Bộ đề trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 5

doc 5 trang Hùng Thuận 25/05/2022 4910
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_de_trac_nghiem_mon_lich_su_lop_5.doc

Nội dung text: Bộ đề trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 5

  1. BỘ ĐỀ TRẮC NGHIỆM MÔN LỊCH SỬ LỚP 5 BÀI 1 – “BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI” TRƯƠNG ĐỊNH 1. Thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta vào năm nào? a. 1858 b. 1859 c. 1862 2. Ai là người được nhân dân tôn làm “Bình Tây Đại Nguyên Soái”? a. Nguyễn Trung Trực. b. Trương Định . c. Phan Tuấn Phát. 3. Triều đình nhà Nguyễn đã ký hiệp ước gì với thực dân Pháp? a. Nhường ba tỉnh miền Đông Nam Bộ cho thực dân Pháp. b. Nhường ba tỉnh miền Tây Nam Bộ cho thực dân Pháp. c. Nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho thực dân Pháp. 4. Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân? a. Ở lại cùng nhân dân và nghĩa quân chống giặc. b. Ở lại cùng nhân dân và nghĩa quân chống lại nhà Nguyễn. c. Cả hai ý trên đều đúng. ĐÁP ÁN Câu 1 - Ý đúng a Câu 2 - Ý đúng b Câu 3 - Ý đúng c Câu 4 - Ý đúng a BÀI 2 – NGUYỄN TRƯỜNG TỘ MONG MUỐN CANH TÂN ĐẤT NƯỚC 1. Em hiểu như thế nào về hai từ “canh tân”? a. Từ bỏ những cách làm cũ, lạc hậu. b. Thực hiện cách làm mới để đạt được ý phát triển tốt hơn. c. Cả hai ý trên đều đúng. 2. Ai là người đã đứng ra chủ trương canh tân đất nước? a. Phạm Phú Thứ . b. Nguyễn Trường Tộ. c. Nguyễn Lộ Trạch. 3. Nêu những đề nghị cách tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ? a. Mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước, thông thương với thế giới. b. Thuê người nước ngoài đến giúp nhân dân khai thác các nguồn lợi về biển, rừng, mở trường dạy đóng tàu, đúc súng, sử dụng máy móc c. Cả hai ý trên đều đúng. 4. Vì sao vua Tự Đức không thực hiện đề nghị của Nguyễn Trường Tộ? a. Vua cho rằng những phương pháp cũ đã đủ để điều khiển quốc gia. b. Vì vua Tự Đức chưa hiểu biết tình hình các nước trên thế giới. c. Cả hai ý trên đều đúng ĐÁP ÁN Câu 1 - Ý đúng c Câu 2 - Ý đúng b ===
  2. Câu 3 - Ý đúng c Câu 4 - Ý đúng c BÀI 3 – CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ 1. Triều đình Huế ký hiệp uớc công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn bộ nước ta vào năm nào? a. 1883 b. 1884 c. 1885 2. Ai là người đại diện cho phái chủ chiến? a. Tôn Thất Thuyết. b. Đinh Công Tráng. c. Phan Đình Phùng. 3. Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp a. Khởi nghĩa Ba Đình. 1. Phan Đình Phùng. b. Khởi nghĩa Bãi Sậy. 2. Phạm Bành–Đinh Công Tráng. c. Khởi nghĩa Hương Khê. 3. Nguyễn Thiện Thuật. 4. Phong trào Cần Vương nổ ra vào năm nào? a. 1883 b. 1884 c. 1885 ĐÁP ÁN Câu 1 - Ý đúng b Câu 2 - Ý đúng a Câu 3 - Ý đúng a-2; b-3; c-1 Câu 4 - Ý đúng c BÀI 4 - XÃ HỘI VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX – ĐẦU THẾ KỶ XX 1. Chính sách khai thác của thực dân Pháp đối với nước ta? a. Khai thác khoáng sản để chở về Pháp hay bán cho các nước khác. b. Các nhà máy được xây dựng để sử dụng nguồn nhân công rẻ mạt ở nước ta, cướp đất, lập đồn điền trồng cao su, cà phê c. Cả hai ý trên đều đúng. 2. Cuối thế kỷ XIX – Đầu thế kỷ XX ở Việt Nam xuất hiện những tầng lớp giâi cấp xã hội nào? a. Công nhân, chủ xưởng, nhà buôn, viên chức, trí thức. b. Quý tộc, nô lệ. c. Cả hai ý trên đều đúng. 3. Cuối thế kỷ XIX – Đầu thế kỷ XX xã hội Việt Nam có những thay đổi gì? a. Bộ máy cai trị được hình thành, lần đầu tiên Việt Nam có đường ôtô, đường ray xe lửa. b. Thành thị phát triển, buôn bán được mở rộng, các giai cấp, tầng lớp mới hình thành. c. Cả hai ý trên đều đúng. 4. Trước đây trong xã hội Việt Nam có những tầng lớp chủ yếu nào? a. Phong kiến và nông dân. b. Địa chủ phong kiến và nông dân. ===
  3. c. Chủ xưởng, viên chức, công nhân. ĐÁP ÁN Câu 1 - Ý đúng c Câu 2 - Ý đúng a Câu 3 - Ý đúng c Câu 4 - Ý đúng b BÀI 5 – PHAN BỘI CHÂU VÀ PHONG TRÀO ĐÔNG DU 1. Phan Bội Châu sinh vào năm nào? a. 1866 b. 1867 c. 1868 2. Phong trào Đông du được thành lập vào năm nào? a. 1904 b. 1905 c. 1906 3. Mục đích của phong trào Đông du là gì? a. Đưa những thanh niên Việt Nam yêu nước sang Nhật học tập. b. Đưa những thanh niên Việt Nam yêu nước sang Nhật thăm quan. c. Cả hai ý trên đều đúng. 4. Phong trào Đông du thất bại, vì sao? a. Vì cuộc sống của các thanh niên Việt Nam yêu nước sang Nật du học rất khó khăn. b. Vì đường đi từ Việt Nam sang Nhật quá xa. c. Vì thực dân Pháp câu kết với Nhật chống phá phong trào Đông du. ĐÁP ÁN Câu 1 - Ý đúng b Câu 2 - Ý đúng a Câu 3 - Ý đúng a Câu 4 - Ý đúng c BÀI 6 – QUYẾT CHÍ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC 1. Nguyễn Tất Thành sinh vào ngày, tháng, năm nào? a. 19 – 5 - 1980 b. 19 – 5 - 1890 c. 19 – 5 – 1089 2. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vào năm nào, từ đâu? a. 1911, tại cảng Nhà Rồng. b. 1912, tại ga Sài Gòn. c. 1913, tại nhà anh Lê. 3. Tại sao Nguyễn Tất Thành quyết ra đi tìm đường cứu nước ? a. Muốn đánh đuổi giặc Pháp, giải phóng đồng bào. b. Thấu hiểu tình cảnh đất nước và nỗi thống khổ của nhân dân. c. Cả hai ý kiến trên đều đúng. 4. Những khó khăn của Nguyễn Tất Thành khi dự định ra nước ngoài? a. Không có tiền. b. Không có người đi cùng. c. Cả hai ý kiến trên đều đúng. ĐÁP ÁN Câu 1 - Ý đúng b Câu 2 - Ý đúng a ===
  4. Câu 3- Ý đúng c Câu 4 -Ý đúng c BÀI 7 – ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI 1. Hãy nêu tên 3 tổ chức cộng sản ra đời ở Việt Nam năm 1929 a b. c. 2. Vì sao lại phải sớm hợp nhất các tổ chức cộng sản? a. Tăng thêm sức mạnh cho cách mạng Việt Nam. b. Đoàn kết toàn dân chống lại kẻ thù, giải phóng dân tộc. c. Cả hai ý kiến trên đều đúng. 3. Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam diễn ra ở đâu? a. Hồng Kông (Trung Quốc). b. Pari (Pháp). c. Nhật Bản. 4. Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời vào năm nào? a. 1929 b. 1930 c. 1931 ĐÁP ÁN Câu 1: a. Đông Dương Cộng sản đảng. b. An Nam Cộng sản đảng. c. Đông Dương Cộng sản liên đoàn. Câu 2 : Ý đúng c Câu 3: Ý đúng a Câu 4: Ý đúng b BÀI 8 – XÔ VIẾT NGHỆ -TĨNH 1. Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp. a. 12 – 9 – 1930 1. Nông dân nổi dậy đánh phá các huyện lị, đồn điền, nhà ga, công sở. b. 9 và 10 – 1930 2. Hàng vạn nông dân Hưng Nguyên, Nam Đàn kéo về thị xã Vinh biểu tình. c. 1931 3. Phong trào thất bại. 2. Thời gian diễn ra phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh là: a. 1930 - 1931 b. 1929 - 1930 c. 1931 –1932 3. Những thay đổi quan trọng trong các thôn xã ở Nghệ Tĩnh thời kỳ có chính quyền là: a. Không xảy ra trộm cắp, phong tục lạc hậu đã bị đả phá. b. Nông dân được chia ruộng đất, xoá bỏ các thứ thuế vô lý. c. Cả hai ý kiến trên đều đúng. 4. Vì sao phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh bị thất bại? a. Vì lần đầu tiên nhân dân được nắm chính quyền. b. Vì bọn đế quốc, dùng mọi thủ đoạn để đàn áp. c. Cả hai ý kiến trên đều đúng. ĐÁP ÁN ===
  5. Câu 1: Ý đúng a-2; b-1; c-3 Câu 2- a Câu 3- c Câu 4 -b BÀI 9 – CÁCH MẠNG MÙA THU 1. Phát xít Nhật xâm lược nước ta vào năm nào? a. 1930 b. 1940 c. 1945 2. Cuộc tổng khởi nghĩa thành công trong cả nước vào thời gian nào? a. 28 – 8 - 1945 b. 19 – 8 - 1945 c. 25 – 8 – 1945 3. Tại sao ngày 19 – 8- 1945 được chọn làm ngày kỷ niệm Cách Mạng Tháng Tám ở nước ta? a. Vì đó là thời gian cuộc khởi nghĩa diễn ra có quy mô lớn nhất từ trước đến nay. b. Vì đó là thời gian mở đầu cho cuộc khởi nghĩa toàn thắng. c. Cả hai ý kiến trên đều đúng. 4. Em hãy kể lại sự kiện đáng nhớ về Cách Mạng Tháng Tám ở địa phương em. ===