Bài kiểm tra định kì Giữa học kì 2 môn Tiếng Việt Khối 5 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

doc 9 trang Hùng Thuận 27/05/2022 3241
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra định kì Giữa học kì 2 môn Tiếng Việt Khối 5 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_dinh_ki_giua_hoc_ki_2_mon_tieng_viet_khoi_5_nam.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra định kì Giữa học kì 2 môn Tiếng Việt Khối 5 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT GIỮA HỌC KỲ II LỚP 5 A. Ma trận nội dung kiểm tra đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt : Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 TT Chủ đề Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc hiểu văn bản: Số - Hiểu nội dung đoạn văn, 2 1 2 1 6 nắm được ý nghĩa của văn câu bản. - Rút ra được thông tin từ bài đọc. 1 - Biết giải nghĩa một số từ Số 1,0 0,5 1,5 1,0 4,0 ngữ liên quan đến bài đọc. điểm - Bước đầu biết cảm thụ ý nghĩa sâu xa của bài văn. Kiến thức tiếng Việt: Số 2 1 1 4 - Biết xác định chủ ngữ, vị câu ngữ, trạng ngữ của câu ghép; viết được câu ghép 2 có từ hai vế câu trở lên theo yêu cầu cho trước. Số - Phân biệt được các cách 1,0 1,0 1,0 3,0 liên kết câu. điểm - Xác định được biện pháp nghệ thuật sử dụng trong văn bản. Tổng số câu 2 3 2 1 2 10 Tổng số điểm 1,0 1,5 2,5 2,0 7 B. Ma trận câu hỏi đề kiểm tra: Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 TT Chủ đề Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc hiểu Số câu 2 1 2 1 6 văn bản 1 Câu số 1,2 3 4,5 6 Kiến thức Số câu 2 1 1 4 Tiếng Việt 2 Câu số 8,9 7 10 Tổng số câu 2 3 2 1 2 10 Tổng số điểm 1,0 1,5 2,5 2,0 7
  2. ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN TIẾNG VIỆT: LỚP 5 (Thời gian làm bài 100 phút) Họ và tên học sinh: Lớp: . Trường Tiêu học Điểm đọc: Nhận xét của GV: Điểm viết : Điểm toàn bài: I. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) (Thời gian: 40 phút) Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: CÁI ÁO CỦA BA Tôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa. Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đấy chỉ là một cái áo may tay. Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh. Cái cổ áo như hai lá non trông thật dễ thương. Mẹ còn may cả cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục thật sự. Cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi. Khi cần, tôi có thể mở khuy và xắn áo lên gọn gàng. Mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba Lúc tôi mặc đến trường, các bạn và cô giáo đều gọi tôi là “Chú bộ đội”. Có bạn hỏi: “Cậu có cái áo thích thật! Mua ở đâu thế?”.“ Mẹ tớ may đấy!” - Tôi hãnh diện trả lời. Ba đã hy sinh trong một lần đi tuần tra biên giới, chưa kịp thấy tôi chững chạc như một anh lính tí hon trong một cái áo chữa lại từ chiếc áo quân phục của ba. Mấy chục năm đã qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi đã có nhiều thay đổi. Chiếc áo đã trở thành kỉ vật thiêng liêng của tôi và cả gia đình tôi. (Phạm Hải Lê Châu) Đọc thầm bài " Cái áo của ba", sau đó khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1. Bạn nhỏ có được chiếc áo mới là do đâu? A. Mẹ mua cho. B. Mẹ may từ một mảnh vải cũ của bố để lại. C. Mẹ sửa chiếc áo của bố để lại. D. Mẹ tặng em nhỏ ngày sinh nhật. Câu 2. Tác giả đã tả những chi tiết nào của cái áo ? A. Hàng khuy, cổ áo, vạt áo, tay áo, măng sét B. Đường khâu, hàng khuy, cổ áo, cầu vai, măng sét C. Cả 2 ý trên
  3. Câu 3. Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Từ “vén khéo” thể hiện phẩm chất gì của mẹ bạn nhỏ: A. Anh hùng, kiên cường. B. Khéo léo, dũng cảm. C. Khéo léo, đảm đang. D. Đảm đang, cần cù. Câu 4. Em hiểu “kỉ vật” có nghĩa là gì ? A. Vật để lại từ rất lâu B. Vật được giữ lại để làm kỉ niệm C. Vật có giá trị D. Tất cả các ý trên Câu 5: Dòng nào dưới đây nêu đúng nhất nội dung bài đọc. A. Tả chiếc áo của ba mà mẹ đã khéo chữa vừa vặn với bạn nhỏ. B. Tình cảm của những người trong gia đình đối với người ba đã hi sinh. C.Tình cảm của em nhỏ đối với ba. D. Tả chiếc áo của ba mà mẹ đã khéo chữa vừa vặn với bạn nhỏ và tình cảm của những người trong gia đình đối với người ba đã hi sinh. Câu 6: Theo em khi mặc chiếc áo của ba, bạn nhỏ có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình với người thân và gia đình. Viết câu trả lời của em: Câu 7. Biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong bài văn trên là gì? Em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao? Viết câu trả lời của em: Câu 8: Cho câu: “Mấy chục năm qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi có nhiều thay đổi.” Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu Viết câu trả lời của em: - Trạng ngữ: - Chủ ngữ : - Vị ngữ : Câu 9: “Tôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.” Hai câu trên liên kết với nhau bằng cách nào ? A. Dùng từ ngữ thay thế B. Lặp từ ngữ C. Dùng từ ngữ thay thế và dùng từ ngữ nối
  4. Câu 10: Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 2- 3 câu văn nói nên suy nghĩ của em về các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh để bảo vệ Tổ quốc. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu ghép. Gạch chân dưới câu ghép em đã viết. Viết câu trả lời của em: II. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1. Chính tả (nghe - viết): (2 điểm) (15 phút)
  5. 2. Tập làm văn: (8 điểm) (40 phút) Đề bài: Xung quanh chúng ta có biết bao đồ vật hữu ích cho cuộc sống. Hãy tả một đồ dùng học tập hoặc đồ vật mà em yêu thích.
  6. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN TIẾNG VIỆT: LỚP 5 I. Kiểm tra đọc: 10 điểm 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) Câu 1 : C Câu 2 : B Câu 3 : C Câu 4: B Câu 5: D Câu 9: A (0,5 điểm) (0,5 điểm) (0,5 điểm) (0,5 điểm) (1 điểm) (0,5 điểm) Câu 6 (1 đ). Học sinh viết theo ý hiểu của mình. Câu 7 (1đ). - Biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong bài văn trên là So sánh và Nhân hóa. - Học sinh viết hình ảnh thích nhất Câu 8 (0,5đ). - Trạng ngữ : Mấy chục năm qua - Chủ ngữ : chiếc áo / cuộc sống của chúng tôi - Vị ngữ : còn nguyên như ngày nào / có nhiều thay đổi Câu 10 (1đ). Học sinh viết theo ý của mình. II. Kiểm tra viết 1. Chính tả (2 điểm) - Bài viết đúng độ cao, khoảng cách, kiểu chữ; trình bày sạch, đẹp, không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng: 2 điểm. - Sai lỗi chính tả (gồm âm đầu, vần, dấu thanh, không viết hoa đúng quy định) : trừ điểm như sau: + 1 lỗi: trừ 0, 25 điểm; + 2 - 3 lỗi : trừ 0,5 điểm; + 4 lỗi: trừ 0,75 điểm; + 5 lỗi: trừ 1 điểm; + 6 - 7 lỗi: trừ 1,25 điểm; + 8 lỗi trở lên: trừ 1,5 điểm. - Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn trừ tùy mức độ. * Lưu ý: - Những lỗi sai giống nhau chỉ tính trừ một lần điểm. 2. Tập làm văn: (8 điểm) * Yêu cầu chung: + Thể loại và bố cục: Viết đúng thể loại văn Miêu tả đồ vật, có đủ các phần: Mở bài, thân bài, kết bài với nội dung từng phần phù hợp. Độ dài bài viết khoảng 15 câu trở lên. + Trình tự: Tả bao quát, tả cụ thể về hình dáng, đặc điểm của đồ dùng học tập hoặc đồ chơi.
  7. + Cách diễn đạt: Dùng từ ngữ phù hợp, đặt câu gãy gọn, lời văn rõ ràng, mạch lạc, viết đúng ngữ pháp, + Hình ảnh, cảm xúc, sáng tạo: Biết dùng hình ảnh so sánh, nhân hóa. Ý tưởng phong phú, với nhiều câu văn hay, sinh động, có sức gợi tả, gợi cảm. + Trình bày: Không mắc quá 5 lỗi chính tả, chữ viết dễ đọc, bài làm sạch sẽ. * Hướng dẫn chấm điểm chi tiết : - Mở bài: Giới thiệu được đồ dùng học tập hoặc đồ chơi (1 điểm) - Thân bài: (4 điểm) + Nội dung : (1,5 điểm) Tả bao quát và tả từng bộ phận của đồ dùng học tập hoặc đồ chơi. + Kĩ năng : (1,5 điểm) Viết câu văn đúng ngữ pháp, có hình ảnh, diễn đạt rõ nghĩa. + Cảm xúc : (1 điểm) Bộc lộ được tình cảm của mình đối với đồ dùng học tập hoặc đồ chơi. - Kết bài: Nêu được công dụng, cảm nghĩ về đồ dùng học tập hoặc đồ chơi. (1 điểm) - Chữ viết, chính tả : (0.5 điểm) - Dùng từ, đặt câu : (0.5 điểm) - Sáng tạo : (1 điểm) * Lưu ý: - Điểm Tiếng việt là TBC của điểm đọc và điểm viết. - Làm tròn theo nguyên tắc: 0,5 thành 1 điểm (sau khi tính TBC xong mới làm tròn).
  8. ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN TIẾNG VIỆT: LỚP 5 CHÍNH TẢ: Tà áo dài Việt Nam Áo dài phụ nữ có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân. Phổ biến hơn là áo tứ thân, được may từ bốn mảnh vải, hai mành sau ghép liền giữa sống lưng. Đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau. Áo năm thân cũng may như áo tứ thân, chỉ có điều vạt trước phía trái may ghép từ hai thân vải, thành ra rộng gấp đôi vạt phải. Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến thành chiếc áo dài tân thời.