Kiểm tra cuối học kì I - Môn: Ngữ văn lớp 7

doc 9 trang hoaithuong97 4890
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra cuối học kì I - Môn: Ngữ văn lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_7.doc

Nội dung text: Kiểm tra cuối học kì I - Môn: Ngữ văn lớp 7

  1. Tiết 69-70 : KIỂM TRA CUỐI KÌ I PHÒNG GD-ĐT NINH SƠN Môn: Ngữ Văn – Lớp 7 TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN Năm học: 2020 – 2021 Thời gian: 90 phút I/ Mục đích đề kiểm tra: 1. Kiến thức: Kiểm tra đánh giá mức độ chuẩn kiến thức kĩ năng được qui định trong chương trình Ngữ văn 7 với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh. 2. Kĩ năng và năng lực: - Đọc hiểu văn bản - Tạo lập văn bản (viết đoạn văn tự sự, bài văn biểu cảm). 3. Thái độ: - Chủ động, tích cực trong việc lựa chọn hướng giải quyết vấn đề một cách hợp lý nhất. - Tự nhận thức được các giá trị chân chính trong cuộc sống mà mỗi con người cần hướng tới. II/ Hình thức đề: Tự luận. III/ Ma trận tổng : Mức độ cần đạt Nội dung Vận dụng Cộng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao I.Đọc - Ngữ liệu: -Nhận diện - Hiểu được ý hiểu Văn bản nhật được thể loại, nghĩa/tác dụng dụng/Văn bản phương thức của việc sử văn học ngoài biểu đạt, biện dụng biện pháp chương trình; pháp tu từ, cấu nghệ thuật - Tiêu chí lựa tạo của từ có trong văn chọn ngữ liệu: chứa trong văn bản/đoạn trích . 01 đoạn trích/ bản/đoạn trích. - Lí giải được văn bản hoàn -Giải nghĩa quan điểm, tư chỉnh; dài được từ. tưởng từ đoạn khoảng 100- - Khái quát trích/văn bản. 250 chữ. chủ đề/ tư tưởng/ nội dung chính/ vấn đề chính mà đoạn trích/ văn bản đề cập. Số câu 3 1 4 Tổng Số điểm 2.0 1.0 3.0 Tỉ lệ 20% 10% 30% II. Viết 01 Viết 01 bài Tạo đoạn văn tự văn biểu cảm lập sự (5-7câu) (khoảng 400 văn từ) bản: Số câu 1 1 2 Tổng Số điểm 2.0 5.0 7.0 Tỉ lệ 20% 50% 70% Tổng Số câu 3 1 1 1 6 cộng Số điểm 2.0 1.0 2.0 5.0 10 Tỉ lệ 20% 10% 20% 50% 100%
  2. * MA TRẬN CHI TIẾT ĐỀ 1 Mức độ cần đạt Nội dung Cộng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao I.Đọc -Ngữ liệu : - Nhận diện Lý giải được hiểu Văn bản được phương tư tưởng, tình thức biểu đạt cảm của tác chính, từ loại, giả. nghĩa của từ. Số câu 3 1 4 Tổng Số điểm 2.0 1.0 3.0 Tỉ lệ 20% 10% 30% II.Tạo Viết đoạn Viết bài văn lập văn tự sự biểu cảm (Chủ văn (5- 7 câu) đề: Người mà bản kể những em yêu quý) việc làm (khoảng 400 cụ thể để từ) thể hiện lòng hiếu thảo. Số câu 1 1 2 Tổng Số điểm 2.0 5.0 7.0 Tỉ lệ 20% 50% 70% Tổng Số câu 3 1 1 1 6 cộng Số điểm 2.0 1.0 2.0 5.0 10 Tỉ lệ 20% 10% 20% 50% 100%
  3. Tiết 69 -70 : KIỂM TRA CUỐI KÌ I PHÒNG GD-ĐT NINH SƠN Môn: Ngữ Văn – Lớp 7 TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN Năm học 2020 – 2021 Thời gian: 90 phút Đề kiểm tra: (có 01 trang) I. Đọc- hiểu văn bản. (3,0 điểm) Đọc kĩ văn bản dưới đây rồi trả lời từ câu 1 đến câu 4 TRONG LỜI MẸ HÁT Tuổi thơ chở đầy cổ tích Thời gian chạy qua tóc mẹ Dòng sông lời mẹ ngọt ngào Một màu trắng đến nôn nao Đưa con đi cùng đất nước Lưng mẹ cứ còng dần xuống Chòng chành nhịp võng ca dao. Cho con ngày một thêm cao. Con gặp trong lời mẹ hát Mẹ ơi, trong lời mẹ hát Cánh cò trắng, dải đồng xanh Có cả cuộc đời hiện ra Con yêu màu vàng hoa mướp Lời ru chắp con đôi cánh “Con gà cục tác lá chanh”. Lớn rồi con sẽ bay xa. (Trương Nam Hương) Câu 1. (0,5đ) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2. (0,5đ) Tìm từ láy trong khổ thơ sau: “Tuổi thơ chở đầy cổ tích Dòng sông lời mẹ ngọt ngào Đưa con đi cùng đất nước Chòng chành nhịp võng ca dao.” Câu 3. (1,0đ) Giải nghĩa từ “chòng chành” trong câu thơ : “Chòng chành nhịp võng ca dao.” Câu 4. (1,0đ) Qua văn bản, em có suy nghĩ gì về tình cảm lớn lao của người mẹ dành cho những đứa con? II. Tạo lập văn bản (7,0 điểm) Câu 1. (2,0đ) Từ văn bản trên, em hãy kể những việc làm cụ thể của mình để thể hiện lòng hiếu thảo với cha mẹ (bằng đoạn văn từ 5- 7 câu). Câu 2. (5,0đ) Người mà em yêu quý. HẾT
  4. Tiết 69-70 : KIỂM TRA CUỐI KÌ I PHÒNG GD-ĐT NINH SƠN Môn: Ngữ Văn – Lớp 7 TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN Năm học: 2020 – 2021 Thời gian: 90 phút HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 1 Phần / Biểu Yêu cầu câu điểm I. Đọc- hiểu văn bản : 3.0đ 1 Phương thức biểu đạt : biểu cảm 0,5 2 Từ láy: ngọt ngào, chòng chành 0,5 3 - - “chòng chành”: trạng thái nghiêng qua nghiêng lại, không cân bằng. 1,0 - - Trong câu thơ “Chòng chành nhịp võng ca dao.”, từ “chòng chành” diễn tả trạng thái đưa qua đưa lại, không cân bằng của nhịp võng đưa. 4 Mẹ là người luôn yêu thương con vô bờ bến, chấp nhận hi sinh bản thân để con được hạnh phúc; luôn chia sẻ, giúp đỡ con vượt qua những khó khăn trong 1,0 cuộc sống để con đạt được thành công Lưu ý: Câu trả lời có thể không giống với đáp án, có ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng, lí lẽ thuyết phục. II Tạo lập văn bản: 7.0đ 1 a/ Đảm bảo thể thức của một đoạn văn. 0,25 b/ Xác định đúng vấn đề tự sự: Kể những việc làm của em góp phần bảo vệ 0,25 môi trường. c/ Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các thao tác kể chuyện. 1,0 Có thể kể những hoạt động khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý sau: - Mở đoạn: Khẳn định công lao to lớn của cha mẹ và bổn phận của con cái - Phát triển đoạn: Nêu cụ thể về việc làm để thể hiện lòng hiếu thảo (ví dụ: phụ giúp bố mẹ làm việc nhà, cố gắng trong học tập,rèn luyện tu dưỡng đạo đức ) - Kết đoạn: Lời hứa của bản thân. d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề. 0,25 e. Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa 0,25 tiếng Việt. 2 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn biểu cảm: Có đầy đủ mở bài, thân bài, 0,25 kết bài. Mở bài giới thiệu được đối tượng biểu cảm. Thân bài triển khai được các đặc điểm nổi bật gợi lên cảm xúc. Kết bài nêu được cảm nghĩ, thái độ của người viết đối với đối tượng được biểu cảm. b. Xác định đúng vấn đề biểu cảm (đối tượng biểu cảm có thể là: ông bà, cha 0,25 mẹ, anh chị, thầy cô, )
  5. c. Triển khai được vấn đề, đặc điểm biểu cảm nổi bật, thể hiện thái độ, tình cảm sâu sắc và vận dụng tốt các bước làm bài văn biểu cảm có sự kết hợp với các yếu tố tự sự và miêu tả.HS có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau: 4,0 *Mở bài: Giới thiệu đối tượng biểu cảm (ai) và tình cảm chung với đối tượng (yêu quý, tự hào, biết ơn ) *Thân bài: Biểu cảm cụ thể về người đó. +Biểu cảm về vẻ đẹp ngoại hình, tính tình, tài năng (nét tiêu biểu) —> yêu, quý, khâm phục +Biểu cảm về đối tượng ở những kỉ niệm sâu sắc (hai, ba kỉ niệm) —> hiểu rõ hơn, yêu quý hơn, khâm phục +Biểu cảm về vai trò của người đó đối với mình (quan trọng thế nào, nếu có, nếu không ) *Kết bài:+Khẳng định lại tình cảm yêu quý của mình với đối tượng. +Liên hệ mình cần làm gì để thực hiện tình cảm trên. d/ Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề biểu cảm. 0,25 e/ Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa 0,25 tiếng Việt. *Lưu ý: 1/ Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. 2/ Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3/ Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. 4/ Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng. Nhơn Sơn, 15/12/2020 Ban giám hiệu duyệt Tổ trưởng Trần Thị Loan Hồ Thị Minh Huệ
  6. * MA TRẬN CHI TIẾT ĐỀ 2 Nội dung Mức độ cần đạt Cộng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao I. Đọc -Ngữ liệu : - Nhận diện Lý giải được ý hiểu Văn bản được phương nghĩa chi tiết “Triền đê tuổi thức biểu đạt xuất hiện trong thơ” – chính, từ loạị. văn bản. Nguyễn - Nêu được nội Hoàng Đại dung của văn (219 chữ) bản. Số câu 3 1 4 Tổng Số điểm 2,0 1,0 3.0 Tỉ lệ 20% 10% 30% II.Tạo Viết đoạn Viết bài văn lập văn tự sự biểu cảm văn (5- 7 câu) (Chủ đề: bản kể một kỉ Món quà niệm khó tuổi thơ.) quên Số câu 1 1 2 Tổng Số điểm 2.0 5.0 7.0 Tỉ lệ 20% 50% 70% Tổng Số câu 3 1 1 1 6 cộng Số điểm 2.0 1.0 2.0 5.0 10 Tỉ lệ 20% 10% 20% 50% 100%
  7. Tiết 69 -70 : KIỂM TRA CUỐI KÌ I PHÒNG GD-ĐT NINH SƠN Môn: Ngữ Văn – Lớp 7 TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN Năm học 2020 – 2021 Thời gian: 90 phút Đề kiểm tra: (có 01 trang). I. Đọc- hiểu văn bản: (3,0 điểm) Đọc kĩ văn bản dưới đây rồi trả lời từ câu 1 đến câu 4 TRIỀN ĐÊ TUỔI THƠ “Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn. Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. Tuổi học trò, cứ sáng cắp sách tới trường, chiều về cả hội lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi đợi hoàng hôn xuống khi trở về làng. Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt và thú làm sao. Tôi nhớ nhất là những đêm Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui và không khí của lễ hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận.”[ ] (Theo Nguyễn Hoàng Đại) Câu 1. (0,5đ) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2. (0,5đ) Tìm quan hệ từ trong câu sau: “Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời.” Câu 3. (1,0đ) Nêu nội dung chính của văn bản. Câu 4. (1,0đ) Vì sao các bạn nhỏ trong làng đều coi con đê là người bạn? II. Tạo lập văn bản: (7,0 điểm) Câu 1. (2,0đ) Từ văn bản trên, em hãy kể một kỉ niệm khó quên trong kí ức tuổi thơ của mình (bằng đoạn văn từ 5- 7 câu). Câu 2. (5,0đ) Món quà tuổi thơ. HẾT
  8. Tiết 69 -70: KIỂM TRA CUỐI KÌ I PHÒNG GD-ĐT NINH SƠN Môn: Ngữ Văn – Lớp 7 TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN Năm học: 2020 – 2021 Thời gian: 90 phút HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 2 Phần / Yêu cầu Biểu câu điểm I. Đọc- hiểu văn bản : 3.0đ 1 Phương thức biểu đạt : biểu cảm 0,5 2 Quan hệ từ: và, của. 0,5 3 - Nội dung chính: Những kỉ niệm của tuổi thơ gắn liền triền đê sông Hồng. 1,0 4 Vì sao các bạn nhỏ trong làng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc, chiều lại lùa tất cả 1,0 trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi đợi hoàng hôn xuống khi trở về làng, những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải chiếu nằm đếm sao trời. II Tạo lập văn bản: 7.0đ 1 a/ Đảm bảo thể thức của một đoạn văn. 0,25 b/ Xác định đúng vấn đề tự sự: Kể kỉ niệm tuổi thơ 0,25 c/ Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các thao tác kể chuyện. 1,0 Có thể kể những hoạt động khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý sau: - Mở đoạn: Giới thiệu khái quát kỉ niệm khiến em nhớ mãi (Lúc nào?Vì sao lại đáng nhớ?) - Phát triển đoạn: Kể chi tiết kỉ niệm (Đó là kỉ niệm gì? Diễn ra trong thời gian nào? Hoàn cảnh nào?, ) - Kết đoạn: Suy nghĩ của bản thân. d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề. 0,25 e. Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa 0,25 tiếng Việt. 2 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn biểu cảm: Có đầy đủ mở bài, thân bài, 0,25 kết bài. Mở bài giới thiệu được đối tượng biểu cảm. Thân bài triển khai được các đặc điểm nổi bật gợi lên cảm xúc. Kết bài nêu được cảm nghĩ, thái độ của người viết đối với đối tượng được biểu cảm. b. Xác định đúng vấn đề biểu cảm. 0,25 c. Triển khai được vấn đề, đặc điểm biểu cảm nổi bật, thể hiện thái độ, tình cảm sâu sắc và vận dụng tốt các bước làm bài văn biểu cảm có sự kết hợp với các yếu tố tự sự và miêu tả.HS có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau: 4,0 *Mở bài: Giới thiệu về món quà của em (Món quà ấy là gì? Ai tặng cho em? Tặng trong dịp nào? ) *Thân bài: - Miêu tả chi tiết món quà: + Hình dáng + Công dụng - Người tặng với tình cảm như thế nào? Hi vọng điều gì ở em về món quà đấy? - Cảm xúc của em khi được nhận quà - Em giữ gìn món quà như thế nào? *Kết bài: Nêu suy nghĩ của bản thân. d/ Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề biểu cảm. 0,25 e/ Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa 0,25 tiếng Việt.
  9. *Lưu ý: 1/ Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. 2/ Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3/ Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. 4/ Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng. Nhơn Sơn, 15/12/2020 Ban giám hiệu duyệt Tổ trưởng Trần Thị Loan Hồ Thị Minh Huệ