Bài tập trắc nghiệm môn Hóa học Lớp 12 - Bài 36: Sơ lược về niken, kẽm, chì, thiếc - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

doc 2 trang binhdn2 09/01/2023 3210
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Hóa học Lớp 12 - Bài 36: Sơ lược về niken, kẽm, chì, thiếc - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_trac_nghiem_mon_hoa_hoc_lop_12_bai_36_so_luoc_ve_nik.doc

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm môn Hóa học Lớp 12 - Bài 36: Sơ lược về niken, kẽm, chì, thiếc - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. TRẮC NGHIỆM HÓA 12 BÀI 36: SƠ LƯỢC VỀ NIKEN, KẼM, CHÌ, THIẾC Câu 1: Vị trí bạc trong bảng tuần hoàn là A. nhóm IB, chu kỳ 5, ô số 47. B. nhóm IB, chu kỳ 5, ô số 37. C. nhóm IIB, chu kỳ 5, ô số 48. D. nhóm IIB, chu kỳ 5, ô số 38. Câu 2: Điều nào sau đây sai khi nói về bạc? A. Có số oxi hóa 0, +1, +2 ,+3. B. Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nhất. C. Là kim loại nặng hơn đồng. D. Mềm, dẻo, có mầu trắng. Câu 3: Bạc kim loại có thể tác dụng được với dãy dung dịch nào sau đây? A. Các dung dịch axit HCl, H2SO4, HNO3 đặc, nóng. B. Các dung dịch axit HCl, H2SO4, HNO3 để ngoài không khí. C. Các dung dịch axit H2S, HCl để ngoài không khí, các dung dịch axit H2SO4, HNO3 đặc, nóng. D. Các dung dịch axit H2SO4, HNO3 đặc, nóng; Các dung dịch axit H2S, HCl để ngoài không khí. Câu 4: Ứng dụng nào sau đây không phải của bạc? A. Dùng làm kim loại, trang sức, đồ trang trí. B. Chế tạo một số linh kiện trong kỹ thuật vô tuyến. C. Làm một số chi tiết máy cần độ chịu lực cao. D. Chế tạo ăcquy. Câu 5: Vị trí của Au và oxi hóa của Au trong hợp chất là A. nhóm IIB, chu kì VI; số oxi hóa phổ biến +1, ngoài ra còn có số oxi hóa +2, +3. B. nhóm IB, chu kì VI; số oxi hóa phổ biến +3, ngoài ra còn có số oxi hóa +1, +2. C. nhóm IIB, chu kì IV; số oxi hóa phổ biến +2, ngoài ra còn có số oxi hóa +1, +3. D. nhóm IB, chu kì VI; số oxi hóa phổ biến +3, ngoài ra còn có số oxi hóa +1. Câu 6: Câu nào đúng khi nói về độ dẫn điện và dẫn nhiệt của vàng? A. Tốt nhất trong các kim loại. B. Nhỏ hơn bạc và lớn hơn đồng. C. Lớn hơn bạc và đồng. D. Nhỏ hơn bạc và đồng. Câu 7: Vàng có thể tan trong một dung dịch bất kì của dãy dung dịch nào dưới đây? A. Dung dịch hỗn hợp 3 thể tích HNO3 và 1 thể tích HCl đặc; dung dịch KCN có mặt chất oxi hóa B. Dung dịch hỗn hợp 1 thể tích HNO3 và 3 thể tích HCl đặc; dung dịch KCN có mặt chất oxi hóa C. Dung dịch hỗn hợp HNO3 và HCl đặc; dung dịch KCN có mặt chất oxi hóa D. Dung dịch hỗn hợp HNO3 đặc, nóng; dung dịch KCN có mặt chất oxi hóa Câu 8: Phương trình hóa học nào dưới đây không đúng? A. Au + HNO3 + 3HCl → AuCl3 + NO + 2H2O B. Au + 3HNO3 + 3HCl → AuCl3 + 3NO2 + 3H2O C. 2Na[Au(CN)2] + Zn → Na2[Zn(CN)4] + Au D. 2[Au(CN)2]- +Zn → [Zn(CN)4]2- + Au Câu 9: Điều nào sau đây không đúng khi nói về niken? A. Kim loại mầu trắng bạc, rất cứng, nặng hơn sắt. B. Kim loại có tính khử yếu hơn sắt. C. Không tác dụng với không khí, nước và một số dung dịch axit do trên bề mặt niken có lớp màng oxit bảo vệ. D. Niken tan rất chậm trong dung dịch HNO3 đặc, nóng. Câu 10: Để điều chế kẽm trong công nghiệp người ta dùng quy trình nào dưới đây? A. Đốt quặng của kẽm để chuyển thành kẽm oxit, cùng CO để khử kẽm oxit.
  2. B. Đốt quặng của kẽm để chuyển thành kẽm oxit, điện phân nóng chảy kẽm oxit. C. Đốt quặng của kẽm để chuyển thành ZnO, chuyển ZnO thành ZnSO4 rồi điện phân dung dịch này. D. A hoặc C. Câu 11: Kẽm không phản ứng được với chất nào dưới đây? A. Dung dịch HCl loãng. B. Dung dịch NaOH loãng. C. Dung dịch NaCl. D. Dung dịch CuCl2. Câu 12: Câu nào sau đây không đúng khi nói về tính chất hóa học của thiếc? A. Có tính khử yếu hơn kẽm và niken. B. Tan được trong axit và kiềm. C. Tác dụng với dung dịch HNO3 không sinh ra khí H2 và cho Sn(NO3)4. D. Tác dụng chậm với dung dịch HCl, H2SO4 loãng sinh ra muối thiếc (II). Câu 13: Câu nào sau đây đúng khi nói về tính chất hóa học của chì? A. Có tính khử mạnh hơn sắt. B. Tác dụng axit loãng giải phóng H2. C. Tan dễ trong dung dịch HNO3. D. Tan dễ trong HNO3 đặc. Câu 14: Câu nào sau đây sai khi nói về chì kim loại? A. Tan chậm trong dung dịch kiềm nóng (NaOH, KOH). B. Không bị phá hủy trong không khí có lớp màng oxit bảo vệ. C. Không tan trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng. D. Khi có mặt oxi không khí, chì tác dụng với nước tạo thành Pb(OH)2. Câu 15: Khi cho Al vào dung dịch hỗn hợp các muối AgNO3, Zn(NO3)2, Pb(NO3)2 thì Al sẽ khử các ion kim loại theo thứ tự sau: A. Ag+, Pb2+, Zn2+. B. Pb2+, Ag+, Zn2+. C. Zn2+, Ag+, Pb2+. D. Ag+, Zn2+, Pb2+. Câu 16: Phương trình hóa học sai là A. Cu + 2Fe3+ → 2Fe2+ + Cu2+ B. Cu + Pb2+ → Pb2+ + Cu C. Zn + Pb2+ → Zn2+ + Pb D. Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag Câu 17: Bột Ag có lẫn tạp chất là bột Zn, Ni và bột Pb. Muốn có Ag tinh khiết có thể ngâm hỗn hợp vào dung dịch X (dư), sau đó lọc lấy Ag. Dung dịch X là A. AgNO3. B. HCl. C. NaOH. D. H2SO4. Câu 18: Có một hợp kim của sắt và niken trong đó sắt chiếm 63,8% về khối lượng. Nếu hòa tan hoàn toàn 351,25 g hợp kim trong dung dịch H2SO4 để tạo Fe2+ và Ni2+ thì thể tích H2 thu được ở đktc là A. 156,18 lít. B. 126,52 lít. C. 145,36 lít. D. đáp số khác. ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐA A B D C D D B B D D Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ĐA C C C C A B A B