Bộ đề đọc hiểu ngữ liệu ngoài chương trình Ngữ văn 7

docx 202 trang hoaithuong97 13282
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề đọc hiểu ngữ liệu ngoài chương trình Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbo_de_doc_hieu_ngu_lieu_ngoai_chuong_trinh_ngu_van_7.docx

Nội dung text: Bộ đề đọc hiểu ngữ liệu ngoài chương trình Ngữ văn 7

  1. e. Hướng dẫn: - Giới thiệu khái quát về tác giả Lí Bạch, bài thơ “Vọng Lư sơn bộc bố. * Đỉnh núi Hương Lô - Vị trí: đứng từ xa để ngắm cảnh thác nước. ⇒ Quan sát một cách bao quát, toàn diện. - Động từ “sinh”: nảy nở, sinh ra, qua đó cho ta thấy ánh mặt trời xuất hiện như chủ thể làm cho mọi vật sinh sôi, nảy nở. - Đỉnh núi Hương Lô được miêu tả dưới những tia nắng mặt trời chiếu rọi, làn hơi nước phản quang với ánh mặt trời ấy tạo nên những làn khói màu tím vừa rực rỡ vừa kì ảo, đó chính là nét đặc trưng của đỉnh núi Hương Lô. ⇒ Câu thơ đầu gợi ra cái nền, cái khung cảnh đẹp huyền ảo của cảnh vật. * Thác núi Lư - Động từ “quải” (treo) đã biến cảnh vật từ trạng thái động sang trạng thái tĩnh: nhìn từ xa, đỉnh núi là khói tía mù mịt, chân núi là dòng sông tuôn chảy, khoảng giữa là thác nước treo lơ lửng như giải lụa trắng rủ xuống bất động. - Với hai động từ “phi”, “lưu” cảnh vật đang từ trạng thái tĩnh lại chuyển sang trạng thái động. Thác nước được miêu tả một cách trực tiếp nhưng qua đó ta lại thấy được thế núi cao và sườn dốc đứng. - “Tam thiên xích” lag một con số ước lệ, qua đó làm tăng thêm độ nhanh, sức mạnh và thế đổ của dòng thác - Phép so sánh, lối nói phóng đại: thác nước – dải Ngân Hà, qua đó cho thấy sự mạnh mẽ, kì vĩ của thiên nhiên ⇒ Thác núi Lư hiện lên rất đẹp, kì vĩ và mạnh mẽ. Qua đó, giúp chúng ta cảm nhạn được tình yêu thiên nhiên và phần nào đó tính cách mạnh mẽ, hào phóng của tác giả. => Qua đặc điểm cảnh vật được miêu tả ta có thể thấy Lí Bạch là nhà thơ có một tình cảm bao la, cảm xúc sâu lắng phát xuất từ tình yêu thiên nhiên say đắm mãnh liệt cùng với đó là tâm hồn lãng mạn và bay bổng, phóng khoáng, biểu lộ ước vọng mạnh mẽ về lẽ sống của ông. 129
  2. - Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ - Cảm nhận của bản thân về bài thơ: bài thơ thể hiện rõ những đặc điểm sáng tác của Lí Bạch. 130
  3. VĂN BẢN “CẢNH KHUYA – RẰM THÁNG GIÊNG” ĐỀ SỐ 1: I. PHẦN ĐỌC HIỂU: CẢNH KHUYA Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. Em hãy đọc kỹ văn bản trên rồi trả lời các câu hỏi sau: 1) Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào ? 2) Bài thơ được làm theo thể thơ nào ? Nêu biện pháp tu từ chủ yếu được tác giả sử dụng trong bài thơ. 3) Hai câu thơ cuối bài thơ đã biểu hiện tâm trạng gì của tác giả ? 4) Kể tên các bài thơ và tác giả đã học và đọc thêm trong sách Ngữ văn 7, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cùng chủ đề với bài thơ này. II. PHẦN LÀM VĂN Trăng luôn là nguồn cảm hứng, đề tài cho bao thi sĩ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vậy. Viết một bài văn nêu suy nghĩ của em về hình ảnh trăng trong thơ Bác. GỢI Ý: Câu Nội dung Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: 1 Bài thơ được Bác Hồ viết ở chiến khu Việt Bắc năm 1947, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài thơ được làm theo thể thơ nào? Nêu biện pháp tu từ chủ yếu được tác giả sử dụng trong bài thơ. 2 - Bài thơ được làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt - Biện pháp tu từ chủ yếu được tác giả sử dụng trong bài thơ: Biện pháp so sánh 3 Hai câu thơ cuối bài thơ đã biểu hiện tâm trạng gì của tác giả? 131
  4. - Sự rung động, niềm say mê trước vẻ đẹp như tranh của cảnh rừng Việt Bắc. - Bác Hồ thao thức chưa ngủ chính là lo nghĩ đến vận mệnh của đất nước, của dân tộc. Kể tên các bài thơ và tác giả đã học và đọc thêm trong sách Ngữ văn 7, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cùng chủ đề với bài thơ này: 4 Học sinh kể được 2 bài thơ, hai tác giả: Rằm tháng giêng - Hồ chí Minh; Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh. Cảnh khuya và Rằm tháng giêng đều được viết vào thời kỳ Bác đang chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Pháp ở chiến khu Việt Bắc. Hai bài thơ cũng đều viết về trăng thế nhưng mỗi bài mỗi vẻ. Hình ảnh ánh trăng trong mỗi bài cũng vì thế mà đẹp theo một góc chiếu khác nhau. Ở bài Cảnh khuya, trăng được quan sát dường như một tầm nhìn hẹp. Ánh trăng không hiện lên bằng cả một vầng sáng tròn đầy mà lại được cảm nhận theo một chiều kích khác. Nó phủ trùm lên những tán cây, chiếu rọi rồi rơi rớt, lan tỏa hàng trăm ngàn đốm sáng trên mặt đất. Trăng quyện hòa gần gũi và tràn đầy sức sống II "Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Đêm thanh tĩnh, cảnh vật cũng tĩnh đến nỗi chúng ta có thể nghe thấy tiếng suối hát rất trong. Cảnh ấy, tình ấy khiến chúng ta nghĩ đến vẻ đẹp cổ điển của ánh trăng. Trăng với người ở đây dường như đang đối ứng và đối ẩm. Trăng chia sẻ với người và người dường như cũng đang muốn tâm sự cùng trăng. Trăng ở Nguyên tiêu cũng ở trong cảnh tĩnh nhưng nó không chất chứa suy tư. Không giống với Cảnh khuya, trăng ở đây thoáng rộng, phóng túng và tràn trề sức sống hơn. ĐỀ SỐ 2: Phần I. Đọc – hiểu Rằm xuân lồng lộng trăng soi, Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân; Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. 132
  5. (Rằm tháng giêng, Xuân Thủy dịch, trong thơ Hồ Chủ tịch, NXB Văn học, Hà Nội, 1967) Câu 1. Cho biết thể thơ được sử dụng trong bản dịch. Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính trong bài thơ. Câu 3. Chỉ ra nghệ thuật chính được sử dụng trong hai câu thơ đầu. Câu 4: Qua bài thơ, em cảm nhận được gì về tâm hồn và phong thái của Bác Hồ trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp? Phần II. Làm văn Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của thiên nhiên được miêu tả trong hai câu thơ đầu của bài thơ “Rằm tháng giêng” (Hồ Chí Minh). GỢI Ý: Phần Câu/ý Nội dung 1 Thể thơ: Lục bát 2 Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả 3 Nghệ thuật chính: Phần - Điệp ngữ: Xuân Đọc - 4 - Vẻ đẹp tâm hồn: Yêu thiên nhiên (rung động trước vẻ đẹp của đêm hiểu trăng tại chiến khu Việt Bắc). - Phong thái: ung dung, lạc quan, niềm tin vững chắc vào sự nghiệp cách mạng). Phần 1 Viết một đoạn văn (4 – 8 câu) nêu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp Làm của thiên nhiên được miêu tả trong hai câu thơ đầu của bài thơ văn “Rằm tháng giêng” (Hồ Chí Minh). a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn b. Xác định đúng nội dung biểu cảm: cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của thiên nhiên được miêu tả trong hai câu thơ đầu của bài thơ “Rằm tháng giêng” (Hồ Chí Minh). c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt kiến thức của văn bản với kiến thức về câu, khả năng diễn đạt để viết đoạn văn. Có thể viết đoạn theo những ý sau: 133
  6. - Cảnh đêm rằm tháng giêng vào lúc tròn, sáng viên mãn nhất. - Một không gian cao rộng, bát ngát, tràn ngập ánh trăng sáng và sức sống của mùa xuân trong đêm rằm tháng giêng. d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về nội dung kể chuyện. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. Tổng điểm ĐỀ SỐ 3: Cho câu thơ sau: Tiếng suối trong như tiếng hát xa 1. Hãy chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn thiện bài thơ. 2. Bài thơ em vừa chép là bài thơ nào? 3. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ đầu của bài thơ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. 4. Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về bức chân dung tự họa của chủ thể trữ tình được thể hiện trong hai câu thơ cuối? 5. Kể tên một bài thơ viết về Bác mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn 6? Nêu tên tác giả. Gợi ý: 1. Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. 2. - Bài thơ Cảnh khuya 3. - Biện pháp tu từ: + So sánh: tiếng suối trong- tiếng hát xa + Điệp ngữ lồng. - Tác dụng của biện pháp tu từ: + làm cho câu thơ giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu. 134
  7. + NT so sánh: gợi không gian tĩnh lặng, thanh bình, tiếng suối trong trẻo, du dương, gợi cảm giác xa mà gần gũi. + Điệp từ lồng: sự đan cài, giao hòa, hòa quyện của thiên nhiên. Bóng trăng, bóng cây, bóng lá và bóng hoa in lồng tạo thành một bức tranh đẹp. + Cảnh vật vận động đầy sức sống, thiên nhiên trong trẻo, tươi sáng, có hình khối đường nét. Qua đó ta cảm nhận được tình yêu thiên nhiên của HCM. 4. Hai câu thơ 3, 4 thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình, của thi nhân: "Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". – Hai chữ ‘chưa ngủ’ là nỗi thao thức, là tâm trạng. ‘Chưa ngủ’ vì ‘cảnh khuya như vẽ’ đã dẫn hồn thi nhân vào cõi mộng say trăng, say thiên nhiên. ‘Chưa ngủ’ còn vì một nỗi sâu xa hơn vì ‘lo nỗi nước nhà’. Hai câu cuối bài ‘Cảnh khuya’ đã diễn tả một cách bình dị mà thấm thía tình yêu thiên nhiên thiết tha, tình yêu nước sâu nặng của Bác Hồ. Ở đây tâm hồn thi sĩ đã chan hòa với lí tưởng chiến sĩ như Bác đã nói: ‘Một ngày mà Tổ quốc chưa được thống nhất, đồng bào còn chịu khổ, là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên’. – Hai chữ ‘chưa ngủ’ cuối câu 3 được điệp lại ở đầu câu 4, trong thi pháp cổ gọi là biện pháp liên hoàn, có tác dụng làm cho thơ liền mạch, giàu nhạc điệu, đồng thời diễn tả âm điệu ‘chưa ngủ’ triền miên, nhịp nhàng như dòng chảy của cảm xúc, của tâm tĩnh giữa cảnh khuya suối rừng. – Tâm trạng ‘lo nỗi nước nhà’ là tình cảm ‘ưu ái’ của Hồ Chủ tịch, rất sâu sắc mãnh liệt, được nói đến nhiều trong thơ văn của Người thời kháng chiến: ‘Lòng riêng riêng những bàn hoàn Lo sao khôi phục giang san Tiên Rồng’ 5. - Bài thơ: Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ 135
  8. VĂN BẢN “TIẾNG GÀ TRƯA” ĐỀ SỐ 1: I. PHẦN ĐỌC HIỂU “Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ: “Cục cục tác cục ta” Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ Tiếng gà trưa Mang bao nhiêu hạnh phúc Đêm cháu về nằm mơ Giấc ngủ hồng sắc trứng Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ”. Trích bài thơ Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh Em hãy đọc kỹ văn bản trên rồi trả lời các câu hỏi sau: 1) Bài thơ Tiếng gà trưa được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Theo thể thơ nào? 2) Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc gì? 3) Xác định điệp ngữ trong khổ thơ thứ nhất “Trên đường hành quân xa Nghe gọi về tuổi thơ”? 4) Nêu ý nghĩa của bài thơ? 5) Kể tên các bài thơ và tác giả thuộc chủ đề Thơ hiện đại Việt Nam đã học trong sách Ngữ văn 7, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Câu Nội dung 137
  9. - Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tiếng gà trưa: Bài thơ được viết trong thời kỳ đầu 1 của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. - Bài thơ được sáng tác theo thể thơ 5 tiếng, có chỗ biến đổi linh hoạt Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc: Trên đường hành quân, người chiến sĩ chợt nghe tiếng gà nhảy ổ, gợi về những kỉ niệm tuổi thơ 2 với hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng, gợi về hình ảnh người bà thân yêu Xác định điệp ngữ trong khổ thơ thứ nhất “Trên đường hành quân xa Nghe gọi về tuổi thơ”: 3 - Cục cục tác cục ta - Nghe nghe nghe Ý nghĩa của bài thơ: Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ 4 và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước. Kể tên các bài thơ và tác giả thuộc chủ đề Thơ hiện đại Việt Nam đã học trong 5 sách Ngữ văn 7, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Cảnh khuya, Rằng tháng giêng (Hồ Chí Minh) và Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh). ĐỀ SỐ 2: PHẦN I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ. Câu 1: Em hãy cho biết đoạn thơ trên trích từ văn bản nào? Của ai? Câu 2: Hãy tìm điệp ngữ trong đoạn thơ trên và nói rõ đó là dạng điệp ngữ gì? Nêu tác dụng của phép điệp ngữ vừa tìm được. Câu 3: Nêu nội dung của đoạn trích trên. 138
  10. Câu 4: Qua đoạn trích trên, em hãy nêu cảm nghĩ của mình về tình bà cháu bằng một đoạn văn ngắn, trong đó có sử dụng ít nhất một cặp quan hệ từ. Gạch chân dưới cặp quan hệ từ mà em đã sử dụng trong đoạn văn. GỢI Ý: 1. - Đoạn trích trên trích từ văn bản: “Tiếng gà trưa”. - Tác giả: nhà thơ Xuân Quỳnh. 2. - Điệp ngữ trong đoạn thơ trên là từ “Vì” - Đây là điệp ngữ cách quãng - Tác dụng của điệp ngữ “Vì” trong đoạn thơ: Nhấn mạnh nguyên nhân chiến đấu của người cháu - người chiến sĩ. 3. Nội dung của đoạn trích: - Lời tâm sự chân thành của người chiến sĩ trẻ trên đường ra tiền tuyến gửi về người bà kính yêu nơi hậu hương về mục đích chiến đấu của mình. - Tình yêu bà hòa quyện trong tình yêu quê hương đất nước. 4. I. Mở đoạn - Giới thiệu tình bà cháu trong bài thơ “Tiếng gà trưa”. - “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh chính là những dòng thơ bình dị. Bài thơ đã đi vào lòng người đọc bằng âm thanh tiếng gà trưa, bằng một tình bà cháu nồng đậm yêu thương. II. Thân đoạn: Cảm nghĩ về tình bà cháu trong bài thơ 1. Tình bà cháu hiện lên qua dòng kí ức “Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ.” Dòng cảm xúc từ hiện tại đã trôi về miền quá khứ với nỗi xúc động tràn trề. Tiếng gà trưa đã gợi lên bao kỉ niệm thơ ấu được sống nơi làng xóm với bà, trong tình yêu thương và bàn tay chăm sóc của bà. Hình ảnh người bà hiện lên trong những kỉ niệm đẹp, gắn liền với đàn gà cục ta cục tác. “Gà đẻ mà mày nhìn! 139
  11. Rồi sau này lang mặt. ” Câu thơ đã tái hiện lại lời mắng yêu của bà với người cháu. Dù đã lớn nhưng cháu vẫn mang theo mình kỉ niệm rất đỗi giản dị mà chan chứa yêu thương này. “Tay bà khum soi trứng Dành từng quả chắt chiu” “Cứ hàng năm hàng năm Khi gió mùa đông tới Bà lo đàn gà toi Mong trời đừng sương muối Để cuối năm bán gà Cháu được quần áo mới.” Bà hiện lên với dáng vẻ tần tảo, vất vả, chắt chiu, dành dụm để cho cháu được cuộc sống ấm lo. Những “cái quần chéo go”, những “cái áo cánh chúc bâu” chẳng phải là món quà đắt tiền, chẳng sang trọng nhưng nó lại là niềm vui lớn nhất của người cháu mỗi khi tết đến xuân về. Món quà tuy không đắt tiền nhưng chính tiền lại chẳng thể trả nổi bởi nó được làm bằng những sợi yêu thương của người bà, là những hy sinh của bà để cháu có cuộc sống hạnh phúc ấm lo. 2. Tình cảm bà cháu gắn bó thiêng liêng Bà đã cùng người chiến sĩ đồng hành gắn bó trên suốt chặng đường hành quân. Những ý nghĩ về bà, những kỉ niệm ấu thơ có bóng dàng người bà tảo tần, tình yêu thương của bà đã tiếp sức cho người chiến sĩ. “Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ.” Bà đã trở thành nguồn sức mạnh tinh thần cho cháu. Điệp từ “vì” đã làm nổi bật nguyên nhân người chiến sĩ quyết tâm lên đường hành quân. Không phải bắt nguồn từ những gì to lớn mà đó 140
  12. chính là vì bà, vì cháu biết những tảo tần chịu thương chịu khó của bà. Tình yêu gia đình gắn với người bà đã lớn lên thành tình yêu quê hương, nơi có tiếng gà cục tác. Từ tình yêu quê hương, nó lớn dần thành tình yêu tổ quốc, thành quyết tâm đứng lên bảo vệ những điều bình dị mà thiêng liêng ấy trong tâm tưởng người cháu. III. Kết đoạn Nêu cảm nhận về tình bà cháu trong bài thơ. ĐỀ SỐ 3: Phần I . ĐỌC- HIỂU: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ. (Ngữ văn 7, tập 1, tr.151, NXB Giáo dục ) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên? Câu 2: Nêu hoàn cảnh ra đời, xuất xứ bài thơ? Bài thơ viết theo thể thơ nào? Câu 3: Đoạn thơ trên sử dụng những biện pháp tu từ nào? Nêu ý nghĩa? Câu 4: Nêu nhận xét của em trong cách sắp xếp cụm từ chỉ mục đích chiến đấu của người cháu: Tổ quốc, bà, tiếng gà, ổ trứng. Câu 5: Trong Tiếng gà trưa có một thứ tình cảm vô cùng trừu mến. Đó chính là tình yêu gia đình hòa trong tình yêu quê hương, đất nước. Nêu suy nghĩ của em về nhận định trên. GỢI Ý: 1 - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm 2 - Bài thơ được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, in lần đầu trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968). - Thể thơ: 5 chữ 141
  13. 3 - Điệp từ: Vì - Liệt kê. => Tác dụng: nhấn mạnh mục đích chiến đấu vừa cao cả và thiêng liêng nhưng cũng hết sức bình dị, cụ thể. Tình cảm gia đình, quê hương đã làm sâu sắc thêm tình yêu Tổ quốc 4 - Cách sắp xếp: Từ rất quan trọng, thân thuộc đến ít quan trọng hơn (Từ lớn đến nhỏ). 5 ĐỀ SỐ 4: I. VĂN – TIẾNG VIỆT: Cho đoạn thơ sau: "Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ: " Câu 1: Hãy viết 4 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ? Câu 2: Cho biết đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Câu 3: Nêu nội dung của đoạn thơ trên? Câu 4: Tìm điệp ngữ trong đoạn thơ và cho biết tác dụng của điệp ngữ đó? Câu 5: Phát biểu cảm nghĩ về người bà thân yêu. GỢI Ý: Câu 1 - Viết 4 câu thơ tiếp: " Cục cục tác cục ta" Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ." Câu 2 - Đoạn thơ trích từ tác phẩm: "Tiếng gà trưa" - Tác giả: Xuân Quỳnh Câu 3 - Nội dung đoạn thơ: Trên đường hành quân, người cháu nghe tiếng gà trưa 142
  14. nhảy ổ và chính tiếng gà đã đánh thức kỉ niệm tuổi thơ một cách rất tự nhiên. Câu 4 - Điệp ngữ: Nghe -Tác dụng: Nhấn mạnh cảm giác gợi nhớ lại kỉ niệm tuổi thơ của người cháu. Giới thiệu người bà. Tình cảm của em đối với bà. Nêu suy nghĩ về ngoại hình của bà: làn da, mái tóc, hành động, Từ đó bộc lộ cảm xúc. - Biểu cảm vai trò của bà và mối quan hệ của bà đối với người xung quanh và thái độ của họ - Kỉ niệm đáng nhớ nhất giữa em với bà, biểu cảm về kỉ niệm đó. - Tình cảm của em đối với bà: Sự mong muốn biết ơn, sự đền đáp công ơn đối với người thân, sự nỗ lực để xứng đáng với người thân của mình. Khẳng định vai trò của ba trong cuộc sống của em. ĐỀ SỐ 5: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ: “Cục cục tác cục ta” Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ. a. Nhân vật trữ tình được nhắc đến trong đoạn thơ là ai? Nhân vật được đặt trong hoàn cảnh nào? b. Từ âm thanh tiếng gà trưa trong đoạn thơ, em hiểu tình cảm nào đang trỗi dậy trong lòng nhân vật? c. Cụm từ “Tiếng gà trưa” được lặp lại mấy lần trong bài thơ trên? Nó có ý nghĩa như thế nào? GỢI Ý: 143
  15. 1. - Nhân vật trữ tình: người cháu, người lính trẻ. - Hoàn cảnh: xa gia đình, xa người bà thân yêu gắn bó suốt quãng thời gian tuổi thơ; đang làm nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. 2. - Tâm trạng bồi hồi, xao xuyến của người lính trẻ khi nghe tiếng gà trưa trên đường hành quân. - Âm thanh tiếng gà trưa đã trở thành cây cầu bắc nhịp hiện tại và quá khứ: thể hiện nỗi nhớ quê hương một cách trong trẻo và tha thiết của người chiến sĩ. 3. Câu thơ tiếng gà trưa đc lặp lại 4 lần (Không kể đề bài). Mỗi lần nhắc là lại 1 lần gợi ra kỉ niệm thời thơ ấu gắn với hình ảnh đàn gà, người bà. - Tạo ra sự thống nhất trong mạch cảm xúc của tác giả - Là sợi dây liên kết các hình ảnh trong toàn bài thơ => Điệp từ đã nhấn mạnh âm thanh quen thuộc của tiếng gà trưa qua đó để khơi gợi bộc lộ cảm xúc, thể hiện tình yêu bà,yêu gia đình, yêu xóm làng quê hương đất nước. 144
  16. VĂN BẢN “MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM” ĐỀ SỐ 1: “Cốm là một thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quí, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngot sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền.” Câu 1: Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản có đoạn trích trên là ai? Câu 2: Văn bản có chứa đoạn trích được viết theo thể loại nào? Câu 3: Các từ “thanh đạm”, “ngọt sắc” thuộc từ loại nào? Câu 4: Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu văn: “Cốm là một thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam”. Câu 5: Nêu nội dung đoạn trích trên? Câu 6: Từ nội dung của đoạn, hãy nêu suy nghĩ, tình cảm của em về những đặc sản của thành phố quê hương. GỢI Ý: 1. - Văn bản “Một thứ quà của lúa non, Cốm”, tác giả: Thạch Lam 2. - Thể loại: tùy bút 3. - Tính từ 4. - Phân tích ngữ pháp Chủ ngữ: Cốm Vị ngữ 1: là một thức quà riêng biệt của đất nước Vị ngữ 2: là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh Vị ngữ 3: mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. 145
  17. 5. - Nội dung đoạn trích: Cốm là thứ quà độc đáo làm từ sản phẩm gần gũi với người dân quê mà cánh đồng dâng tặng con người, nó trở thành món quà văn hóa, phong tục, nhất là phong tục sêu tết trong hôn nhân 6. Suy nghĩ, tình cảm của em đối với đặc sản của thành phố quê hương - Thành phố Hải Phòng có rất nhiều đặc sản nổi tiếng của vùng sông nước như mắm cáy, mắm nước, thuốc lào Vĩnh Bảo, bánh đa cua, nem bể, bánh mì cay, - Đây là những món ăn có giá trị về vật chất và tinh thần, văn hóa của quê hương, tuy bình dị nhưng chứa đựng tất cả tinh túy của thiên nhiên và con người. Nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của thành phố quê hương tạo nên thế mạnh cho ngành du lịch và kinh tế phát triển. - Tự hào về quê hương và thấy cần phải giữ gìn và phát huy nét đẹp của thành phố. ĐỀ SỐ 2: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một, còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ. Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may chút bụi nào. Hỡi các bà mua hàng! Chớ có thọc tay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố tiềm tàng và nhẫn nại của thần lúa. Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm. 146
  18. a. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì? b. Theo tác giả, cần phải thưởng thức cốm như thế nào? Vì sao? Qua cách thưởng thức này, tác giả thể hiện thái độ nào với món ăn dân giã mà đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc? c. Nhận xét về cách miêu tả, giộng văn được sử dụng trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng của nó. d. Qua đoạn văn, em hãy viết đoạn văn thể hiện những việc làm để giữ gìn, phát huy những giá trị vật chất, tinh thần của quê hương. GỢI Ý: Phần I - Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả. Câu 1 - Cốm không phải là thức quà của người vội vì: Nếu ăn vội sẽ không cảm nhận được hương vị thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng Câu 2 thanh đạm của loài thảo mộc, mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ. - Cách cảm nhận, thưởng thức cốm của tác giả cho em thấy: Tình cảm yêu mến, cẩn trọng, nâng niu bằng cả tấm lòng; biểu hiện sự lịch sự, văn hóa trong thưởng thức cốm của Thạch Lam. - Cách miêu tả: Chi li, tỉ mỉ, cặn kẽ. - Giọng văn: Đối thoại nhẹ nhàng như lời tâm sự, nhắn nhủ rất ân tình, thân mật. - Tác dụng: Câu 3 + Giúp người đọc hình dung được cách ăn và mua cốm nhã nhặn, lịch sự, trang nhã. + Làm cho đoạn văn trở nên sinh động. + Thể hiện tình yêu, niềm tự hào và thái độ nâng niu, trân trọng của tác giả đối với món quà đặc sắc của dân tộc. Câu 4 Giữ gìn và phát huy những giá trị tinh thần, vật chất của quê hương: - Nâng niu, trân trọng. 147
  19. - Quảng bá, giới thiệu với bạn bè trong nước và quốc tế. - Tiếp tục sáng tạo những giá trị vật chất, tinh thần mang đậm bản sắc Việt Nam để làm giàu cho quê hương đất nước. 148
  20. VĂN BẢN “SÀI GÒN TÔI YÊU” ĐỀ SỐ 1: Câu 1: Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi: “Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm.” a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? b. Thể loại của văn bản là gì? Nêu hiểu biết của em về thể loại đó? c. Cho biết những từ in đậm trong đoạn văn thuộc từ loại gì? d. Chỉ ra những từ láy có trong đoạn văn trên? e. Trong đoạn văn trên, biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng để biểu hiện tình cảm của tác giả? f. Qua đoạn văn, em hãy viết một đoạn văn phát biểu suy nghĩ của mìn về tình yêu quê hương. GỢI Ý: a. - Văn bản: Sài Gòn tôi yêu. - Tác giả: Minh Hương b. - Thể loại: tùy bút - Hiểu biết: + Tùy bút được hiểu là thể loại thuộc loại hình kí, trong đó tác giả ghi chép lại các sự việc được quan sát và suy ngẫm về cảnh vật, con người xung quanh một cách trung thực. + Về thể loại tùy bút, được coi là lối chơi độc tấu của cái tôi trữ tình, là tùy theo hứng mà viết (sự thực, việc thực chảy qua ngòi bút dạt dào cảm xúc của nhà văn nên thấm đẫm chất thơ). c. - Từ “tôi” là đại từ ; từ “với” là quan hệ từ d. - Những từ láy: ui ui, buồn bã, thưa thớt, dập dìu e. - Trong đoạn văn trên có biện pháp nghệ thuật: Điệp ngữ f. Tình yêu quê hương là một tình yêu thường trực trong tâm hồn mỗi con người. Bởi quê hương là nơi ta sinh ra, lớn lên và có những kỉ niệm 149
  21. về một tuổi thơ êm đềm. Quê hương gắn với những chiều ngả mình trên lưng trâu, lim dim đôi mắt nhìn bầu trời xanh và lắng nghe tiếng sáo diều. Quê hương gắn với những cánh cò, những rặng tre rì rào, những cánh đồng lúa chín thơm vàng ửng. Quê hương gắn với giọt mồ hôi của mẹ, của cha, gắn với tiếng đưa võng kẽo kẹt cùng lời ru của bà, Nhắc đến quê hương thôi là mở ra cả một bầu trời thương nhớ. Những kỉ niệm thơ bên những người thân thương sao mà êm đềm đến thế! Tình yêu quê hương còn là tình cảm gắn bó với giang sơn, đất nước, với lãnh thổ thiêng liêng của dân tộc. Nhà văn Nga, I-li-a Ê-ren-bua đã từng nói : “ Lòng yêu nhà, yêu làng xóm trở nên lòng yêu Tổ quốc.” Quê hương nào không là một phần máu thịt của tổ quốc, giang sơn. Yêu quê hương là một biểu hiện của lòng yêu Tổ quốc. Dựng xây quê hương cũng là một cách xây dựng đất nước mình, cho đất nước ngày một giàu đẹp hơn. Tình yêu quê hương, đất nước là cội nguồn của những tình cảm cao đẹp trong tâm hồn mỗi con người. Phải biết yêu mình, yêu lấy mảnh đất mình được sinh ra và lớn lên thì mới có thể yêu thương người khác, yêu thương những mảnh đất mà trong cuộc đời ta sẽ đi qua. Yêu quê hương đất nước không chỉ là yêu vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình của những danh lam thắng cảnh mà còn là tình yêu, niềm tự hào với nền văn hoá, văn hiến, với lịch sử hào hùng của dân tộc. Chúng ta có quyền tự hào về những chiến công vang dội trong quá khứ, đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ gìn bản sắc dân tộc suốt mấy nghìn năm lịch sử. Là một người con Việt Nam, ghi nhớ lời Bác Hồ dạy “Các Vua Hùng đã có công dựng nước/ Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước.” Dải đất hình chữ S thân thương đánh đổi bằng biết bao xương máu của thế hệ cha anh, vì vậy mỗi chúng ta phải biết trân trọng những hy sinh lớn lao ấy, trân trọng và bảo vệ tổ quốc, xây dựng một đất nước Việt Nam ngày một giàu đẹp sánh vai với các cường quốc trên trường quốc tế. ĐỀ SỐ 2: Tôi yêu Sài Gòn da diết Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa [2] nhiệt đới bất ngờ. Tôi 150
  22. yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui [3] buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở. Nếu cho là cường điệu, xin thưa: Yêu nhau yêu cả đường đi Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng. a. Thời tiết Sài gòn được tác giả miêu tả như thế nào? b. Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để thể hiện tình cảm của mình đối với thành phố thân yêu? c. Viết đoạn văn 8-10 câu cảm nhận của em về đoạn văn trên. GỢI Ý: a. Thời tiết SG được tác giả miêu tả: + Nắng Sớm, buổi chiều gió lộng, những cơn mưa nhiệt đới ào ào và mau tạnh. + Sự thay đổi thời tiết: “đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại Như thủy tinh. b. Biện pháp nghệ thuật: Điệp ngữ c. * Hình thức: - Đảm bảo về hình thức đoạn văn, diễn đạt mạch lạc, có sự liên kết, đúng chính tả, ngữ pháp Chú ý sử dụng từ ngữ đúng chuẩn mực. * Nội dung: + Về mặt nội dung: HS cần đảm bảo một số ý sau: Đây là đoạn văn biểu cảm tình yêu Sài Gòn của nhân vật trữ tình trong tuỳ bút Sài Gòn tôi yêu của Minh Hương. - Câu mở đầu đoạn văn bộc lộ tình cảm một cách khái quát, những câu sau bộc lộ tình yêu Sài Gòn một cách cụ thể của tôi. + Với những hình ảnh đối lập, sự liệt kê cho thấy tôi yêu Sài Gòn da diết, yêu rất nhiều thứ, nhiều lúc, nhiều nơi: Yêu thiên nhiên yêu nắng, yêu mưa, yêu sớm, yêu chiều, yêu đêm, yêu ngày, yêu nhịp sống 151
  23. của phố phường lúc tĩnh lặng, yêu cả những lúc phố phường náo động, dập dìu, yêu những lúc thời tiết đẹp trời, rồi yêu cả những lúc thời tiết trái chứng trở trời. + Và cuối cùng tác giả lí giải cho cái tình cảm của mình bằng một câu ca dao càng làm nổi bật tình yêu sâu sắc đối với quê hương. + Thông qua tình yêu của tác giả ta cảm nhận được nét đẹp riêng, độc đáo của thiên nhiên, khí hậu và phố phường Sài Gòn. - Điệp ngữ « tôi yêu » nhắc đi nhắc lại nhiều lần cùng với hình ảnh gợi cảm nắng ngọt ngào, gió nhớ thương, cây mưa nhiệt đới bất ngờ, trời ui ui buồn bã, => Ta như cảm thấy nhân vật trữ tình huy động tất cả các giác quan để cảm nhận một cách tinh tế thiên nhiên, phố phường Sài Gòn để bộc lộ tình yêu Sài Gòn sâu nặng, thiết tha. - Đoạn văn gợi nhắc mọi người về tình yêu đối với quê hương, đất nước. 152
  24. VĂN BẢN “MÙA XUÂN CỦA TÔI” ĐỀ SỐ 1: Câu 1: Đọc kỹ phần trích và trả lời các câu hỏi: ( ) Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng ( ) Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác. ( ) (Ngữ văn 7, tập một) a) Phần trích trên thuộc văn bản nào đã học? Tác giả là ai? b) Phần trích được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Câu nào thể hiện rõ nhất tình cảm yêu mến của tác giả đối với mùa xuân Hà Nội? c) Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng nổi bật ở trong phần trích (chỉ rõ các từ, ngữ)? Cách sử dụng biện pháp tu từ đó có tác dụng gì? d) Qua đoạn văn trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn phát biểu suy nghĩ của em về mùa xuân. GỢI Ý: a. - Phần trích thuộc văn bản Mùa xuân của tôi. - Tác giả Vũ Bằng b. - Phần trích được viết theo phương thức biểu cảm - Câu thể hiện rõ nhất tình cảm của tác giả: Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. c. - Biện pháp tu từ được sử dụng nổi bật: điệp ngữ; các từ, ngữ: mùa xuân, có, mùa xuân của Hà Nội, Bắc Việt. 153
  25. - Tác dụng: điệp ngữ vừa để nhấn mạnh ý, vừa tạo cho câu văn, đoạn văn giàu âm điệu, giọng văn trở nên tha thiết, gợi cảm, thể hiện rõ tình cảm yêu mến mùa xuân Hà Nội của tác giả. d. I. Mở đoạn: Giới thiệu về chủ đề (mùa xuân). – Mùa xuân khởi đầu của một năm, mùa con người đoàn tụ. – Mùa xuân là mùa cây cối sinh sôi, vạn vật phát triển. II. Thân đoạn: – Sự thay đổi của đất trời. – Sự thay đổi của cây cối, muôn loài. – Hoạt động của con người + Đoàn tụ (trở về quê hương sau học tập, làm việc) + Mua sắm Tết như quần áo, trang trí nhà cửa, cây cảnh – Sự biến chuyển tình cảm + Người lớn vui vẻ, phấn khởi khi xuân về. + Trẻ em có lì xì, quần áo mới hân hoan. + Người già: thêm tuổi mới và được con cháu mừng thọ. III. Kết đoạn: cảm nghĩ về mùa xuân quay về. – Mùa xuân khởi đầu với nhiều điều tốt đẹp, vạn sự như ý. – Mùa xuân mọi người sức khỏe, bình an, mong đất nước luôn phát triển phồn thịnh. ĐỀ SỐ 2: Câu 1 (2.0 điểm): Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau: Nhang trầm, đèn nến, và nhất là bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường, trước những bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên làm cho lòng anh ấm lạ ấm lùng, tuy miệng chẳng nói ra nhưng trong lòng thì cảm như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan. (Vũ Bằng, Mùa xuân của tôi) a. Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt nào? 154
  26. b. Nêu ba từ ghép đẳng lập có trong đoạn trích? c. Tìm thành ngữ được sử dụng trong đoạn trích? d. Nội dung của đoạn trích trên là gì? e. Vào mùa xuân, đặc biệt dịp lễ, Tết, nhân dân thường có tục lệ dâng những sản vật, thức quý lên bàn thờ ông bà, tổ tiên. Em hãy kể tên một văn bản cũng gợi nhắc đến truyền thống này của dân tộc. GỢI Ý: a. - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm b. - Học sinh có thể nêu các từ: Nhang trầm, đèn nến, đoàn tụ, tổ tiên c. - Thành ngữ: Trên kính dưới nhường d. - Tâm trạng tràn ngập niềm vui, hạnh phúc của con người khi mùa xuân về, đặc biệt là được sống trong niềm hạnh phúc của gia đình. e. - Truyền thuyết ”Bánh chưng, bánh giầy”. ĐỀ SỐ 3: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : “Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hếtđược người mê luyến mùa xuân.” (Mùa xuân của tôi – Vũ Bằng) a. Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn? b. Nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó? c. Viết đoạn văn 6-8 câu cảm nhận của em về đoạn văn trên. GỢI Ý: a. - Các BPTT: liệt kê, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu 155
  27. b. - Tác dụng: tác giả khẳng định Tình cảm yêu mến mùa xuân là tình cảm rất tự nhiên của con người, là quy luật tất yếu. c. - Mùa xuân của tôi là phần đầu bài tuỳ bút “Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt” trong kiệt tác văn chương “Thương nhớ mười” hai của nhà văn Vũ Bằng. - Đoạn văn mở đầu bằng câu khẳng định: “Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.” Bằng nghệ thuật liệt kê, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu tác giả khẳng định: Tình cảm yêu mến mùa xuân là tình cảm rất tự nhiên của con người, là quy luật tất yếu. -Diễn tả một cách sâu sắc cảm xúc của nhà văn trước một quy luật rất đỗi tự nhiên trong tình cảm của con người: yêu mùa xuân, yêu tháng giêng Từ đó tác động mạnh mẽ đến cảm xúc người nghe, người đọc Ai cũng chuộng mùa xuân và mê luyến mùa xuânnên càng trìu mến tháng giêng, tháng đầu của mùa xuân. - Một cách viết duyên dáng, mượt mà, làm cho lời văn mềm mại, tha thiết theo dòng cảm xúc, đọc lên ta cứ ngỡ là thơ. Cảm xúc cứ trào ra qua các điệp ngữ đừng, đừng thương, ai bảo được ai cấm được ai cấm được ai cấm được Chữ thương được nhắc lại tới 4 lần, liên kết với chữ yêu, chữ nhớ đầy ấn tượng và rung động. -Thể hiện rõ tình cảm, tấm lòng của tác giả Vũ Bằng đối với mùa xuân, với quê hương, đất nước. ĐỀ SỐ 4: [ ] "Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng 156
  28. [ ] Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác. [ ] (Ngữ văn 7, tập 1) a. Đoạn văn Mùa xuân của tôi được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Phân loại phương thức biểu đạt đó? Giải thích vì sao? b. Câu nào thể hiện rõ nhất tình cảm yêu mến của tác giả đối với mùa xuân Hà Nội trong đoạn văn? c. Trong câu văn: "Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong [ ]" trong đoạn văn, từ "phong" có nghĩa là gì? d. Qua đoạn văn, em hãy phát biểu cảm nghĩ về khung cảnh thiên nhiên mùa xuân ở quê hương em. GỢI Ý: a. - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm - Phân loại: Biểu cảm trực tiếp - Thể hiện qua các động từ thể hiện trạng thái cảm xúc: thân yêu, thương mến, yêu, b. - "Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến". c. - Từ “phong” còn có nghĩa: Bọc kín. d. Mùa xuân mới đang dần tới, sắc xuân rực rỡ trên những phố phường, cây cỏ dang cành lá quấn quít với gió xuân, lòng ta tràn ngập niềm vui sướng trong sự thanh bình, chợt lặng lại, bồi hồi nghe những lời ca chân thành của người nhạc sĩ đa tài luôn tin vào những giá trị chân thật của cuộc sống con người. Một điệu valse nhẹ nhàng, êm ái thật thích hợp khi trời đất đang bẽn lẽn khoác lên mình chiếc áo rực rỡ của mùa xuân. Mùa xuân dặt dìu theo con én lượn về, mênh mang, mơ màng. Tưởng chừng như xuân thật đơn giản với tiếng gà gáy xa xa khi những giọt nắng trưa vàng cùng những sợi khói bềnh bồng len nhè nhẹ qua vòm cây, kẽ lá 157
  29. song lại có sức biểu cảm, lay động lòng người. Người người hớn hở trước cảnh mùa xuân tươi. Mùa xuân là mùa của đất trời giao hòa, mùa của hy vọng và ước mơ, mùa của mùa màng no ấm và xum họp. Mùa xuân là mùa của sức sống mãnh liệt, mùa để cây lá đâm chồi nảy lộc, mùa của những mầm non xanh mơn mởn thoát khỏi lớp vỏ bọc xù xì để vươn vai đón chào những tia nắng ấm áp diệu kì. Mùa xuân mang lại cho con người thêm một tuổi. Đối với thiếu nhi mùa xuân là mùa của sự trưởng thành về thể chất lẫn tâm hồn. Mùa xuân là sự mở đầu cho một năm mới, kế hoạch, một dự định mới, tương lai mới. Mùa xuân là mùa của sự đoàn tụ gia đình. Ai có tâm hồn yêu cái đẹp chẳng từng một lần thấy rung động trước vẻ đẹp của mùa xuân. uân tới, hồi sinh sức sống cho muôn loài, xuân tươi vui từ cái nắng vàng hửng lên, từ cái lá cây xanh biếc, từ chồi non mơn mởn, từ cơn mưa phùn lất phất, từ những loài hoa đua nhau khoe sắc đến màu nâu mỡ màng của đất, cái màu nâu giản dị mộc mạc ấy nhưng lại nuôi sống muôn loài Tôi thích ngắm nhìn những cành hoa mai trong một ngày nắng tạnh, tiết xuân ấm áp và trong trẻo. Khi ấy vừa vui sướng hạnh phúc mà trong lòng lại thấy nuối tiếc một điều gì đó, chỉ sợ xuân sẽ qua và ngày xanh của mình cũng đang dần trôi đi mất không gì có thể níu giữ nổi và không tài nào có thể lấy lại được. Cho nên cứ mãi phân vân giữa niềm vui và nỗi buồn. Tất cả là sự lưng chừng, một nửa Hôm nay, ngọn gió xuân ấm áp đã thổi qua hồn tôi. Yêu xuân lắm đấy xuân có biết không! Mùa xuân đem đến cho con người sự gần gũi với thiên nhiên, được cảm nhận và hòa mình vào sự thay đổi của sự giao mùa. Chính những sản vật được tạo hóa ban tặng cho Mùa Xuân làm cho chúng ta càng phải biết nâng niu và trân trọng nó thêm. Một năm mới đang đến với bao điều mới lạ, chúc mọi người có một mùa xuân vui vẻ, ấm áp và hạnh phúc để đón nhận hết tình yêu thương khi sự chuyển giao của năm đang tới gần. 158
  30. CHỦ ĐỀ “TỤC NGỮ” Phần I. Đọc hiểu: Cho câu: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Câu 1. Câu tục ngữ trên được xếp vào thể loại văn bản nào? Nêu khái niệm thể loại văn học đó? Câu 2. Biện pháp nghệ thuật sử dụng trong câu tục ngữ trên? Câu 3. Câu tục ngữ trên sử dụng kiểu câu nào? Tác dụng? Câu 4. Nêu nội dung của câu tục ngữ? Câu 5. Từ câu tục ngữ trên em hãy rút ra bài học cho bản thân? Phần II. Làm văn Dân ta luôn sống theo đạo lí: Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây. GỢI Ý: PHẦN I. ĐỌC – HIỂU 1 - Thể loại: Tục ngữ - Khái niệm: Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, giàu nhịp điệu, hình ảnh. Thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt đời sống và được vận dụng vào lời ăn tiếng nói hằng ngày. 2 - BPNT: ẩn dụ 3 - Kiểu câu: rút gọn. - Tác dụng: Làm cho câu ngắn gọn hơn, thông tin nhanh hơn, ngụ ý hành động là của chung mọi người. 4 - Khi được hưởng thành quả (vật chất, tinh thần) nhớ ơn những người đã tạo ra thành quả đó. 5 - Lòng biết ơn là đạo lý tốt đẹp của dân tộc. - Biết ơn sẽ làm cho cuộc sống mỗi người tốt đẹp hơn. -Lòng biết ơn là cơ sở bền vững cho những tình cảm tốt đẹp như lòng yêu nước, thương dân, hiếu thảo với cha mẹ, kính yêu thầy cô - Là học sinh cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc bằng các hành động cụ thê thiết thực: tích cực học tập, rèn luyện trở thành con ngoan trò giỏi, người công dân có ích cho xã hội 160
  31. PHẦN II. LÀM VĂN Xác định đúng, đầy đủ các luận điểm của bài viết: 1. Giải thích ngắn gọn nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" + Nghĩa đen: Ăn trái thơm quả ngọt phải nhớ ơn người đó trồng cây đó. + Nghĩa bóng: Khi ta được hưởng những thành quả vật chất và tinh thần thỡ ta phải biết ơn những người làm ra thành quả đó. + Uống nước nhớ nguồn : Khuyên người ta phải luôn nhớ tới cội nguồn của mình. -> nhớ ơn những người đã tạo ra thành quả cho mình hưởng thụ 2. Chứng minh câu tục ngữ. - Lòng biết ơn thể hiện trong mỗi gia đình: ông cha ta luôn nhắc nhở con cháu biết ơn ông bà, tổ tiên. - Dân tộc ta ghi nhớ công lao các vị anh hùng dân tộc trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước các chiến sĩ chiến đấu và hi sinh. - H/s ghi nhớ công lao dạy dỗ của thầy cô ĐỀ SỐ 2: Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: - Tấc đất tấc vàng - Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ - Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa - Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ (Ngữ văn 7- tập 1, trang 3) Câu 1: Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của những câu trên. Câu 2: Liệt kê những phép tu từ được sử dụng trong ngữ liệu. Câu 3: Trong những câu trên, câu nào là câu rút gọn và rút gọn thành phần nào? Câu 4: Giải thích ý nghĩa câu: “Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ” Câu 5: Tìm trong chương trình một câu em đã học có cùng thể loại và ý nghĩa với câu em vừa giải thích GỢI Ý: 161
  32. 1. - Thể loại: Tục ngữ - PTBĐ chính: Nghị luận 2. - Những phép tu từ được sử dụng trong ngữ liệu: so sánh, điệp ngữ 3. - Các câu rút gọn là: Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ, Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa, Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ - Rút gọn thành phần chủ ngữ 4. - Ý nghĩa câu: “Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ” Màu mỡ gà theo kinh nghiệm của ông cha là màu trời báo bão. Vậy nên nếu nhìn trời ráng mỡ gà thì phải lo dựng nhà cho chắc, che đậy những chỗ hỏng hóc, chỗ tụt mái để không bị bão làm cho sập nhà 5. HS tìm một câu cùng nói về kinh nghiệm thiên nhiên: Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật ĐỀ SỐ 3: Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: - Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống - Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông - Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối (Ngữ văn 7- tập 1, trang 3- 5) Câu 1: Những câu tục ngữ trên viết về chủ đề gì? Câu 2: Những câu trên có sử dụng cùng một phép tu từ, em hãy cho biết đó là phép tu từ nào? Tại sao trong tục ngữ, nhân dân ta thường sử dụng phép tu từ ấy? Câu 3: Giải thích ý nghĩa câu: ‘Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối” Câu 4: Tìm một câu tục ngữ có cùng chủ đề với những câu tục ngữ trên mà em biết GỢI Ý: 1. - Những câu tục ngữ trên viết về chủ đề: Thiên nhiên và lao động sản xuất 162
  33. 2. - Các câu trên cùng sử dụng biện pháp tu từ: điệp ngữ (điệp cấu trúc) - Trong tục ngữ, nhân dân ta thường sử dụng phép tu từ ấy bởi tục ngữ là những sáng tác dân gian nhằm thể hiện kinh nghiệm đời sống nên sử dụng phép tu từ này sẽ có tác dụng hiệu quả trong nhấn mạnh, tạo ấn tượng, liên tưởng, cảm xúc, tạo nhịp điệu dễ thuộc, dễ nhớ nên nhân dân (ngay cả người lao động) cũng có thể thuận lợi nhớ và áp dụng 3. - Ý nghĩa câu: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối” Dựa trên cơ sở quan sát và trải nghiệm thực tế, câu tục ngữ đưa đến một kinh nghiệm về thời gian: mùa hè ngày dài đêm ngắn hơn, mùa đông ngày ngắn đêm dài hơn giúp con người có ý thức chủ động để sử dụng thời gian hợp lí cho công việc, sức khỏe vào những thời điểm khác nhau trong năm. 4. HS tìm một câu cùng nói về chủ đề thiên nhiên và lao động sản xuất: + Rét tháng ba bà già chết cóng + Tháng ba mưa đám, tháng tám mưa cơn. + Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa ĐỀ SỐ 4: Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: - Chết trong còn hơn sống đục - Đói cho sạch, rách cho thơm - Thương người như thể thương thân. - Học ăn, học nói, học gói, học mở. (Ngữ văn 7- tập 1, trang 12 - 14) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của những câu tục ngữ đó là gì? Câu 2: Xác định các cặp từ trái nghĩa trong câu (1). Nêu tác dụng. Câu 3: Liệt kê những phép tu từ được sử dụng trong mỗi câu tục ngữ trên. Câu 4. Giải thích nghĩa câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm” 163
  34. Câu 5. Tìm một câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với câu tục ngữ vừa được giải thích ở trên. GỢI Ý: 1. - PTBĐ: Nghị luận 2. - Cặp từ trái nghĩa: sống ><chết. - Tạo sự tương phản, gây ấn tượng với người đọc. 3. - Các phép tu từ được sử dụng trong những câu tục ngữ: so sánh, điệp ngữ, liệt kê 4. - Ý nghĩa câu: “Đói cho sạch, rách cho thơm”: + Nghĩa đen: Dù đói vẫn phải ăn sạch, sống sạch, dù rách vẫn phải thơm tho + Nghĩa bóng: dù rơi vào bất kì hoàn cảnh khó khăn nào vẫn phải sống trong sạch, lương thiện  Câu tục ngữ giáo dục con người về lòng tự trọng, khuyên con người phải sống ngay thẳng không bao giờ được làm liều ngay cả khi khó khăn thiếu thốn. 5. HS tìm một câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự + Giấy rách phải giữ lấy lề + Chết đứng còn hơn sống quỳ ĐỀ SỐ 5: Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: - Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo - Không thầy đố mày làm nên - Học thầy không tày học bạn - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây (Ngữ văn 7- tập 1, trang 12 - 14) Câu 1 . Các câu tục ngữ trên viết về chủ đề gì? Câu 2. Hai câu tục ngữ (2), (3) này có mâu thuẫn với nhau hay không? Vì sao? Câu 3: Câu tục ngữ : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây đã được rút gọn thành phần nào? Việc rút gọn câu như vậy nhằm mục đích gì? 164
  35. Câu 4. Việc sử dụng sóng cả, tay chèo tác giả dân gian sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Câu 5. Tìm một câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. GỢI Ý: 1. - Chủ đề: Tục ngữ về con người và xã hội 2. - Ý nghĩa khuyên răn trong hai câu tục ngữ: Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn bổ sung cho nhau - Lí giải: + Câu tục ngữ thứ nhất đề cao vai trò của người thầy, đề cao việc học tập và tiếp thu kiến thức từ thầy- những người có kĩ năng, kiến thức, kinh nghiệm + Câu tục ngữ thứ hai đề cao việc học tập từ bạn bè xung quanh  Việc đề cao vai trò, ý nghĩa của việc học bạn không hạ thấp việc học thầy mà muốn nhấn mạnh tới một đối tượng khác, phạm vi khác con người cần học hỏi. Chính bởi vậy, hai câu tục ngữ bổ sung, hoàn chỉnh ý nghĩa cho nhau: con người cần biết học hỏi từ nhiều kênh khác nhau: từ thầy cô, bạn bè, để nâng cao khả năng của mình 3. - Câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây đã được rút gọn thành phần chủ ngữ - Rút gọn như vậy mang đến tác dụng: + Làm trở nên ngắn gọn, thông tin nhanh, dễ thuộc dễ nhớ (phù hợp với đặc điểm của tục ngữ) + Ngụ ý kinh nghiệm trong câu tục ngữ muốn nói đến là chung cho tất cả mọi người 4. - BPNT: ẩn dụ + Sóng cả: những khó khăn mà trong cuộc sống chúng ta phải đương đầu + Tay chèo: buông bỏ, nản lòng. 5. Tương tự: + Uống nước nhớ nguồn 165
  36. + Ăn khoai nhớ kể cho dây mà trồng. 166
  37. VĂN BẢN “TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA” ĐỀ SỐ 1: Câu 1: Cho đoạn văn: "Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà trưng, Bà Triệu, trần hưng Đạo, Lê Lợi, Quang trung, Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng." (Ngữ văn 7 - tập 2 ) a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? b. Phương thức biểu đạt chính nào được sử dụng trong đoạn văn trên? c. Biện pháp tu từ gì được sử dụng trong đoạn văn? Tác dụng của biện pháp tu từ đó? d. Em hãy nêu công dụng của dấu chấm lửng trong đoạn văn trên? GỢI Ý: 1 - Văn bản: "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" - Hồ Chí Minh. 2 - PTBĐ: Nghị luận 3 - BPTT: liệt kê - Tác dụng: để diễn tả đầy đủ và sâu sắc lòng tự hào về những trang lịch sử vẻ vang qua tấm gương những vị anh hùng dân tộc. 4 - Công dụng của dấu chấm lửng: còn nhiều vị anh hùng dân tộc nữa chưa được liệt kê. ĐỀ SỐ 2: ĐỌC KĨ ĐOẠN TRÍCH VÀ TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI SAU: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.” 167
  38. Câu hỏi 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Và được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2: Qua việc đọc, hiểu văn bản của đoạn trích trên, em cảm nhận được điều gì về nội dung, nghệ thuật của văn bản đó? Câu 3: Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích trên và cho biết rút gọn thành phần nào? Câu 4: Xác định phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích trên? Phép liệt kê được thực hiện theo cách nào? Câu 5: Phân tích cấu tạo câu sau và cho biết cụm chủ - vị nào dùng để mở rộng câu, mở rộng thành phần gì trong câu sau? “Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.” Câu 6: Qua việc đọc, hiểu văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” và sự hiểu biết về lịch sử dân tộc, em hãy viết bài văn chứng minh làm rõ câu nói của Chủ Tịch Hồ Chí Minh: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta”. GỢI Ý: 1 - Văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Tác giả: Hồ Chí Minh 2 - Bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” làm sáng tỏ một chân lý: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta.” - Bài văn là mẫu mực về lập luận, bố cục và cách dùng dẫn chứng của thể văn nghị luận: dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục, 3 Câu 1: Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Câu 2: Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. 168
  39. Câu 3: Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến. 4 + Xác định đúng phép liệt kê: Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo + Liệt kê không theo cặp (hoặc không tăng tiến) 5 Bổn phận của chúng ta // là làm cho những của quý kín đáo ấy / đều được đưa ra trưng bày. c v CN VN - Dùng cụm C-V để mở rộng câu: những của quý kín đáo ấy / đều được đưa ra trưng bày. (Mở rộng phụ ngữ cụm động từ) 6 Truyền thống yêu nước của nhân dân ta như thế nào? Trong công cuộc xây dựng đất nước. Từ bao đời nay, ông cha ta đã khai thiên ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Từ một đất nước nghèo nàn lạc hậu và đã dần dần trở thành một nước có nền kinh tế, chính trị vững mạnh. Một đất nước giàu mạnh về mọi lĩnh vực để cúng sánh vai với các cường quốc năm châu. Và đặc biệt trong công cuộc bảo vệ đất nước. trải qua biết bao nhiêu cuộc kháng chiến, ông cha ta bao lớp người đi trước đã hi sinh không biết bao nhiêu xương máu để giữ vững bầu trời hòa bình cho dân tộc. từ khi mới độc lập thì đất nước phải đương đầu với giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Và có biết bao nhiêu thế lực thù địch đang chống phá đất nước nhưng chúng ta vẫn kiên quyết đề phòng đấu tranh chống các thế lực thù địch để giữ bầu trời hòa bình cho dân tộc. + Chứng minh những biểu hiện của lòng yêu nước trong lịch sử chống ngoại xâm Gợi ý: Lịch sử đã chứng minh tinh thần chiến đấu và chiến thắng của bọn xâm lược. Trong lịch sử phong kiến, Lý Khường Kiệt đánh quân Tống trên sông Như Nguyệt. Trần Hưng Đạo chiến thắng quân Mông Nguyên trên 169
  40. sông Bạch Đằng. Lê Lợi kháng chiến chống quân Minh trong mười Năm khởi nghĩa Lam Sơn. Quang Trung đánh tan quân Thanh Xâm lược. Rồi trong cuộc kháng chiến chống Pháp thì toàn dân kháng chiến, đồng sức đồng lòng kháng chiến toàn diện. Và chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 Tiếp đến là cuộc kháng chiến chống Mỹ. Lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân Miền Nam: cuộc đồng khởi nghĩa vĩ đại, thành lập mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam năm 1960, cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm mậu thân 1968 Tinh thần quyêt tâm kháng chiến của nhân dân miền Bắc. Chính nhờ tinh thần quyết tâm chống giặc bảo vệ Tổ quốc đã dẫn đến hết thắng lợi này đến thắng lợi khác Và cuối cùng là chiến thắng mùa xuân 1975, thống nhất đất nước. + Biểu hiện của tinh thần yêu nước trong cuộc sống hiện tai: Gợi ý: Trình bày những biểu hiện của lòng yêu nước trong cuộc sống hiện tai: khi đất nước có thiên tai, có kẻ thù nhòm ngó, qua các việc làm hoành động; Ủng hộ, tiếp sức, làm từ thiện, . Các phong trào của đoàn thanh niên, Đội thiếu niên => Tinh thầng yêu nước của nhân dân ta vô cùng to lớn, chính nhờ tình thần đoàn kết chung sức một lòng vì tổ quốc thân yêu đã giữ vũng nền độc lập dân tộc thống nhất đất nước, tinh thần đó vô cùng to lớn. Trong giai đoạn hiện nay, thì tinh thần yêu nước đấy vẫn được giữ vũng vừa là bảo vệ, vừa là xây dựng đất nước. + Bày tỏ suy nghĩ của bản thân về trách nhiệm giữ gìn truyền thống yêu nước nồng nàn C. Kết bài Khẳng định vấn đề: Lòng yêu nước là truyền thống. ĐỀ SỐ 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: 170
  41. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. (Trích Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Hồ Chí Minh) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? Câu 2. Từ xưa đến nay thuộc trạng ngữ gì? Câu 3. Nêu nội dung đoạn trích. Câu 4. Tinh thần yêu nước được tác giả miêu tả “nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn”. Em hiểu câu trên như thế nào? Câu 5: Qua đoạn văn trên, em hãy nêu suy nghĩ của mình về ý nghĩa của tinh thần đoàn kết. Câu/ý Nội dung 1 - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 2 - Trạng ngữ chỉ thời gian 3 - Khẳng định sức mạnh tinh thần yêu nước của dân tộc ta khi có giặc xâm chiếm. 4 - Tinh thần yêu nước có ở bất kì một người dân nào. - Khi đất nước lâm nguy, tinh thần yêu nước được tập hợp lại. Nhân dân đoàn kết, đứng lên đấu tranh. 5 – Đoàn kết là gì? => Nghĩa là những cá nhân riêng lẻ cùng nhau hợp sức lại, tạo nên một sức mạnh vững chắc giải quyết tốt vấn đề mà tập thể đang muốn làm. + Là yếu tố đi đầu dẫn đến mọi thành công trong công việc. + Tình đoàn kết tạo nên một sức mạnh lớn lao, vĩ đại. + Dẫn chứng: Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, tinh thần đoàn kết được thể hiện thông qua các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. ĐỀ SỐ 4: PHẦN I: ĐỌC - HIỂU 171
  42. * Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. (Ngữ văn 7, tập hai) Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả của đoạn văn trên là ai? Câu 2: Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? Câu 3: Nội dung đoạn trích trên là gì? Câu 4: Trong câu: Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó? Câu 5: Từ nội dung văn bản trên, viết bài văn nêu suy nghĩ của em về truyền thống yêu nước của dân tộc ta. Câu Đáp án 1 - Trích trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Tác giả Hồ Chí Minh. 2 - Phương thức biểu đạt: Nghị luận. - Nội dung: Nêu nhận định về lòng yêu nước và biểu biện của lòng yêu nước 3 trong quá khứ. - Biện pháp tu từ liệt kê. 4 - Tạo cảm xúc tự hào, phấn chấn về những trang lịch sử vẻ vang qua tấm gương những vị anh hùng dân tộc. 1. Mở Bài 172
  43. - Nhân dân ta có truyền thống yêu nước từ lâu đời. - Kẻ thù nào cũng chiến thắng, gian khổ nào cũng vượt qua để giành lại độc lập cho dân tộc. 2.Thân Bài - Trong chiến đấu: + Lòng yêu nước là tiền đề cho những phẩm chất quý giá khác ra đời đó là lòng tự tôn dân tộc, tinh thần hy sinh, kiên cường bất khuất, lòng căm thù quân giặc đến tột cùng, và nhiều phẩm chất khác. + Bao người chồng, người cha, người anh, người con nối gót nhau bước ra tiền tuyến, xông pha trận mạc. Chịu nhiều khó khăn gian khổ, hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc. + Lòng yêu nước luôn đi kèm với tấm lòng hy sinh cao cả, quên mình vì Tổ quốc - Lòng yêu nước của thế hệ trẻ hiện nay: + Phải luôn có ý thức về trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc, sẵn lòng hi sinh cho Tổ quốc khi đất nước gọi tên, không được phép trốn tránh hay sợ hãi + Cảnh giác và đề phòng với các thế lực thù địch có ý đồ chống phá Đảng và nhà nước ta, phải giữ lập trường tư tưởng chính trị đúng đắn. + Chăm ngoan học hành, tu dưỡng và rèn luyện đạo đức để tương lai trở thành những cá nhân ưu tú đóng góp vào sự phát triển của đất nước + Nhắc nhở bản thân phải ghi nhớ công lao của các thế hệ cha anh đi trước, luôn bồi dưỡng và củng cố tấm lòng yêu nước, lòng yêu hòa bình + Tham gia vào các công tác phòng chống tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, đặc biệt là nuôi dưỡng tâm hồn một cách tích cực, hướng thiện, 3. Kết Bài - Lòng yêu nước vốn là một truyền thống quý báu của dân tộc ta đã có từ bao đời nay - Thế hệ trẻ chính là thế hệ cốt lõi của một dân tộc, một đất nước quyết định sự tồn vong hưng thịnh, chính vì vậy việc ý thức được tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc và trách nhiệm của mình với Tổ quốc là vô cùng cần thiết. 173
  44. ĐỀ SỐ 5: Câu 1: Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và lũ cướp nước. a. Đoạn văn trích từ tác phẩm nào? Của tác giả nào? b. Phương thức biểu đạt chính? c. Tìm các trạng ngữ của câu trong đoạn văn và nêu tác dụng của chúng? d. Chỉ ra một trường hợp dùng cụm C-V làm thành phần của cụm từ trong đoạn văn. Cấu tạo của chúng có gì đặc biệt? e. Câu đầu đoạn văn có sử dụng biện pháp đảo trật tự từ trong cụm từ làm phụ ngữ. Hãy chỉ rõ và nêu tác dụng? f. Câu cuối đoạn văn sử dụng hình ảnh nào thể hiện cụ thể sức mạnh của tinh thần yêu nước? Nêu giá trị của việc sử dụng hình ảnh ấy? g. Trong câu cuối doạn văn trên có một loạt động từ có sử dụng rất thích hợp. Hãy nêu các đọng từ ấy và phân tích giá trị của từ trường hợp? h. Qua văn bản trên, em hãy viết bài văn thể hiện trách nhiệm bảo vệ chủ quyền đất nước của mỗi người dân. GỢI Ý: a. - Đoạn văn trích tác phầm Tinh thần yêu nước của nhân dân ta- Hồ Chí Minh b. - Phương thức biểu đạt Nghị luận c. Các trạng ngữ: Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng - Thời gian, nguyên nhân d. Tinh thần ấy/ lại sôi nổi, nó/ kết thành một làn sóng/ vô cùng mạnh mẽ, to lớn C V V BN V 174
  45. e. - Biện pháp đảo trật từ nồng nàn yêu nước diễn tả cụ thể sinh động sức mạnh kì diệu của lòng yêu nước. f. - Câu cuối sử dụng hình ảnh so sánh Tinh thần yêu nước (khái niệm trừu tượng) với một làn sóng mạnh mẽ (hình ảnh cụ thể) để gợi rõ sức mạnh của lòng yêu nước, người đọc như có thể nhìn thấy, chứng kiến được sức mạnh phi thường của nó (lướt qua ., nhấn chìm ). g. - Những động từ đó được sắp xếp theo trình tự tăng dần, phù hợp sự phát triển của hành động. Các từ đó thể hiện sức mạnh của lòng yêu nước với những sắc thái khác nhau: kết thành diễn tả ý đoàn kết, lướt qua- sức mạnh vượt qua khó khăn gian khổ, nhấn chìm- sức mạnh chiến thắng. Làn sóng ấy trở thành hình ảnh sinh động, cụ thể của lòng yêu nước khiến người đọc không thể quên. h. I. Mở bài Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: chủ quyền quốc gia dân tộc II. Thân bài 1. Giải thích - Chủ quyền dân tộc là quyền làm chủ tuyệt đối của một quốc gia trên lãnh thổ của mình. Mỗi nước có toàn quyền quyết định về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, văn hóa xã hội - Bảo vệ chủ quyền dân tộc là bảo vệ quyền làm chủ độc lập của dân tộc. Đây là nhiệm vụ thiêng liêng mà ông cha ta đã không tiếc máu xương của mình để giữ gìn từ bao đời nay. 2. Bình luận và chứng minh - Chủ quyền dân tộc luôn là khát vọng ngàn đời của nhân loại và của dân tộc ta. - Chủ quyền dân tộc là niềm tự hào về lịch sử dân tộc, khát vọng về một nền hòa bình vĩnh viễn. - Dân tộc Việt Nam là một dân tộc luôn luôn khát vọng về tự chủ tự cường. - Dẫn chứng: Thế hệ cha ông đến thế hệ hiện tại. 175
  46. 3. Bài học nhận thức - Chủ quyền dân tộc là vấn đề thiêng liêng cao quý, là khát vọng ngàn đời của cha ông mà mỗi con người phải có trách nhiệm giữ gìn. - Luôn nêu cao ý thức trách nhiệm lòng tự hào dân tộc. - Liên hệ bản thân: Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng tôi luôn ý thức tu dưỡng phẩm chất đạo đức, tích lũy tri thức để đóng góp cả vật chất và tinh thần cho công cuộc giữ vững chủ quyền dân tộc. III. Kết bài Chủ quyền dân tộc chính là điều bất khả xâm phạm của mỗi quốc gia, dân tộc. ĐỀ SỐ 6: PHẦN I: ĐỌC- HIỂU: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi tảo tần. Mồ hôi rơi trên những cánh đồng cho lúa thêm hạt. Mồ hôi rơi trên những công trường cho những ngôi nhà thành hình, thành khối. Mồ hôi rơi trên những con đường nơi rẻo cao Tổ quốc của những thầy cô trong mùa nắng để nuôi ước mơ cho các em thơ. Mồ hôi rơi trên thao trường đầy nắng gió của những người lính để giữ mãi yên bình và màu xanh cho Tổ quốc (Nguồn ngày 9-5-2014) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính. Câu 2: Biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong đoạn trích trên là gì? Tác dụng? Câu 3: Thông điệp tác giả muốn gửi đến chúng ta là gì? a. PTBĐ chính: Biểu cảm b. Biện pháp tu từ đặc sắc: Điệp ngữ. - Tác dụng: Nhấn mạnh những vất vả, nhọc nhằn và sự hi sinh thầm lặng của người dân lao động, qua đó bộc lộ sự trân trọng, tin yêu với những con người lao động và tình yêu Tổ quốc của tác giả . c. Thông điệp: HS chỉ cần đưa ra một thông điệp (hãy biết trân trọng, biết ơn người lao động, ) 176
  47. ĐỀ SỐ 7: Câu 1: Cho đoạn văn: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết lại thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. a. Tìm các trạng ngữ trong đoạn văn trên và nêu rõ công dụng của các trạng ngữ ấy b. Chỉ ra một cụm C-V làm thành phần của cụm từ trong đoạn văn. c. Trong câu cuối của đoạn văn, tác giả dùng hình ảnh nào để thể hiện cụ thể sức mạnh của tinh thần yêu nước? Nêu giá trị của việc sử dụng hình ảnh ấy? a. Trạng ngữ: Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng-> có công dụng xác định hoàn cảnh điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ. b. Một cụm C-V làm thành phần của cụm từ trong đoạn văn Hoặc: một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn Hoặc: mọi sự nguy hiểm, khó khăn Hoặc: tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. c. Trong câu cuối tác giả dùng hình ảnh so sánh rất chính xác, mới mẻ; tinh thần yêu nước (trừu tượng) như làn sóng (cụ thể) để giúp người đọc hình dung sức mạnh to lớn, vô tận và tất yếu của lòng yêu nước trong công việc chống ngoại xâm và bảo vệ đất nước. ĐỀ SỐ 8: PHẦN I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn văn sau và thực hiện những yêu cầu bên dưới: Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh 177
  48. đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. (Hồ Chí Minh, Ngữ văn 7, tập hai) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính là gì? Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng phép liệt kê trong câu văn: “Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.” Câu 3. Cho biết câu “Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.” được rút gọn thành phần nào? Câu 4. Nêu nội dung chính của đoạn văn. Câu 5. Theo em, học sinh cần làm những gì để thể hiện tình yêu nước? PHẦN I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. - Phương thức biểu đạt chính là nghị luận. 2. - Học sinh chỉ ra đúng phép liệt kê: ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo. Nêu đúng tác dụng của pháp liệt kê: diễn đạt đầy đủ và sâu sắc các nhiệm vụ phải làm để phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân. 3. - Rút gọn thành phần chủ ngữ. 4. - Nội dung: Khẳng định tinh thần yêu nước là quý giá, phải có trách nhiệm phát huy tinh thần ấy. 5. - Đây là câu hỏi mở, học sinh nêu một số việc thể hiện tình yêu nước của mình. Định hướng: ra sức học tập, rèn luyện; tự hào, phát huy truyền thống dân tộc; 178
  49. VĂN BẢN “ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ” ĐỀ SỐ 1: * Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao !” (SGK Ngữ văn lớp 7, tập 2) Câu 1. Nêu xuất xứ của đoạn văn trong văn bản? Vị trí của đoạn văn trong văn bản ? Câu 2. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào ? Thái độ tình cảm của tác giả được gửi gắm trong đoạn văn ? Câu 3. Câu: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.” sử dụng phép tu từ nào ? Tác dụng của phép tu từ đó Câu 4. Nội dung chính của đoạn văn là gì ? Câu 5. Viết đoạn văn ngắn 6-8 câu thể hiện tinh cảm của em đối với Bác GỢI Ý: Câu 1 - Đoạn văn được trích từ văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ”-Tác giả là Phạm Văn Đồng. Vị trí của đoạn văn: Phần đầu của văn bản Câu 2 - Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt: Nghị luận. - Thái độ tình cảm của tác giả được gửi gắm trong đoạn văn: Kính trọng khâm phục ca ngợi đức tính giản dị của Bác Hồ 179
  50. Câu 3 Câu: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.” sủ dụng phép tu từ: Liệt kê Tác dụng :- Làm cho câu văn thêm sinh động hấp dẫn - Nhấn mạnh làm rõ ,cụ thể hơn đức tính giản dị của Bác Hồ trong lối sống -Bồi dưỡng cho ta tình cảm kính yêu Bác Hồ Câu 4 - Nội dung chính của đoạn văn: Ca ngợi đức tính giản dị của Bác Hồ trong lối sống Câu 5 Yêu cầu : * Đúng hình thức đoạn văn Đủ số lượng câu * Nội dung -Giới thiệu về Bác -Công lao to lớn của Bác -Sự giản dị của Bác -Tình cảm của em đối với Bác -Trách nhiệm của bản thân ĐỀ SỐ 2: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao! Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết thư cho một đồng chí, nói chuyện 180
  51. với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn ” (Trích “Đức tính giản dị của Bác Hồ”) Câu 1. Trong đoạn trích trên, tác giả sử dụng phép lập luận nào là chính? Câu 2. Hãy chép lại câu văn thể hiện rõ luận điểm của đoạn trích? Câu 3. Phần gạch chân trong đoạn có trích trên có vai trò gì trong văn nghị luận? 1 -HS xác định đúng phép lập luận chứng minh - Câu 1: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi 2 người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống”. - HS nêu được vai trò những từ ngữ gạch chân trong đoạn văn : 3 + Nêu lên những nhận xét đánh giá của người viết (bày tỏ, quan điểm) + Thể hiện thái độ của người viết với Bác + Góp phần làm rõ vấn đề đã nêu trong đoạn trích ĐỀ SỐ 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao !” (SGK Ngữ văn lớp 7, tập 2) Câu 1. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? Thái độ, tình cảm của tác giả được gửi gắm trong đoạn văn ? 181
  52. Câu 3. Câu: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.” sử dụng phép tu từ nào ? Tác dụng của phép tu từ đó ? Câu 4. Dựa vào văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, em hãy viết bài văn chứng minh luận điểm: Bác Hồ sống thật giản dị. GỢI Ý: Câu Nội dung cần đạt Câu 1 - Đoạn văn được trích từ văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” -Tác giả là Phạm Văn Đồng Câu 2 - Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt: Nghị luận. - Thái độ tình cảm của tác giả được gửi gắm trong đoạn văn: Kính trọng khâm phục ca ngợi đức tính giản dị của Bác Hồ Câu 3 - Câu: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.” Sử dụng phép tu từ: Liệt kê - Tác dụng: + Làm cho câu văn thêm sinh động hấp dẫn + Nhấn mạnh làm rõ, cụ thể hơn đức tính giản dị của Bác Hồ trong lối sống. + Bồi dưỡng cho ta tình cảm kính yêu Bác Hồ. 182
  53. Mở bài: Khẳng định sự giản dị của Bác Hồ trong bữa ăn, căn nhà, việc làm, quan hệ với mọi người, lời nói, bài viết. Thân bài: * Giản dị trong bữa ăn: - Chỉ vài ba món giản đơn. - Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm. - Ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch, thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất. * Giản dị trong căn nhà: - Vẻn vẹn có 3 phòng. - Lộng gió và ánh sáng. * Giản dị trong việc làm: - Thường tự làm lấy, ít cần người phục vụ. - Gần gũi, thân thiện với mọi người: thăm hỏi, đặt tên * Trong quan hệ với mọi người: - Viết thư cho một đồng chí. - Nói chuyện với các cháu miền Nam. - Đi thăm nhà tập thể của công nhân. * Giản dị trong lời nói, bài viết: - Câu “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” - “ Nước Việt Nam là một ” Kết bài: Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay. ĐỀ SỐ 4: I. ĐỌC HIỂU: Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới : "Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản 183
  54. đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao! Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc,từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định,Thắng, Lợi!" (Hướng dẫn học Ngữ văn 7, tập 2, trang 54) Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? Kể tên các văn bản cùng phương thức biểu đạt? Câu 2: Câu "Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt tên cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!" thì cụm từ:" Trong đời sống của mình" là thành phần gì của câu? Câu 3: Nêu nội dung của đoạn trích trên. Câu 4: Theo em,đặc sắc trong nghệ thuật của đoạn trích trên là gì? Câu 5: Qua văn bản trên em học được ở Bác những đức tính, phẩm chất gì? Câu Yêu cầu cần đạt 1. -Phương thức biểu đạt: Nghị luận - Các văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta; Ý nghĩa văn chương; Sự giàu đẹp của Tiếng Việt. 2. Cụm từ xác đinh: Trạng ngữ 3. - Nội dung chính của đoạn trích : Sự giản dị của Bác Hồ trong sinh hoạt, lối sống, việc làm. 184
  55. 4. - Cách lập luận chặt chẽ, chứng cứ cụ thể, xác thực, nhận xét sâu sắc vừa thấm đượm tình cảm chân thành. 5. HS có thể trả lời bằng nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau đây: - Từ văn bản trên em thấy mình cần phải sống giản dị, chan hoà với mọi người, không kiêu căng, xa hoa lãng phí. - Biết quý trọng thành quả lao động của người khác, sống không ỷ lại và yêu thương giúp đỡ mọi người. ĐỀ SỐ 5: Phần I: Đọc - hiểu văn bản. Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi. Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao ! [ ] (Đức sống giản dị của Bác Hồ, Phạm Văn Đồng, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Câu 1: Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ? Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của phép liệt kê trong câu: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống”. Câu 3: Viết một câu văn nêu nội dung chính của đoạn văn trên. Câu 4: Từ đoạn văn trên, hãy viết một đoạn văn (5 đến 7 câu) nêu suy nghĩ của em: Con người sống cần phải giản dị? GỢI Ý 1 Phương thức biểu đạt chính được viết trong đoạn văn là : Nghị luận. 185
  56. - Phép liệt kê là : + Con người của Bác, đời sống của Bác giản; 2 + Bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. - Tác dụng của phép liệt kê : Liệt kê những chi tiết để làm sáng tỏ Bác là con người sống giản dị, điều dod được mọi người kính trọng, tin yêu. 3 Bác Hồ giản dị trong đời sống, trong việc ăn uống, chứng tỏ Bác rất biết quý trong thành quả lao động của mọi người. 4 HS viết đoạn văn: Trên cơ sở nội dung của đoạn trích, học sinh biết vận dụng kiến thức đời sống và kĩ năng về dạng văn chứng minh để tạo lập văn bản. Đoạn văn phải có kết cấu rõ ràng, viết đúng chủ đề; đảm bảo tính liên kết về nội dung và hình thức; diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp; đảm bảo đúng số câu. Con người sống cần giản dị, vì : - Giản dị giúp con người đỡ tốn thời gian, sức lực vào những việc không cần thiết và luôn được mọi người cảm thông, giúp đỡ; - Sống giản dị đem lại bình yên và hạnh phúc cho gia đình; - Giản dị tạo ra cái đẹp trong cuộc sống; - Sống giản dị góp phần tạo ra mối quan hệ chan hòa, thân thiện với nhau, tránh được thói hư tật xấu. - 186
  57. VĂN BẢN “Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG” ĐỀ SỐ 1: I. Văn – Tiếng việt: Cho đoạn văn sau: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần." (SGK, Ngữ văn 7- tập 2) Câu 1: Đoạn văn được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2: Nêu nội dung của đoạn văn trên? Câu 3: Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong đoạn trên? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó? Câu 4: Cho biết công dụng của dấu chấm phẩy trong đoạn văn? Câu 5: Dựa vào những kiến thức văn học sẵn có, em hãy viết đoạn văn chứng minh: Văn chương gây cho ta tình cảm ta không có. GỢI Ý: 1 - Đoạn văn trích trong văn bản: "Ý nghĩa văn chương" - Tác giả: Hoài Thanh. 2 - Nội dung của đoạn văn: Tác giả nêu ra nhận định về tác dụng của văn chương. Văn chương giúp bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người, giúp con người hướng tới những cái đẹp của cuộc đời. 3 - Biện pháp tu từ: Điệp ngữ - Tác dụng: Nhấn mạnh tác dụng của văn chương. 4 - Công dụng của dấu chấm phẩy: Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp. 5 a. Giải thích: Văn chương là một hình thức nghệ thuật sáng tạo. Người nghệ sĩ trải qua quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc sáng tác những tác phẩm 187
  58. chân chính khơi gợi những cảm xúc chưa có trong lòng người đọc. Để từ đó độc giả cùng đồng cảm, suy nghĩ, chiêm nghiệm những vấn đề, bài học tác giả gửi gắm. Vì vậy nhận định " Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có " là hoàn toàn đúng đắn. b.Chứng minh: Bài thơ Lượm gây xúc động cho người đọc về sự hi sinh anh dũng của chú bé liên lạc. Đó cũng là những đau thương, mất mát của dân tộc ta trong những năm tháng không thể nào quên ấy. Từ đó gợi ra trong lòng người đọc sự hạnh phúc, lời cảm ơn khi được sống trong hòa bình độc lập như ngày hôm nay. Tác phẩm "Cuộc chia tay của những con búp bê "của nhà văn Khánh Hòa đã cảm nhận được nỗi đau chia lìa của Thành và Thủy, những vết thương mà rất lâu mới có thể lành mà những đứa trẻ phải gánh chịu khi mái ấm gia đình tan vỡ. Đó cũng là lời nhắc nhở với mỗi chúng ta cần bảo vệ tâm hồn trong sáng của những đứa trẻ, cần có trách nhiệm với tuổi thơ của chúng, hậu quả khi một mái nhà êm ấm chia lìa không chỉ tác động đến người lớn mà còn ảnh hưởng đến tâm lí của những người con. Khi đọc "Cổng trường mở ra " ta thấy được cảm xúc, tâm trạng của người mẹ trước ngày khai trường của con, khi con bước vào một cánh cửa mới, chân trời mới của cuộc đời. Từ đó ta cũng hiểu được nỗi lòng của những người mẹ luôn hết lòng vì con, con dù lớn như thế nào thì vẫn cần mẹ chở che. Đó cũng là lời khẳng định vai trò của nhà trường và xã hội vì tương lai của trẻ em trong sự nghiệp giáo dục. Trong "Dế Mèn phiêu lưu kí" của Tô Hoài ta thấy thương cảm cho Dế Choắt vì sự ngông cuồng của Dế Mèn đã để lại một bài học đau đớn và cả nỗi niềm ân hận không nguôi trong lòng Dế Mèn. Từ đó cũng để lại bài học cho chúng ta cần suy nghĩ cẩn trọng trước mọi hành động của mình và chịu trách nhiệm với chính bản thân và mọi người xung quanh. 188
  59. Tác phẩm "Sông nước Cà Mau" của Đoàn Giỏi đã khơi gợi trong lòng người đọc sự xúc cảm trước vẻ đẹp của vùng sông nước Cà Mau mặc dù ta chưa từng đặt chân đến nơi đây. Bài thơ "Bánh trôi nước " của Hồ Xuân Hương đã khơi dậy trong lòng người đọc niềm thương cảm với số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua đó cũng thể hiện sự trân trọng với nhân phẩm và đức hạnh của người phụ nữ vẫn luôn " giữ vững tấm lòng son". Không những vậy ta cũng cần lên án cái xã hội thối nát lúc bấy giờ. Đọc bài thơ " Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan ta cũng thấy nỗi đau của một người con mất nước, đã đi qua một thời vang bóng của lịch sử dân tộc "Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia". c. Đánh giá: Ý kiến "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có" hoàn toàn thuyết phục, đã khẳng định được giá trị và vai trò của văn chương trong việc nuôi dưỡng tình cảm tốt đẹp trong lòng người. Tuy nhiên văn chương không chỉ khơi dậy tình cảm con người không có mà nó còn bồi đắp những tình cảm sẵn có để mạch nguồn cảm xúc tốt đẹp được nối dài mãi. ĐỀ SỐ 2: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có " a. Câu văn trên được trích trong văn bản nào? Của ai? b. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản? c. Trong câu văn trên tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì? Từ đó tác giả khẳng định tác dụng của văn chương như thế nào? d. Xác định cụm C -V làm thành phần mở rộng và cho biết nó mở rộng cho thành phần nào của câu ? 189
  60. e. Văn bản mà em vừa nêu (trong câu 1) được mở bài bằng một câu chuyện, em hãy ghi lại ngắn gọn nội dung câu chuyện và giải thích tại sao tác giả lại chọn cách vào bài như vậy? GỢI Ý: 1. - Câu văn trích trong "Ý nghĩa văn chương" của Hoài Thanh. 2. - PTBĐ: Nghị luận 3. - Phép điệp ngữ, liệt kê. - Tác giả nhận định về tác dụng to lớn của văn chương. Đây là chức năng giáo dục bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho con người, giúp con người tự khám phá, nâng cao niềm tin khát vọng hướng tới những cái đẹp của cuộc đời. + Những tình cảm ta sẵn có như tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước + Những tình cảm ta chưa có: cảm thông, khâm phục, rung động cùng tình cảm của những người ở đâu đâu mà ta không quen biết, tình cảm yêu kính đối với lãnh tụ, tình cảm khao khát khám phá những mảnh đất xa xôi, bí ẩn. 4. Cụm C -V làm thành phần mở rộng => Mở rộng cho thành phần phụ ngữ của cụm danh từ 5. Ghi lại được nội dung câu chuyện mở đầu trong văn bản Ý nghĩa văn chương – Hoài Thanh. Giải thích: Tác giả chọn cách mở bài như vậy: + Tạo được tính hấp dẫn cho tác phẩm + Nhấn mạnh tình yêu thương, mối giao cảm giữa nghệ sĩ với muôn vật muôn loài là cái gốc của văn chương nghệ thuật. 190
  61. VĂN BẢN “SỐNG CHẾT MẶC BAY” ĐỀ SỐ 1: I/ PHẦN ĐỌC HIỂU Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4 ở dưới. “ Quan lớn vỗ tay xuống sập kêu to: - Đây rồi! Thế chứ lại ! Rồi ngài vội vàng xòe bài, miệng vừa cười vừa nói: - Ù ! Thông tôm chi chi nẩy ! Điếu mày ! Ấy trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết !” (Ngữ văn 7 tập 2, trang 74) Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào? Câu 3: Chỉ ra nét nghệ thuật tiêu biểu nhất có trong đoạn trích nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó. Câu 4: Từ thói vô trách nhiệm của quan phụ mẫu trong đoạn trích, em hãy trình bày quan điểm chỉ đạo của các nhà lãnh đạo của Việt Nam qua thời gian chống dịch covid 19 . Phần Câu Nội dung I ĐỌC HIỂU 1 - Đoạn trích trích từ văn bản: Sống chết mặc bay - Tác giả: Phạm Duy Tốn 2 - Phương thức biểu đạt: Tự sự 3 - Biện pháp nghệ thuật tiêu biểu: liệt kê: nước tràn lênh láng, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn - Tác dụng: + Nhấn mạnh, tô đậm những nỗi thống khổ của nhân dân khi đê vỡ. 191
  62. + Qua đó thể hiện thái độ phê phán, căm phẫn của tác giả đối với thói vô trách nhiệm của quan phụ mẫu. 4 Học sinh sẽ có nhiều cảm nhận khác nhau về bộ mặt quan lại trong xã hội xưa. Tựu chung lại là : - Chính phủ Việt Nam chăm lo đén đời sống của nhân dân. - Đưa ra các biện pháp để phòng chống dịch cô Vid - Yêu cầu nhân dân phải thực hiện đúng các phương pháp phòng chống dịch: Ở đau thì ở yên đó, đeo khẩu trang, không tiếp xúc nơi đông người từ vùng dịch về phải khai báo để cách li . - Quyết không để dân bị hoang mang khi mắc coovid, - Những nơi bị cách li không được để dân thiếu về nhu yếu phẩm, cung cấp đầy đủ cho người dân vùng cách li ĐỀ SỐ 2: I. PHẦN ĐỌC HIỂU Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Khi đó, ván bài quan đã chờ rồi. Ngài xơi bát yến vừa xong, ngồi khểnh vuốt râu, rung đùi, mắt đang mải trông đĩa nọc, bỗng nghe ngoài xa, tiếng kêu vang trời dậy đất. Mọi người đều giật nảy mình, duy quan vẫn điềm nhiên, chỉ lăm le chực người ta bốc trúng quân mình chờ mà hạ. Vì ngài sắp ù to. Có người khẽ nói: - Bẩm, dễ có khi đê vỡ! Ngài cau mặt, gắt rằng: - Mặc kệ! Rồi ngồi xếp bài lại, quay gối dựa sang bên tay phải, nghiêng mình bảo thầy đề lại: - Có ăn không thì bốc chứ! Thầy đề vội vàng: - Dạ, bẩm, bốc.” (Ngữ văn 7, Tập hai) Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả của văn bản đó là ai? 192
  63. Câu 2: Nội dung của đoạn văn trên? Câu 3: Tìm và ghi lại các câu rút gọn có trong đoạn văn. Câu 4: Ý nghĩa của câu văn “Mọi người đều giật nảy mình, duy quan vẫn điềm nhiên, chỉ lăm le chực người ta bốc trúng quân mình chờ mà hạ.” GỢI Ý: 1 - Đoạn trích trên trích trong văn bản “Sống chết mặc bay” - Tác giả: Phạm Duy Tốn. 2 - Nội dung của đoạn văn: Sự tương phản đối lập giữa hành động, thái độ của quan phụ mẫu với hành động, thái độ của mọi người khi nghe tin đê sắp vỡ. 3 - Câu rút gọn: + Mặc kệ! + Rồi ngồi xếp bài lại, quay gối dựa sang bên tay phải, nghiêng mình bảo thầy đề lại. + Có ăn không thì bốc chứ! + Dạ, bẩm, bốc. 4 - Câu văn giúp cho người đọc có những cảm nhận đầy đủ về viên quan phụ mẫu: + Kẻ thờ ơ, vô trách nhiệm: điềm nhiên chờ bốc trúng quân mình cần để hạ bài trong khi mọi người đều giật nảy mình khi nghe tin đê sắp vỡ. + Kẻ đam mê cờ bạc, coi bài bạc đỏ đen là niềm vui, vui thú trên nỗi đau khổ của nhân dân: chỉ lăm le chực người ta bốc trúng quân mình chờ mà hạ.” - Nghệ thuật tương phản đối lập làm nổi bật chân dung của quan phụ mẫu - Một kẻ vô trách nhiệm, đam mê cờ bạc, lòng lang dạ coi nước bài cao thấp hơn tính mạng, tài sản của người dân. - Câu văn giúp người đọc hiểu và cảm thông với những bất hạnh của người dân trong xã hội cũ; bày tỏ thái độ lên án, phê phán tầng lớp quan lại trong xã hội phong kiến xưa. ĐỀ SỐ 3: 193
  64. Phần I. Đọc hiểu văn bản Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất. Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm. Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.” a. Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? b. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? c. Tác phẩm trên thuộc thể loại nào? d. Chỉ ra câu đặc biệt có trong đoạn trích trên? e. Chỉ ra câu văn có sử dụng phép liệt kê. g. Câu văn nào tác giả nhận xét về tình cảnh của người dân khi hộ đê. GỢI Ý: a. - Đoạn trích trên trích trong văn bản: Sống chết mặc bay. - Tác giả: Phạm Duy Tốn b. - Phương thức biểu đạt chính: Tự sự c. - Tác phẩm trên thuộc thể loại: Truyện ngắn d. - Chỉ ra câu đặc biệt có trong đoạn trích trên: Gần một giờ đêm e. - Chỉ ra câu văn có sử dụng phép liệt kê: Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. 194
  65. g. - Câu văn tác giả nhận xét về tình cảnh của người dân khi hộ đê: Tình cảnh trông thật là thảm. ĐỀ 4: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút; tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt. (Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục, trang 74, 75) Câu 1. Nêu thể loại của văn bản chứa đoạn trích nêu trên? Kể tên văn bản cùng thể loại mà em được học trong chương trình Ngữ văn 7. Câu 2. Giải thích ý nghĩa nhan đề của văn bản chứa đoạn văn trên. Câu 3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng của phép tu từ vừa tìm được Câu 4 . Nêu nội dung đoạn văn trên? GỢI Ý: 1. - Thể loại: Truyện ngắn - Văn bản cùng thể loại: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu 2. Trước hết, nhan đề "Sống chết mặc bay" là một vế của câu tục ngữ dân gian "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi" - với ý nghĩa phê phán những hạng người vô trách nhiệm, ích kỉ, chỉ biết lợi ích của bản thân mà không quan tâm đến cuộc sống, thậm chí tính mạng của những người khác (ở đây chỉ những tên thầy thuốc dởm, những tên lang băm, thầy bói trong xã hội cũ). Đặt cụm từ "sống chết mặc bay" vào tình huống cụ thể của truyện, Phạm Duy Tốn đã khái quát thành việc phê phán, tố cáo những bọn có chức quyền, mang danh "quan phụ mẫu", "cha mẹ" của dân nhưng lại vô trách nhiệm, vô lương tâm, mất hết nhân tính, thờ ơ trước sự sống còn của con dân. Đó là tên quan phụ mẫu được triều đình cắt cử đi hộ đê, giúp đỡ dân chúng làng X, phủ X chống chọi với mưa lũ, ấy vậy mà hắn vô cảm, không màng đến nhiệm vụ được giao, lao vào ván bài đen 195
  66. đỏ, mặc kệ dân chúng xoay sở với sự tàn phá của thiên nhiên. Cũng qua nhan đề tác phẩm này, Phạm Duy Tốn lên tiếng phê phán thói vô trách nhiệm, ích kỉ, lòng lang dạ sói của tầng lớp quan lại phong kiến lúc bấy giờ và bày tỏ sự xót thương, đồng cảm trước cuộc sống đầy cực khổ của người dân. 3. - Đoạn văn trên sử dụng phép tu từ liệt kê - Tác dụng: Liệt kê đầy đủ đồ dùng của quan phụ mẫu khi đi hộ đê, qua đó thấy được cuộc sống xa hoa, phè phỡn của quan phụ mẫu 4. - Miêu tả đồ dùng của quan phụ mẫu khi đi hộ đê ĐỀ SỐ 5: Phần I. Đọc hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng đich nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.” (Trích Sống chết mặc bay, Ngữ văn 7, tập hai) Câu 1. Những phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong đoạn trích trên? Câu 2. Có mấy câu đặc biệt trong đoạn trích trên? Sự xuất hiện của những câu đặc biệt đó có tác dụng gì? Câu 3. Nêu nội dung chính đoạn văn trên? Câu 4. Đoạn trích trên có gì đặc biệt về mặt nghệ thuật? Cho biết hiệu quả diễn đạt của nghệ thuật ở đoạn trích đó. Câu 5. Từ văn bản Sống chết mặc bay, theo em, chúng ta cần làm gì để hạn chế và giảm thiểu tác hại của lũ lụt? 1. - Miêu tả, biểu cảm, tự sự 2. - Có 3 câu đặc biệt. 196
  67. - Những câu đặc biệt thể hiện được thái độ, cảm xúc của người kể chuyện cũng như những người dân hộ đê: lo lắng, bất an vì nguy cơ vỡ đê. Sự xuât hiện của những câu đặc biệt này còn giúp người đọc hình dung được hiện trạng nguy ngập của cảnh mưa lũ, đê sắp vỡ. 3. - Đoạn trích tái hiện cảnh người dân hộ đê trong đêm mưa lũ và nguy cơ vỡ đê 4. - Đoạn trích có nhịp kể nhanh, sự kết hợp giữa miêu tả và biểu cảm; thủ pháp tương phản, những câu đặc biệt, cảm thán được sử dụng liên tiếp. - Những biện pháp nghệ thuật trên đã giúp tác giả tái hiện chân thực cảnh tượng, không khí hộ đê: căng thẳng , vất vả, nhốn nháo, gấp gáp vì đê sắp vỡ. Sự đối lập, tương phản giữa sức dân thì đã yếu ớt với mưa cứ tầm tã trút xuống, nước sông cứ cuồn cuộn dâng lên càng làm rõ sự lo lắng, bất lực của người dân trước nguy cơ vỡ đê - Nhứng câu đặc biệt, cảm thán được sử dụng liên tiếp để thể hiện được xúc cảm của người kể chuyện: lo lắng, thương cảm, xót xa, trước nỗi thống khổ của người dân. 5. Hs trình bày được những biện pháp để hạn chế và giảm thiểu tác hại của lũ lụt. Chẳng hạn như: - Tăng cường trồng cây gây rừng, trồng rừng chắn sóng, phủ xanh đồi trọc. - Không khai thác rừng bừa bãi, không được chặt phá rừng. Bởi thảm thực vật của rừng, những cây xanh, rừng phòng hộ sẽ giảm thiểu thiệt hại của lũ lụt, lũ cuốn, sạt lở đất. - Nguyên nhân sâu xa của lũ lụt là do môi trường bị ô nhiễm. Nó là hệ quả tất yếu của việc tàn phá môi trường, biến đổi khí hậu. Vì thế mỗi người phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường sống(đất, nước, không khí) làm cho môi trường luôn trong lành. Chủ động phòng ngừa thiên tai, mưa lũ, tăng cường xây dựng và bảo vệ đê điều, ứng cứu kịp thời khi có thiên tai, mưa lũ 197
  68. VĂN BẢN “NHỮNG TRÒ LỐ HAY LÀ VA-REN VÀ PHAN BỘI CHÂU” ĐỀ SỐ 1: I. ĐỌC HIỂU Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Ô ! Ông nghe tôi, ông Phan Bội Châu này ! Ông hãy để mặc đấy những ý nghĩa phục thù của ông hãy từ bỏ đi những mưu đồ xưa cũ, và, thôi, chớ tìm cách xúi giục đồng bào ông nổi lên chống lại chúng tôi nữa ; trái lại, ông hãy báo cho họ cộng tác với người Pháp, và, làm như vậy ông sẽ được tất cả, được cho đất nước ông, được cho bản thân ông ! «Về chuyện này, tôi có thể cho ông nghe gương của một trong những trợ thủ cũ của ông, là ông Nguyễn Bá Trác; ông biết đấy, ông này đã biết điều rồi và hiện nay thì đã đứng về phía chúng tôi. Nhưng nếu gương của người đồng bào ông, ông cho là chưa đủ, thì tôi xin kể gương đồng bào của chính tôi cho ông nghe, gương các bạn học từ hồi lúc còn nhỏ, các chiến hữu của tôi, Guy-xta-vơ, A-lếch-xăng, A- ri-xtit, An-be và Lê-ông. Những vị ấy, ngày nay lừng danh cả, đều đã lần lượt đốt cháy những cái mà mình đã tôn thờ và đang tôn thờ những cái mà mình đốt cháy ».[ ] « Nhưng sao thế, ông hãy nhìn tôi này, ông Phan Bội Châu ! Trước tôi là đảng viên xã hội, và giờ đây tôi làm Toàn quyền ! » (Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục, 2012) Câu 1. Nhân vật tôi trong đoạn trích là ai ? Hắn đang thuyết phục cụ Phan Bội Châu điều gì? Qua cách thuyết phục của nhân vật, em hiểu gì về bản chất của hắn? Câu 2. Để thuyết phục cụ Phan, nhan vất tôi đã dùng phép lập luận nào em đã học? Căn cứ vào đâu em biết? Câu 3. Đoạn văn trên có một câu đặc biệt, em hãy viết lại câu đó. Câu 4. 198
  69. Trong câu «Nhưng nếu gương của người đồng bào ông, ông cho là chưa đủ, thì tôi xin kể gương đồng bào của chính tôi cho ông nghe, gương các bạn học từ hồi lúc còn nhỏ, các chiến hữu của tôi, Guy-xta-vơ, A-lếch-xăng, A-ri-xtit, An-be và Lê-ông», dùng phép tu tù nào, xác định và nêu tác dụng của phép tu từ ? GỢI Ý: 1. - Nhân vật tôi là: Va-ren. - Va-ren đang thuyết phục Phan Bội Châu: phản bội lại lí tưởng của mình, để cộng tác với người Pháp Bằng cách: Hứa chăm sóc vụ Phan Bội Châu khi sang nhậm chức toàn quyền Đông Dương. Varen nói với Phan Bội Châu: “Tôi đem tự do đến cho ông đây”. - Bản chất của Va-ren: xảo trá, lừa bịp 2. - Lập luận chứng minh. - Căn cứ: Va-ren đưa ra hàng loạt những dẫn chứng, là chiến hữu của Phan Bội Châu hay là bạn của Va-ren. 3. - Câu đặc biệt: Ô! 4. - Phép tu từ liệt kê. - tác dụng: Làm đầy đủ, sâu sắc hơn những nhân vật được Va-ren đưa ra làm dẫn chứng, khiến cho Phan Bội Châu thêm phần tin tưởng. ĐỀ SỐ 2: Cho đoạn văn: " Những cu li kéo xe tay phóng cật lực, đôi bàn chân trần giẫm lạch bạch trên mặt đường nóng bỏng; những quả dưa hấu bổ phanh đỏ lòm lòm; những xâu lạp xường lủng lẳng dưới mái hiên các hiệu cơm; cái rốn của một chú khách trưng ra giữa trời; một viên qua uể oải bước qua, tay phe phẩy cái quạt, ngực đeo tấm bắc đẩu bội tinh chữ thập. a. Hãy tìm các từ, cụm từ tạo nên phép liệt kê trong đoạn văn và cho biết đó là liệt kê theo cách nào? b. Dấu câu nào đã được dùng để đánh dấu ranh giới giữa cỏc bộ phận của phép liệt kê trong đoạn văn trên? Nêu những công dụng của dấu câu đó? c. Hãy chỉ ra trạng ngữ được dùng trong câu văn sau: Những cu li kéo xe tay phóng cật lực, đôi bàn chân trần giẫm lạch bạch trên mặt 199
  70. đường nóng bỏng. GỢI Ý: a. - Phép liệt kê: (1) Những cu li kéo xe tay phóng cật lực, đôi bàn chân trần giẫm lạch bạch trên mặt đường nóng bỏng; (2) những quả dưa hấu bổ phanh đỏ lòm lòm; (3) những xâu lạp xường lủng lẳng dưới mái hiên các hiệu cơm; (4) cái rốn của một chú khách trưng ra giữa trời; (5) một viên qua uể oải bước qua, tay phe phẩy cái quạt, ngực đeo tấm bắc đẩu bội tinh chữ thập. - Đoạn văn sử dụng kiểu liệt kê không theo từng cặp (Xét về mặt cấu tạo) b. - Dấu chấm phẩy được dùng để ngăn cách các bộ phận trong phép liệt kê. - Nêu được công dụng của dấu chấm phẩy + Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp + Ngăn cách các bộ phận trong phép liệt kê. c. - Trạng ngữ: Trên mặt đường nóng bỏng 200
  71. VĂN BẢN “CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG” ĐỀ SỐ 1: Câu 1: Cho đoạn văn sau: “Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau truốt như ngón nhấn. mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động đáy hồn người”. a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? b) Nội dung của đoạn văn trên là gì? c) Trong đoạn văn, tác giả đã dùng biên pháp tu từ nào? Nêu tác dụng? GỢI Ý: a. Đoạn văn được trích trong văn bản: “Ca Huế trên sông Hương”, của tác giả Hà Ánh Minh. b. Nội dung đoạn văn: Nói lên không gian khi các làn điệu ca Huế bắt đầu cất lên cùng với những âm thanh đặc sắc. c. - Tác giả dùng biện pháp liệt kê. +Liệt kê nhạc khúc: lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ. +Liệt kê giai điệu âm thanh: du dương, trầm bổng, réo rắt. +Liệt kê những ngón đàn: ngón nhấn, mổ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. - Tác dụng: Làm nổi bật tài nghệ chơi đàn của nhạc công với những ngón đàn hết sức phong phú và âm thanh phong phú của các nhạc cụ, vẻ đẹp của các điệu ca Huế trên sông Hương. ĐỀ SỐ 2: Câu 1: Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi 201
  72. Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người. a. Văn bản chứa đoạn trích trên thuộc kiểu văn bản nào? b. Nêu chủ đề chính của văn bản. c. Trong bộ phận in đậm ở đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Hãy nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật đó. d. Qua văn bản, em thấy mình cần làm gì để bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. a. - Kiểu văn bản: Nghị luận b. - Chủ đề: Bản sắc văn hóa và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. c. - Nghệ thuật liệt kê. - Tác dụng nhấn mạnh tài nghệ chơi đàn điêu luyện của các nhạc công d. - Tìm hiểu các giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc. - Tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cộng đồng. - Đem bản sắc văn hóa quảng bá với bạn bè thế giới 202