Bài tập Hóa học vô cơ lớp 12 – Cơ bản

doc 4 trang mainguyen 4430
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Hóa học vô cơ lớp 12 – Cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_hoa_hoc_vo_co_lop_12_co_ban.doc

Nội dung text: Bài tập Hóa học vô cơ lớp 12 – Cơ bản

  1. Bài Tập Hóa Học Vô Cơ Lớp 12 – Cơ Bản Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 16 gam hỗn hợp Mg, Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ. Sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 15,2 gam so với ban đầu. Khối lượng muối khan thu được sau khi cô cạn dung dịch là: A. 53,6 gam B. 54,4 gam C. 92 gam D. 92,8 gam Câu 2: Hòa tan 20 gam hỗn hợp kim loại gồm Fe, Mg, Al trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 0,2 mol SO2. Cô cạn dung dịch sau phản ứng , khối lượng chất rắn khan thu được là: A. 39,2 gam B. 46,2 gam C. 26,9 gam D. 49,2 gam Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 20 gam hợp A gồm Mg, Fe2O3 bằng dd H2SO4 loãng, dư thấy thoát ra V lít H2 (đktc) và thu được dd B.Thêm từ từ NaOH đến dư vào dd B ; kết thúc thí nghiệm thu lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được 28 gam chất rắn .V có giá trị là : A. 5,6 lít B. 11,2 lít C. 22,4 lít D. 33,6 lít Câu 4: Cho hỗn hợp gồm 0,02 mol Fe, 0,01 mol Fe3O4 tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch X ( coi thể tích dung dịch không đổi). Nồng độ của muối trong X là: A.0,5 M B. 0,6 M C. 0,4 M D. 0,8 M Câu 5: Cho 40 gam hỗn hợp Au, Ag, Cu, Fe, Zn tác dụng với O2 dư nung nóng thu được m gam hỗn hợp X.Cho hỗn hợp X này tác dụng vừa đủ dung dịch HCl cần 400 ml dung dịch HCl 2M (không có H2 bay ra).Tính khối lượng m ? A. 46,4 gam B. 44,6 gam C. 52,8 gam D. 58,2 gam Câu 6: Cho hỗn hợp gồm Fe và FeS tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 2,24 lit hỗn hợp khí ở điều kiện tiêu chuẩn. Hỗn hợp khí này có tỷ khối so với hiđro là 9. Thành phần % theo số mol của hỗn hợp Fe và FeS ban đầu là: A. 40 và 60. B. 50 và 50. C. 35 và 65. D. 45 và 55 Câu 7: Cho dãy các chất: NaOH, Sn(OH) 2, Pb(OH)2, Al(OH)3, Cr(OH)3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 8: Hợp chất nào của canxi được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương? A. Vôi sống (CaO). B. Thạch cao sống (CaSO4.2H2O). C. Đá vôi (CaCO3). D. Thạch cao nung (CaSO4.H2O). Câu 9: Dãy gồm các chất đều có thể làm mất tính cứng tạm thời của nước là: A. HCl, NaOH, Na2CO3 B. NaOH, Na3PO4, Na2CO3. C. KCl, Ca(OH)2, Na2CO3. D. HCl, Ca(OH)2, Na2CO3. Câu 10: Quặng sắt manhetit có thành phần chính là A. FeS2. B. Fe3O4. C. Fe2O3. D. FeCO3. Câu 11: Cho 7,68 gam Cu vào 200 ml dd gồm HNO3 0,6M và H2SO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn (sản phẩm khử duy nhất là NO), cô cạn cẩn thận toàn bộ dd sau PƯ thì khối lượng muối khan thu được là A. 20,16 gam. B. 19,76 gam. C. 19,20 gam. D. 22,56 gam. Câu 12: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Đốt dây sắt trong khí clo. (2) Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (trong điều kiện không có oxi). (3) Cho FeO vào dung dịch HNO3 (loãng, dư). (4) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.
  2. (5) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư). Có bao nhiêu thí nghiệm tạo ra muối sắt (II) ? A. 4 B. 2 C. 3 D. 1 Câu 13: Nhóm những chất khí (hoặc hơi) nào dưới đây đều gây hiệu ứng nhà kính khi nồng độ của chúng trong khí quyền vượt quá tiêu chuẩn cho phép? A. N2 và CO B. CO2 và O2 C. CH4 và H2O D.CO2 và CH4 Câu 14: Cho hỗn hợp X gồm Fe 2O3, ZnO và Cu tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được dung dịch Y và phần không tan Z. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH (loãng, dư) thu được kết tủa: A. Fe(OH)3 và Zn(OH)2 B. Fe(OH)2, Cu(OH)2 và Zn(OH)2 C. Fe(OH)3 D. Fe(OH)2 và Cu(OH)2 Câu 15: Cho các phản ứng sau: Fe + 2Fe(NO3)3 3Fe(NO3)2 AgNO3 + Fe(NO3)2 Fe(NO3)3 + Ag Dãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hóa các ion kim loại là: A. Ag+, Fe2+, Fe3+ B. Fe2+, Fe3+, Ag+ C. Fe2+, Ag+, Fe3+ D. Ag+, Fe3+, Fe2+ Câu 16 : Nguyên tử R tạo được cation R +. Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của R + (ở trạng thái cơ bản) là 2p6. Tổng số hạt mang điện trong nguyên tử R là A. 11. B. 10. C. 22. D. 23. Câu 17: Cho 2,8 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch gồm AgNO 3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M; khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn X. Giá trị của m là A. 4,72. B. 4,08. C. 4,48. D. 3,20. Câu 18: Cho các cặp oxi hóa – khử được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của dạng oxi hóa như sau: Fe2+/Fe, Cu2+/Cu, Fe3+/Fe2+. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Cu2+ oxi hóa được Fe2+ thành Fe3+. B. Fe3+ oxi hóa được Cu thành Cu2+. C. Cu khử được Fe3+ thành Fe. D. Fe2+ oxi hóa được Cu thành Cu2+. Câu 19: Hỗn hợp X gồm Fe 3O4 và Al có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 3. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm X (không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp gồm A. Al2O3 và Fe. B. Al, Fe và Al2O3. C. Al, Fe, Fe3O4 và Al2O3. D. Al2O3, Fe và Fe3O4. Câu 20: Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối (với điện cực trơ) là: A. Ni, Cu, Ag. B. Li, Ag, Sn. C. Ca, Zn, Cu. D. Al, Fe, Cr. Câu 21: Hòa tan hoàn toàn 2,43 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn vào một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được 1,12 lít H 2 (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối trong dung dịch X là A. 5,83 gam. B. 7,33 gam. C. 4,83 gam. D. 7,23 gam. Câu 22: Cho dãy các chất: Al, Al(OH)3, Zn(OH)2, NaHCO3, Na2SO4. Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH là A. 2. B. 5. C. 3. D. 4. Câu 23: Cho 100 ml dung dịch AgNO 3 2a mol/l vào 100 ml dung dịch Fe(NO 3)2 a mol/l. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 8,64 gam chất rắn và dung dịch X. Cho dung dịch HCl dư vào X thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
  3. A. 11,48 B. 14,35 C. 17,22 D. 22,96 Câu 24: Cho hỗn hợp gồm Fe và Mg vào dung dịch AgNO 3, khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X (gồm hai muối) và chất rắn Y (gồm hai kim loại). Hai muối trong X là: A. Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2 B. Fe(NO3)2 và AgNO3 C. Fe(NO3)3 và Mg(NO3)2 D. AgNO3 và Mg(NO3)2 Câu 25: Nhận xét nào sau đây không đúng? A. Crom là kim loại cứng nhất trong tất cả các kim loại B. Nhôm và crom đều bị thụ động hóa bởi HNO3 đặc, nguội. C. Nhôm và crom đều phản ứng với HCl theo cùng tỉ lệ số mol. D. Vật dụng làm bằng nhôm và crom đều bền trong không khí và nước vì có màng oxit bảo vệ Câu 26 : Cho 0,1 mol Al và 0,15mol Mg phản ứng hoàn toàn với HNO3 tạo ra Al(NO3)3, Mg(NO3)2, H2O và 13,44 lít một khí X duy nhất (ở đktc). X là: A. N2O B. NO C. NO2 D. N2 Câu 27: Chia m gam Al thành hai phần bằng nhau: Phần 1, tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, sinh ra x mol khí H2. Phần 2, tác dụng với lượng dư dung dịch HNO3 loãng, sinh ra y mol khí N2O (sản phẩm khử duy nhất). Quan hệ giữa x và y là A. x = y B. x = 2y C. x = 4y D. y = 2x Câu 28: Hỗn hợp X gồm Al, Fe. Hòa tan hoàn toàn m gam X bằng dung dịch HCl dư thu được V1 lít H2. Mặt khác hòa tan hoàn toàn m gam X trong dung dịch HNO 3 dư thu được V 2 lít NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Cho tỉ lệ V1:V2 = 19:16. Phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp X là: A. 72,2% B. 73,8% C. 75,0% D. 77,6% Câu 29: Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất trong tất cả các kim loại? A. Vonfam. B. Crom C. SắtD. Đồng Câu 30: Hai dung dịch đều tác dụng được với Fe là A. CuSO4 và HCl. B. CuSO4 và ZnCl2. C. HCl và CaCl2. D. MgCl2 và FeCl3. Câu 31: Cho phản ứng: aAl + bHNO3 cAl(NO 3)3 + dNO + eH2O. Hệ số a, b, c, d, e là các số nguyên, tối giản. Tổng (a + b) bằng A. 5. B. 4. C. 7. D. 6. Câu 32: Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra A. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu. B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+. C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu. D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu 2+.