Đề kiểm tra học kì I lớp 7 - Môn: Ngữ Văn

doc 13 trang hoaithuong97 9260
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I lớp 7 - Môn: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_lop_7_mon_ngu_van.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I lớp 7 - Môn: Ngữ Văn

  1. PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ LÀO CAI MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - LỚP 7 TRƯỜNG THCS BẮC LỆNH Năm học: 2020 - 2021 Môn: Ngữ văn (Chung đề I + II) MA TRẬNU CŨ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng Tổng Chủ đề cao Tiếng gà trưa - Nhận diện được phương Cảm nhận về tình Phần I. thức biểu đạt chính đoạn yêu quê hương đất Đọc hiểu trích. (C1). nước của anh ciến - XĐ được biện pháp tu sỹ và liên hệ trách từ, XĐ tác dụng(C2). nhiệm của bản - Nêu được nội dung thân ( C4) chính của đoạn trích. (C3). Số câu 3 1 4 Số điểm 2,0 2,0 4,0 Tỷ lệ% 20% 20% 40% Văn nghị luận C6: Viết đoạn văn C7: Viết bài văn trình bày suy nghĩ phát biểu cảm của em về tình yêu nghĩ về bài thơ Phần II. quê hương đất nước; cảnh khuya; Tạo lập tình cảm bà cháu. Rằm tháng giêng văn bản Số câu 1 1 2 Số điểm 2,0 4,0 6,0 Tỷ lệ% 20% 40% 60% Tổng Số câu 3 1 1 1 6 chung Số điểm 2,0 2,0 2,0 4,0 10 Tỉ lệ % 20% 20% 20% 40% 100%
  2. PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ LÀO CAI MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS BẮC LỆNH Năm học: 2020 - 2021 Môn: Ngữ văn lớp 7 Mức độ Đọc hiểu Vận dụng Tổng NLĐG Nhận biết Thông hiểu I. Đọc – hiểu - C1-0,5đ. - C3-1,0đ. - C4 -1,0đ Rút ra bài học bản thân từ lòng Lòng khiêm tốn Xác đinh được phương Khái quát khiêm tốn; lòng biết ơn. Lòng biết ơn thức biểu đạt chính được nội dung đoạn trích. chính của - C2-0,5đ. Chỉ ra được đoạn trích. biện pháp tu từ trong đoạn trích. Số câu 2 1 1 4 Số điểm 1,0 1,0 1,0 3,0 Tỉ lệ % 10% 10% 10% 30% II. Phần Tạo lập văn bản - C5 (2,0đ) Viết một đoạn văn nghị luận xã - Câu 5: Nghị luận xã hội ( hội ( khoảng 120 chữ) trình bày suy nghĩ khoảng 120 chữ) của em về lòng khiêm tốn; lòng biết ơn. - Câu 6: Nghị luận: về tư - C6 (5,0đ) Viết bài văn nghị luận về một tưởng đạo lý. vấn đề tư tưởng đạo lý. Số câu 2 2 Số điểm 7,0 7,0 Tỉ lệ % 70% 70% Tổng số câu 2 1 3 6 Số điểm 1,0 1,0 8,0 10 Tỉ lệ % 10% 10% 80% 100%
  3. TRƯỜNG THCS BẮC LỆNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - LỚP 7 Số tờ: Môn: Ngữ văn Năm học: 2020 – 2021 Số phách: Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm 01 trang) ĐỀ I PHẦN I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: “Người có tính khiêm tốn thường hay cho mình là kém, cần phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa. Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bộ nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi. Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người. Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời”. (Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục, 2015, tr.70 - 71) Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người. Câu 3 (1,0 điểm). Khái quát nội dung của đoạn trích trên bằng 1-2 câu văn. Câu 4 (1,0 điểm). Từ đoạn trích trên, em rút ra bài học gì cho bản thân. PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN: (7,0 điểm) Câu 5 (2,0 điểm). Từ nội dung của đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 120 chữ) trình bày suy nghĩ của em về lòng khiêm tốn. Câu 6 (5,0 điểm). H·y chøng minh tÝnh ®óng ®¾n cña c©u tục ng÷ : “Uống nước nhớ nguồn”. Hết
  4. TRƯỜNG THCS BẮC LỆNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - LỚP 7 Số tờ: Môn: Ngữ văn Năm học: 2020 – 2021 Số phách: Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm 01 trang) ĐỀ II PHẦN I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi. Lòng biết ơn là đẳng cấp cao nhất của văn minh. Một triết gia cổ đại đã từng nói như vậy. Nên trong cuộc đời mình, dù có bất đồng quan điểm, hoặc không còn yêu thương, hoặc họ không cho mình nữa, hoặc mình không đủ năng lực lấy cơ hội họ mang đến, thì cũng nên trắng đen mà dùng lí trí phân biệt, rằng họ đã từng cho mình. Dù là 1 xu hay một miếng bánh nhỏ, cũng phải biết ơn. Luôn nghĩ về ngày xưa, để biết ơn người đó cho mình cơ hội. Nếu không có họ, thì mình hiện giờ sẽ ra sao. Tự tưởng tượng và xóa bỏ những ý nghĩ không hay, nếu có. Văn minh đơn giản là như vậy. [ .] Cám ơn là câu cửa miệng, nhưng với người mình thì ngày càng hiếm hoi. Chữ cảm ơn xuất phát từ lòng biết ơn chân thành, là một tiêu chí để đánh giá con nhà có giáo dục tốt từ cha từ mẹ. (Trích Lòng biết ơn, Tony buổi sáng, 17/10/2017) Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: Nên trong cuộc đời mình, dù có bất đồng quan điểm, hoặc không còn yêu thương, hoặc họ không cho mình nữa, hoặc mình không đủ năng lực lấy cơ hội họ mang đến, thì cũng nên trắng đen mà dùng lí trí phân biệt, rằng họ đã từng cho mình. Dù là 1 xu hay một miếng bánh nhỏ, cũng phải biết ơn. Câu 3 (1,0 điểm). Khái quát nội dung của đoạn trích trên bằng 1-2 câu văn. Câu 4 (1,0 điểm). Từ đoạn trích trên, em rút ra bài học gì cho bản thân. PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN: (7,0 điểm) Câu 5 (2,0 điểm). Từ nội dung của đoạn trích phần Đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn ( khoảng 120 chữ) trình bày suy nghĩ của em về lòng biết ơn. Câu 6 (5,0 điểm). Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.” . . Hết
  5. TRƯỜNG THCS BẮC LỆNH HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - LỚP 7 Môn: NGỮ VĂN Năm học: 2020 - 2021 (Hướng dẫn chấm gồm 04 trang) A. Yêu cầu chung - Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, miễn là đảm bảo các nội dung chính của từng phần. GV chú ý trân trọng bài viết của học sinh, khuyến khích các bài viết sáng tạo. - Căn cứ vào hướng dẫn chấm, GV có thể chia điểm lẻ trong mỗi câu chi tiết đến 0,25 điểm. Bài kiểm tra không làm tròn điểm. B. Yêu cầu cụ thể ĐỀ I Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU ( 3,0 điểm) 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên: Nghị luận 0,5 2 Tác giả sử dụng biện pháp tu từ liệt kê. 0,5 - Nội dung chính của đoạn văn: Lòng khiêm tốn của con 3 1,0 người trong cuộc sống. - Về hình thức: Học sinh viết (3-5 dòng), không mắc lỗi 0,25 chính tả, dùng từ, diễn đạt, viết câu. - Về nội dung: Hs có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác 0,75 nhau song phải nêu được điều tác giả muốn gửi gắm qua văn bản. Đảm bảo một số ý sau: - Đoạn trích là bài học sâu sắc giúp ta hiểu rằng: khiêm tốn là phẩm chất tốt đẹp, cao quý của con người. I - Khiêm tốn để học hỏi, nâng cao kiến thức của bản thân. - Trong cuộc sống cần có lòng khiêm tốn, tính khiêm 4 nhường, phải biết tôn trọng người khác, cư xử hòa nhã, đúng mực. Luôn thân thiện, vui vẻ với mọi người xung quanh chính là biểu hiện rõ nét của lối sống đẹp, sống lành mạnh, sống văn minh, văn hóa, có học thức, có kiến thức sâu rộng. - Muốn thành công trên con đường đời, mỗi người có lòng khiêm tốn. Đức tính khiêm tốn gắn kết tình yêu thương giữa con người với con người. LÀM VĂN ( 7,0 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 120 chữ) Hãy viết một 2,0 II đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lòng khiêm tốn. a. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn 0,25
  6. b. Xác định đúng vấn đề cần bày tỏ suy nghĩ suy nghĩ của 0,25 em về lòng khiêm tốn. c. Triển khai vấn đề: HS có thể có thể trình bày những suy 5 nghĩ khác nhau song cần đảm bảo các ý sau: - khiêm tốn là phẩm chất tốt đẹp, cao quý của con người. 0,25 * Giải thích: - Khiêm tốn là đức tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún 0,25 nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, không đề cao cái mình có và luôn coi trọng người khác => Khiêm tốn là điều không thể thiếu giúp con người thành công trong cuộc sống. * Bàn luận: 0,25 - Trong cuộc sống, con người phải luôn khiêm tốn vì: cá nhân dù có tài năng đến đâu cũng chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Phải luôn học nữa, học mãi - Khiêm tốn là phẩm chất quan trọng và cần thiết của con người: + Khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, biết nhìn xa trông rộng, được mọi người yêu quý + Khiêm tốn giúp con người biết mình và hiểu người. Luôn có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu. Luôn thành kính, biết tôn trọng lẫn nhau, để có thể học hỏi được từ người khác. (D/C) - Khiêm tốn không có nghĩa là mặc cảm, tự ti, thiếu tự tin. - Phê phán những người tự cao, kiêu căng, ngạo mạn coi thường người khác * Bài học nhận thức và hành động: 0,25 - Trân trọng những người khiêm tốn. - - Học lối sống khiêm tốn để ngày càng hoàn thiện mình và không ngừng phấn đấu vươn lên để đạt được thành công trong cuộc sống. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp 0,25 Tiếng Việt. e. Sáng tạo : Có cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng 0,25 về vấn đề trên. Chứng minh câu tục ngữ: “ Uống nước nhớ nguồn”. 5,0 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Có đầy đủ 0,25 6 phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu vấn đề nghị luận; Thân bài làm rõ câu tục ngữ bằng dẫn chứng và lý lẽ; kết bài khái quát được nội dung của câu tục ngữ.
  7. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Chứng minh câu tục 0,25 ngữ: “ Uống nước nhớ nguồn”. c. Triển khai bài nghị luận: Vận dụng tốt các kĩ năng , phương pháp nghị luận. Bàn luận, Liên hệ. Gv có thể tham khảo gợi ý sau: 1. Giới thiệu được vấn đề nghị luận một cách rõ ràng, chính 0,5 xác, hấp dẫn. 2. Chứng minh bằng lý lẽ, dẫn chứng làm sáng tỏ câu tục ngữ. * Giải thích nghĩa của câu tục ngữ 0,5 - "Uống nước" ở đây nghĩa là gì? + Nghĩa đen: Hành động sử dụng dòng nước có sẵn, khi uống nó ta hãy nghĩ đến từ đâu đã tạo ra nguồn nước mà ta đang uống. + Nghĩa bóng: Hưởng thụ và sử dụng thành quả của người khác để lại. - "Nguồn" ở đây cũng có hai lớp nghĩa: + Nghĩa đen: Đây là nguồn gốc, cội nguồn của dòng nước. + Nghĩa bóng: Là nơi đã tạo ra, đã để lại những thành quả mà người khác đang thừa hưởng. => Ý nghĩa: Câu tục ngữ là lời nhắn nhủ của cha ông ta đến các thế hệ "Hãy luôn biết ơn và đền đáp những người đã có công giúp đỡ mình, không được "qua cầu rút ván" hay "ăn cháo đá bát". * Bàn luận: 1,5 - Tại sao ta phải uống nước nhớ nguồn? Vì đó là hành động đẹp, một nghĩa cử đẹp mà cha ông ta đã đúc kết lại qua bao đời nay nên chúng ta cần trân trọng, giữ gìn và phát huy vẻ đẹp truyền thống đó. ( D/C) + Ghi nhớ công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của người đã sinh ra mình ( tục lệ thờ cúng tổ tiên ngày lễ tết) + Ghi nhớ công ơn dạy dỗ của thầy cô ( Chúc mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11) + Nhớ ơn những thế hệ đi trước đã chiến đấu anh dũng và hi sinh cho nền độc lập tự do của dân tộc ( Tri ân các anh hùng sĩ nhân ngày 27/7 + Ghi nhớ công ơn của nhứng người chiến sĩ áo trắng trên mặt trận cứu người bệnh thoát khỏi cơn nguy kịch nhân ngày 27/2 - Chúng ta phải làm gì để thể hiện lòng biết ơn " nhớ nguồn". + Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước. + Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam
  8. mình, và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa nước ngoài. + Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người. * Bàn luận – mở rộng: 1,0 - Thực tiễn cũng như đã cho thấy được rằng, không phải ai khi được uống nước ngọt mát cũng nhớ nguồn nước đã sinh ra nó, không phải ai cũng thể hiện được lòng biết ơn của mình đối với những người đã tạo ra thành quả cho ta được hưởng. - Vẫn có rất nhiều những kẻ vong ơn bội nghĩa mà ta cần phải lên án. ( D/C) 3. Kết bài: 0,5 - Khẳng định lại ý nghĩa của câu tục ngữ - Nêu ra bài học – liên hệ bản thân d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp 0,25 Tiếng Việt e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc vè câu tục ngữ, có 0,25 cách diễn đạt mới mẻ. ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I+II = 10 điểm TRƯỜNG THCS BẮC LỆNH HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - LỚP 7 Môn: NGỮ VĂN Năm học: 2020 - 2021 (Hướng dẫn chấm gồm 04 trang) A. Yêu cầu chung - Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, miễn là đảm bảo các nội dung chính của từng phần. GV chú ý trân trọng bài viết của học sinh, khuyến khích các bài viết sáng tạo. - Căn cứ vào hướng dẫn chấm, GV có thể chia điểm lẻ trong mỗi câu chi tiết đến 0,25 điểm. Bài kiểm tra không làm tròn điểm. B. Yêu cầu cụ thể ĐỀ II Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên: Nghị luận 0,5 I 2 Tác giả sử dụng nghệ thuật liệt kê. 0,5 3 Nội dung chính của đoạn văn: Lòng biết ơn. 1,0
  9. - Về hình thức: Học sinh viết (3-5 dòng), không mắc lỗi 0,25 chính tả, dùng từ, diễn đạt, viết câu. - Về nội dung: Hs có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác 0,75 nhau song phải nêu được điều tác giả muốn gửi gắm qua văn bản. Đảm bảo một số ý sau: Lòng biết ơn là phẩm chất đạo đức cao quý của con người. - Ghi nhớ công ơn, đền đáp công ơn mà người khác dành 4 cho mình là điều nên làm. - Cần có trách nhiệm giữ gìn, vun đắp, phát huy bằng những việc làm cụ thể. - Sống có trách nhiệm, ân nghĩa, thủy chung với ông bà cha mẹ, với tổ quốc, với những người cho ta cuộc sống hạnh phúc, bình an. - LÀM VĂN (7,0 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 120 chữ) Hãy viết một 2,0 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lòng biết ơn a. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn 0,25 b. Xác định đúng vấn đề cần bày tỏ suy nghĩ của em về ý 0,25 nghĩa của lòng biết ơn. c. Triển khai vấn đề nghị luận: HS vận dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai vấn đề nghị luận nhưng cần trình bày các ý sau: *Giải thích: lòng biết ơn có vai trò quan trọng trong cuộc 0,25 sống con người. “Biết ơn là hiểu và nhớ công ơn của người khác đối với mình”. - Bàn luận: 0,25 + Biết ơn những người đã giúp đỡ mình, những người có II 5 công với dân tộc, đất nước. + Biết ơn và bày tỏ lòng biết ơn đối với người giúp đỡ mình thể hiện lối sống có nghĩa có tình, cách ứng xử có văn hóa, văn minh, lịch sự của con người. + Bày tỏ lòng biết ơn đâu hẳn chỉ là những thứ vật chất cao sang, có khi chỉ là một câu cảm ơn, một lời hỏi thăm, động viên chân thành, ấm áp tình người. + Nếu không có lòng biết ơn, con người trở nên ích kỷ, bạc tình, bất nhân . (D/C). - Mở rộng: Trong cuộc sống, đâu đó vẫn còn những kẻ vô 0,25 ơn đối với cha mẹ, thầy cô, với những người đã giúp đỡ mình mà chúng ta cần phải lên án, phê phán. - Bài học: Lòng biết ơn thể hiện nhân cách của con người. 0,25
  10. Nhưng không phải tự nhiên mà có. Đó là kết quả của sự tu dưỡng, rèn luyện của mỗi người. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp 0,25 Tiếng Việt. e. Sáng tạo : Có cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng 0,25 về vấn đề trên. CM làm sáng tỏ câu ca dao: 5,0 “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.” a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Có đầy 0,25 đủ phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu vấn đề nghị luận; Thân bài làm rõ được nhận định, triển khai được các luận điểm; kết bài khái quát được nội dung nghị luận. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: 0,25 CM làm sáng tỏ vấn đề: Sức mạnh của tinh thần đoàn kết. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự nhận thức sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Gv có thể tham khảo gợi ý sau: 1. Giới thiệu được vấn đề nghị luận một cách rõ ràng, 0,25 chính xác, hấp dẫn. 2. Chứng minh bằng lý lẽ, dẫn chứng làm sáng tỏ ý kiến. 6 + Dẫn dắt nêu vấn đề cần CM 0,5 + Trích dẫn câu ca dao: “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.” - * Giải thích: 0,5 - Câu ca dao dùng hình ảnh ẩn dụ khẳng định sức mạnh của sự đoàn kết. Đoàn kết là sự gắn bó mật thiết, cùng chung tay góp sức để làm việc lớn. “một cây” thì không thể làm “nên non” - “ba cây” gộp lại thì mới có thể làm nên núi cao =>Thể hiện rằng một khi số lượng thay đổi thì chất lượng cũng thay đổi theo - “chụm” từ được dùng để thể hiện sự đoàn kết - “cây” đây là một biện pháp nhân hóa trở thành một biểu tượng sinh động thấm thía về tinh thần đoàn kết. * Bàn luận: 1,5 Tại sao đoàn kết đại đoàn kết, thành công thành công đại thành công? - Đoàn kết tạo nên sức mạnh, giúp con người làm nên những công việc lớn lao. Đoàn kết tạo nên sức mạnh trong
  11. trong cuộc sống lao động, học tập, chiến đấu. Biểu hiện của tinh thần đoàn kết: - Trong lịch sử chống ngoại xâm: Nhân dân ta đoàn kết chiến đấu chiến thắng nhiều kẻ thù xâm lược: ( D/C) + Chống kẻ thù phương Bắc xâm lược: Nhà Tống, Nguyên, Minh, Thanh + 3 lần ta chiến thắng Chống quân Nguyên –Mông nức tiếng hùng mạnh + Chiến thắng TD Pháp và đế quốc Mĩ : kẻ thù giàu có, trình độ kĩ thuật hiện đại, vũ khí tối tân, lực lượng quân đội thiện chiến - Sức mạnh của đoàn kết trong đời sống hàng ngày +Nhân dân ta đoàn kết trong lao động, trong sản xuất: ( D/C) Con đê Sông Hồng ngăn lũ cho cả vùng châu thổ Bắc Bộ ; Công trình thủy điện Sông Đà đưa ánh áng đến mọi nhà + Đoàn kết trong công cuộc đấu tranh chống những âm mưu chia rẽ dân tộc, bôi nhọ chính quyền - Đoàn kết tạo nên sức mạnh vô địch, là yếu tố quyết định nên thành công. Bác Hồ dã từng khẳng định: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công. *Bàn luận - mở rộng: 1,0 - Thực tiễn cũng như đã cho thấy được rằng, không phải ai cũng có ý thức đoàn kết, chung sức đồng lòng để tạo sức mạnh đi đến thành công. - Những người có tư tưởng cá nhân chủ nghĩa trong cuộc sống sẽ bị sống đơn lẻ, bị tách mình ra khỏi cộng đồng xã hội, làm việc gì cũng khó thành công, cần phải lên án. 3. Kết bài: 0,25 - Khẳng định tính đúng đắn của câu ca dao + Đoàn kết là cội nguồn của sức mạnh, là yếu tố quan trọng để thành công. - Bài học - liên hệ: khuyên mọi người sống phải đoàn kết để tạo lên sức mạnh để thành công. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp 0,25 Tiếng Việt e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc vè vấn đề nghị 0,25 luận, có cách diễn đạt mới mẻ( đi từ vấn đềlí luận hoặc so sánh với các tác phẩm khác) ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I+II = 10 điểm
  12. NGƯỜI RA ĐỀ TỔ TRƯỞNG DUYỆT LĐ NHÀ TRƯỜNG DUYỆT (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký,đóng dấu) Hồ Thị Thanh Nga Nguyễn Thị Kim Lan