 25% mắt trắng : 25% mắt nâu: 25% mắt vàng: 25% mắt đỏ. Phép lai 2: P: mắt nâu x mắt trắng → F1: 50% mắt đỏ : 50% mắt vàng. Khi cho con mắt đỏ và con mắt nâu của 2 phép lai trên giao phối với nhau, tỉ lệ phân li kiểu hình ở thế hệ lai là A. 50% mắt đỏ : 25% mắt nâu : 25% mắt vàng. B. 25% mắt trắng : 50% mắt nâu : 25% mắt vàng. C. 25% mắt trắng : 50% mắt đỏ : 25% mắt nâu. D. 50% mắt đỏ : 50% mắt nâu. Câu 54: Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng, cho các cây cà chua quả đỏ (P) giao phấn với cây cà chua quả vàng thế hệ lai thu được 200 cây quả đỏ và 101 cây quả vàng. Trong số cây hoa đỏ P, cây có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ là A. 1/3. B. 2/3. C. 1/4. D. 3/4. Câu 541: Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng, cho các cây cà chua quả đỏ (P) giao phấn với cây cà chua quả vàng thế hệ lai thu được 200 cây quả đỏ và 101 cây quả vàng. Trong số cây hoa đỏ P, cây có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ là A. 1/3. B. 2/3. C. 1/4. D. 3/4. Câu 55: Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng, cho các cây cà chua quả đỏ (P) tự thụ phấn thế hệ lai thu được 700 cây quả đỏ và 101 cây quả vàng. Trong số cây hoa đỏ P, cây có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ là A. 1/3. B. 2/3. C. 1/2. D. 3/4. Câu 551: Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng, cho các cây cà chua quả đỏ (P) tự thụ phấn thế hệ lai thu được 700 cây quả đỏ và 101 cây quả vàng. Trong số cây hoa đỏ P, cây có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ là A. 1/3. B. 2/3. C. 1/2. D. 3/4. Câu 552: Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng, cho các cây cà chua quả đỏ (P) tự thụ phấn thế hệ lai thu được 700 cây quả đỏ và 101 cây quả vàng. Trong số cây hoa đỏ F 1, cây có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ là A. 5/7. B. 2/3. C. 1/8. D. 5/8. Câu 553: Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng, cho các cây cà chua quả đỏ (P) tự thụ phấn thế hệ lai thu được 700 cây quả đỏ và 101 cây quả vàng. Trong số cây hoa đỏ F 1, cây có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ là A. 1/8. B. 2/7. C. 1/2. D. 3/8.
  10. Câu 56: Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng, cho các cây cà chua quả đỏ và quả vàng (P) giao phấn thế hệ lai thu được 35 cây quả đỏ và 1 cây quả vàng. Trong số cây hoa đỏ P, cây có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ là A. 1/36. B. 5/36. C. 1/18. D. 34/36. Câu 561: Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng, cho các cây cà chua quả đỏ và quả vàng (P) giao phấn thế hệ lai thu được 35 cây quả đỏ và 1 cây quả vàng. Trong số cây hoa đỏ P, cây có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ là A. 1/36. B. 5/36. C. 1/18. D. 34/36. Câu 57: Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng, cho các cây cà chua quả đỏ dị hợp và quả vàng (P) giao phấn ngẫu nhiên với nhau, thế hệ lai thu được 11 cây quả đỏ và 25 cây quả vàng. Trong số cây P, cây hoa đỏ chiếm tỉ lệ là A. 1/3. B. 2/3. C. 1/2. D. 3/4. Câu 571: Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng, cho các cây cà chua quả đỏ dị hợp và quả vàng (P) giao phấn ngẫu nhiên với nhau, thế hệ lai thu được 11 cây quả đỏ và 25 cây quả vàng. Trong số cây P, cây hoa vàng chiếm tỉ lệ là A. 1/3. B. 2/3. C. 1/2. D. 3/4. Câu 58: Ở một loài thực vật, khi cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng thuần chủng (P), thu được F1 toàn cây hoa hồng; tiếp tục cho cây hoa hồng F 1 tự thụ phấn, F2 gồm 251 cây hoa đỏ : 502 cây hoa hồng : 250 cây hoa trắng. Có bao nhiêu kết luận phù hợp với phép lai trên? (1) Tính trạng màu sắc hoa do một gen có 2 alen A và a quy định, trong đó alen A là trội không hoàn toàn so với alen a. (2) Ở F2, tỉ lệ phân li kiểu gen và tỉ lệ phân li kiểu hình đều là 1 : 2 : 1. (3) Tính trạng màu sắc hoa có 3 kiểu hình nên gen quy định cung có 3 alen. (4) Trong phép lai này, hai kiểu gen dị hợp và đồng hợp tử trội biểu hiện thành 2 kiểu hình khác nhau. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 581: Ở một loài thực vật, khi cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng thuần chủng (P), thu được F1 toàn cây hoa hồng; tiếp tục cho cây hoa hồng F 1 tự thụ phấn, F2 gồm 251 cây hoa đỏ : 502 cây hoa hồng : 250 cây hoa trắng. Có bao nhiêu kết luận không phù hợp với phép lai trên? (1) Tính trạng màu sắc hoa do một gen có 2 alen A và a quy định, trong đó alen A là trội không hoàn toàn so với alen a. (2) Ở F2, tỉ lệ phân li kiểu gen và tỉ lệ phân li kiểu hình đều là 1 : 2 : 1. (3) Tính trạng màu sắc hoa có 3 kiểu hình nên gen quy định cung có 3 alen. (4) Trong phép lai này, hai kiểu gen dị hợp và đồng hợp tử trội biểu hiện thành 2 kiểu hình khác nhau. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 59: Biết A là gen trội qui định quả đỏ trội hoàn toàn so với a qui định quả trắng. Cho 1 cây quả đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 237 cây quả đỏ, 78 cây quả trắng. Cho tất cả cây quả đỏ đời F 1 giao phấn với các cây quả trắng. Xác suất xuất hiện ở F2 loại hợp tử có kiểu gen dị hợp bằng bao nhiêu? A. 1/2 B. 1/3 C. 3/4 D. 2/3 Câu 591: Biết A là gen trội qui định quả đỏ trội hoàn toàn so với a qui định quả trắng. Cho 1 cây quả đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 237 cây quả đỏ, 78 cây quả trắng. Cho tất cả cây quả đỏ đời F 1 giao phấn với các cây quả trắng. Xác suất xuất hiện ở F2 loại hợp tử có kiểu gen đồng hợp bằng bao nhiêu? A. 1/2 B. 1/3 C. 3/4 D. 2/3 Câu 60: Biết A là gen trội qui định quả đỏ trội hoàn toàn so với a qui định quả trắng. Cho 1 cây quả đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F 1 237 cây quả đỏ, 78 cây quả trắng. Đem tất cả cây quả đỏ F 1 cho giao phấn ngẫu nhiên. Xác suất để một hợp tử của F2 biểu hiện kiểu hình quả đỏ bằng bao nhiêu? A. 1/9 B. 8/9 C. 2/9 D. 4/9 Câu 601: Biết A là gen trội qui định quả đỏ trội hoàn toàn so với a qui định quả trắng. Cho 1 cây quả đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F 1 237 cây quả đỏ, 78 cây quả trắng. Đem tất cả cây quả đỏ F 1 cho giao phấn ngẫu nhiên. Xác suất để một hợp tử của F2 biểu hiện kiểu hình quả trắng bằng bao nhiêu? A. 1/9 B. 8/9 C. 2/9 D. 4/9
  11. Câu 602: Biết A là gen trội qui định quả đỏ trội hoàn toàn so với a qui định quả trắng. Cho 1 cây quả đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F 1 237 cây quả đỏ, 78 cây quả trắng. Đem tất cả cây quả đỏ F 1 cho giao phấn ngẫu nhiên. Xác suất để một hợp tử của F2 biểu hiện kiểu hình quả đỏ dị hợp bằng bao nhiêu? A. 1/9 B. 8/9 C. 2/9 D. 4/9 Câu 603: Biết A là gen trội qui định quả đỏ trội hoàn toàn so với a qui định quả trắng. Cho 1 cây quả đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F 1 237 cây quả đỏ, 78 cây quả trắng. Đem tất cả cây quả đỏ F 1 cho giao phấn ngẫu nhiên. Xác suất để một hợp tử của F2 biểu hiện kiểu hình quả đỏ đồng hợp bằng bao nhiêu? A. 1/9 B. 8/9 C. 2/9 D. 4/9