Đề cương ôn tập Học kì 1 môn Địa lí Lớp 5 - Năm học 2019-2020
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Học kì 1 môn Địa lí Lớp 5 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_1_mon_dia_li_lop_5_nam_hoc_2019_2020.doc
Nội dung text: Đề cương ôn tập Học kì 1 môn Địa lí Lớp 5 - Năm học 2019-2020
- ĐỀ CƯƠNG MÔN ĐỊA LÝ HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2019-2020 BÀI 1: VIỆT NAM- ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA 1. Hãy nêu vị trí của nước ta. - Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á. Đất nước ta vừa có đất liền, biển, đảo và quần đảo. 2. Phần đất liền của nước ta giáp với những nước nào? - Trung Quốc, Lào, Cam-pu-Chia. . BÀI 2: KHÍ HẬU 3. Nêu đặc điểm của khí hậu nước ta. - Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa: nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa. 4. Khí hậu miền Bắc và miền Nam khác nhau như thế nào? - Miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn; miền Nam nóng quanh năm với mùa mưa và mùa khô rõ rệt. BÀI 3: VÙNG BIỂN NƯỚC TA 5.Biển bao bọc phía nào phần đất liền của nước ta? - Biển bao bọc phía đông, nam và tây nam phần đất liền của nước ta. 6. Biển có vai trò thế nào đối với sản xuất và đời sống? - Biển điều hòa khí hậu. - Biển là nguồn tài nguyên lớn. - Biển là đường giao thông quan trọng. - Ven biển có nhiều nơi du lịch, nghỉ mát hấp dẫn. BÀI 4: CÁC DÂN TỘC, SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ 7. Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc nào có số dân đông nhất? - Nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc kinh đông dân nhất. 8. Dân tộc kinh sinh sống chủ yếu ở đâu? - Dân tộc kinh sinh sống chủ yếu ở đồng bằng và ven biển. 1
- 9. Dân tộc ít người sinh sống chủ yếu ở đâu? -Dân tộc ít người sinh sống chủ yếu ở vùng núi và cao nguyên. 10. Phân bố dân cư ở nước ta có đặc điểm gì? - Dân cư nước ta phân bố không đều : Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng ven biển và thưa thớt ở vùng núi. BÀI 5: NÔNG NGHIỆP 11. Hãy cho biết vai trò của ngành trồng trọt. - Trồng trọt là ngành sản xuất chính. Ở nước ta trồng trọt phát triển hơn chăn nuôi. Lúa được trồng nhiều nhất ở nước ta. 12. Kể tên một số cây trồng, vật nuôi ở nước ta? Nơi phân bố. - Lúa được trồng nhiều ở đồng bằng. Cà phê, cây ăn quả, cao su, chè trồng nhiều ở miền núi và cao nguyên. - Lợn, gia cầm được nuôi nhiều ở đồng bằng. Trâu, bò, dê được nuôi nhiều ở miền núi và cao nguyên. BÀI 6: LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN 13. Ngành lâm nghiệp gồm những hoạt động nào? Phân bố chủ yếu ở đâu? - Lâm nghiệp gồm các hoạt động trồng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và các lâm sản khác. 14. Ngành thuỷ sản gồm hoạt động nào? Phân bố chủ yếu ở đâu? - Đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. - Phân bố ở vùng ven biển và những nơi có nhiều sông, hồ ở các đồng bằng. 15. Nước ta có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển ngành thuỷ sản? - Vùng biển rộng lớn có nhiều hải sản, mạng lưới sông ngòi dày đặc, người dân có nhiều kinh nghiệm, nhu cầu thuỷ sản ngày càng tăng. 2
- 3. Vì sao cây trồng nước ta chủ yếu là cây xứ nóng? - Vì nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa. - Phân bố chủ yếu ở miền núi, trung du và một phần ven biển. 2. Việc khai thác gỗ và các lâm sản phải chú ý điều gì? - Việc khai thác gỗ và các lâm sản phải hợp lý, tiết kiệm không khai thác bừa bãi, phá hoại rừng. 3.Các biện pháp bảo vệ rừng. - Tuyên truyền bảo vệ rừng; Không đốt rừng làm rẫy; Không khai thác gỗ bừa bãi. 4. Mật độ dân số là gì? - Mật độ dân số là số dân trung bình sống trên 1km2 diện tích đất tự nhiên. BÀI 12: CÔNG NGHIỆP 1. Kể tên các ngành công nghiệp và sản phẩm của chúng. Ngành công nghiệp Sản phẩm - Khai thác khoáng sản -Than, dầu mỏ, quặng sắt - Điện(nhiệt điện, thuỷ điện) -Điện - Luyện kim -Gang, thép, đồng, thiếc - Cơ khí (sản xuất, lắp ráp, sửa chữa) -Các loại máy móc, phương tiện giao thông. - Hoá chất -Phân bón, thuốc trừ sâu, xà phòng - Dệt may mặc -Các loại vải, quần áo 3
- - Chế biến lương thực, thực phẩm -Gạo, đường, bánh kẹo, rượu bia - Sản xuất hàng tiêu dùng -Dụng cụ y tế, đồ dùng gia đình 2. Ngành công nghiệp có vai trò như thế nào đối với đời sống và sản xuất? - Cung cấp máy móc cho sản xuất, các đồ dùng cho đời sống và xuất khẩu. 3. Nêu đặc điểm nghề thủ công nước ta. - Nghề thủ công nước ta ngày càng phát triển rộng khắp cả nước, dựa vào sự khéo léo của người thợ và nguồn nguyên liệu sẵn có. Nước ta có nhiều hàng thủ công nổi tiếng từ xa xưa như lụa Hà Đông, gốm Bát Tràng, hàng cói Nga Sơn, chạm khắc gỗ 4. Hãy nêu các ngành công nghiệp khai thác dầu, than, a-pa-tit có những nơi đâu? - Than có ở Quảng Ninh, a-pa-tit ở Lào Cai, dầu khí ở thềm lục địa phía Nam nước ta. 6. Nêu hậu quả của việc phân bố dân cư. - Vùng đồng bằng ven biển quá đông dân thừa lao động. - Vùng núi ít dân thiếu lao động. 6. Kể tên các trung tâm công nghiệp lớn nước ta: Thành phố HCM, Hà Nội, Đà Nẵng. 7. Nêu những điều kiện để thành phố HCM trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước? - Ở gần vùng có nhiều lương thực, thực phẩm. - Giao thông thuận lợi. 4. Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta? - Đảo Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Côn Đảo, Phú Quốc, quần đảo: Hoàng Sa, Trường Sa. 5. Phần đất liền của nước ta có đặc điểm gì? Diện tích lãnh thổ nước ta khoảng bao nhiêu km2? - Phần đất liền của nước ta hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc-Nam với đường bờ biển cong như hình chữ S. Diện tích lãnh thổ nước ta vào khoảng 330 000km2 - Dân cư đông đúc, người lao động có trình độ cao. - Trung tâm văn hoá khoa học kĩ thuật. - Có đầu tư nước ngoài. 8. Vì sao ngành công nghiệp dệt may, thực phẩm tập trung nhiều ở đồng bằng ven biển? - Do có lao động nhiều. - Nguồn nhiên liệu và người tiêu thụ. BÀI 14: GIAO THÔNG VẬN TẢI 1. Kể tên các loại hình giao thông vận tải nước ta. - Đường sắt, đường ô tô, đường sông, đường biển, đường hàng không. 2. Vì sao loại hình vận tải ô tô có vai trò quan trọng nhất? 4
- - Vì ô tô có thể đi lại trên nhiều dạng địa hình, len lỏi vào các ngõ nhỏ, nhận và giao hàng ở nhiều địa điểm khác nhau nên nó chở được nhiều hàng hoá nhất. 3. Kể tên các sân bay quốc tế, các cảng lớn ở nước ta. - Sân bay: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng. - Cảng: Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố HCM. 4. Kể tên tuyến đường dài nhất nước ta. - Tuyến đường sắt Bắc- Nam và quốc lộ 1A là tuyến đường dài nhất đất nước. BÀI 15: THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH 1. Thương mại gồm có hoạt động nào? Thương mại có vai trò gì? - Thương mại gồm có hoạt động mua bán hàng hoá ở trong nước gọi là nội thương và mua hàng hoá với nước ngoài gọi là ngoại thương. - Vai trò của thương mại là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng. 2 Những địa phương nào có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước? - Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là những nơi có hoạt đông thương mại phát triển nhất cả nước. 3. Kể tên các mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ yếu của nước ta. - xuất khẩu: các khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ, nông sản, thuỷ sản, lâm sản . - Nhập khẩu các máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu. 4.Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch nước ta. - Nước ta có nhiều phong cảnh đẹp, bãi tắm tốt, vườn quốc gia, các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống, 5. Kể tên một số điểm du lịch mà em biết. 1. Kể tên các loại đất chính của nước ta. - Đất phù sa và đất phe-ra-lít. 2. Nêu đặc điểm của đất phù sa và đất phe-ra-lít. - Đất phù sa được hình thành do sông ngòi bồi đắp rất màu mở, phân bố ở đồng bằng. - Đất phe-ra-lítcó màu đỏ hoặc đỏ nâu thường nghèo mùn, phân bố ở vùng đồi núi. 3. Nêu một số đặc điểm của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn. - Rừng rậm nhiệt đới cây cối rậm, nhiều tầng, phân bố ở vùng đồi núi. - Rừng ngập mặn cây cối có bộ rễ nâng khỏi mặt đất, phân bố chủ yếu ở vùng đất thấp ven biển. 4. Nêu một số tác dụng của rừng đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta. - Rừng cung cấp cho ta gỗ và nhiều sản vật. - Rừng giữ cho đất không bị xói mòn. - Rừng đầu nguồn giúp hạn chế lũ lụt. - Rừng ven biển chống bão biển, bão cát. - Điều hoà khí hậu 5
- BÀI 8: DÂN SỐ NƯỚC TA 1. Năm 2004, nước ta có số dân bao nhiêu? Số dân nước ta đứng thứ mấy trong các nước ở Đông Nam Á? - Năm 2004, dân số nước ta là 82,0 triệu người. Nước ta có dân số đứng hàng thứ 3 trong các nước Đông Nam Á. 2. Hãy nêu nhận xét về sự tăng dân số của nước ta. - Dân số nước ta tăng nhanh, bình quân mỗi năm tăng thêm khoảng trên một triệu người. 3. Dân số tăng nhanh gây ra những khó khăn gì? - Gia đình đông con sẽ có nhu cầu về lương thực, thực phẩm, nhu cầu về nhà ở, may mặc, học hành lớn hơn gia đình ít con. Nếu thu nhập thấp sẽ dẫn đến thiếu ăn, thiếu mặc, nhà ở chật chội, thiếu tiện nghi. 4. Hậu quả của dân số tăng nhanh: - Tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt vì sử dụng nhiều. - Trật tự xã hội có nguy cơ bị vi phạm cao. - Việc nâng cao đời sống gặp nhiều khó khăn. - Môi trường sẽ bị ô nhiễm làm cho khí hậu nóng lên. 5. Nêu biện pháp nào để dân số không tăng nhanh. - Tuyên truyền và vận động nhân dân thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Sinh từ 1-2 con để có đủ điều kiện chăm sóc nuôi dạy con cái tốt hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN ĐỊA LÝ NĂM HỌC: 2015-2016 BÀI 16: CHÂU Á Câu 1: Em hãy cho biết vị trí giới hạn của châu Á. - Châu Á trải dài từ gần cực Bắc tới quá xích đạo nên có đủ các đới khí hậu. Câu 2: Nêu đặc điểm địa hình của châu Á: - Núi và cao nguyên chiếm 3 diện tích châu Á, trong đó có những vùng núi cao 4 và đồ sộ Câu 3: Châu Á có khí hậu gì? - Châu Á có đủ các đới khí hậu ( từ nhiệt đới, ôn đới đến hàn đới). Câu 4: Nêu đặc điểm của dân cư châu Á: - Châu Á có số dân đông nhất thế giới. Đa số dân cư châu Á là người da vàng. Câu 5: Vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo? - Có nhiều đồng bằng châu thổ màu mỡ. - Có khí hậu gió mùa nóng ẩm. 6
- BÀI 18: CHÂU ÂU Câu 1: Nêu vị trí, giới hạn của châu Âu. - Châu Âu nằm ở phía tây châu Á, có ba phía giáp biển và đại dương. Diện tích 10 triệu km2. Câu 2: Hãy nêu đặc điểm của địa hình, khí hậu châu Âu. +Địa hình: - Có 2/3 diện tích là đồng bằng kéo dài từ tây sang đông, 1/3 diện tích là đồi núi. + Khí hậu: - Châu Âu có khí hậu ôn hoà. Câu 3: Nêu đặc điểm dân cư và hoạt động kinh tế ở châu Âu. - Châu Âu chủ yếu người da trắng, phần lớn dân cư sống trong các thành phố. - Nhiều nước châu Âu có nền kinh tế phát triển. BÀI 23: CHÂU PHI Câu 1: Em hãy nêu vị trí, giới hạn của châu Phi: - Châu Phi nằm ở phía nam châu Âu và phía tây nam châu Á, có đường xích đạo đi ngang qua giữa châu lục. Câu 2: Nêu đặc điểm địa hình và khí hậu của châu Phi. - Địa hình châu Phi chủ yếu là cao nguyên. - Khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới. Câu 3: Vì sao châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới? - Vì nằm trong vòng đai nhiệt đới, có diện tích rộng lớn, lại không có biển lấn sâu vào đất liền, nên khí hậu châu Phi nóng và khô bậc nhất thế giới. BÀI 25: CHÂU MĨ Câu 1: Nêu vị trí , giới hạn của châu Mĩ: - Châu Mĩ nằm ở bán cầu Tây, bao gồm Bắc Mĩ, Nam Mĩ và dải đất hẹp Trung Mĩ nối Bắc Mĩ với Nam Mĩ. Diện tích 42 triệu km 2 đứng thứ hai trong các châu lục trên thế giới. Câu 2: Hãy nêu đặc điểm địa hình của châu Mĩ: - Địa hình châu Mĩ thay đổi từ tây sang đông, dọc bờ biển phía tây là các dãy núi cao đồ sộ, ở giữa là những đồng bằng lớn. Phía đông là các dãy núi thấp và cao nguyên. Câu 3. Châu Mĩ có những khí hậu gì? - Châu Mĩ trải dài trên nhiều đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới và hàn đới. BÀI 28: CHÂU ĐẠI DƯƠNG CHÂU NAM CỰC Câu 1: Nêu vị trí, giới hạn của châu Đại Dương: 7
- - Châu Đại Dương nằm ở bán cầu Nam gồm lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo, quần đảo ở trung tâm và tây Nam Thái Bình Dương. Câu 2: Nêu đặc diểm tự nhiên của châu Đại Dương: - Lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn, thực vật và động vật độc đáo. Câu 3: Nêu đặc điểm kinh tế của Ô-trây-li-a: - Là nước có nền kinh tế phát triển, nổi tiếng thế giới về xuất khẩu lông cừu, len, thịt bò và sữa. Câu 4: Nêu đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực: - Châu Nam Cực là châu lục lạnh nhất thế giới. Quanh năm nhiệt độ dưới 0C. - Không có cư dân sinh sống, động vật tiêu biểu là chim cánh cụt. HẾT! BÀI 29: CÁC ĐẠI DƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI Câu 2: Quan sát bảng số liệu về các đại dương sau. số thứ tự Đại dương Diện tích Độ sâu trung Độ sâu lớn (triệu km2) bình(m) nhất (m) 1 Thái Bình Dương 180 4279 11034 8
- 2 Đại Tây Dương 93 3530 9227 3 Ấn Độ Dương 75 3963 7455 4 Bắc Băng Dương 13 1134 5449 a/ Hãy xếp các đại dương theo thứ tự từ lớn đến nhỏ về diện tích. b/ Cho biết độ sâu lớn nhất về đại dương nào? Thái Bình Dương. Câu 3: Nêu ích lợi của các đại dương. - Điều hoà khí hậu. - Đường giao thông thuận tiện. - Cung cấp cho con người lượng muối khổng lồ. - Bãi tắm, phong cảnh đẹp. - Cung cấp lượng hải sản cho con người. HẾT! ĐỀ THI HỌC KÌ II- MÔN ĐỊA LÝ 2013-2014 BÀI 16: CHÂU Á (TT) Câu 1: Nêu đặc điểm của dân cư châu Á: - Châu Á có số dân đông nhất thế giới (3875 triệu người/ năm 2004). Đa số dân cư châu Á là người da vàng. Họ sống tập trung đông đúc tại các đồng bằng châu thổ màu mỡ. Câu 2: Người dân châu Á sinh sống bằng nghề gì? Sản phẩm của họ là gì? - Người dân châu Á phần lớn làm nông nghiệp, nông sản chính là lúa gạo, lúa mì, thịt, trứng, sữa. Một số nước phát triển ngành công nghiệp, khai thác dầu mỡ, sản xuất ô tô. Câu 3: Nêu một số đặc điểm của khu vực Đông Nam Á. - Chủ yếu có khí hậu gió mùa nóng ẩm. - Sản xuất nhiều nông sản, cây công nghiệp và khai thác khoáng sản. Câu 4: Vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất nhiều lúa gạo? - Đất đai màu mỡ. - Khí hậu gió mùa nóng ẩm. Câu 5: Vì sao dân cư châu Á lại tập trung đông đúc tại đồng bằng châu thổ? - Vì do đất đai màu mỡ, đa số dân cư làm nông nghiệp. BÀI 17: CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG CỦA VIỆT NAM Câu 1: Nêu vị trí địa li, địa hình và các sản phẩm chính của Cam-pu-chia. - Cam-pu-chia nằm khu vực Đông Nam Á, giáp Việt Nam, Lào , Thái Lan. Địa hình chủ yếu là đồng bằng dạng lòng chảo trũng (ở giữa có biển hồ). các sản phẩm của Cam-pu-chia lúa gạo, cao su, hồ tiêu, đường thốt nốt và đánh bắt cá. - Thủ đô của Cam- pu- chia là Phôm Pênh. Câu 2: Nêu vị trí địa lí, địa hình và các sản phẩm của Lào. - Lào nằm ở khu vực Đông Nam Á, giáp Việt Nam, Trung Quốc, Mi-an-ma, Thái Lan, Cam- pu-chia, Lào không giáp biển. Địa hình phần lớn là núi và cao nguyên. Những sản phẩm chính của Lào là quế, cánh kiến, gỗ và lúa gạo. - Thủ đô của Lào là Viêng Chăn. Câu 3: Nêu vị trí địa lí, địa hình và các sản phẩm của Trung Quốc. 9
- - Trung Quốc nằm ở khu vực Đông Á có diện tích lớn nhất và số dân đông nhất thế giới. Địa hình chủ yếu là đồi núi và cao nguyên. Trung Quốc đã nổi tiếng từ lâu về tơ lụa, gốm sứ, chè. Ngày nay, kinh tế Trung Quốc đang phát triển mạnh. Các sản phẩm như máy móc, thiết bị, ô tô, đồ chơi, hàng điện tử, hàng may mặc BÀI 18: CHÂU ÂU Câu 1: Nêu vị trí, giới hạn của châu Âu. - Châu Âu nằm ở phía tây châu Á, có ba phía giáp biển và đại dương. Diện tích 10 triệu km2. - Phía bắc giáp Bắc Băng Dương; phía tây giáp Đại Tây Dương; phía nam giáp Địa Trung Hải; phía đông và đông nam giáp châu Á. Diện tích châu Âu đứng thứ 5 trong số các châu lục trên thế giới và gần bằng ¼ diện tích châu Á. Câu 2: Hãy nêu đặc điểm của địa hình, khí hậu châu Âu. +Địa hình: - Có 2/3 diện tích là đồng bằng kéo dài từ tây sang đông, 1/3 diện tích là đồi núi. + Khí hậu: - Châu Âu có khí hậu ôn hoà. Câu 3: Nêu đặc điểm dân cư và hoạt động kinh tế ở châu Âu. - Châu Âu chủ yếu người da trắng. - Nhiều nước châu Âu có nền kinh tế phát triển, sản phẩm công nghiệp của châu Âu nổi tiếng thế giới là máy bay, ô tô, thiết bị, hàng điện tử, len dạ, dược phẩm,mĩ phẩm . Câu 4: Nêu một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng sông lớn của châu Âu? - Dãy núi: U-ran, Các-pát. - Đồng bằng: Tây Âu, Trung Âu, Đông Âu. - Sông: Vôn-ga, Đa-nuyp. BÀI 25: CHÂU MĨ Câu 1: Nêu vị trí , giới hạn của châu Mĩ: - Châu Mĩ nằm ở bán cầu Tây, bao gồm Bắc Mĩ, Nam Mĩ và dải đất hẹp Trung Mĩ nối Bắc Mĩ với Nam Mĩ. Diện tích 42 triệu km2. Câu 2: Hãy nêu đặc điểm địa hình của châu Mĩ: - Địa hình châu Mĩ thay đổi từ tây sang đông, dọc bờ biển phía tây là các dãy núi cao đồ sộ, ở giữa là những đồng bằng lớn. Phía đông là các dãy núi thấp và cao nguyên. Câu 3. Châu Mĩ có những khí hậu gì? - Châu Mĩ có nhiều đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới và hàn đới. Câu 4: Nêu tên các dãy núi, cao nguyên, sông, đồng bằng châu Mĩ. - Dãy núi: Cooc-đi-e, An-đét. - Cao nguyên: Bra-xin, Guy-an. - Đồng bằng: Trung Tâm, A-ma-dôn. Câu 5: Vì sao châu Mĩ có nhiều đới khí hậu? - Vì lãnh thổ kéo dài từ phần cực Bắc đến cực Nam. BÀI 29: CÁC ĐẠI DƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI Câu 2: Quan sát bảng số liệu về các đại dương sau. số thứ tự Đại dương Diện tích Độ sâu trung Độ sâu lớn 10
- (triệu km2) bình(m) nhất (m) 1 Thái Bình Dương 180 4279 11034 2 Đại Tây Dương 93 3530 9227 3 Ấn Độ Dương 75 3963 7455 4 Bắc Băng Dương 13 1134 5449 a/ Hãy xếp các đại dương theo thứ tự từ lớn đến nhỏ về diện tích. b/ Cho biết độ sâu lớn nhất về đại dương nào? Thái Bình Dương. Câu 3: Nêu ích lợi của các đại dương. - Điều hoà khí hậu. - Đường giao thông thuận tiện. - Cung cấp cho con người lượng muối khổng lồ. - Bãi tắm, phong cảnh đẹp. - Cung cấp cho con người hải sản. HẾT! BÀI 3: ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG Câu 13: Cho biết diện tích và dân số của huyện Bến Lức. - Diện tích là 285 km2. - Dân số là 132708 người. Câu 14: Em hãy cho biết hiện nay huyện Bến Lức có bao nhiêu đơn vị hành chính? - Gồm 14 xã và 1 thị trấn (Mỹ Yên, Phước Lợi. Long Hiệp, Nhựt Chánh, Thạnh Đức, Bình Đức, Thạnh Hoà, Thạnh Lợi, Tân Hoà, An Thạnh, Tân Bửu, Thanh Phú, Lương Bình, Lương Hoà, Thị trấn Bến Lức. Câu 15: Huyện Bến Lức tiếp giáp với các huyện nào? - giáp với huyện Cần Đước, Cần Giuộc, huyện Tân Trụ, huyện Thủ Thừa, huyện Đức Hoà, huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh. Câu 16: Giao thông Bến Lức như thế nào? - Bến Lức có giao thông đường bộ và đường thuỷ khá thuận tiện. Câu 17: Kinh tế Bến Lức như thế nào? - Về nông nghiệp, lúa vẫn giữ ưu thế tuyệt đối, chiếm ½ diện tích toàn huyện. Ngoài ra dân còn trồng mía, thơm, mì, chanh và cây ăn trái. Câu 7: Thái Bình Dương giáp với các châu lục nào và đại dương nào? - Châu Mĩ, châu Á, châu Đại Dương, châu Nam Cực, châu Âu. - Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương. 11
- Câu 8: Ấn Độ Dương giáp với các châu lục nào và đại dương nào? - Châu Đại Dương, châu Á, châu Nam Cực, châu Phi. - Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Câu 9: Đại Tây Dương giáp với châu lục nào và đại dương nào? - Châu Mĩ, châu Á, châu Đại Dương, châu Nam Cực. - Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương. Câu 10: Bắc Băng Dương giáp với châu lục nào và đại dương nào? - Châu Mĩ, châu Á, châu Âu. - Thái Bình Dương. 12