859 Câu trắc nghiệm môn Sinh học 12 - Năm học 2022-2023

doc 69 trang doantrang27 07/07/2023 3750
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "859 Câu trắc nghiệm môn Sinh học 12 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doc859_cau_trac_nghiem_mon_sinh_hoc_12_nam_hoc_2022_2023.doc

Nội dung text: 859 Câu trắc nghiệm môn Sinh học 12 - Năm học 2022-2023

  1. C. 0,25 AA + 0,50Aa + 0,25 aa = 1. D. 0,4625 AA + 0,075 Aa + 0,4625 aa = 1. Câu 468. Giả sử ở một quần thể sinh vật có thành phần kiểu gen là xAA: yAa: zaa (với x + y + z = 1). Gọi p, q lần lượt là tần số của alen A, a (p, q 0 ; p + q = 1). Ta có: y y y y x x y x A. p = x + ; q = z + B. p = z + ; q = x + C. p = y + ; q = z + D. p = x + ; q = y + 2 2 2 2 2 2 2 2 Câu 469. Một quần thể có thành phần kiểu gen: 0,6AA + 0,4Aa = 1. Cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ sau khi tự phối là A. 0,7AA: 0,2Aa: 0,1aa B. 0,25AA: 0,5Aa: 0,25aa C. 0,64AA: 0,32Aa: 0,04aa D. 0,6AA: 0,4Aa Câu 470. Một quần thể có thành phần kiểu gen: 0,6AA + 0,4Aa = 1. Tỉ lệ cá thể có kiểu gen aa của quần thể ở thế hệ sau khi cho tự phối là: A. 50% B. 20% C. 10% D. 70% Câu 471. Một quần thể ở thế hệ F1 có cấu trúc di truyền 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa. Khi cho tự phối bắt buộc, cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 được dự đoán là: A. 0,57AA: 0,06Aa: 0,37aa. B. 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa. C. 0,48AA: 0,24Aa: 0,28aa. D. 0,54AA: 0,12Aa: 0,34aa. Câu 472. Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa = 1. Tần số tương đối của alen A, a lần lượt là: A. 0,3 ; 0,7 B. 0,8 ; 0,2 C. 0,7 ; 0,3 D. 0,2 ; 0,8 Câu 473. Vốn gen của quần thể là gì? A. Là tập hợp của tất cả các alen của tất cả các gen trong quần thể tại một thời điểm xác định. B. Là tập hợp của tất cả các gen trong quần thể tại một thời điểm xác định. C. Là tập hợp của tất cả các kiểu gen trong quần thể tại một thời điểm xác định. D. Là tập hợp của tất cả các kiểu hình trong quần thể tại một thời điểm xác định. Câu 474. Xét một quần thể có 2 alen (A, a). Quần thể khởi đầu có số cá thể tương ứng với từng loại kiểu gen là: 65AA: 26Aa: 169aa. Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể này là: A. A = 0,30 ; a = 0,70 B. A = 0,50 ; a = 0,50 C. A = 0,25 ; a = 0,75 D. A = 0,35 ; a = 0,65 Câu 475. Một quần thể có tỉ lệ của 3 loại kiểu gen tương ứng là AA: Aa: aa = 1: 6: 9. Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể là bao nhiêu? A. A = 0,25 ; a = 0,75 B. A = 0,75 ; a = 0,25 C. A = 0,4375 ; a = 0,5625 D. A= 0,5625 ; a= 0,4375 Câu 476. Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng A. giảm dần kiểu gen đồng hợp tử trội, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn. B. giảm dần tỉ lệ dị hợp tử, tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử. C. tăng dần tỉ lệ dị hợp tử, giảm dần tỉ lệ đồng hợp tử. D. giảm dần kiểu gen đồng hợp tử lặn, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử trội. Câu 477. Tần số tương đối các alen của một quần thể có tỉ lệ phân bố kiểu gen 0,81 AA + 0,18 Aa + 0,01 aa là A. 0,9A; 0,1a. B. 0,7A; 0,3a. C. 0,4A; 0,6a. D. 0,3 A; 0,7a. Câu 478. Một quần thể động vật tại thời điểm thống kê có tỉ lệ các kiểu gen là 55% AA: 45% aa, tần số tương đối của các alen quần thể khi đó là A. 0,7 A : 0,3a. B, 0,55 A: 0,45 a. C. 0,65 A: 0,35 a. D. 0,25 : 0,75 aa. Câu 479. Điều nào không đúng khi nói về các điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacdi-Vanbec? A. Quần thể có kích thước lớn. B. Có hiện tượng di nhập gen. C. Không có chọn lọc tự nhiên. D. Các cá thể giao phối tự do. Câu 480. Định luật Hacđi-Vanbec phản ánh sự
  2. A. mất ổn định tần số tương đối của các alen trong quần thể ngẫu phối. B. mất ổn định tần số các thể đồng hợp trong quần thể ngẫu phối. C. ổn định về tần số alen và thành phần kiểu gen trong quần thể ngẫu phối. D. mất cân bằng thành phần kiểu gen trong quần thể ngẫu phối. Câu 481. Điểm nào sau đây không thuộc định luật Hacđi-Vanbec? A. Phản ánh trạng thái cân bằng di truyền trong quần thể, giải thích vì sao trong thiên nhiên có những quần thể đã duy trì ổn định qua thời gian dài. B. Từ tần số tương đối của các alen đã biết có thể dự đoán được tỉ lệ các loại kiểu gen và kiểu hình trong quần thể. C. Phản ánh trạng thái động của quần thể, thể hiện tác dụng của chọn lọc và giải thích cơ sở của tiến hoá. D. Từ tỉ lệ các loại kiểu hình có thể suy ra tỉ lệ các loại kiểu gen và tần số tương đối của các alen. Câu 482. Xét một quần thể ngẫu phối gồm 2 alen A, a. trên nhiễm sắc thể thường. Gọi p, q lần lượt là tần số của alen A, a (p, q 0 ; p + q = 1). Theo Hacđi-Vanbec thành phần kiểu gen của quần thể đạt trạng thái cân bằng có dạng: A. p2AA + 2pqAa + q2aa = 1 B. p2Aa + 2pqAA + q2aa = 1 C. q2AA + 2pqAa + q2aa = 1 D. p2aa + 2pqAa + q2AA = 1 Câu 483. Một trong những điều kiện quan trọng nhất để quần thể từ chưa cân bằng chuyển thành quần thể cân bằng về thành phần kiểu gen là gì? A. Cho quần thể sinh sản hữu tính. B. Cho quần thể tự phối. C. Cho quần thể sinh sản sinh dưỡng. D. Cho quần thể giao phối tự do. Câu 484. Ý nghĩa thực tiễn của định luật Hacđi – Vanbec là gì khi biết quần thể ở trạng thái cân bằng? A. Giải thích vì sao trong tự nhiên có nhiều quần thể đã duy trì ổn định qua thời gian dài. B. Từ tỉ lệ kiểu hình lặn có thể suy ra tần số alen lặn, alen trội và tần số của các loại kiểu gen. C. Từ tần số của các alen có thể dự đoán tần số các loại kiểu gen và kiểu hình trong quần thể. D. A, B và C đúng. Câu 485. Định luật Hacđi – Vanbec không cần có điều kiện nào sau đây để nghiệm đúng? A. Có sự cách li sinh sản giữa các cá thể trong quần thể. B. Các cá thể trong quần thể giao phối với nhau ngẫu nhiên C. Không có đột biến và cũng như không có chọn lọc tự nhiên. D. Khả năng thích nghi của các kiểu gen không chênh lệch nhiều. Câu 486.Ở người, bệnh bạch tạng do gen d nằm trên nhiễm sắc thể thường gây ra. Những người bạch tạng trong quần thể cân bằng được gặp với tần số 0,04%. Cấu trúc di truyền của quần thể người nói trên sẽ là: A. 0,9604DD + 0,0392Dd + 0,0004dd =1 B. 0,0392DD + 0,9604Dd + 0,0004dd =1 C. 0,0004DD + 0,0392Dd + 0,9604dd =1 D. 0,64DD + 0,34Dd + 0,02dd =1 Câu 487. Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,4Aa: 0,6aa. Nếu biết alen A là trội không hoàn toàn so với alen a thì tỉ lệ cá thể mang kiểu hình trội của quần thể nói trên khi đạt trạng thái cân bằng là A. 40% B. 36% C. 4% D. 16% Câu 488. Một quần thể có 60 cá thể AA; 40 cá thể Aa; 100 cá thể aa. Cấu trúc di truyền của quần thể sau một lần ngẫu phối là: A. 0,36 AA: 0,48 Aa: 0,16 aa B. 0,16 AA: 0,36 Aa: 0,48 aa C. 0,16 AA: 0,48 Aa: 0,36 aa D. 0,48 AA: 0,16 Aa: 0,36 aa Câu 489. Một quần thể thực vật ban đầu có thành phần kiểu gen là 7 AA: 2 Aa: 1 aa. Khi quần thể xảy ra quá trình giao phấn ngẫu nhiên (không có quá trình đột biến, biến động di truyền, không chịu tác động của chon lọc tự nhiên), thì thành phần kiểu gen của quần thể ở F3 sẽ là: A. 0,7AA: 0,2Aa: 0,1aa B. 0,8AA: 0,2Aa: 0,1aa.
  3. C. 0,25AA: 0,5Aa: 0,25aa D. 0,64AA: 0,32Aa: 0,04aa Câu 490. Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,5AA: 0,5Aa. Nếu biết alen A là trội không hoàn toàn so với alen a thì tỉ lệ cá thể mang kiểu hình lặn của quần thể nói trên khi đạt trạng thái cân bằng là: A. 56,25% B. 6,25% C. 37,5% D. 0% Câu 491. Một quần thể ở trạng thái cân bằng Hacđi-Vanbec có 2 alen D, d ; trong đó số cá thể dd chiếm tỉ lệ 16%. Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể là bao nhiêu? A. D = 0,16 ; d = 0,84 B. D = 0,4 ; d = 0,6 C. D = 0,84 ; d = 0,16 D. D = 0,6 ; d = 0,4 Câu 492. Cho một quần thể ở thế hệ xuất phát như sau P: 0,55AA: 0,40Aa: 0,05aa. Phát biểu đúng với quần thể P nói trên là: A. quần thể P đã đạt trạng thái cân bằng di truyền. B. tỉ lệ kiểu gen của P sẽ không đổi ở thế hệ sau. C. tần số của alen trội gấp 3 lần tần số của alen lặn. D. tần số alen a lớn hơn tần số alen A. Câu 493. Một quần thể cân bằng có 2 alen: B trội không hoàn toàn quy định hoa đỏ, b quy định hoa trắng, hoa hồng là tính trạng trung gian, trong đó hoa trắng chiếm tỉ lệ 49%. Tỉ lệ kiểu hình hoa hồng trong quần thể là: A. 70% B. 91% C. 42% D. 21% Câu 494. Một quần thể cân bằng Hacđi-Vanbec có 300 cá thể, biết tần số tương đối của alen A = 0,3; a = 0,7. Số lượng cá thể có kiểu gen Aa là: A. 63 cá thể. B. 126 cá thể. C. 147 cá thể. D. 90 cá thể. Câu 495. Trong các phát biểu sau, phát biểu phù hợp với định luật Hacđi- Van béc là A. Trong một hệ sinh thái đỉnh cực, dòng năng lượng không thay đổi. B. Trong một quần thể ngẫu phối, tần số các alen được duy trì ổn định từ thế hệ này sang thế hệ khác. C. Các cá thể có chiều cao hơn phân bố bên dưới các vĩ độ cao hơn. D. Trong quần thể, tần số đột biến bù trừ với áp lực chọn lọc. Câu 496. Điều không đúng về ý nghĩa của định luật Hacđi- Van béc là A. Các quần thể trong tự nhiên luôn đạt trạng thái cân bằng. B. Giải thích vì sao trong tự nhiên có nhiều quần thể đã duy trì ổn định qua thời gian dài. C. Từ tỉ lệ các loại kiểu hình trong quần thể có thể suy ra tỉ lệ các loại kiểu gen và tần số tương đối của các alen. D. Từ tần số tương đối của các alen có thể dự đoán tỉ lệ các loại kiểu gen và kiểu hình. Câu 497. Quần thể nào sau đây đạt trạng thái cân bằng? A. 0,7 AA: 0,1 Aa: 0,2aa.B. 0,36 AA: 0,48 Aa: 0,16 aa. C. 0,39 AA: 0,52 Aa: 0,09 aa. D. 0,25 AA: 0,1 Aa: 0,65 aa. Câu 498. Trong quần thể Hácđi- vanbéc, có 2 alen A và a trong đó có 4% kiểu gen aa. Tần số tương đối của alenA và alen a trong quần thể đó là A. 0,6A : 0,4 a.B. 0,8A : 0,2 a. C. 0,84A : 0,16 a. D. 0,64A : 0,36 a. Câu 499. (ĐH2009): Giả sử một quần thể động vật ngẫu phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền về một gen có 2 alen( A trội hoàn toàn so với a). Sau đó, con người đã săn bắt phần lớn các cá thể có kiểu hình trội về gen này. Cấu trúc di truyền của quần thể sẽ thay đổi theo hướng A. tần số alen A và tần số alen a đều giảm đi. B. tần số alen A và tần số alen a đều giảm đi. C. tần số alen A giảm đi, tần số alen a tăng lên. D. tần số alen A tăng lên, tần số alen a giảm đi. Câu 500. Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn giống như sau: 1. Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn. 2. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau. 3. Lai các dòng thuần chủng với nhau. 4. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen mong muốn. Việc tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp được thực hiện theo quy trình: A. 1, 2, 3, 4 B. 4, 1, 2, 3 C. 2, 3, 4, 1 D. 2, 3, 1, 4
  4. Câu 501. Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn giống như sau: 1. Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn; 2. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau; 3. Lai các dòng thuần chủng với nhau. Quy trình tạo giống lai có ưu thế lai cao được thực hiện theo trình tự: A. 1, 2, 3 B. 3, 1, 2 C. 2, 3, 1 D. 2, 1, 3 Câu 502. Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội bố mẹ gọi là A. thoái hóa giống. B. ưu thế lai. C. bất thụ. D. siêu trội. Câu 503. Loại biến dị di truyền phát sinh trong quá trình lai giống là A. đột biến gen. B. đột biến NST. C. biến dị tổ hợp. D. biến dị đột biến. Câu 504. Nguồn nguyên liệu làm cơ sở vật chất để tạo giống mới là A. các biến dị tổ hợp. B. các biến dị đột biến. C. các ADN tái tổ hợp. D. các biến dị di truyền. Câu 505. Giao phối gần hoặc tự thụ phấn qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến thoái hóa giống vì: A. các gen lặn đột biến có hại bị các gen trội át chế trong kiểu gen dị hợp. B. các gen lặn đột biến có hại biểu hiện thành kiểu hình do chúng được đưa về trạng thái đồng hợp. C. xuất hiện ngày càng nhiều các đột biến có hại. D. tập trung các gen trội có hại ở thế hệ sau. Câu 506. Trong chọn giống, để tạo ra dòng thuần người ta tiến hành phương pháp A. tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết. B. lai khác dòng. C. lai xa. D. lai khác thứ. Câu 507. Trong chọn giống cây trồng, để tạo ra các dòng thuần người ta tiến hành phương pháp A. tự thụ phấn. B. lai khác dòng. C. giao phối cận huyết. D. A và C đúng Câu 508. Kết quả nào sau đây không phải do hiện tượng tự thụ phấn và giao phối cận huyết? A. Hiện tượng thoái hóa giống. B. Tạo ra dòng thuần. C. Tạo ra ưu thế lai. D. tỉ lệ đồng hợp tăng tỉ lệ dị hợp giảm. Câu 509. Để tạo được ưu thế lai, khâu cơ bản đầu tiên trong quy trình là A. cho tự thụ phấn kéo dài. B. tạo ra dòng thuần. C. cho lai khác dòng. D. cho lai khác loài. Câu 510. Đặc điểm nổi bật của ưu thế lai là A. con lai có nhiều đặc điểm vượt trội so với bố mẹ. B. con lai biểu hiện những đặc điểm tốt. C. con lai xuất hiện kiểu hình mới. D. con lai có sức sống mạnh mẽ. Câu 511. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 vì: A. kết hợp các đặc điểm di truyền của bố mẹ. B. các cơ thể lai luôn ở trạng thái dị hợp. C. biểu hiện các tính trạng tốt của bố. D. biểu hiện các tính trạng tốt của mẹ. Câu 512. Ưu thế lai thường giảm dần qua các thế hệ sau vì làm A. thể dị hợp không thay đổi. B. sức sống của sinh vật có giảm sút. C. xuất hiện các thể đồng hợp. D. xuất hiện các thể đồng hợp lặn có hại. Câu 513. Kết quả của biến dị tổ hợp do lai trong chọn giống là A. tạo ra nhiều giống vật nuôi, cây trồng cho năng suất cao. B. tạo ra sự đa dạng về kiểu gen trong chọn giống vật nuôi, cây trồng. C. chỉ tạo sự đa dạng về kiểu hình của vật nuôi, cây trồng trong chọn giống. D. tạo ra nhiều giống vật nuôi, cây trồng phù hợp với điều kiện sản xuất mới. Câu 514.Ở trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau, con lai có kiểu hình vượt trội về nhiều mặt so với bố mẹ có nhiều gen ở trạng thái đồng hợp tử. Đây là cơ sở của A, hiện tượng ưu thế lai. B. hiện tượng thoái hoá. C. giả thuyết siêu trội. D. giả thuyết cộng gộp.
  5. Câu 515. (ĐH2012): Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Một trong những giả thuyết để giải thích cơ sở di truyền của ưu thế lai được nhiều người thừa nhận là giả thuyết siêu trội. B. Để tạo ra những con lai có ưu thế lai cao về một số đặc tính nào đó, người ta thường bắt đầu bằng cách tạo ra những dòng thuần chủng khác nhau. C. Người ta tạo ra những con lai khác dòng có ưu thế lai cao để sử dụng cho việc nhân giống. D. Trong một số trường hợp, lai giữa hai dòng nhất định thu được con lai không có ưu thế lai, nhưng nếu cho con lai này lai với dòng thứ ba thì đời con lại có ưu thế lai. Câu 516. (ĐH2009): Cho các phương pháp sau: (1) Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ. (2) Dung hợp tế bào trần khác loài. (3) Lai giữa các dòng thuần có kiểu gen khác nhau để tạo con lai F1 (4) Nuôi cấy hạt phấn rồi tiến hành lưỡng bội hóa các dòng đơn bội. Các phương pháp có thể sử dụng để tạo ra dòng thuần ở thực vật là A. (1), (3). B. (2), (3). C. (1), (4). D. (1), (2). Câu 517. Dưới đây là các bước trong các quy trình tạo giống mới: I. Cho tự thụ phấn hoặc lai xa để tạo ra các giống thuần chủng. II. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn. III. Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến. IV. Tạo dòng thuần chủng. Quy trình nào sau đây đúng nhất trong việc tạo giống bằng phương pháp gây đột biến? A. I → III → II. B. III → II → I. C. III → II → IV. D. II → III → IV. Câu 518. Xử lí mẫu vật khởi đầu bằng tia phóng xạ gây (?) , nhằm tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống. Cụm từ phù hợp trong câu là A. đột biến gen. B. đột biến NST. C. đột biến. D. biến dị tổ hợp. Câu 519. Không sử dụng phương pháp gây đột biến ở A. vi sinh vật. B. động vật. C. cây trồng. D. động vật bậc cao. Câu 520. Vai trò của cônsixin trong đột biến nhân tạo tạo giống mới là A. gây đ.biến gen. B. gây đ.biến dị bội. C. gây đ.biến cấu trúc NST. D. gây đột biến đa bội. Câu 521. Trong quá trình phân bào, cơ chế tác động của cônsixin là A. cản trở sự hình thành thoi vô sắc. B. làm cho tế bào to hơn bình thường. C. cản trở sự phân chia của tế bào. D. làm cho bộ nhiễm sắc thể tăng lên. Câu 522. Tia phóng xạ ion hóa(tia gama) thường được sử dụng để tạo giống mới cho sinh vật nào dưới đây? A. Vi khuẩn. B. Thực vật có hoa C. động vật có vú D. Nấm men Câu 523. Tia tử ngoại thường được dùng để gây đột biến nhân tạo trên các đối tượng A. hạt khô và bào tử B. vi sinh vật, hạt phấn và bào tử C. hạt nảy mầm và vi sinh vật D. hạt phấn và hạt nảy mầm Câu 524.Cơ chế tác động của tia phóng xạ trong việc gây đột biến nhân tạo là gây A. kích thích và ion hóa các nguyên tử khi xuyên qua các mô sống. B. kích thích các nguyên tử khi xuyên qua các mô sống. C. kích thích và nhưng không ion hóa các nguyên tử khi xuyên qua các mô sống. D. ion hóa các nguyên tử khi xuyên qua các mô sống. Câu 525. Phương pháp gây đột biến nhân tạo được sử dụng phổ biến đối với A. thực vật và vi sinh vật. B. động vật và vi sinh vật. C. động vật bậc thấp. D. động vật và thực vật.
  6. Câu 526. Sử dụng đột biến nhân tạo hạn chế ở đối tượng nào? A. nấm. B. vi sinh vật. C. vật nuôi. D. cây trồng. Câu 527. Mục đích của việc gây đột biến nhân tạo nhằm A. tạo ưu thế lai. B. tăng nguồn biến dị cho chọn lọc. C. gây đột biến gen. D. gây đột biến nhiễm sắc thể. Câu 528. Kỹ thuật nào dưới đây là ứng dụng công nghệ tế bào trong tạo giống mới ở thực vật? A. Nuôi cấy hạt phấn và noãn chưa thụ tinh. B. Phối hợp hai hoặc nhiều phôi tạo thành thể khảm. C. Phối hợp vật liệu di truyền của nhiều loài trong một phôi. D. Tái tổ hợp thông tin di truyền của những loài khác xa nhau trong thang phân loại. Câu 529. Ứng dụng nào của công nghệ tế bào tạo được giống mới mang đặc điểm của cả 2 loài khác nhau? A. Nuôi cấy tế bào, mô thực vật. B. Cấy truyền phôi. C. Nuôi cấy hạt phấn. D. Dung hợp tế bào trần. Câu 530. Kỹ thuật nào dưới đây là ứng dụng công nghệ tế bào trong tạo giống mới ở thực vật? A. Lai tế bào xôma. B. Gây đột biến nhân tạo. C. Cấy truyền phôi. D. Nhân bản vô tính động vật. Câu 531. Để nhân các giống lan quý, các nhà nghiên cứu cây cảnh đã áp dụng phương pháp A. nhân bản vô tính. B. dung hợp tế bào trần. C. nuôi cấy tế bào, mô thực vật. D. nuôi cấy hạt phấn và noãn chưa thụ tinh. Câu 532. Để tạo ra cây trồng có kiểu gen đồng hợp tất cả các cặp gen, các nhà nghiên cứu đã áp dụng phương pháp A. nhân bản vô tính. B. dung hợp tế bào trần. C. nuôi cấy tế bào, mô thực vật. D. nuôi cấy hạt phấn và noãn chưa thụ tinh Câu 533. Để tạo ra cơ thể mang bộ nhiễm sắc thể của 2 loài khác nhau mà không qua sinh sản hữu tính người ta sử dụng phương pháp A. lai tế bào sinh dưỡng. B. đột biến nhân tạo. C. kĩ thuật di truyền. D. chọn lọc cá thể. Câu 534. Khi nuôi cấy hạt phấn hay noãn chưa thụ tinh trong môi trường nhân tạo có thể mọc thành A. các giống cây trồng thuần chủng. B. các cây đơn bội. C. cây trồng đa bội hoá để có dạng hữu thụ. D. cây trồng mới do đột biến nhiễm sắc thể. Câu 535. Cơ sở vật chất di truyền của cừu Đôly được hình thành ở giai đoạn nào trong quy trình nhân bản? A. Tách tế bào tuyến vú của cừu cho nhân. B. Chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã bị bỏ nhân. C. Nuôi cấy trên môi trường nhân tạo cho trứng phát triển thành phôi. D. Chuyển phôi vào tử cung của một cừu mẹ để nó mang thai. Câu 536. (ĐH2009): Bằng công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể nuôi cấy các mẫu mô của một cơ thể thực vật rồi sau đó cho chúng tái sinh thành các cây. Bằng kĩ thuật chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con vật khác nhau có thể tạo ra nhiều con vật quí. Đặc điểm chung của hai phương pháp này là A. đều tạo ra các cá thể có kiểu gen thuần chủng.B. đều tạo ra các cá thể có kiểu gen đồng nhất. C. đều thao tác trên vật liệu di truyền là AND và nhiễm sắc thể. D. các cá thể tạo ra rất đa dạng về kiểu gen và kiểu hình. Câu 537. Quy trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi, có thêm gen mới, từ đó tạo ra các cơ thể với những đặc điểm mới được gọi là A. công nghệ tế bào. B. công nghệ sinh học. C. công nghệ gen. D. công nghệ vi sinh vật. Câu 538. Khâu đầu tiên trong quy trình chuyển gen là việc tạo ra
  7. A. vectơ chuyển gen. B. biến dị tổ hợp. C. gen đột biến. D. ADN tái tổ hợp. Câu 539. Enzim nối sử dụng trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp có tên là A. restrictaza. B. ligaza. C. ADN-pôlimeraza. D. ARN-pôlimeraza. Câu 540. Plasmít là ADN vòng, mạch kép có trong A. nhân tế bào các loài sinh vật. B. nhân tế bào tế bào vi khuẩn. C. tế bào chất của tế bào vi khuẩn. D. ti thể, lục lạp. Câu 541. Kĩ thuật chuyển một đoạn ADN từ tế bào cho sang tế bào nhận bằng thể truyền được gọi là A. kĩ thuật chuyển gen. B. kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp. C. kĩ thuật tổ hợp gen. D. kĩ thuật ghép các gen. Câu 542. Trong công nghệ gen, kĩ thuật gắn gen cần chuyển vào thể truyền được gọi là A. thao tác trên gen. B. kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp. C. kĩ thuật chuyển gen. D. thao tác trên plasmit. Câu 543. Trong công nghệ gen, thể truyền hay được sử dụng là A. plasmit và NST. B. plasmit và thể thực khuẩn(virut) C. nấm men và vi rút D. virut và vi khuẩn. Câu 544. Một trong những đặc điểm rất quan trọng của các chủng vi khuẩn sử dụng trong công nghệ gen là A. có tốc độ sinh sản nhanh. B. dùng làm vectơ thể truyền. C. có khả năng xâm nhập và tế bào. C. phổ biến và không có hại. Câu 545. Trong kỹ thuật cấy gen, người ta thường sử dụng vi khuẩn E.coli làm tế bào nhận vì E.coli A. Có rất nhiều trong tự nhiên B. Chưa có nhân chính thức C. Có cấu trúc đơn giảnD. Dễ nuôi cấy, sinh sản rất nhanh Câu 546. Vectơ chuyển gen được sử dụng phổ biến là A. E. coli. B. virút. C. plasmit. D. thực khuẩn thể. Câu 547. Công nghệ gen được ứng dụng nhằm tạo ra A. các phân tử ADN tái tổ hợp. B. các sản phẩm sinh học. C. các sinh vật chuyển gen. D. các chủng vi khuẩn E. coli có lợi. Câu 548. Trong công nghệ gen, ADN tái tổ hợp là phân tử lai được tạo ra bằng cách nối đoạn ADN của A. tế bào cho vào ADN của plasmit. B. tế bào cho vào ADN của tế bào nhận. C. plasmít vào ADN của tế bào nhận. D. plasmít vào ADN của vi khuẩn E. coli. Câu 549. Khi xử lý cắt plasmit và ADN chứa gen cần chuyển bằng cùng một loại enzym là A. pôlymeraza. B. ligaza. C. restictaza. D. amilaza. Câu 550. Để có thể xác định dòng tế bào đã nhận được ADN tái tổ hợp, các nhà khoa học A. chọn thể truyền có gen đột biến. B. chọn thể truyền có kích thước lớn. C. quan sát tế bào dưới kính hiển vi. D. chọn thể truyền có các gen đánh dấu. Câu 551. Để đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận người ta A. dùng xung điện kích thích làm co màng sinh chất của tế bào B. dùng muối CaCl2 hoặc xung điện làm dãn màng sinh chất của tế bào. B. dùng thực khuẩn Lambda làm thể xâm nhập. D. dùng hormon kích thích làm dãn màng sinh chất của tế bào Câu 552. Trong kĩ thuật chuyển gen, phân tử ADN tái tổ hợp được tạo như thế nào? A. ADN plasmit sau khi được nối thêm vào một đoạn ADN của tế bào cho. B. ADN của tế bào cho sau khi được nối vào một đoạn ADN của tế bào nhận. C. ADN của tế bào nhận sau khi được nối vào một đoạn ADN của tế bào cho. D. ADN plasmit sau khi được nối thêm vào một đoạn ADN của tế bào nhận. Câu 553. Khâu nào sau đây đóng vai trò trung tâm trong công nghệ gen?
  8. A. Tách chiết thể truyền và gen cần chuyển ra khỏi tế bào. B. Tạo ADN tái tổ hợp để chuyển gen. C. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. D. Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp. Câu 554. Các bước tiến hành trong kĩ thuật chuyển gen theo trình tự là: A. tạo ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận → phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp. B. tách gen và thể truyền → cắt và nối ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. C. tạo ADN tái tổ hợp → phân lập dòng ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. D. phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp→ tạo ADN tái tổ hợp→ chuyển ADN tái tổ hợp vào TB nhận. Câu 555. Đặc điểm quan trọng nhất của plasmit mà người ta chọn nó làm vật thể truyền gen là A. chứa gen mang thông tin di truyền quy định một số tính trạng nào đó. B. chỉ tồn tại trong tế bào chất của vi khuẩn. C. ADN plasmit tự nhân đôi độc lập với ADN của nhiễm sắc thể. D. ADN có số lượng cặp nuclêôtit ít: từ 8000-200000 cặp Câu 556. Thành tựu nào sau đây không phải là do công nghệ gen? A. Tạo ra cây bông mang gen kháng được thuốc trừ sâu. B. Tạo ra cừu Đôly. C. Tạo giống cà chua có gen sản sinh etilen bị bất hoạt, làm quả chậm chín. D. Tạo vi khuẩn E.coli sản xuất insulin chữa bệnh đái tháo đường ở người. Câu 557. Thành tựu nào dưới đây không được tạo ra từ ứng dụng công nghệ gen? A. Vi khuẩn E. coli sản xuất hormon somatostatin. B. Lúa chuyển gen tổng hợp β caroten. C. Tạo giống cây lai khác loài. D. Cừu chuyển gen tổng hợp protêin huyết thanh của người. Câu 558. Một trong những ứng dụng của kỹ thuật di truyền là A. sản xuất lượng lớn prôtêin trong thời gian ngắn. B. tạo thể song nhị bội. C. tạo các giống cây ăn quả không hạt. D. tạo ưu thế lai. Câu 559. Vai trò của thể thực khuẩn trong kỹ thuật chuyển gen là A. tế bào cho B. tế bào nhận C. thể truyền D. enzim cắt và nối Câu 560. (ĐH2009): Để tạo ra động vật chuyển gen người ta đã tiến hành A. lấy trứng của con cái rồi cho thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó đưa gen vào hợp tử (ở giai đoạn nhân non), cho hợp tử phát triển thành phôi rồi cấy phôi đã chuyển gen vào tử cung con cái. B. Đưa gen cần chuyền vào cơ thể con vật mới được sinh ra và tạo đều kiện cho gen đó biểu hiện. C. Đưa gen cần chuyển vào cá thể cái bằng phương pháp vi tiêm(tiêm gen) và tạo điều kiện cho gen được biểu hiện. D. Đưa gen cần chuyển vào phôi ở giai đoạn phát triển muộn để tạo ra con mang gen cần chuyển và tạo điều kiện cho gen đó được biểu hiện. Câu 561. (ĐH2012): Khi nói về vai trò của thể truyền plasmic trong kỹ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Nếu không có thể truyền plasmit thì gen cần chuyển sẽ tạo ra quá nhiều sản phẩm trong tế bào nhận. B. Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển được nhân lên trong tế bào nhận. C. Nếu không có thể truyền plasmit thì tế bào nhận không phân chia được. D. Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển gắn được vào ADN vùng nhân của tế bào nhận. Câu 562. Bệnh nào sau đây ở người là do đột biến gen gây ra? A. Ung thư máu. B. Đao. C. Claiphentơ. D. Hồng cầu lưỡi liềm. Câu 563. Bệnh phênikitô niệu là bệnh di truyền do:
  9. A. đột biến gen trội nằm ở NST thường. B. đột biến gen lặn nằm ở NST thường. C. đột biến gen trội nằm ở NST giới tính X. D. đột biến gen trội nằm ở NST giới tính Y Câu 564. Cơ chế làm xuất hiện các khối u trên cơ thể người là do A. các đột biến gen. B. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. C. tế bào bị đột biến xôma. D. tế bào bị đột biến mất khả năng kiểm soát phân bào. Câu 565. Để phòng ngừa ung thư, giải pháp nhằm bảo vệ tương lai di truyền của loài người là gì? A. Bảo vệ môi trường sống, hạn chế các tác nhân gây ung thư. B. Duy trì cuộc sống lành mạnh, tránh làm thay đổi môi trường sinh lí, sinh hóa của cơ thể. C. Không kết hôn gần để tránh xuất hiện các dạng đồng hợp lặn về gen đột biến gây ung thư. D. Tất cả các giải pháp nêu trên. Câu 566.Ở người, ung thư ác tính là hiện tượng A. di chuyển của các tế bào độc lập trong cơ thể. B. tế bào ung thư di chuyển theo máu đến nơi khác trong cơ thể. C. một tế bào người phân chia vô tổ chức và hình thành khối u. D. tế bào ung thư mất khả năng kiểm soát phân bào và liên kết tế bào. Câu 567. Những rối loạn trong phân li của cặp nhiễm sắc thể giới tính khi giảm phân hình thành giao tử ở người mẹ, theo dự đoán ở đời con có thể xuất hiện hội chứng A. 3X, Claiphentơ. B. Tơcnơ, 3X. C. Claiphentơ. D. Claiphentơ, Tơcnơ, 3X. Câu 568. Người mắc hội chứng Đao tế bào có A. NST số 21 bị mất đoạn. B. 3 NST số 21. C. 3 NST số 13. D. 3 NST số 18. Câu 569. Khoa học ngày nay có thể điều trị để hạn chế biểu hiện của bệnh di truyền nào dưới đây? A. Hội chứng Đao. B. Hội chứng Tơcnơ. C. Hội chứng Claiphentơ. D. Bệnh phêninkêtô niệu. Câu 570.Ở người, hội chứng Claiphentơ có kiểu nhiễm sắc thể giới tính là: A. XXY. B. XYY. C. XXX. D. XO. Câu 571.Ở người, hội chứng Tơcnơ có kiểu nhiễm sắc thể giới tính là: A. XXY. B. XYY. C. XXX. D. XO. Câu 572. Nguyên nhân của bệnh phêninkêtô niệu là do A. thiếu enzim xúc tác chuyển hóa phenylalanin thành tirôzin. B. đột biến nhiễm sắc thể. C. đột biến thay thế cặp nuclêôtit khác loại trong chuỗi -hêmôglôbin. D. bị dư thừa tirôzin trong nước tiểu. Câu 573. Các bệnh di truyền do đột biến gen lặn nằm ở NST giới tính X thường gặp ở nam giới, vì nam giới A. dễ mẫm cảm với bệnh. B. chỉ mang 1 NST giới tính X. C.chỉ mang 1 NST giới tính Y. D. dễ xảy ra đột biến. Câu 574. Trong chẩn đoán trước sinh, kỹ thuật chọc dò dịch nước ối nhằm kiểm tra A. tính chất của nước ối. B. tế bào tử cung của ngưới mẹ. C. tế bào phôi bong ra trong nước ối. D. nhóm máu của thai nhi. Câu 575. Ngành khoa học vận dụng những hiểu biết về di truyền học người vào y học, giúp giải thích, chẩn đoán, phòng ngừa, hạn chế các bệnh, tật di truyền và điều trị trong một số trường hợp bệnh lí gọi là A. Di truyền học. B. Di truyền học Người. C. Di truyền Y học. D. Di truyền Y học tư vấn. Câu 576. Bệnh di truyền ở người mà có cơ chế gây bệnh do rối loạn ở mức phân tử gọi là A. bệnh di truyền phân tử. B. bệnh di truyền tế bào. C. bệnh di truyền miễn dịch. D. hội chứng. Câu 577. (4) Phả hệ dưới đây mô tả hai bệnh di truyền phân li độc lập với nhau, mỗi bệnh do một gen quy định. Biết không xảy ra đột biến ở tất cả mọi người trong phả hệ.
  10. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng: I. Có thể xác định được kiểu gen của 9 người. II. Xác suất để cặp vợ chồng 15-16 sinh con đầu lòng bị cả hai bệnh là 1/36. III. Xác suất để cặp vợ chồng 15-16 sinh con đầu lòng chỉ bị một bệnh là 5/18. IV. Xác suất để cặp vợ chồng 15-16 sinh con đầu lòng là gái và không bị bệnh là 25/72. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 578.Phả hệ sau đây mô tả sự di truyền bệnh phêninkêtô niệu ở người do một trong hai alen của một gen quy định. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu người trong phả hệ sau xác định được chính xác kiểu gen? A. 10. B. 6 . C. 9 . D. 11 . Câu 579. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây là đúng về cách li địa lí? A. Cách li địa lí trực tiếp tạo ra các kiểu gen thích nghi trong quần thể. B. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp. C. Cách li địa lí là nhân tố tạo alen mới trong quần thể. D. Cách li địa lí thực chất là cách li sinh sản. Câu 580. (ĐH2012): Khi nói về bệnh phêninkêto niệu ở người, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Có thể phát hiện ra bệnh phêninkêto niệu bằng cách làm tiêu bản tế bào và quan sát hình dạng nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi. B. Bệnh phêninkêtô niệu là do lượng axit amin tirôzin dư thừa và ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu độc tế bào thần kinh. C. Chỉ cần loại bỏ hoàn toàn axit amin phêninalanin ra khỏi khẩu phần ăn của người bệnh thì người bệnh sẽ trở nên khỏe mạnh hoàn toàn. D. Bệnh phêninkêto niệu là bệnh do đột biến ở gen mã hóa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa axit amin phêninalanin thành tirôzin trong cơ thể. Câu 581. (ĐH2009): Cho các bệnh, tật và hội chứng di truyền sau đây: (1) Bệnh phêninkêtô niệu. (2) Bệnh ung thư máu (3) Tật có túm long ở vành tay (4) Hội chứng Đao (5) Hội chứng tocnơ (6) Bệnh máu khó đông. Bệnh, tật, hội chứng di truyền có thể gặp ở cả nam và nữ là A. (1), (2), (5). B. (2), (3), (4), (6). C. (1), (2), (4), (6). D. (3), (4), (5), (6).
  11. Câu 582. (ĐH2009): Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện do do gen tiền ung thư bị đột biến chuyển thành gen ung thư. Khi bị đột biến gen này hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân bào dẫn đến khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không thể kiểm soát được. Những gen ung thư loại này thường là A. gen trội và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục. B. gen trội và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng C. gen lặn và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục. D. gen lặn và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng. Câu 583. Việc chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng của gen bị đột biến gọi là A. liệu pháp gen. B. sửa chữa sai hỏng di truyền. C. phục hồi gen. D. gây hồi biến. Câu 584.Ở người, gen A quy định da bình thường, alen đột biến a quy định da bạch tạng, các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Trong 1 gia đình thấy có bố mẹ đều bình thường nhưng con trai họ bị bạch tạng. Bố mẹ có kiểu gen như thế nào về tính trạng này? A. P: Aa x Aa B. P: Aa x AA C. P: AA x AA D. P: XAXa x XAY Câu 585.Ở người, gen M quy định mắt phân biệt màu bình thường, alen đột biến m quy định bệnh mù màu, các gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X di truyền liên kết với giới tính. Nếu bố có kiểu gen XMY, mẹ có kiểu gen XMXm thì khả năng sinh con trai bệnh mù màu của họ là: A. 25% B. 12,5% C. 6,25% D. 50% Câu 586.Ở người bệnh máu khó đông do đột biến gen lặn a trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Bố mẹ có kiểu gen nào mà sinh con gái mắc bệnh với tỉ lệ 25%? A. XaXa x XaY B. XAXA x XaY C. XAXa x XAY D. XAXa x XaY Câu 587.Ở người, gen A quy định da bình thường, alen đột biến a quy định da bạch tạng, các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Trong 1 gia đình thấy có bố mẹ đều bình thường nhưng con trai họ bị bạch tạng. Xác suất sinh người con trai da bạch tạng này là bao nhiêu? A. 37,5% B. 25% C. 12,5% D. 50% Câu 588. Chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ, đề phòng và hạn chế hậu quả xấu cho đời sau, là nhiệm vụ của ngành A. Di truyền Y học. B. Di truyền học tư vấn. C. Di truyền Y học tư vấn. D. Di truyền học Người. Câu 589. Bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường. Nếu bố mẹ có mang gen tiềm ẩn, thì xác suất con của họ bị mắc bệnh này là A. 1/2. B. 1/4. C. 1/6. D. 1/8. Câu 590. Mục đích của liệu pháp gen là nhằm 1. phục hồi chức năng bình thường của tế bào hay mô. 2. khắc phục các sai hỏng di truyền. 3. thêm chức năng mới cho tế bào. Phương án đúng : A. 1,2 ; B. 2,3 ; C. 1,3 ; D. 1,2,3 Câu 591. Bệnh mù màu do đột biến gen lặn nằm trên NST giới tính X. Bố bị bệnh, mẹ mang gen tiềm ẩn, nếu sinh con trai, khả năng mắc bệnh này bao nhiêu so với tổng số con? A. 12,5%. B. 25%. C. 50%. D. 75%. Câu 592. Di truyền học đã dự đoán được khi bố mẹ có kiểu gen Aa x Aa, trong đó gen a gây bệnh ở người xác xuất đời con bị bệnh sẽ là A. 100%. B. 75%. C. 50%. D. 25%.
  12. Câu 593. Di truyền học đã dự đoán được khi bố mẹ có kiểu gen Aa x aa, trong đó gen a gây bệnh ở người xác xuất đời con bị bệnh sẽ là A. 100%. B. 75%. C. 50%. D. 25%. Câu 594. Việc chữa trị bệnh di truyền cho người bằng phương pháp thay thế gen bệnh bằng gen lành gọi là A. liệu pháp gen. B. thêm chức năng cho tế bào. C. phục hồi chức năng của gen. D. khắc phục sai hỏng di truyền. Câu 595. Khi nghiên cứu tế bào người, người ta đã phát hiện ra bệnh ung thư máu do A. mất đoạn nhiễm sắc thể 21. B. ba nhiễm sắc thể thứ 21. C. ba nhiễm sắc thể thứ 15. D. ba nhiễm sắc thể thứ 19. Câu 596. Bác sĩ chuẩn đoán cho một bé trai: chân tay dài, tinh hoàn nhỏ, si đần, vô sinh là bị bệnh A. Đao. B. Tơno. C. Claiphentơ. C. Siêu nữ Câu 597. Bác sĩ chuẩn đoán cho một bệnh nhân: người lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và một mí, hai mắt xa nhau, ngón tay ngắn, si đần, người đó bị bệnh A. Đao. B. Tơno. C. Claiphentơ. C. Siêu nữ Câu 598. người bệnh máu khó đông do gen lặn h nằm trên NST X quy định, gen H quy định máu đông bình thường. Một người nam bình thường lấy một người nữ bình thường mang gen bệnh, khả năng họ sinh ra được con gái khỏe mạnh trong mỗi lần sinh là bao nhiêu? A. 37,5% B. 75% C. 25% D. 50% Câu 599. Bệnh mù màu, máu khó đông ở người di truyền A. liên kết với giới tính. B. theo dòng mẹ. C. độc lập với giới tính. D. thẳng theo bố. Câu 600.Ở người, bệnh máu khó đông do gen h nằm trên NST X, gen H: máu đông bình thường. Bố mắc bệnh máu khó đông, mẹ bình thường, ông ngoại mắc bệnh khó đông, nhận định nào dưới đây là đúng? A. Con gái của họ không bao giờ mắc bệnh B. 100% số con trai của họ sẽ mắc bệnh C. 50% số con trai của họ có khả năng mắc bệnh D. 100% số con gái của họ sẽ mắc bệnh Câu 601. Cơ quan tương đồng là những cơ quan A.có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự. B.cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có thể thực hiện các chức năng khác nhau. C.cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau. D.có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. Câu 602. Cơ quan tương tự là những cơ quan A.có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự. B.cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. C.cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau. D.có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. Câu 603. Trong tiến hoá các cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh A. sự tiến hoá phân li. B. sự tiến hoá đồng quy. C.sự tiến hoá song hành. D.phản ánh nguồn gốc chung. Câu 604. Trong tiến hoá các cơ quan tương tự có ý nghĩa phản ánh A. sự tiến hoá phân li. B. sự tiến hoá đồng quy. C. sự tiến hoá song hành. D. nguồn gốc chung. Câu 605. Cơ quan thoái hóa là cơ quan A. phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành. B. biến mất hòan tòan. C. thay đổi cấu tạo phù hợp chức năng. D. thay đổi cấu tạo. Câu 606. Bằng chứng sinh học phân tử là dựa vào các điểm giống nhau và khác nhau giữa các loài về
  13. A. cấu tạo trong của các nội quan. B. các giai đoạn phát triển phôi thai. C. cấu tạo pôlipeptit hoặc pôlinuclêôtit. D. đặc điểm sinh học và biến cố địa chất. Câu 607. Người và tinh tinh khác nhau, nhưng thành phần axit amin ở chuỗi β Hb như nhau chứng tỏ cùng nguồn gốc thì gọi là A. bằng chứng giải phẫu so sánh. B. bằng chứng phôi sinh học. C.bằng chứng địa lí sinh học.D. bằng chứng sinh học phân tử. Câu 608. Mọi sinh vật đều dùng chung một mã di truyền và 20 loại axit amin để cấu tạo prôtêin là: A. bằng chứng giải phẫu so sánh. B. bằng chứng phôi sinh học. C.bằng chứng địa lí sinh học.D. bằng chứng sinh học phân tử. Câu 609. Bằng chứng quan trọng nhất thể hiện nguồn gốc chung của sinh giới là A. bằng chứng địa lí sinh vật học. B. bằng chứng phôi sinh học. C. bằng chứng giải phẩu học so sánh. D. bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử. Câu 610. Hai cơ quan tương đồng là A. gai của cây xương rồng và gai xương rồng B. mang của loài cá và mang của các loài tôm. C. chân của loài chuột chũi và chân của loài dế nhũi. D. gai của hoa hồng và gai của cây xương rồng. Câu 611. Bằng chứng tiến hoá không chứng minh các sinh vật có nguồn gốc chung là A. cơ quan thoái hoá B. sự phát triển phôi giống nhau C. cơ quan tương đồng D. cơ quan tương tự Câu 612. Trường hợp nào dưới đây là cơ quan tương đồng? A. Cánh dơi và tay người B. Ngà voi và sừng tê giác C. Vòi voi và vòi bạch tuột D. Đuôi cá mập và đuôi cá voi Câu 613. Trường hợp nào sau đây là cơ quan tương tự? A. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của các động vật khác B. Lá đậu Hà lan và gai xương rồng C. Tua cuốn của dây bầu và gai xương rồng D. Cánh chim và cánh côn trùng Câu 614. (ĐH2009): Hiện nay, tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào. Đây là một trong những bằng chứng chứng tỏ A. quá trình tiến hóa đồng quy của sinh giới. B. nguồn gốc thống nhất của các loài. C. sự tiến hóa không ngừng của sinh giới. D. vai trò của các yếu tố ngẫu nhiên với quá trình tiến hóa. Câu 615. Theo Đacuyn, cơ chế tiến hoá là sự tích luỹ các A. biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. B. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. C. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh. D. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động. Câu 616. Theo Đacuyn, loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian A. và không có loài nào bị đào thải. B. dưới tác dụng của môi trường sống. C. dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân ly tính trạng từ một nguồn gốc chung. D. dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá. Câu 617. Theo Đacuyn, sự hình thành nhiều giống vật nuôi, cây trồng trong mỗi loài xuất phát từ một hoặc vài dạng tổ tiên hoang dại là kết quả của quá trình A. phân li tính trạng trong chọn lọc nhân tạo. B. phân li tính trạng trong chọn lọc tự nhiên. C. tích luỹ những biến dị có lợi, đào thải những biến dị có hại đối với sinh vật. D. phát sinh các biến dị cá thể.
  14. Câu 618. Theo Đacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của sinh vật là: A. chọn lọc nhân tạo. B. chọn lọc tự nhiên. C. biến dị cá thể. D. biến dị xác định. Câu 619. Theo Đacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng là: A. chọn lọc nhân tạo. B. chọn lọc tự nhiên. C. biến dị cá thể. D. biến dị xác định. Câu 620. Theo Đacuyn, đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là A. cá thể. B. quần thể. C. giao tử. D. nhễm sắc thể. Câu 621. Theo Đacuyn, chọn lọc tự nhiên là quá trình A. đào thải những biến dị bất lợi. B. tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật. C. vừa đào thải những biến dị bất lợi vừa tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật. D. tích lũy những biến dị có lợi cho con người và cho bản thân sinh vật. Câu 622. Giải thích mối quan hệ giữa các loài Đacuyn cho rằng các loài A. là kết quả của quá trình tiến hoá từ rất nhiều nguồn gốc khác nhau. B. là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung. C. được biến đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện nhưng có nguồn gốc khác nhau. D. đều được sinh ra cùng một thời điểm và đều chịu sự chi phối của chọn lọc tự nhiên. Câu 623. Theo Đacuyn, động lực thúc đẩy chọn lọc tự nhiên là A. đấu tranh sinh tồn. B. đột biến là nguyên liệu quan trọng cho chọn lọc tự nhiên. C.đột biến làm thay đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể. D. đột biến là nguyên nhân chủ yếu tạo nên tính đa hình về kiểu gen trong quần thể. Câu 624. Theo Đacuyn, kết quả của chọn lọc tự nhiên là A. tạo nên loài sinh vật có khả năng thích nghi với môi trường D. tạo nên sự đa dạng trong sinh giới. B. sự đào thải tất cả các biến dị không thích nghi. C. sự sinh sản ưu thế của các cá thể thích nghi. Câu 625. Theo Đacuyn, hình thành loài mới diễn ra theo con đường A. cách li địa lí. B. cách li sinh thái. C. chọn lọc tự nhiên. D. phân li tính trạng. Câu 626. Theo Đacuyn, cơ chế chính của tiến hóa là quá trình A.phân li tính trạng. B. chọn lọc tự nhiên. C. đột biến. D. Giao phối. Câu 627. Tồn tại chủ yếu trong học thuyết Đacuyn là A. chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị. B. chưa giải thích thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi ở sinh vật. C. chưa đi sâu vào các con đường hình thành loài mới. D. chưa làm rõ tổ chức của loài sinh học. Câu 628. Người đầu tiên đưa ra khái niệm về biến dị cá thể là: A. Đacuyn. B. Lamac. C. Menđen. D. Mayơ. Câu 629. Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Đacuyn là A. giải thích được sự hình thành loài mới B. đề xuất khái niệm biến dị cá thể, . C. giải thích thành công sự hợp lí tương đối các đặc điểm thích nghi D. phát hiện vai trò sáng tạo của CLTN và CLNT. Câu 630. (ĐH2012): Theo quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể. B. Chọn lọc tự nhiên dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường. C. Đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là các cá thể trong quần thể. D. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường.
  15. Câu 631. Tiến hoá nhỏ là quá trình A. hình thành các nhóm phân loại trên loài. B. biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới. C. biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới. D. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự biến đổi kiểu hình. Câu 632. Tiến hoá lớn là quá trình A.hình thành các nhóm phân loại trên loài. B.hình thành loài mới. C.biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới. D.biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự hình thành các nhóm phân loại trên loài. Câu 633. Quá trình tiến hoá nhỏ kết thúc khi A. quần thể mới xuất hiện. B. chi mới xuất hiện. C. loài mới xuất hiện. D. họ mới xuất hiện. Câu 634. Theo quan niệm hiện đại, đơn vị cơ sở tiến hóa là A. cá thể. B. quần thể. C. loài. D.phân tử. Câu 635. Là nhân tố tiến hóa khi nhân tố đó A. trực tiếp biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể. B.tham gia vào hình thành loài. C. gián tiếp phân hóa các kiểu gen. D. trực tiếp biến đổi kiểu hình của quần thể. Câu 636. Nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá là A. đột biến. B. nguồn gen du nhập. C. biến dị tổ hợp. D. quá trình giao phối. Câu 637. Nguồn nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hoá là A. đột biến. B. nguồn gen du nhập. C. biến dị tổ hợp. D. quá trình giao phối. Câu 638. Vai trò chính của quá trình đột biến là đã tạo ra A. nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá. B.nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá. C. những tính trạng khác nhau giữa các cá thể cùng loài. D. sự khác biệt giữa con cái với bố mẹ. Câu 639. Theo quan niệm hiện đại, ở các loài giao phối đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên chủ yếu là A. cá thể. B. quần thể. C. giao tử. D. nhễm sắc thể. Câu 640. Nhân tố làm biến đổi nhanh nhất tần số tương đối của các alen về một gen nào đó là A. chọn lọc tự nhiên. B. đột biến. C. giao phối. D. các cơ chế cách li. Câu 641. Trong các nhân tố tiến hoá, nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể chậm nhất là A. đột biến. B.giao phối . C. chọn lọc tự nhiên. D. Di – nhập gen Câu 642. Trong tiến hoá, không chỉ có các alen có lợi được giữ lại mà nhiều khi các alen trung tính, hoặc có hại ở một mức độ nào đó vẫn được duy trì trong quần thể bởi A. giao phối có chọn lọc B. di nhập gen. C. chọn lọc tự nhiên. D. các yếu tố ngẫu nhiên. Câu 643. Giao phối không ngẫu nhiên thường làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng A .làm giảm tính đa hình quần thể. B .giảm kiểu gen dị hợp tử, tăng kiểu gen đồng hợp tử. C.thay đổi tần số alen của quần thể. D. tăng kiểu gen dị hợp tử, giảm kiểu gen đồng hợp tử. Câu 644. Nhân tố tiến hoá chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể là A. đột biến, CLTN B. các yếu tố ngẫu nhiên. C. di - nhập gen. D. giao phối không ngẫu nhiên. Câu 645. Nhân tố tiến hoá làm thay đổi đồng thời tần số các alen thuộc một gen của cả 2 quần thể là: A. đột biến. B. di - nhập gen. C. các yếu tố ngẫu nhiên. D. CLTN. Câu 646. Tác động của chọn lọc sẽ đào thải một loại alen khỏi quần thể qua một thế hệ là: A. Chọn lọc chống lại thể đồng hợp. B. Chọn lọc chống lại thể dị hợp.
  16. C. Chọn lọc chống lại alen lặn. D. Chọn lọc chống lại alen trội. Câu 647. Các nhân tố tiến hoá làm phong phú vốn gen của quần thể là A. đột biến, giao phối không ngẫu nhiên. B. CLTN, các yếu tố ngẫu nhiên. C. giao phối không ngẫu nhiên, di- nhập gen. D. đột biến, di - nhập gen. Câu 648. Theo thuyết tiến hóa tổng hợp, cấp độ chủ yếu chịu tác động của chọn lọc tự nhiên là A. tế bào và phân tử. B. cá thể và quần thể. C. quần thể và quần xã. D. quần xã và hệ sinh thái. Câu 649. Chọn lọc tự nhiên thay đổi tần số alen ở quần thể vi khuẩn nhanh hơn nhiều so với quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội vì A. quần thể vi khuẩn sinh sản nhanh hơn nhiều. B. vi khuẩn đơn bội, alen biểu hiện ngay kiểu hình. C. kích thước quần thể nhân thực thường nhỏ hơn. D. sinh vật nhân thực nhiều gen hơn. Câu 650.Ở sinh vật lưỡng bội, các alen trội bị tác động của chọn lọc tự nhiên nhanh hơn các alen lặn vì A. alen trội phổ biến ở thể đồng hợp. B. các alen lặn có tần số đáng kể. C. các gen lặn ít ở trạng thái dị hợp. D. alen trội dù ở trạng thái đồng hợp hay dị hợp đều biểu hiện ra kiểu hình. Câu 651. Nhân tố tiến hoá làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh nhất là: A. đột biến. B. di - nhập gen. C. các yếu tố ngẫu nhiên. D. CLTN. Câu 652. (ĐH2009): Cho các nhân tố sau: (1) Biến động di truyền, (2) Đột biến, (3) Giao phối không ngẫu nhiên, (4) Giao phối ngẫu nhiên. Các nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là A. (2), (4) B. (1), (4) C. (1), (3) D. (1), (2) Câu 653. (ĐH2009): Phát biểu nào dưới đây không đúng về vai trò của đột biến đối với tiến hóa? A. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể góp phần hình thành loài mới. B. Đột biến nhiễm sắc thể thường gây chết cho thể đột biến, do đó không có ý nghĩa đối với tiến hóa. C. Đột biến đa bội đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa, vì nó góp phần hình thành loài mới. D. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa của sinh vật. Câu 654. (ĐH2009): Loại đột biến nào sau đây làm tăng các loại alen về một gen nào đó trong vốn gen của quần thể? A. Đột biến điểm B. Đột biến dị đa bội C. Đột biến tự đa bội D. Đột biến lệch bội. Câu 655. (ĐH2009): Cho các thông tin sau: (1). Trong tế bào chất của một số vi khuẩn không có plasmit. (2). Vi khuẩn sinh sản rất nhanh, thời gian thế hệ ngắn. (3). Ở vùng nhân của vi khuẩn chỉ có 1 phân tử ADN mạch kép, có dạng vòng nên hầu hết các đột biến đếu được biểu hiện ngay ở kiểu hình. (4). Vi khuẩn có thể sống kí sinh, hoại sinh hoặc tự dưỡng. Những thông tin được dùng làm căn cứ để giải thích sự thay đổi tần số alen trong quần thể vi kuẩn nhanh hơn so với sự thay đổi tần số alen trong quần thể sinh vật lưỡng bội là A. (2), (4) B. (3), (4) C. (2), (3) D. (1), (4) Câu 656. ĐH2009): Ở một loài thực vật giao phấn, các hạt phấn của quần thể 1 theo giáo bay sang quần thể 2 và thụ phấn cho các cây của quần thể 2. Đây là một ví dụ về: A. biến động di truyền. B. di –nhập gen C. giao phối không ngẫu nhiên D. thoái hóa giống Câu 27(ĐH2012): Theo quan niệm hiện đại về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên từng alen, làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể. B. Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể. C. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể. D. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định.
  17. Câu 657. (ĐH2012): Một alen nào đó dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể là do tác động của nhân tố nào sau đây? A. Giao phối ngẫu nhiên. B. Chọn lọc tự nhiên. C. Các yếu tố ngẫu nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên. Câu 658. (ĐH2012): Nhân tố tiến hóa nào sau đây có khả năng làm phong phú thêm vốn gen của quần thể? A. Chọn lọc tự nhiên. B. Các yếu tố ngẫu nhiên. C. Giao phối không ngẫu nhiên. D. Di – nhập gen. Câu 659. (ĐH2012): Ở một quần thể, cấu trúc di truyền của 4 thế hệ liên tiếp như sau: F1 : 0,12AA; 0,56Aa; 0,32aa F2 : 0,18AA; 0,44Aa; 0,38aa F3 : 0,24AA; 0,32Aa; 0,44aa F4 : 0,28AA; 0,24Aa; 0,48aa Cho biết các kiểu gen khác nhau có sức sống và khả năng sinh sản như nhau. Quần thể có khả năng đang chịu tác động của nhân tố nào sau đây? A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Đột biến gen. C. Các yếu tố ngẫu nhiên D. Giao phối ngẫu nhiên. Câu 660. Dấu hiệu chủ yếu để kết luận 2 cá thể chắc chắn thuộc 2 loài sinh học khác nhau là A. chúng cách li sinh sản với nhau. B. chúng sinh ra con bất thụ. C. chúng không cùng môi trường. D. chúng có hình thái khác nhau. Câu 661. Vai trò chủ yếu của cách li trong quá trình tiến hóa là A. phân hóa khả năng sinh sản cùa các kiểu gen. B. nguồn nguyên liệu sơ cấp cho chọn lọc. C. tạo nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa nhỏ.D. củng cố và tăng cường phân hóa kiểu gen. Câu 662. Cách li trước hợp tử là A .trở ngại ngăn cản con lai phát triển. B. trở ngại ngăn cản tạo thành giao tử. C. trở ngại ngăn cản sự thụ tinh. D. trở ngại ngăn cản con lai hữu thụ. Câu 663. Cách li sau hợp tử không phải là A.trở ngại ngăn cản con lai phát triển. B. trở ngại ngăn cản tạo ra con lai. C. trở ngại ngăn cản sự thụ tinh. D. trở ngại ngăn cản con lai hữu thụ. Câu 664. Lừa lai với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản. Hiện tượng nầy biểu hiện cho A. cách li trước hợp tử. B. cách li sau hợp tử. C. cách li tập tính. D. cách li mùa vụ. Câu 665. Tiêu chuẩn được dùng thông dụng để phân biệt 2 loài là tiêu chuẩn A. địa lý – sinh thái. B. hình thái. C.sinh lí- sinh hóa. D.di truyền. Câu 666. Tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt hai loài sinh sản hữu tính là A. cách li sinh thái B. cách li tập tính C. cách li địa lí D. cách li sinh sản. Câu 667. Đối với vi khuẩn, tiêu chuẩn có ý nghĩa hàng dầu để phân biệt hai loài thân thuộc là A. tiêu chuẩn hoá sinh B. tiêu chuẩn sinh lí C. tiêu chuẩn sinh thái. D. tiêu chuẩn di truyền. Câu 668. Trong một hồ ở Châu Phi, có hai loài cá giống nhau về một số đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ, 1 loài màu xám, chúng không giao phối với nhau. Khi nuôi chúng trong bể cá có chiếu ánh sáng đơn sắc làm chúng cùng màu thì các cá thể của 2 loài lại giao phối với nhau và sinh con. Ví dụ trên thể hiện con đường hình thành loài bằng A. cách li tập tính B. cách li sinh thái C. cách li sinh sản D. cách li địa lí. Câu 669. Để phân biệt 2 cá thể thuộc hai loài khác nhau thì tiêu chuẩn nào sau đây là quan trọng nhất? A. cách li sinh sản B. Hình thái C. Sinh lí,sinh hoá D. Sinh thái Câu 670. Những trở ngại ngăn cản các sinh vật giao phối với nhau được gọi là cơ chế A. Cách li sinh cảnh B. Cách li cơ học C. Cách li tập tính D. Cách li trước hợp tử
  18. Câu 671. Khi nào ta có thể kết luận chính xác hai cá thể sinh vật nào đó thuộc hai loài khác nhau? A. Hai cá thể đó sống trong cùng một sinh cảnh B. Hai cá thể đó không thể giao phối với nhau C. Hai cá thể đó có nhiều đặc điểm hình thái giống nhau D. Hai cá thể đó có nhiều đặc điểm hình thái và sinh lí giống nhau Câu 672. Các cá thể khác loài có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên không thể giao phối với nhau. Đó là dạng cách li A. tập tính B. cơ học C. trước hợp tử D. sau hợp tử Câu 673. Cho các dạng cách li: 1: cách li không gian 2: cách li cơ học 3: cách li tập tính 4: cách li khoảng cách 5: cách li sinh thái 6: cách li thời gian. Cách li trước hợp tử gồm: A. 1,2,3,6 B. 2,3,4,6 C. 2,3,5,6 D. 1,2,4,6 Câu 674. Phát biểu nào dưới đây nói về vai trò của cách li địa trong quá trình hình thành loài là đúng nhất? A. Môi trường địa lí khác nhau là nguyên nhân chính làm phân hoá thành phần kiểu gen của quần thể B. Cách li địa lí luôn luôn dẫn đến cách li sinh sản C. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp D. Không có cách li địa lí thì không thể hình thành loài mới Câu 675. Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái thường gặp ở những đối tượng A. Thực vật B. Thực vật và động vật có khả năng di chuyển xa C. Động vật D. Thực vật và động vật ít có khả năng di chuyển Câu 676. Loài lúa mì trồng hiện nay được hình thành trên cơ sở A. sự cách li địa lí giữa lúa mì châu Âu và lúa mì châu Mỹ B. kết quả của quá trình lai xa khác loài C. kết quả của tự đa bội 2n thành 4n của loài lúa mì D. kết quả của quá trình lai xa và đa bội hoá nhiều lần Câu 677. Hình thành loài bằng con đường địa lí thường xảy ra đối với loài A. động vật bậc cao B. động vật C. thực vật D. có khả năng phát tán mạnh Câu 678. Hình thành loài bằng phương thức nào xảy ra nhanh nhất? A. Cách li địa lí B. Cách li sinh thái C. cách li tập tính D. Lai xa và đa bội hoá Câu 679. Hình thành loài bằng lai xa và đa bội hoá thường xảy ra đối với A. động vật B. thực vật C. động vật bậc thấp D. động vật bậc cao Câu 680. Dạng cách li cần thiết để các nhóm cá thể đã phân hóa tích lũy biến dị di truyền theo hướng khác nhau, làm cho thành phần kiểu gen sai khác nhau ngày càng nhiều là A. cách li trước hợp tử B. cách li sau hợp tử C. cách li di truyền D. cách li địa lí Câu 681. Trong các phương thức hình thành loài mới, dấu hiệu cho thấy loài mới đã xuất hiện là có sự A. cách li địa lí B. Xuất hiện các dạng trung gian C. sai khác nhỏ về hình thái D. Cách li sinh sản với quần thể gốc Câu 682. (ĐH2012): Nhân tố nào sau đây góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể? A. Chọn lọc tự nhiên. B. Giao phối không ngẫu nhiên. C. Cách li địa lí. D. Đột biến. Câu 683. (ĐH2009: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới? A. Quá trình hình thành quần thể thích nghi luôn dẫn đến hình thành loài mới. B. Sự cách li đại lí tất yếu dẫn đến hình thành loài mới. C. Sự hình thành loài mới không liên quan đến quá trình phát sinh các đột biến. D. Quá trình hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới.
  19. Câu 684. Tiến hóa hóa học là quá trình tổng hợp A. các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hóa học. B. các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức sinh học. C. các chất vô cơ từ các chất hữu cơ theo phương thức sinh học. D. các chất vô cơ từ các chất hữu cơ theo phương thức hóa học. Câu 685. Kết quả của tiến hoá tiền sinh học là A. hình thành các tế bào sơ khai. B. hình thành chất hữu cơ phức tạp. C. hình thành sinh vật đa bào. D. hình thành hệ sinh vật đa dạng phong phú như ngày nay. Câu 686. Thí nghiệm của Fox và cộng sự đã chứng minh A. trong điều kiện khí quyển nguyên thuỷ đã có sự trùng phân các phân tử hữu cơ đơn giản thành các đại phân tử hữu cơ phức tạp. B. trong điều kiện khí quyển nguyên thuỷ, chất hoá học đã được tạo thành từ các chất vô cơ theo con đường hoá học. C. có sự hình thành các tế bào sống sơ khai từ các đại phân tử hữu cơ. D. sinh vật đầu tiên đã được hình thành trong điều kiện trái đất nguyên thuỷ Câu 687. Trình tự các giai đoạn của tiến hoá: A. Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học- tiến hoá sinh học B. Tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học- tiến hoá tiền sinh học C. Tiến hoá tiền sinh học- tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học D. Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học Câu 688. Khí quyển nguyên thuỷ không có (hoặc có rất ít) chất A. H2 B. O2 C. N2 D. NH3 Câu 689. Thí nghiệm của Milơ và Urây chứng minh điều gì? A. Sự sống trên trái đất có nguồn gốc từ vũ trụ B. Axitnuclêic được hình thành từ các nuclêôtit C. Chất hữu cơ hình thành từ chất vô cơ D. Chất vô cơ được hình thành từ các nguyên tố có trên bề mặt trái đất Câu 690. Nhiều thí nghiệm đã chứng minh rằng các đơn phân nuclêôtit có thể tự lắp ghép thành những đoạn ARN ngắn, có thể nhân đôi mà không cần đến sự xúc tác của enzim. Điều này có ý nghĩa gì? A. Cơ thể sống hình thành từ sự tương tác giữa prôtêin và axitnuclêic B. Trong quá trình tiến hoá,ARN xuất hiện trước ADN và prôtêin C. Prôtêin có thể tự tổng hợp mà không cần cơ chế phiên mã và dịch mã D. Sự xuất hiện các prôtêin và axitnuclêic chưa phải là xuất hiện sự sống Câu 691. Tiến hoá tiền sinh học là qúa trình A. hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ vô cơ B. hình thành nên các loài sinh vật như ngày nay từ những tế bào đầu tiên. C. tê bào sơ khai và những mầm sống đầu tiên từ các hợp chất hữu cơ. D. hình thành các chất hữu cơ từ các chất vô cơ nhờ nguồn năng lượng tự nhiên. Câu 692. Nguồn năng lượng dùng để tổng hợp nên các phân tử hữu cơ hình thành sự sống là: A. ATP B. Năng lượng tự nhiên C. Năng lượng hoá học D. Năng lượng sinh học Câu 693. Trong điều kiện hiện nay,chất hữu cơ được hình thành chủ yếu bằng cách nào? A. Tổng hợp nhờ nguồn năng lượng tự nhiên B. Quang tổng hợp hoặc hoá tổng hợp C. Được tổng hợp trong các tế bào sống D. Tổng hợp nhờ công nghệ sinh học Câu 694. Côaxecva được hình thành từ: A. Pôlisaccarit và prôtêin B. Hỗn hợp 2 dung dịch keo khác nhau đông tụ thành C. Các đại phân tử hữu cơ hoà tan trong nước tạo thành dung dịch keo
  20. D. Một số đại phân tử có dấu hiệu sơ khai của sự sống Câu 695. Trong cơ thể sống, axitnuclêic đóng vai trò quan trọng trong hoạt động nào? A. Sinh sản và di truyền B. Nhân đôi NST và phân chia tế bào C. Tổng hợp và phân giải các chất D. Nhận biết các vật thể lạ xâm nhập Câu 696. Trong tế bào sống,prôtêin đóng vai trò quan trọng trong hoạt động nào? A. Điều hoà hoạt động các bào quan B. Bảo vệ cơ thể chống bệnh tật C. Xúc tác các phản ứng sinh hoá D. Cung cấp năng lượng cho các phản ứng Câu 697. Sự sống đầu tiên xuất hiện trong môi trường A. trong nước đại dương B. khí quyển nguyên thủy. C. trong lòng đất. D. trên đất liền. Câu 698. Đặc điểm nào sau đây là minh chứng rằng trong tiến hóa thì ARN là tiền thân của axitnuclêic mà không phải là ADN? A. ARN chỉ có 1 mạch B. ARN có loại bazơnitơ Uaxin C. ARN nhân đôi mà không cần đến enzim D. ARN có khả năng sao mã ngược Câu 699. (ĐH2012): Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, ở giai đoạn tiến hóa hóa học đã hình thành nên A. các giọt côaxecva. B. các tế bào nhân thực. C. các tế bào sơ khai. D. các đại phân tử hữu cơ. Câu 700. (ĐH2009): Bằng chứng nào sau đây ủng hộ giả thuyết cho rằng vật chất di truyền xuất hiện đầu tiên trên Trái đất có thể ARN? A. ARN có thể nhân đôi mà không cần đến emnzim(protein). B. ARN có kích thước nhỏ hơn AND. B. ARN có thành phần nucleotit là Uraxin. D. ARN là hợp chất hữu cơ đa phân tử. Câu 701. Dựa vào những biến đổi về địa chất, khí hậu,sinh vật. Người ta chia lịch sử trái đất thành các đại theo thời gian từ trước đên nay là A. đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại cổ sinh, đại trung sinh, đại tân sinh. B. đại thái cổ, đại cổ sinh, đại trung sinh đại nguyên sinh, đại tân sinh. C. đại cổ sinh, đại nguyên sinh, đại thái cổ, đại trung sinh, đại tân sinh. D. đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại trung sinh, đại cổ sinh, đại tân sinh. Câu 702. Trình tự các kỉ sớm đến muộn trong đại cổ sinh là A. cambri => silua => đêvôn => pecmi => cacbon => ocđôvic B. cambri => silua => cacbon => đêvôn => pecmi => ocđôvic C. cambri => silua => pecmi => cacbon => đêvôn => ocđôvic D. cambri => ocđôvic => silua => đêvôn => cacbon => pecmi Câu 703. Đặc điểm nào sau đây không có ở kỉ Krêta? A. sâu bọ xuất hiện B. xuất hiện thực vật có hoa C. cuối kỉ tuyệt diệt nhiều sinh vật kể cả bò sát cổ D. tiến hoá động vật có vú Câu 704. Trong lịch sử phát triển của sinh vật trên trái đất, cây có mạch dẫn và động vật đầu tiên chuyển lên sống trên cạn vào đại A. cổ sinh B. nguyên sinh C. trung sinh D. tân sinh Câu 705. Loài người hình thành vào kỉ của đại Tân sinh? A. kỉ đệ tam B. kỉ đệ tứ C. kỉ jura D. kỉ tam điệp Câu 706. Bò sát chiếm ưu thế ở kỉ nào của đại trung sinh? A. kỉ phấn trắng B. kỉ jura C. tam điệp D. đêvôn Câu 707. Ý nghĩa của hoá thạch là
  21. A. bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới. B. bằng chứng gián tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới. C. xác định tuổi của hoá thạch có thể xác định tuổi của quả đất. D. xác định tuổi của hoá thạch bằng đồng vị phóng xạ. Câu 708. Trôi dạt lục địa là hiện tượng A. di chuyển của các phiến kiến tạo do sự chuyển động của các lớp dung nham nóng chảy. B. di chuyển của các lục địa, lúc tách ra lúc thì liên kết lại. C. liên kết của các lục địa tạo thành siêu lục địa Pangaea. D. tách ra của các lục địa dẫn đến sự biến đổi mạnh mẽ về khí hậu và sinh vật. Câu 709. Sinh vật trong đại thái cổ được biết đến là A. hoá thạch sinh vật nhân sơ cổ sơ nhất. B. hoá thạch của động vật, thực vật bậc cao. C. xuất hiện tảo. D. thực vật phát triển, khí quyển có nhiều oxi. Câu 710. Người ta dựa vào tiêu chí nào sau đây để chia lịch sử trái đất thành các đại, các kỉ? A. Những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu và thế giới sinh vật. B. Quá trình phát triển của thế giới sinh vật. C. Thời gian hình thành và phát triển của trái đất. D. Hóa thạch và khoáng sản. Câu 711. Đại địa chất nào đôi khi còn được gọi là kỉ nguyên của bò sát? A. Đại thái cố B. Đại cổ sinh C. Đại trung sinh D. Đại tân sinh. Câu 712. Điểm quan trọng trong sự phát triển của sinh vật trong đại Cổ sinh là A. phát sinh thực vật và các ngành động vật, B. sự phát triển cực thịnh của bò sát C. sự tích luỹ ôxi trong khí quyển, sinh vật phát triển đa dạng, phong phú . D. sự di cư của thực vật và động vật từ dưới nước lên cạn. Câu 713. Khi nói về đại Tân sinh, điều nào sau đây không đúng? A. cây hạt kín, chim, thú và côn trùng phát triển mạnh ở đại này. B. được chia thành 2 kỉ, trong đó loaì người xuất hiện vào kỉ đệ tứ C. phân hoá các lớp chim, thú, côn trùng. D. ở kỉ đệ tam, bò sát và cây hạt trần phát triển ưu thế. Câu 714. Trường hợp nào sau đây không phải là hóa thạch? A. Than đá có vết lá dương xỉ B. Dấu chân khủng long trên than bùn C. Mũi tên đồng,trống đồng Đông sơn D. Xác côn trùng trong hổ phách hàng nghìn năm Câu 715. Cách đây bao lâu tất cả các phiến kiến tạo liên kết với nhau thành một siêu lục địa duy nhất trên trái đất? A. 12 triệu năm B. 20 triệu năm C. 50 triệu năm D. 250 triệu năm Câu 716. Cây có mạch và động vật lên cạn vào kỉ nào? A. Cacbon B. Đêvôn C. Silua D. Pecmi Câu 717. Chu kì bán rã của 14C và 238U là: A. 5.730 năm và 4,5 tỉ năm B. 5.730 năm và 4,5 triệu năm C. 570 năm và 4,5 triệu năm D. 570 năm và 4,5 tỉ năm Câu 718. Phát biểu nào không đúng khi nói về hiện tượng trôi dạt lục địa? A. Trôi dạt lục địa là do các lớp dung nham nóng chảy bên dưới chuyển động B. Trôi dạt lục địa là do sự di chuyển của các phiến kiến tạo C. Cách đây khoảng 180 triệu năm lục địa đã trôi dạt nhiều lần và làm thay đổi các đại lục,đại dương D. Hiện nay các lục địa không còn trôi dạt nữa Câu 719. Tế bào nhân sơ tổ tiên có cách đây A. 670 triệu năm B. 1,5 tỉ năm C. 1,7 tỉ năm D. 3,5 tỉ năm Câu 720. Để xác định độ tuổi của các hóa thạch hay đất đá còn non, ngươi ta thường dùng:
  22. A. Cacbon 12 B. Cacbon 14 C. Urani 238 D. Phương pháp địa tầng Câu 721. (ĐH2012): Đầu kỉ Cacbon có khí hậu ẩm và nóng, về sau khí hậu trở nên lạnh và khô. Đặc điểm của sinh vật điển hình ở kỉ này là: A. xuất hiện thực vật có hoa, cuối kỉ tuyệt diệt nhiều sinh vật kể cả bò sát cổ. B. dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất hiện, lưỡng cư ngự trị, phát sinh bò sát. C. cây hạt trần ngự trị, bò sát ngự trị, phân hóa chim. D. cây có mạch và động vật di cư lên cạn. Câu 722. (ĐH2009): Trong đại cổ sinh, dương xỉ phát triển mạnh ở kỉ A. Silua B. Pecmi C. Cacbon D. Cambri Câu 723. Khi nói về sự phát sinh loài người, điều nào sau đây không đúng? A. Loài người xuất hiện vào đầu kỉ đệ tứ ở đại tân sinh. B. Vượn người ngày nay là tổ tiên của loài người. C. Chọn lọc tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn tiến hóa từ vượn người thành người. D. Có sự tiến hóa văn hóa trong xã hội loài người. Câu 724. Đặc điểm bàn tay năm ngón đã xuất hiện cách đây : A. 3 triệu năm B. 30 triệu năm C. 130 triệu năm D. 300 triệu năm Câu 725. Hoá thạch cổ nhất của người H.sapiens được phát hiện ở đâu? A. Châu Phi B. Châu Á C. Đông nam châu Á D. Châu Mỹ Câu 726. Dạng vượn người nào sau đây có quan hệ họ hàng gần gũi với người nhất? A. tinh tinh B. đười ươi C. gôrilia D. vượn Câu 727. Dạng vượn người hiện đại có nhiều đặc điểm giống người nhất là A. tinh tinh B. đười ươi C. gôrila D. vượn Câu 728. Loài cổ nhất và hiện đại nhất trong chi Homo là: A. Homo erectus và Homo sapiens B. Homo habilis và Homo erectus C. Homo neandectan và Homo sapiens D. Homo habilis và Homo sapiens Câu 729. Nghiên cứu nào không phải là cơ sở cho giả thuyết về loài người hiện đại sinh ra ở châu Phi rồi phát tán sang các châu lục khác? A. Các nhóm máu B. ADN ty thể C. Nhiễm sắc thể Y D. Nhiều bằng chứng hoá thạch Câu 730. Nội dung chủ yếu của thuyết “ ra đi từ Châu Phi” cho rằng A. người H. sapiens hình thành từ người H. erectus ở châu Phi sau đó phát tán sang các châu lục khác. B. người H. sapiens hình thành từ loài người H. erectus ở các châu lục khác nhau. C. người H. erectus từ châu phi di cư sang các châu lục khác sau đó tiến hóa thành H. sapiens. D. người H. erectus được hình thành từ loài người H. habilis. Câu 731. Sau khi tách ra từ tổ tiên chung, nhánh vượn người cổ đại đã phân hoá thành nhiều loài khác nhau, trong số đó có một nhánh tiến hoá hình thành chi Homo. Loài xuất hiện đầu tiên trong chi Homo là A. Homo habilis B. Homo sapiens C. Homo erectus D. Homo neanderthalensis. Câu 732. Người đứng thẳng đầu tiên là: A. Ôxtralôpitec B. NêanđectanC. Homo erectus D. Homo habilis Câu 733. Môi trương sống của sinh vật gồm có: A. Đất-nước-không khí B. Đất-nước-không khí-sinh vật C. Đất-nước-không khí-trên cạnD. Đất-nước-trên cạn-sinh vật Câu 734. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của 4 loài 1; 2; 3; 4 lần lượt là: 10 - 38,50C ; 10,6 - 320C ; 5 - 440C; 8 - 320C. Loài có khả năng phân bố rộng nhất và hẹp nhất là: A. 3 và 2 B. 3 và 1 C. 2 và 1 D. 3 và 4
  23. Câu 735. Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái A. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật. B. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật. C. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật. D.hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật. Câu 736. Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm A. tất cả các nhân tố vật lý hoá học của môi trường xung quanh sinh vật. B. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng , các nhân tố vật lý bao quanh sinh vật. C.đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng , các chất hoá học của môi trường xung quanh sinh vật. D. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ của môi trường xung quanh sinh vật. Câu 737. Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm A.thực vật, động vật và con người. B.vi sinh vật, thực vật, động vật và con người. C.vi sinh vật, nấm, tảo, thực vật, động vật và con người. D. thế giới hữu cơ của môi trường, là những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau. Câu 738. Những yếu tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng không phụ thuộc vào mật độ quần thể bị tác động là A. yếu tố hữu sinh. B. yếu tố vô sinh. C. các bệnh truyền nhiễm. D. nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng. Câu 739. Những yếu tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng thường phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động là A. yếu tố hữu sinh. B. yếu tố vô sinh. C. các bệnh truyền nhiễm. D. nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng. Câu 740. Khoảng xác định của nhân tố sinh thái, ở đó loài có thể sống tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian gọi là A. Nơi ở B. Sinh cảnh C. Giới hạn sinh thái D. Ổ sinh thái Câu 741. Khoảng thuận lợi là khoảng các nhân tố sinh thái A.ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất. B. ở mức phù hợp nhất để sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất. C.giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường. D.ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất. Câu 742. Khoảng giới hạn sinh thái cho cá rô phi ở Việt nam là A.20C- 420C. B.100C- 420C. C.50C- 400C D.5,60C- 420C. Câu 743. Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều yếu tố sinh thái chúng có vùng phân bố A. hạn chế. B. rộng. C. vừa phải. D. hẹp. Câu 744. Những loài có giới hạn sinh thái hẹp đối với nhiều yếu tố sinh thái chúng có vùng phân bố A. hạn chế. B. rộng. C. vừa phải. D. hẹp. Câu 745. Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với một số yếu tố này nhưng hẹp đối với một số yếu tố khác chúng có vùng phân bố A. hạn chế. B. rộng. C. vừa phải. D. hẹp. Câu 746. Nơi ở là ? A. khu vực sinh sống của sinh vật B. nơi cư trú của loài C. khoảng không gian sinh thái. D. nơi có đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho sự tồn tại của sinh vật Câu 747. Một "không gian sinh thái" mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển gọi là A. Nơi ở B. Sinh cảnh C. Giới hạn sinh thái D. Ổ sinh thái Câu 748. Quần thể là một tập hợp cá thể A. cùng loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới. B. khác loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định vào một thời điểm xác định.
  24. C. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định. D. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới. Câu 749. Một số cây cùng loài sống gần nhau có hiện tượng rễ của chúng nối với nhau (liền rễ). Hiện tượng này thể hiện mối quan hệ A. cạnh tranh cùng loài. B. hỗ trợ khác loài. C. cộng sinh. D. hỗ trợ cùng loài. Câu 750.Hình dưới đây biểu thị sự biến động về nhiệt độ giả định cao nhất và thấp nhất theo tháng ở một vùng. Thời gian sinh trưởng từ khi bắt đầu nuôi trong môi trường tự nhiên đến khi xuất chuồng của các giống vật nuôi A, B, C và D tối thiểu là 160 ngày. Bảng dưới đây cho biết giới hạn sinh thái về nhiệt độ của bốn giống vật nuôi này. Giả sử các điêuu kiện sinh thái khác của môi trường không ảnh hưởng đến sức sống của các giống vật nuôi đang nghiên cứu. Khi nhiệt độ môi trường thấp hơn giới hạn dưới hoặc cao hơn giới hạn trên của mỗi giống vật nuôi thì chúng sẽ bị chết. Dựa vào thông tin trong hình và bảng, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng để lựa chọn các giống vật nuôi A, B, Cvà D chăn thả tại vùng này cho phù hợp? I. Giống A phù hợp để chăn thả ở vùng này. II. Có thể nuôi giống D từ tháng hai để đảm bảo năng suất khi xuất chuồng là cao nhất. III. Để đảm bảo đủ thời gian xuất chuồng, giống C là phù hợp nhất chăn thả ở vùng này. IV. Không thể nuôi được giống B trong 160 ngày để xuất chuồng ở vùng này. A. 2. B. 3 . C. 4 . D. 1 . Câu 751. (4) Khi nghiên cứu mối quan hệ sinh thái giữa 2 loài vi sinh vật (A và B), người ta đã nuôi trong cùng một điều kiện môi trường: Loài A và B được nuôi riêng và nuôi chung. Kết quả khảo sát số lượng cá thể ở mỗi trường hợp được minh họa bằng sơ đồ bên dưới. Trong số các nhận xét sau, có bao nhiêu nhận xét đúng? I. Loài A và B có mối quan hệ họ hàng gần gũi. II. Mối quan hệ sinh thái phù hợp nhất giữa loài A và B là quan hệ cạnh tranh. III. Sau 8 tuần khi nuôi riêng thì loài A và B đều vượt số lượng 100 cá thể. IV. Trong cùng một thời gian, loài A có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn loài B. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
  25. Câu 752. Mật độ cá thể của quần thể sinh vật là A. tỉ lệ các nhóm tuổi trong quần thể. B. số lượng cá thể có trong quần thể. C. tỉ lệ đực và cái trong quần thể. D. số lượng cá thể sinh vật sống trên một đơn vị diện tích hay thể tích. Câu 753. Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật? A. Những cây cỏ sống trên đồng cỏ Ba Vì. B. Những con cá sống trong Hồ Tây. C. Những con tê giác một sừng sống trong Vườn Quốc gia Cát Tiên. D. Những con chim sống trong rừng Cúc Phương. Câu 754. Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Phân bố đồng đều có ý nghĩa làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. B. Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. C. Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất, giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường. D. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. Câu 755. Khi các yếu tố của môi trường sống phân bố không đồng đều và các cá thể trong quần thể có tập tính sống thành bầy đàn thì kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể này là A. Phân bố theo nhóm B. Phân bố ngẫu nhiên C. Phân bố đồng đều D. Phân bố theo độ tuổi Câu 756. Kiểu phân bố nào là phổ biến nhất trong tự nhiên? A. Phân bố theo nhóm B. Phân bố ngẫu nhiên C. Phân bố đồng đều D. Phân bố theo độ tuổi Câu 757. Kiểu phân bố nào thường gặp khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều? A. Phân bố theo nhóm B. Phân bố đồng đều C. Phân bố ngẫu nhiên D. Phân bố đồng đều và phân bố ngẫu nhiên Câu 758. Hình thức phân bố đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì? A. Các cá thể hổ trợ nhau chống lại các yếu tố bất lợi của môi trường B. Các cá thể tận dụng được nguồn sống trong môi trường C. Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể D. Các cá thể cạnh tranh gay gắt để giành nguồn sống Câu 759. Đặc trưng nào có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi? A. Tỉ lệ giới tính B. Mật độ cá thể C. Nhóm tuổi D. Kích thước của quần thể Câu 760. Để xác định mật độ của một quần thể, người ta cần biết số lượng cá thể trong quần thể và A. tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể B. kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể C. diện tích hoặc thể tích khu vực phân bố của chúng D. các yếu tố giới hạn sự tăng trưởng của quần thế Câu 761. Các đặc trưng cơ bản của quần thể là A. cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng. B.sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng C.cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố các thể, sức sinh sản, sự tử vong. D. độ nhiều, sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng. Câu 762. Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi nhóm A. trước sinh sản. B. đang sinh sản.
  26. C. trước sinh sản và đang sinh sản. D. đang sinh sản và sau sinh sản Câu 763. Mật độ cá thể trong quần thể là nhân tố điều chỉnh A. cấu trúc tuổi của quần thể. B. kiểu phân bố cá thể của quần thể. C. sức sinh sản và mức độ tử vong các cá thể trong quần thể. D. mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể. Câu 764. Trạng thái cân bằng của quần thể là trạng thái số lượng cá thể ổ định do A. sức sinh sản giảm, sự tử vong giảm. B. sức sinh sản tăng, sự tử vong giảm. C. sức sinh sản giảm, sự tử vong tăng. D. sự tương quan giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử Câu 765. Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số lượng của quần thể là A. sức sinh sản. B. mức tử vong. C. sức tăng trưởng của cá thể. D. nguồn thức ăn từ môi trường. Câu 766. Những nguyên nhân làm cho kích thước của quần thể thay đổi là A. mức sinh sản. B. mức tử vong. C. mức nhập cư và xuất cư. D. cả A, B và C. Câu 767. Khi kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu. Điều nào sau đây là không đúng? A. Quần thể dể rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong B. Sự hổ trợ giữa các cá thể trong quần thể giảm C. Khả năng sinh sản sẽ tăng lên do mật độ cá thể thấp,ít cạnh tranh D. Giao phối gần xảy ra làm giảm sức sống của quần thể Câu 768. Một quần thể ếch đồng có số lượng cá thể tăng vào mùa mưa, giảm vào mùa khô. Đây là kiểu biến động A. không theo chu kì. B. theo chu kì nhiều năm. C. theo chu kì mùa. D. theo chu kì tuần trăng. Câu 769. Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm A. tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm. B. giảm số lượng cá thể của quần thể đảm bảo cho số lượng cá thể của quần thể tương ứng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. C. suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài tiêu diệt lẫn nhau. D. tăng mật độ cá thể của quần thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường. Câu 770. Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể? A. Đa dạng loài. B. Tỉ lệ đực, cái. C. Tỉ lệ các nhóm tuổi. D. Mật độ cá thể. Câu 771. Số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển, gọi là A. kích thước tối đa của quần thể. B. mật độ của quần thể. C. kích thước trung bình của quần thể. D. kích thước tối thiểu của quần thể. Câu 772. Kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể nào sau đây là kiểu biến động theo chu kì? A. Số lượng cá thể của quần thể tràm ở rừng U Minh giảm sau khi cháy rừng. B. Số lượng cá thể của quần thể cá chép ở Hồ Tây giảm sau khi thu hoạch. C. Số lượng cá thể của quần thể ếch đồng ở miền Bắc Việt Nam tăng nhanh vào mùa hè và giảm vào mùa đông. D. Số lượng cá thể của quần thể thông ở Côn Sơn giảm sau khi khai thác. Câu 773. Vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều. Đây là dạng biến động số lượng cá thể A. không theo chu kì. B. theo chu kì ngày đêm. C. theo chu kì mùa. D. theo chu kì nhiều năm. Câu 774. Trong tự nhiên, khi kích thước của quần thể giảm dưới mức tối thiểu thì A. quần thể luôn có khả năng tự điều chỉnh trở về trạng thái cân bằng. B. quần thể không thể rơi vào trạng thái suy giảm và không bị diệt vong. C. khả năng sinh sản tăng do các cá thể đực, cái có nhiều cơ hội gặp nhau hơn. D. quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong.
  27. Câu 775. Sự biến động số lượng cá thể của quần thể cá cơm ở vùng biển Pêru liên quan đến hoạt động của hiện tượng El - Nino là kiểu biến động A. theo chu kì mùa. B. theo chu kì nhiều năm. C. không theo chu kì. D. theo chu kì ngày đêm. Câu 776. Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì? A. Ở Việt Nam, vào mùa xuân khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều. B. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 80C. C. Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 năm đến 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó lại giảm. D. Ở Việt Nam, hàng năm vào thời gian thu hoạch lúa, ngô, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều. Câu 777. (ĐH2012): Khi nói về thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Tất cả các loài vi khuẩn đều là sinh vật phân giải, chúng có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ. B. Sinh vật tiêu thụ gồm các động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật và các vi khuẩn. C. Nấm là một nhóm sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ. D. Thực vật là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ. Câu 778. (ĐH2021): Nếu kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì A. số lượng cá thể trong quần thể ít, cơ hội gặp nhau của các cá thể đực và cái tăng lên dẫn tới làm tăng tỉ lệ sinh sản, làm số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng. B. sự cạnh tranh về nơi ở của cá thể giảm nên số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng. C. mật độ cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng, làm cho sự cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt hơn. D. sự hỗ trợ của cá thể trong quần thể và khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường của quần thể giảm. Câu 779. (ĐH2019): Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể thường gặp khi A. điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. B. điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường, khô có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. C. điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. D. điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. Câu 780. (ĐH2021): Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng cùa quần thề giao phối? A. Độ đa dạng về loài. B. Mật độ cá thể. B. Tỉ lệ giới tính. D. Tỉ lệ các nhóm tuổi. Câu 781. (ĐH2021): khi nói về mật độ cá thể của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Khi mật độ cá thể của quần thể giảm, thức ăn dồi dào thì sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài giảm. B. Khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt. C. Mật độ cá thể của quần thể luôn cố định, không thay đổi theo thời gian và điều kiện sống của môi trường. D. Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường. Câu 782. (ĐH2019): Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự tăng trưởng của quần thể? A. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu. B. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong. C. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong. D. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu.
  28. Câu 783. Quần xã là A. một tập hợp các sinh vật cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định. B. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, gắn bó với nhau như một thể thống nhất, thích nghi với môi trường sống. C. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khu vực, vào một thời điểm nhất định. D. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định. Câu 784. Loài ưu thế là loài có vai trò quan trọng trong quần xã do A. số lượng cá thể nhiều. B. sức sống mạnh, sinh khối lớn, hoạt động mạnh. C. có khả năng tiêu diệt các loài khác. D. số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh. Câu 785. Các cây tràm ở rừng U minh là loài A. ưu thế. B. đặc trưng. C. đặc biệt. D. có số lượng nhiều. Câu 786. Các đặc trưng cơ bản của quần xã là A.thành phần loài, tỉ lệ nhóm tuổi, mật độ. B.độ phong phú, sự phân bố các sá thể trong quần xã. C.thành phần loài, sức sinh sản và sự tử vong. D. thành phần loài, sự phân bố các cá thể trong quần xã. Câu 787. Trong cùng một thuỷ vực, ngưòi ta thường nuôi ghép các loài cá mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, rô phi, cá chép để A. thu được nhiều sản phẩm có giá trị khác nhau. B. tận dụng tối đa nguồn thức ăn có trong ao. C. thoả mãn nhu cầu thị hiếu khác nhau của người tiêu thụ. D. tăng tính đa dạng sinh học trong ao. Câu 788. Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hãm là hiện tượng A.cạnh tranh giữa các loài. B.cạnh tranh cùng loài. C.khống chế sinh học. D.đấu tranh sinh tồn. Câu 789. Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể A.cá rô phi và cá chép. B.chim sâu và sâu đo. C.ếch đồng và chim sẻ. D.tôm và tép. Câu 790. Hiện tượng khống chế sinh học đã A.làm cho một loài bị tiêu diệt. B.làm cho quần xã chậm phát triển. C.đảm bảo cân bằng sinh thái trong quần xã. D. mất cân bằng trong quần xã. Câu 791. Giun, sán sống trong ruột lợn là biểu hiện của mối quan hệ A. hợp tác. B. hội sinh. C. kí sinh - vật chủ. D. cộng sinh. Câu 792. Hai loài sống dựa vào nhau, cùng có lợi nhưng không bắt buộc phải có nhau, là biểu hiện của mối quan hệ A. hội sinh. B. hợp tác. C. cạnh tranh. D. cộng sinh. Câu 793. Trong các mối quan hệ sinh học giữa các loài sau đây, quan hệ nào là kiểu quan hệ cạnh tranh? A. Chim ăn sâu và sâu ăn lá. B. Lợn và giun đũa sống trong ruột lợn. C. Mối và trùng roi sống trong ruột mối. D. Lúa và cỏ dại trong cùng một ruộng lúa. Câu 794. Hiện tượng loài cá ép sống bám vào cá mập và được cá mập mang đi xa, nhờ đó quá trình hô hấp của cá ép trở nên thuận lợi hơn và khả năng kiếm mồi cũng tăng lên, còn cá mập không được lợi nhưng cũng không bị ảnh hưởng gì. Đây là một ví dụ về mối quan hệ A. hợp tác. B. cộng sinh. C. hội sinh. D. cạnh tranh. Câu 795. Sự hợp tác chặt chẽ giữa hải quỳ và cua là mối quan hệ A. hội sinh. B. cộng sinh. C. ức chế - cảm nhiễm. D. hợp tác. Câu 796. Đặc điểm của các mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã là A. ít nhất có một loài bị hại. B. không có loài nào có lợi.
  29. C. các loài đều có lợi hoặc ít nhất không bị hại. D. tất cả các loài đều bị hại. Câu 797. Quan hệ chặt chẽ giữa hai hay nhiều loài mà tất cả các loài tham gia đều có lợi là mối quan hệ A. cộng sinh. B. hội sinh. C. ức chế - cảm nhiễm. D. kí sinh. Câu 798. Sự khác nhau cơ bản giữa mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh và mối quan hệ con mồi - vật ăn thịt là A. trong thiên nhiên, mối quan hệ vật kí sinh - vật chủ đóng vai trò kiểm soát và khống chế số lượng cá thể của các loài, còn mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi không có vai trò đó. B. vật kí sinh thường có số lượng ít hơn vật chủ, còn vật ăn thịt thường có số lượng nhiều hơn con mồi. C. vật kí sinh thường không giết chết vật chủ, còn vật ăn thịt thường giết chết con mồi. D. vật kí sinh thường có kích thước cơ thể lớn hơn vật chủ, còn vật ăn thịt thì luôn có kích thước cơ thể nhỏ hơn con mồi. Câu 799. Thú có túi sống phổ biến ở khắp châu Úc. Cừu được nhập vào châu Úc, thích ứng với môi trường sống mới dễ dàng và phát triển mạnh, giành lấy những nơi ở tốt, làm cho nơi ở của thú có túi phải thu hẹp lại. Quan hệ giữa cừu và thú có túi trong trường hợp này là mối quan hệ A. động vật ăn thịt và con mồi. B. cạnh tranh khác loài. C. ức chế - cảm nhiễm. D. hội sinh. Câu 800. Trong quần xã sinh vật, kiểu quan hệ giữa hai loài, trong đó một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không có hại là A. quan hệ vật chủ - vật kí sinh. B. quan hệ ức chế - cảm nhiễm. C. quan hệ hội sinh. D. quan hệ cộng sinh. Câu 801. Trong mối quan hệ giữa một loài hoa và loài ong hút mật hoa đó thì A. loài ong có lợi còn loài hoa bị hai. B. cả hai loài đều có lợi. C. loài ong có lợi còn loài hoa không có lợi cũng không bị hại gì. D. cả hai loài đều không có lợi cũng không bị hại. Câu 802. Trong một cái ao, kiểu quan hệ có thể xảy ra giữa hai loài cá có cùng nhu cầu thức ăn là A. cạnh tranh. B. ký sinh. C. vật ăn thịt – con mồi. D. ức chế cảm nhiễm. Câu 803. Nấm và vi khuẩn lam trong địa y có mối quan hệ A. hội sinh. B. ký sinh. C. cộng sinh. D. cạnh tranh Câu 804. Vi khuẩn cố định đạm sống trong nốt sần của cây họ Đậu là biểu hiện của mối quan hệ A. cộng sinh B. hội sinh C. hợp tác D. kí sinh - vật chủ Câu 805. Quan hệ giữa lúa với cỏ dại thuộc quan hệ A.hợp tác.B. cạnh tranh. C.cộng sinh. D. hội sinh. Câu 806. Quan hệ giữa động vật ăn cỏ với vi khuẩn phân rã xelulôzơ thuộc quan hệ A.hợp tác. B. cạnh tranh.C.cộng sinh. D. hội sinh. Câu 807. Quan hệ giữa chim sáo với trâu thuộc quan hệ A.hợp tác. B. cạnh tranh. C.cộng sinh. D. hội sinh. Câu 808. Quan hệ giữa giun sán với người thuộc quan hệ A.hợp tác. B. cạnh tranh. C.cộng sinh. D. kí sinh. Câu 809. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về diễn thế sinh thái ? A. Trong diễn thế sinh thái, các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau. B. Diễn thế nguyên sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có một quần xã sinh vật nào. C. Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường đã có một quần xã sinh vật nhất định. D. Trong diễn thế sinh thái, sự biến đổi của quần xã diễn ra độc lập với sự biến đổi điều kiện ngoại cảnh. Câu 810. Diễn thế nguyên sinh A. khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã tương đối ổn định. B. khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật. C. thường dẫn tới một quần xã bị suy thoái. D. xảy ra do hoạt động chặt cây, đốt rừng, của con người.
  30. Câu 811. Từ một rừng lim sau một thời gian biến đổi thành rừng sau sau là diễn thế A. nguyên sinh. B. thứ sinh. C.liên tục. D.phân huỷ. Câu 812. Số lượng cá thể của các loài sinh vật trên xác một con gà là diễn thế A.nguyên sinh. B.thứ sinh. C.liên tục. D.phân huỷ. Câu 813. Quá trình hình thành một ao cá tự nhiên từ một hố bom là diễn thế A.nguyên sinh. B.thứ sinh C.liên tục D.phân huỷ. Câu 814. Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hãm là hiện tượng A. cạnh tranh giữa các loài. B. cạnh tranh cùng loài. C. khống chế sinh học.D. đấu tranh sinh tồn. Câu 815. (ĐH2022): Mối quan hệ vật kí sinh – vật chủ và mối quan hệ vật dữ - con mồi giống nhau ở đặc điểm nào sau đây? A. Đều làm chết các cá thể của loài bị hại. B. Loài bị hại luôn có kích thước cá thể nhỏ hơn loài có lợi. C. Loài bị hại luôn có số lượng cá thể nhiều hơn loài có lợi. D. Đều là mối quan hệ đối kháng giữa hai loài. Câu 816. (ĐH2021): Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Tất cả các chuỗi thức ăn đều được bắt đầu từ sinh vật sản xuất. B. Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng chỉ có một loài. C. Khi thành phần loài trong quần xã thay đổi thì cấu trúc lưới thức ăn cũng bị thay đổi. D. Trong một quần xã, mỗi loài sinh vật chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn. Câu 817. (ĐH2019): Trong mối quan hệ giữa một loài hoa và loài ong hút mật hoa đó thì A. loài ông có lợi còn loài hoa bị hại. B. cả hai loài đều không có lợi cũng không có hại. C. loài ong có lợi còn loài hoa không có lợi cũng không có hại. D. cả hai loài đều có lợi. Câu 818. (ĐH2019): Một trong những xu hướng biến đổi trong quá trình diễn thế nguyên sinh trên cạn là A. sinh khối ngày càng giảm. B. độ đa dạng của quần xã ngày càng cao, lưới thức ăn ngày càng phức tạp. C. tính ổn định của quần xã ngày càng giảm. D. độ đa dạng của quần xã ngày càng giảm, lưới thức ăn ngày càng đơn giản. Câu 819. (ĐH2022): Khi nói về sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Nhìn chung, sự phân bố cá thể trong tự nhiên có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao mức độ sử dụng nguồn sống của môi trường. B. Sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài. C. Nhìn chung, sinh vật phân bố theo chiều ngang thường tập trung nhiều ở vùng có điều kiện sống thuận lợi. D. Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, kiểu phân bố theo chiều thẳng đứng chỉ gặp ở thực vật mà không gặp ở động vật. Câu 820. Hệ sinh thái nào sau đây là hệ sinh thái tự nhiên? A. Rừng trồng. B. Hồ nuôi cá. C. Rừng mưa nhiệt đới. D. Đồng ruộng. Câu 821. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hệ sinh thái? A. Trong một hệ sinh thái tự nhiên, càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn năng lượng càng tăng. B. Hệ sinh thái tự nhiên bao gồm thành phần vô sinh (môi trường vật lí) và thành phần hữu sinh (quần xã sinh vật). C. Hệ sinh thái tự nhiên là một hệ thống sinh học không ổn định. D. Hệ sinh thái tự nhiên là một hệ thống sinh học không hoàn chỉnh.
  31. Câu 822. Trong một hệ sinh thái trên cạn, nhóm sinh vật nào sau đây là sinh vật sản xuất? A. Nấm. B. Cây xanh. C. Động vật ăn thực vật. D. Động vật ăn thịt. Câu 823. Trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật đóng vai trò phân huỷ chất hữu cơ thành chất vô cơ trả lại môi trường là A. vi khuẩn hoại sinh và nấm. B. thực vật. C. động vật ăn thực vật. D. động vật ăn thịt. Câu 824. Tại sao có thể coi một giọt nước lấy từ ao hồ là một hệ sinh thái? A. Vì nó có hầu hết các yếu tố của một hệ sinh thái. B. Vì thành phần chính là nước. C. Vì nó chứa nhiều động vật, thực vật và vi sinh vật. D. Vì nó chứa rất nhiều động vật thuỷ sinh. Câu 825. Trong cấu trúc hệ sinh thái, thực vật thuộc nhóm: A. sinh vật sản xuất. B. sinh vật tiêu thụ. C. sinh vật phân giải. D. sinh vật bậc cao. Câu 826. Kiểu hệ sinh thái nào sau đây có đặc điểm: năng lượng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, được cung cấp thêm một phần vật chất và có số lượng loài hạn chế? A. Hệ sinh thái nông nghiệp. B. Hệ sinh thái biển. C. Hệ sinh thái thành phố. D. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới. Câu 827. Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về một chuỗi thức ăn? A. Tảo → chim bói cá → cá → giáp xác. B. Giáp xác → tảo → chim bói cá → cá. C. Tảo → giáp xác → cá → chim bói cá. D. Tảo → giáp xác → chim bói cá → cá. Câu 828. Cho một lưới thức ăn có sâu ăn hạt ngô, châu chấu ăn lá ngô, chim chích và ếch xanh đều ăn châu chấu và sâu, rắn hổ mang ăn ếch xanh. Trong lưới thức ăn trên, sinh vật tiêu thụ bậc 2 là A. Châu chấu và sâu B. Rắn hổ mang C. Chim chích và ếch xanh D. Rắn hổ mang và chim chích Câu 829. Trong chuỗi thức ăn trên cạn khởi đầu bằng cây xanh, mắt xích có sinh khối lớn nhất là sinh vật A. tiêu thụ bậc một. B. sản xuất. C. tiêu thụ bậc ba. D. tiêu thụ bậc hai. Câu 830. Lưới thức ăn là A.nhiều chuỗi thức ăn. B.gồm nhiều loài sinh vật C. gồm nhiều chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung. D. gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Câu 831. Chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ A.giữa thực vật với động vật. B.dinh dưỡng. C.động vật ăn thịt và con mồi. D.giữa sinh vật sản xuất với sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải. Câu 832. Cho chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào → Tôm → Cá rô → Chim bói cá. Trong chuỗi thức ăn này, cá rô thuộc bậc dinh dưỡng A. cấp 4. B. cấp 2. C. cấp 1. D. cấp 3. Câu 833. Trong hệ sinh thái lưới thức ăn thể hiện mối quan hệ A.động vật ăn thịt và con mồi. B.giữa sinh vật sản xuất với sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải. C.giữa thực vật với động vật. D.dinh dưỡng và sự chuyển hoá năng lượng. Câu 834. Mối quan hệ quan trọng nhất đảm bảo tính gắn bó giữa các loài trong quần xã sinh vật là quan hệ A. Hợp tác B. Cạnh tranh C. Dinh dưỡng D. Sinh sản Câu 835. Trong chuỗi thức ăn cỏ  cá  vịt  trứng vịt  người thì một loài động vật bất kỳ có thể được xem là A. sinh vật tiêu thụ. B. sinh vật dị dưỡng. C. sinh vật phân huỷ. D. bậc dinh dưỡng. Câu 836. Nguyên nhân quyết định sự phân bố sinh khối của các bậc dinh dưỡng trong một hệ sinh thái theo dạng hình thápdo A. sinh vật thuộc mắt xích phía trước là thức ăn của sinh vật thuộc mắt xích phía sau nên số lượng luôn phải lớn hơn. B. sinh vật thuộc mắt xích càng xa vị trí của sinh vật sản xuất có sinh khối trung bình càng nhỏ.
  32. C. sinh vật thuộc mắt xích phía sau phải sử dụng sinh vật thuộc mắt xích phía trước làm thức ăn, nên sinh khối của sinh vật dùng làm thức ăn phải lớn hơn nhiều lần. D. năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng thường bị hao hụt dần. Câu 837. Cơ sở để xây dựng tháp sinh khối là A. Tổng sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng tính trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích. B. Tổng sinh khối bị tiêu hao do hoạt động hô hấp và bài tiết. C. Tổng sinh khối mà mỗi bậc dinh dưỡng đồng hóa được. D. Tổng sinh khối của hệ sinh thái trên một đơn vị diện tích. Câu 838. Hình tháp sinh thái luôn có dạng chuẩn (đáy tháp rộng ở dưới, đỉnh tháp hẹp ở trên) là hình tháp biểu diễn A. năng lượng của các bậc dinh dưỡng. B. sinh khối của các bậc dinh dưỡng. C. số lượng cá thể của các bậc dinh dưỡng. D. sinh khối và số lượng cá thể. Câu 839. Mắt xích có mức năng lượng cao nhất trong một chuỗi thức ăn là A. sinh vật tiêu thụ bậc ba. B. sinh vật tiêu thụ bậc một. C. sinh vật tiêu thụ bậc hai. D. sinh vật sản xuất. Câu 840. Vi khuẩn cộng sinh trong nốt sần cây họ đậu tham gia vào chu trình nào? A. Chu trình nitơ. B. Chu trình cacbon. C. Chu trình photpho. D. Chu trình nước. Câu 841. Hiệu ứng nhà kính là kết quả của: A. tăng nồng độ CO2. B. tăng nhiệt độ khí quyể C. giảm nồng độ O2. D. Làm thủng tầng ôzôn. Câu 842. Quan sát một tháp sinh khối, chúng ta có thể biết được những thông tin nào sau đây? A. Mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn bộ quần xã. B. Các loài trong chuỗi và lưới thức ăn. C. Năng suất của sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng. D. Quan hệ giữa các loài trong quần xã Câu 843. Trong các hệ sinh thái sau đây, hệ sinh thái có năng suất sinh vật sơ cấp cao nhất là A. rừng ôn đới. B. rừng mưa nhiệt đới. C. rừng thông phương Bắc. D. savan. Câu 844. Hiệu suất sinh thái là A. tỉ lệ phần trăm năng lượng chuyển hoá từ môi trường vào quần xã sinh vật trong hệ sinh thái. B. tỉ lệ phần trăm năng lượng bị tiêu hao (chủ yếu qua hô hấp) giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái. C. tỉ lệ phần trăm chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái. D. tỉ lệ phần trăm chuyển hoá vật chất giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái. Câu 845. Trong hệ sinh thái, sinh vật nào sau đây đóng vai trò truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng? A. Sinh vật tiêu thụ bậc 2. B. Sinh vật phân huỷ. C. Sinh vật tiêu thụ bậc 1. D. Sinh vật tự dưỡng. Câu 846. Trong chu trình sinh địa hóa, nitơ từ trong cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường không khí dưới dạng nitơ phân tử (N2) thông qua hoạt động của nhóm sinh vật nào trong các nhóm sau đây? A. Vi khuẩn phản nitrat hóa. B. Động vật đa bào. C. Vi khuẩn cố định nitơ. D. Cây họ đậu Câu 847. Trong chu trình sinh địa hóa, cacbon đi từ môi trường ngoài vào quần xã sinh vật thông qua hoạt động của nhóm A. sinh vật sản xuất. B. sinh vật tiêu thụ bậc 1. C. sinh vật phân giải. D. sinh vật tiêu thụ bậc 2. Câu 848. Cho các hoạt động của con người sau đây: (1) Khai thác và sử dụng hợp lí các dạng tài nguyên có khả năng tái sinh. (2) Bảo tồn đa dạng sinh học. (3) Tăng cường sử dụng chất hóa học để diệt trừ sâu hại trong nông nghiệp. (4) Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản. Giải pháp của phát triển bền vững là các hoạt động
  33. A. (2) và (3). B. (1) và (2). C. (1) và (3). D. (3) và (4). Câu 849. Trong một hệ sinh thái A. sự biến đổi năng lượng diễn ra theo chu trình B. năng lượng của sinh vật sản xuất bao giờ cũng nhỏ hơn năng lượng của sinh vật tiêu thụ nó C. sự chuyển hoá vật chất diễn ra không theo chu trình D. năng lượng thất thoát qua mỗi bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn là rất lớn. Câu 850. Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái? A. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm. B. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều từ vi sinh vật qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật sản xuất rồi trở lại môi trường. C. Năng lượng được truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hoàn và được sử dụng trở lại. D. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải, chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn. Câu 851. Điểm khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là ở chỗ A. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín. B. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. C. Do có sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so hệ sinh thái tự nhiên. D. Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung năng lượng cho chúng. Câu 852. (ĐH2012): Trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây có vai trò truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào quần xã sinh vật? A. Sinh vật tiêu thụ bậc 1.B. Sinh vật tiêu thụ bậc 2. C. Sinh vật phân giải. D. Sinh vật sản xuất. Câu 853. (ĐH2021): Trong một chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên cạn, nhóm sinh vật nào sau đây có tổng sinh khối lớn nhất? A. Sinh vật tiêu thụ bậc 3. B. Sinh vật tiêu thụ bậc 1. C. Sinh vật sản xuất. D. Sinh vật tiêu thụ bậc 2. Câu 854. (ĐH2019): Một trong những điểm khác nhau giữa hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên là: A. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên do được con người bổ sung thêm các loài sinh vật. B. Hệ sinh thái nhân tạo luôn là một hệ thống kín, còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ thống mở. C. Hệ sinh thái nhân tạo thường có chuỗi thức ăn ngắn và lưới thức ăn đơn giản hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. D. Hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên do có sự can thiệp của con người. Câu 855. (ĐH2019): Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái? A. Sinh vật đóng vai trò quan tronhj nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như nấm, vi khuẩn. B. Năng lượng được truyền trong hệ sinh thái theo theo chu trình tuần hoàn và được sử dụng trở lại. C. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn nặng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải , chỉ có khoảng 10% năng lượng được truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn. D. Trong hệ sinh thái năng lượng được truyền một chiều từ vi sinh vật qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật sản xuất rồi trở lại môi trường. Câu 856. (ĐH2022): Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về tháp sinh thái? A. Tháp sinh khối không phải lúc nào cũng có đáy lớn đỉnh nhỏ. B. Tháp số lượng bao giờ cũng có đáy lớn đỉnh nhỏ. C. Tháp số lượng được xây dựng dựa trên số lượng cá thể của mỗi bậc dinh dưỡng. D. Tháp năng lượng bao giờ cũng có đáy lớn đỉnh nhỏ
  34. Câu 857. (ĐH2021): Ở biển, sự phân bố của các nhóm tảo(tảo nâu, tảo đỏ, tảo lục) từ mặt nước xuống lớp nước sâu theo trình tự A. tảo lục, tảo đỏ, tảo nâu B. tảo lục, tảo nâu, tảo đỏ B. tảo đỏ, tạo nâu, tảo lục D. Tảo nâu, tảo lục, tảo đỏ. Câu 858. (ĐH2022): Cho một lưới thức ăn có sâu ăn hạt ngô, châu chấu ăn lá ngô, chim chích và ếch xanh đều ăn châu chấu và sâu, rắn hổ mang ăn ếch xanh. Trong lưới thức ăn trên, sinh vật tiêu thụ bậc 2 lá A. châu chấu và sâu B. rắn hổ mang và chim chích C. rắn hổ mang D. chim chích và ếch xanh Câu 859. (ĐH2021): Khi nói về chu trình sinh địa hóa cacbon, phát biểu nào sau đây là đúng? A. sự vận chuyển cacbon qua mỗi bậc dinh dưỡng không phụ thuộc vào hiệu xuất sinh thái của bậc dinh dưỡng đó. B. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbon monooxit(CO). C. Một phần nhỏ cacbon tách ra từ chu trình dinh dưỡng để đi vào các lớp trầm tích. D. Toàn bộ lượng cacbon sau khi đia qua chu trình dinh dưỡng được trở lại môi trường không khí.