160 Đề kiểm tra học kì - Môn Ngữ văn 7

doc 81 trang hoaithuong97 8010
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "160 Đề kiểm tra học kì - Môn Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doc160_de_kiem_tra_hoc_ki_mon_ngu_van_7.doc

Nội dung text: 160 Đề kiểm tra học kì - Môn Ngữ văn 7

  1. ĐÁP ÁN I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đ.a A D C B B A B A C A A.4 B.3 C.1 D.2 Đ S II/ PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm) 1/ Nội dung: Mở bài: Cảm nghĩ của em về ngôi trường em đang học. Thân bài: + Miêu tả đôi nét về ngôi trường của em đang học. + Tự sự về ngôi trường của em. - Địa điểm. - Sự hình thành. + Cảm nghĩ về mái trường thân yêu của em Kết bài: Thái độ và lời hứa của em. 2/ Hình thức: + Bài làm phải có bố cục rõ ràng. + Chữ viết rõ ràng. + Trình bày sạch sẽ Yêu cầu: + Điểm 5- 6 bài làm phải đạt các yêu cầu ở mục 1,2 ( Nếu có sai thì không đáng kể) + Điểm 3- 4 bài làm chưa hoàn chỉnh mục 1,2. + Điểm 1-2 Bài làm chưa đáp ứng được nội dung mục 1, 2.
  2. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ MÔN NGỮ VĂN 7 Phần trắc nghiệm: Em tôi buộc con dao díp vào con búp bê lớn và đặt ở đầu giường tôi. Đêm ấy, tôi không chiêm bao thấy ma nữa. Từ đấy, tối tối, sau khi học xong bài, Thuỷ lại võ trang cho con Vệ Sĩ và đem đặt trên đầu giường tôi. Buổi sáng, em tháo dao ra, đặt nó về chỗ cũ cạnh con Em Nhỏ. Hai con quàng tay lên vai nhau, ghé đầu vào nhau thân thiết. Từ khi về nhà tôi, chúng chưa phải xa nhau ngày nào, nên bây giờ thấy tôi đem chia chúng ra, Thuỷ không chịu đựng nổi. Chúng tôi cứ ngồi thừ ra, chẳng muốn chia bôi cũng chẳng muốn thu lại nữa. Một lát sau, em tôi đem đặt hai con búp bê về chỗ cũ. Chúng lại thân thiết quàng tay lên vai nhau và âu yếm ngước nhìn chúng tôi. (Ngữ Văn 7 - tập 1) 1. Tác giả đoạn văn trên là ai? A. Khánh Hoài B. Lý Lan C. Tạ Duy Anh. D. Trần Đăng Khoa. 2. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? A. Cổng trường mở ra B. Mẹ tôi. C. Sài Gòn tôi yêu. D.Cuộc chia tay của những con búp bê. 3. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? A. Miêu tả B. Biếu cảm. C. Tự sự. D.Nghị luận. 4. Vì sao lại xảy ra cuộc chia tay giữa hai anh em? A. Vì cha mẹ phải chia tay nhau. B. Vì cha mẹ phải đi công tác xa. C. Vì hai anh em được nghỉ học. D. Cả 3 phương án A, B, C đều đúng. 5. Đoạn văn trên tác giả sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất số ít. B. Ngôi thứ nhất số nhiều. C. Ngôi thứ hai. D. Ngôi thứ ba. 6. Từ láy “quanh quanh” trong câu “Đường vô xứ Huế quanh quanh” có sức gợi tả không gian như thế nào của xứ Huế. A. Rộng, uốn khúc mềm mại. B. Rộng, mềm mại. C. Uốn khúc, quanh co. D. Hẹp, trắc trở. 7. Những địa danh nào được nhắc đến trong bài thơ “Phò giá về kinh” ? A. Côn Sơn Ca, Thăng Long. B. Bạch Đằng, Tiêu Tương. C. Chương Dương, Hàm Tử. D. Hàm Dương, Thiên Trường. 8. Trong các từ sau, từ nào không phải từ Hán Việt? A. nước Nam B. mục đồng C. ngư ông D. xã tắc 9. Đọc văn bản “Sau phút chia ly”, em thấy nỗi sầu chia ly của chinh phu - chinh phụ là vì: A. Nỗi ngậm ngùi xót xa trong cảnh ngộ xa xôi cách trở. B. Nỗi buồn cho tuối thanh xuân không còn hạnh húc. C. Nỗi oán hận chiến tranh li tán hạnh phúc, dở dang tuổi xuân, mong mỏi hạnh phúc của con người. D. Cả 3 phương án A, B, C đều đúng. 10. Các từ “trắng, tròn” trong bài thơ “Bánh trôi nước” gợi tính chất nào của sự vật? A.Trong sạch. B.Tinh khiết C.Trong sạch, tinh khiết, khoẻ mạnh, hoàn hảo. D.A,Bđều đúng. 11. Trong các dòng sau, dòng nào là thành ngữ? A. Ao sâu nước cả. B. Bầu vừa rụng rốn. C. Cải chứa ra cây. D. Đầu trò tiếp khách 12. Bài thơ “Qua đèo Ngang” thuộc thể thơ gì? A. Song thất lục bát. B. Thất ngôn bát cú. C. Lục bát. D. Ngũ ngôn. Phần tự luận (7 điểm) Câu 1. Hãy viết một bài văn phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc xong bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương. Câu 2. Chép lại phần dịch thơ Nam quốc sơn hà
  3. ĐÁP ÁN: I. Trắc nghiệm: Mỗi câu 0,25đ Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu Câu Câu 10 11 12 A D C A A C C A C C A B II. Tự luận: - Điểm 6 -7: Viết bài văn phát biểu cảm nghĩ sâu sắc, xúc động, đảm bảo vệc nắm vững nội dung và tư tưởng của bài thơ. Bài văn có bố cục đủ 3 phần, hành văn mạch lạc, trong sáng. Sai từ 1 – 2 lỗi chính tả. - Điểm 4 - 5: Bài văn có bố cục đủ 3 phần, hành văn trôi chảy, mạch lạc. Phát biểu cảm nghĩ xúc động nhưng còn chưa sâu sắc. Sai 3 - 4 lỗi chinh tả. - Điểm 2 - 3: Bài văn có bố cục đủ 3 phần nhưng hành văn còn lủng củng. Phát biểu cảm nghĩ sơ sài hoặc lan man không đi vào trọng tâm. Sai lỗi chính tả nhiều. - Điểm 1: Không nắm được nội dung và tư tưởng bài thơ, chưa nêu lên được cảm nghĩ. Hành văn lủng củng, rối rắm, bố cục không rõ ràng, mắc rất nhiếu lỗi chính tả và lỗi diễn đạt. - Điểm 0: Lạc đề, bỏ giấy trắng.
  4. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ MÔN NGỮ VĂN 7 Phần trắc nghiệm: Đêm nay Mẹ không ngủ được . Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con.Mẹ sẽ đưa con đến trường , cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói : “ Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường , là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra ”. 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản. A. Mẹ tôi B. Cuộc chia tay của những con búp bê. C.Cổng trường mở ra D. Bức tranh của em gái tôi. 2. Tác giả viết đoạn văn trên : A. Lí Lan B. Khánh Hoài C. Tạ Duy Anh D. A- mi –xi 3.Nội dung của đoạn văn trên : A. Nói về tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con. B. Động viên con đến trường để học C. Mẹ đưa con đên 1trường để học D. Tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người. 4.Theo em điều gì đã khiến En –Ri- Cô xúc động vô cùng khi đọc thư của bố: A. Vì bố gợi lại những kỹ niệm giữa mẹ và En –Ri- Cô. B. Vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố C. Vì những lời nói chân tình và sâu sắc của bố. D. Cả ba ý A, B,C. 5. Quần áo, sách vở, ăn uống, lấp lánh . Bốn từ đều là từ ghép : A. Đúng B. Sai 6. Bút chì , cây cỏ , núi sông , xinh đẹp, thuộc loại từ ghép: A. Chính phụ B. Đẳng lập C. Chính phụ –đẳng lập. D. Ghép nghĩa 7.Các từ : xe đạp, nhà máy, ca 1thu, quần áo thuộc lại từ nào? A. Từ ghép thuần Việt B. Từ ghép Hán Việt C. Từ ghép thuần Việt – Từ ghép Hán Việt. 8.Để tạo lập một văn bản cần thực hiện các bước sau : Định hướng chính xác Kiểm tra văn bản Diễn đạt các ý thành văn Tìm ý và sắp xếp ý. Các bước này sắp xếp hợp lý chưa? A. Hợp lý B. Chưa hợp lý 9. Nhân vật chính trong văn bản “ Cuộc chia tay của những con búp bê” A. Thành và Thủy B. Cô giáo C. Thành D. Thủy. 10. Văn bản thường được xây dựng theo một bố cục: A. Mở bài, thân bài. C. Mở bài B. Mở bài, kết bài D. Mở bài, thân bài , kết luận. 11.Chiều chiều ra đứng ngõ sau , Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều Hai câu ca dao trên thuộc thuộc chủ đề : A. Những câu hát than thân. B. Những câu hát về tình cảm gia đình C. Những câu hát châm biếm D. Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người. 12.Các từ : Chênh chếch lao xao, thoang thoảng, lênh đênh, thuộc loại từ: A. Từ ghép B. Từ láy C.Từ trái nghĩa D.Từ đồng nghĩa. 13.” Sông núi nước Nam “ là một bài thơ thiên về: A. Biểu ý B. Biểu cảm C. Cả A và B. 14.” Cảnh tượng buổi chiều ở Phủ thiên trường trông ra” là cảnh tượng. A. Vùng quê trầm lặng B. Vùng quê đìu hiu C.Vẫn hé ra sự sống con người trong sự hòa hợp với cảnh thiên nhiên một cách nên thơ. D.A, C. 15.Bài thơ biểu hiện một cách chân thực mà sâu sắc, hóm hỉnh. Đó là giá trị nghệ thuật của bài. A. Qua Đèo Ngang B.Bánh trôi nước. C.Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê. D. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh. 16. Một bài thơ có 4 câu , mỗi câu 7 chữ là đặc điểm của thể thơ? A. Thất ngôn bát cú B. Song thất lục bát. C. Thất ngôn tứ tuyệt D. Ngũ ngôn Phần tự luận (7 điểm) Miêu tả chân dung một người bạn của em.
  5. ĐÁP ÁN –BIỂU ĐIỂM A. Trắc nghiệm: (4đ) Mỗi câu đúng 0.25đ 1.C 2.A 3.D 4.D 5.B 6.C 7.A 8.B 9.A 10.D 11.B 12.B 13.C 14.D 15.C 16.C B.Tự Luận : (6đ) Yêu cầu : 1. Hình thức: - Làm đúng thể loại về văn miêu tả ( tả người) - Biết tạo lập văn bản - Sử dụng một số biện pháp tu từ trong lời văn 2.Nội dung: -Miêu tả sâu sắc chân dung cuả bạn(hình dáng và tính cách) -Tình cảm dành cho bạn Biểu điểm: Điểm 5-6:Hoàn chỉnh về nội dung và hình thức. Miêu tả sâu sắc chân dung cua 3bạn , lời văn gợi cảm, trong sáng, ít sai lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu Điểm 3-4: bài viết còn lủng củng, chưa nắm vững thể loại, miêu tả chưa sâu sắc, viết còn sai lỗi. Điểm 1-2 :Viết chưa trọng tâm , sai các lỗi trầm trọng Điểm 0: Bỏ giấy trắng.
  6. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ MÔN NGỮ VĂN 7 Phần trắc nghiệm: 1.Văn bản “ Cổng trường mở ra” viết về nội dung gì ? a. Miêu tả quang cảnh ngày khai trường. b. Bàn về vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ. c. Kể về tâm trạng của một chú bé trong ngày đầu tiên đến trường. d. Tâm tư, tình cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường vào lớp một của con 2. Tác giả của văn bản “ Mẹ tôi” là : a. Lý Lan b. Khánh Hoài c. Ét-môn-đô-đơ-A-mi-xi d. Thạch Lam 3. Qua câu chuyện “Cuộc chia tay của những con búp bê”, tác giả muốn nhắn gửi đến mọi người điều: a. Tổ ấm gia đình là vô cùng qúi giá và quan trọng. b. Mọi người hãy bảo vệ và giữ gìn tổ ấm gia đình, không nên vì bất cứ lý do gì làm tổn hại đến những tình cảm cao đẹp ấy. c. Bố mẹ có trách nhiệm hàng đầu trong việc nuôi dạy con cái. d. Tất cả đều đúng. 4. Các bài ca dao trong bài “Những câu hát về tình cảm gia đình” được viết theo thể thơ gì ? a. Thể thơ song thất lục bát ; b. Thể thơ thất ngôn bát cú c. Thể thơ lục bát ; d. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt 5. Vì sao ca dao thường so sánh công cha, nghĩa mẹ như “trời, núi, biển, nước” ? a. Vì đây là những hình ảnh chỉ các sự vật, hiện tượng to lớn, mênh mông. b. Vì đây là những hình ảnh chỉ các sự việc vô hạn, vĩnh hằng. c. Vì đây là những hình ảnh chỉ các sự vật, hiện tượng khó có thể cân đo đong đếm được d. Tất cả đều đúng 6. Chủ đề của bài thơ “Sông núi nước Nam” là gì ? a. Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước. b. Nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược. c. Ca ngợi đất nước ta rất giàu đẹp d. Cả (a) và (b) đúng 7. Câu thơ “Trước xóm sau thôn tựa khói lồng” đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? a. So sánh b. Ẩn dụ c. Đối ngữ d. Nhân hóa 8. Ai là nhà thơ được Thi sĩ Xuân Diệu gọi là “nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam” ? a. Nguyễn Trãi b. Nguyễn Khuyến c. Hồ Xuân Hương d. Trần Quang Khải 9. Từ “hồng” trong câu “giấc ngủ hồng sắc trứng” được dùng theo nghĩa nào ? a. Nghĩa gốc ; b. Nghĩa chuyển 10. Từ nào dưới đây là từ Hán Việt ? a. Giấc ngủ b. Bàn chân c. Cổ thụ d. Tiếng suối 11. Từ “phố phường” là loại : a. Từ ghép chính phụ b. Từ ghép đẳng lập 12. Từ nào dưới đây là từ láy ? a. Da diết b. Vi vu c. Thưa thớt d. Tất cả đều đúng 13. Câu thơ “Khi đi trẻ, lúc về già” có những cặp từ trái nghĩa nào? a. Khi – lúc b. Đi – về c. Trẻ – già d. câu (b) và (c) đúng 14. Từ “Đèo Ngang” là loại từ ghép nào ? a. Từ ghép chính phụ b. Từ ghép đẳng lập 15. Trong các dòng sau, dòng nào là Thành ngữ ? a. Ao sâu nước cả b. Bầu vừa rụng rốn c. Cải chửa ra cây d. Đầu trò tiếp khách 16. Từ “muối” trong câu “Mẹ em mua muối, muối dưa” là: a. Từ trái nghĩa b. Từ đồng nghĩa c. Từ đồng âm d. Quan hệ từ Phần tự luận (7 điểm) Đề: Cảm nghĩ về mái trường thân yêu.
  7. ĐÁP ÁN NGỮ VĂN 7. I. TRẮC NGHIỆM : ( 4 điểm ) mỗi ý đúng : 0,25 điểm . 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 D C D C D D A B B C B D D A A C II. TỰ LUẬN : ( 6 điểm ) A. Yêu cầu chung : I. Nội dung : Tình cảm, cảm xúc hướng về mái trường thân yêu. - Giới thiệu ngôi trường: không gian, thời gian - Những đặc điểm ngôi trường: lịch sử, kỷ niệm vui buốn -Tình cảm, cảm xúc với mái trường 2. Hình thức: Đúng thể loại Văn biểu cảm, văn viết mạch lạc, giàu cảm xúc. B. Biểu điểm : Điểm 5 – 6 : bài viết hoàn chỉnh các yêu cầu. Điểm 3 – 4 : Tỏ ra hiểu biết về thể loại, cảm xúc thiếu tự nhiên, liên hệ gượng gạo, công thức. Trình bày bài viết chưa mạch lạc hoặc có thiếu sót. Điểm 1 – 2 : Bài viết nội dung sơ sài, ý nghèo, chưa nắm vững yêu cầu của đề bài, văn viết lủng củng. Điểm 0 : Viết lạc đề, bỏ giấy trắng.
  8. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ MÔN NGỮ VĂN 7 Phần trắc nghiệm: Đọc phần trích sau đây và trả lời các câu hỏi bằng cách đánh dấu chéo vào ý đúng nhất. Em tôi buộc con dao díp vào con búp bê lớn và đặt ở đầu giường tôi. Đêm ấy, tôi không chiêm bao thấy ma nữa. Từ đấy, tối tối, sau khi học xong bài, Thuỷ lại võ trang cho con Vệ Sĩ và đem đặt trên đầu giường tôi. Buổi sáng, em tháo dao ra, đặt nó về chỗ cũ cạnh con Em Nhỏ. Hai con quàng tay lên vai nhau, ghé đầu vào nhau thân thiết. Từ khi về nhà tôi, chúng chưa phải xa nhau ngày nào, nên bây giờ thấy tôi đem chia chúng ra, Thuỷ không chịu đựng nổi. Chúng tôi cứ ngồi thừ ra, chẳng muốn chia bôi cũng chẳng muốn thu lại nữa. Một lát sau, em tôi đem đặt hai con búp bê về chỗ cũ. Chúng lại thân thiết quàng tay lên vai nhau và âu yếm ngước nhìn chúng tôi. (Ngữ Văn 7 - tập 1) 1. Tác giả đoạn văn trên là ai? A. Khánh Hoài B. Lý Lan C. Tạ Duy Anh. D. Trần Đăng Khoa. 2. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? A. Cổng trường mở ra B. Mẹ tôi. C. Sài Gòn tôi yêu. D.Cuộc chia tay của những con búp bê. 3. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? A. Miêu tả B. Biếu cảm. C. Tự sự. D.Nghị luận. 4. Vì sao lại xảy ra cuộc chia tay giữa hai anh em? A. Vì cha mẹ phải chia tay nhau. B. Vì cha mẹ phải đi công tác xa. C. Vì hai anh em được nghỉ học. D. Cả 3 phương án A, B, C đều đúng. 5. Đoạn văn trên tác giả sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất số ít. B. Ngôi thứ nhất số nhiều. C. Ngôi thứ hai. D. Ngôi thứ ba. 6. Từ láy “quanh quanh” trong câu “Đường vô xứ Huế quanh quanh” có sức gợi tả không gian như thế nào của xứ Huế. A. Rộng, uốn khúc mềm mại. B. Rộng, mềm mại. C. Uốn khúc, quanh co. D. Hẹp, trắc trở. 7. Những địa danh nào được nhắc đến trong bài thơ “Phò giá về kinh” ? A. Côn Sơn Ca, Thăng Long. B. Bạch Đằng, Tiêu Tương. C. Chương Dương, Hàm Tử. D. Hàm Dương, Thiên Trường. 8. Trong các từ sau, từ nào không phải từ Hán Việt? A. nước Nam B. mục đồng C. ngư ông D. xã tắc 9. Đọc văn bản “Sau phút chia ly”, em thấy nỗi sầu chia ly của chinh phu - chinh phụ là vì: A. Nỗi ngậm ngùi xót xa trong cảnh ngộ xa xôi cách trở. B. Nỗi buồn cho tuối thanh xuân không còn hạnh húc. C. Nỗi oán hận chiến tranh li tán hạnh phúc, dở dang tuổi xuân, mong mỏi hạnh phúc của con người. D. Cả 3 phương án A, B, C đều đúng. 10. Các từ “trắng, tròn” trong bài thơ “Bánh trôi nước” gợi tính chất nào của sự vật? A.Trong sạch. B.Tinh khiết C.Trong sạch, tinh khiết, khoẻ mạnh, hoàn hảo. D.A,Bđều đúng. 11. Trong các dòng sau, dòng nào là thành ngữ? A. Ao sâu nước cả. B. Bầu vừa rụng rốn. C. Cải chứa ra cây. D. Đầu trò tiếp khách 12. Bài thơ “Qua đèo Ngang” thuộc thể thơ gì? A. Song thất lục bát. B. Thất ngôn bát cú. C. Lục bát. D. Ngũ ngôn. Phần tự luận (7 điểm) Hãy viết một bài văn phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc xong bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương.
  9. ĐÁP ÁN: I. Trắc nghiệm: Mỗi câu 0,25đ Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu Câu Câu 10 11 12 A D C A A C C A C C A B II. Tự luận: - Điểm 6 -7: Viết bài văn phát biểu cảm nghĩ sâu sắc, xúc động, đảm bảo vệc nắm vững nội dung và tư tưởng của bài thơ. Bài văn có bố cục đủ 3 phần, hành văn mạch lạc, trong sáng. Sai từ 1 – 2 lỗi chính tả. - Điểm 4 - 5: Bài văn có bố cục đủ 3 phần, hành văn trôi chảy, mạch lạc. Phát biểu cảm nghĩ xúc động nhưng còn chưa sâu sắc. Sai 3 - 4 lỗi chinh tả. - Điểm 2 - 3: Bài văn có bố cục đủ 3 phần nhưng hành văn còn lủng củng. Phát biểu cảm nghĩ sơ sài hoặc lan man không đi vào trọng tâm. Sai lỗi chính tả nhiều. - Điểm 1: Không nắm được nội dung và tư tưởng bài thơ, chưa nêu lên được cảm nghĩ. Hành văn lủng củng, rối rắm, bố cục không rõ ràng, mắc rất nhiếu lỗi chính tả và lỗi diễn đạt. - Điểm 0: Lạc đề, bỏ giấy trắng.
  10. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ MÔN NGỮ VĂN 7 Phần trắc nghiệm: Cho đoạn văn sau: “Đêm nay Mẹ không ngủ được . Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con.Mẹ sẽ đưa con đến trường , cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói : “ Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường , là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra ”. Đoạn văn trên được trích từ văn bản. A. Mẹ tôi B. Cuộc chia tay của những con búp bê. C.Cổng trường mở ra D. Bức tranh của em gái tôi. 1. Tác giả viết đoạn văn trên : A. Lí Lan B. Khánh Hoài C. Tạ Duy Anh D. A- mi –xi 3.Nội dung của đoạn văn trên : A. Nói về tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con. B. Động viên con đến trường để học C. Mẹ đưa con đên 1trường để học D. Tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người. 4.Theo em điều gì đã khiến En –Ri- Cô xúc động vô cùng khi đọc thư của bố: A.Vì bố gợi lại những kỹ niệm giữa mẹ và En –Ri- Cô. B. Vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố. C. Vì những lời nói chân tình và sâu sắc của bố. D. Cả ba ý A, B,C. 5. Quần áo, sách vở, ăn uống, lấp lánh . Bốn từ đều là từ ghép : A. Đúng B. Sai 6. Bút chì , cây cỏ , núi sông , xinh đẹp, thuộc loại từ ghép: A. Chính phụ B. Đẳng lập C. Chính phụ –đẳng lập. 7.Các từ : xe đạp, nhà máy, ca 1thu, quần áo thuộc lại từ nào? A. Từ ghép thuần Việt B. Từ ghép Hán Việt C. Từ ghép thuần Việt – Từ ghép Hán Việt. 8.Để tạo lập một văn bản cần thực hiện các bước sau : - Định hướng chính xác - Kiểm tra văn bản - Diễn đạt các ý thành văn - Tìm ý và sắp xếp ý. Các bước này sắp xếp hợp lý chưa? A. Hợp lý B. Chưa hợp lý 9. Nhân vật chính trong văn bản “ Cuộc chia tay của những con búp bê” A. Thành và Thủy B. Cô giáo C. Thành D. Thủy. 10. Văn bản thường được xây dựng theo một bố cục: A. Mở bài, thân bài. B. Mở bài, kết bài C. Mở bài D. Mở bài, thân bài , kết luận. 11.Chiều chiều ra đứng ngõ sau , Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều Hai câu ca dao trên thuộc thuộc chủ đề : A. Những câu hát than thân. B. Những câu hát về tình cảm gia đình C. Những câu hát châm biếm D. Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người. 12.Các từ : Chênh chếch lao xao, thoang thoảng, lênh đênh, thuộc loại từ: A. Từ ghép B. Từ láy C.Từ trái nghĩa D.Từ đồng nghĩa. Phần tự luận (7 điểm) 1. Một bài thơ có 4 câu , mỗi câu 7 chữ là đặc điểm của thể thơ? 2. Miêu tả chân dung một người bạn của em.
  11. ĐÁP ÁN –BIỂU ĐIỂM B. Trắc nghiệm: (4đ) Mỗi câu đúng 0.25đ 1.C 2.A 3.D 4.D 5.B 6.C 7.A 8.B 9.A 10.D 11.B 12.B B.Tự Luận : (6đ) 1. Thất ngôn tứ tuyệt 2. Yêu cầu : Hình thức: - Làm đúng thể loại về văn miêu tả ( tả người) - Biết tạo lập văn bản - Sử dụng một số biện pháp tu từ trong lời văn Nội dung: -Miêu tả sâu sắc chân dung cuả bạn(hình dáng và tính cách) -Tình cảm dành cho bạn Biểu điểm: Điểm 5-6:Hoàn chỉnh về nội dung và hình thức. Miêu tả sâu sắc chân dung cua 3bạn , lời văn gợi cảm, trong sáng, ít sai lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu Điểm 3-4: bài viết còn lủng củng, chưa nắm vững thể loại, miêu tả chưa sâu sắc, viết còn sai lỗi. Điểm 1-2 :Viết chưa trọng tâm , sai các lỗi trầm trọng Điểm 0: Bỏ giấy trắng.
  12. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ MÔN NGỮ VĂN 7 Phần trắc nghiệm: Em hãy đánh dấu X vào trước câu mà em cho là đúng nhất.(mỗi câu 0,25 điểm) 1/ Giọng điệu trong bài thơ “ Sông núi nước Nam” là giọng điệu : a/ Dõng dạc, chắc nịch b/ Khẳng định, dứt khoát c/ Đanh thép d/ Cả 3 đều đúng. 2/ Cách biểu đạt nào dưới đây đúng nhất về ca dao dân ca? a/ Chỉ các thể loại trữ tình dân gian kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người . b/ Chỉ các bài thơ trữ tình than thân. c/ Chỉ các tác phẩm thơ tự sự có cốt truyện, nhân vật. d/ Chỉ các bài thơ ca ngợi người nông dân. 3/ Bài thơ “Qua Đèo Ngang” được sáng tác bằng thể thơ nào? a/ Thất ngôn bát cú Đường luật b/ Song thất lục bát c/ Thất ngôn tứ tuyệt d/ Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật 4/ Bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? a/ Nhân hóa b/ Ẩn dụ c/ So sánh d/ Phóng đại 5/ Chữ cuối của câu bảy thứ nhất vần với chữ thứ năm của câu bảy thứ hai là cách hiệp vần của thể thơ: a/ Song thất lục bát b/ Thất ngôn bát cú Đường luật c/ Ngũ ngôn d/ Thất ngôn tứ tuyệt. 6/ Bài thơ “ Nhà tranh bị gió thu phá” được viết theo phương thức biểu đạt nào? a/ Miêu tả b/ Tự sự c/ Biểu cảm d/ Kết hợp 3 phương thức trên 7/ Qua hình ảnh” Bánh trôi nước” Hồ Xuân Hương muốn nói gì về người phụ nữ xưa? a/ Có vẻ đẹp hình thể b/ Có vẻ đẹp tâm hồn c/ Số phận bất hạnh d/ Vẻ đẹp và số phận long đong. 8/ Nhà thơ Lý Bạch được mệnh danh là: a/ Tiên thơ b/ Thánh thơ c/ Thần thơ d/ Cả 3 đều sai. 9/ Từ láy được chia làm 2 loại: a/ Biến âm và biến thanh b/ Láy âm và láy vần c/ Láy toàn bộ và láy bộ phận d/ a và b đúng. 10/ Các đại từ “ chúng nó, họ” ở ngôi thứ mấy số ít hay số nhiều. a/ Ngôi thứ nhất – số nhiều b/ Ngôi thứ hai – số ít c/ Ngôi thứ ba - số ít d/ Ngôi thứ ba – số nhiều 11/ Dòng nào sau đây có chứa từ đồng âm? a/ Chân tường- chân núi b/ Truyện cổ - cổ chai c/ Chạy thi – chạy ăn d/ Cổ tay – khăn quàng cổ 12/ Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau : a/ Phòng hỏa – bảo mật b/ Nguyệt cầm – quốc ca c/ Thủ môn – thiên đô d/ A và c đúng Phần tự luận (7 điểm) 1/ Chép lại bài thơ “ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Hạ Tri Chương ( 1 điểm) ( có thể chép bản dịch thơ hoặc bản phiên âm tiếng Hán) 2/ Cảm nghĩ của em sau khi học xong hai bài thơ: “Ngắm trăng” và “Đêm rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh.
  13. ĐÁP ÁN I/ Phần trắc nghiệm: 1/-d 2/-a 3/-3-a 4/-d 5/-a 6/-d 7/-d 8/-a 9/-c 10/-d 11/-b 12/-c II/ Phần tự luận: Câu 1 : Chép đúng, đủ : 1điểm, sai 2 lỗi chính tả trừ 0,25 điểm. Câu 2 : * Về nội dung: - Học sinh nêu được những cảm nghĩ chính sau : + Khung cảnh thiên nhiên trong hai bài thơ rất đẹp, đều tràn ngập ánh trăng. + Bác Hồ là người có tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên. + Xúc động trước tấm lòng yêu nước sâu nặng của Bác, sự hy sinh lớn lao mà Bác đã dành cho đất nước dân tộc. + Khâm phục tự hào trước phong thái ung dung lạc quan của Bác. - Bài thơ có màu sắc cổ điển mà bình dị tự nhiên. * Về hình thức: - Lời văn rõ ràng trong sáng trôi chảy tự nhiên, có cảm xúc chân thật sâu sắc. - Biết cách nêu cảm nghĩ, nêu dẫn chứng minh bạch cho cảm nghĩ. BIỂU ĐIỂM 5-6 điểm : Đạt yêu cầu về nội dung, hình thức. Sai 1-2 lỗi chính tả + lỗi diễn đạt. 3-4 điểm : Có thể thiếu ý a,b,đ. Sai từ 2-5 lỗi chính tả và lỗi diễn đạt. 1-2 điểm : Không được như điểm 3-4 0 điểm : Bỏ giấy trắng
  14. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ MÔN NGỮ VĂN 7 Phần trắc nghiệm: Chọn ý đúng nhất ở mỗi câu . 1. Bài thơ: “Sông núi nước Nam” được làm theo thể thơ nào ? a. Thất ngôn bát cú b. Ngũ ngôn c. Thất ngôn tứ tuyệt c. Song thất lục bát 2. Bài thơ “ Sông núi nước Nam” được ra đời trong cuộc kháng chiến nào? A. Ngô Quyền đành quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng B. Lí Thường Kiệt chống quan Tống trên Sông Như Nguyệt C. Trần Quang Khải chống giặc Mông – Nguyên ở Bến Chương Dương D. Quang Trung đại phá quân Thanh 3. Bài Thơ “ Sông núi nước Nam” đã nêu bật nội dung gì? A. Nước Nam Là một nước có chủ quyền và không có kẻ nào xâm phạm được B. Nước Nam là một đất nước văn hiến C. Nước Nam rộng lớn và hùng manh D. Nước Nam sẽ có nhiều anh hùng và sẽ đánh tan giặc ngoại xâm 4. Những từ sau từ nào không đồng nghĩa với từ Sơn Hà? A. Giang sơn b. Sông núi c. Nước non d. Sơn thủy 5. Chữ “ Thiên” trong từ nào sau đây không có nghĩa là trời? a. Thiên lí b. Thiên thưc. c.Thiên hạ d. Thiên thanh 6. Từ nào sau đây có yếu tố Gia ,cùng nghĩa với Gia trong Gia đình a. Gia vị b. Gia tang c. Gia sản d. Tham gia 7. Thế nào là một văn bản biểu cảm ? a. Kể lại một câu chuyện cảm động b. Bàn luận về một hiện tượng xã hội c. Được viết bằng thơ d Bộc lộ tình cảm, cảm xúc của con người trước những sự vật hiện tượng đời sống. 8. Bài văn “ Một thứ quà của lúa non – Cốm” thuộc thể loại gì? a. Kí sự b. Hồi kí c. Truyện ngắn d. Tùy bút 9. Bài văn “ Một thứ quà của lúa non – Cốm” đã viết về cốm từ những phương diện nào ? a. Nguồn gốc và cách thức làm Cốm b. Vẻ đẹp và công dụng của Cốm c, Sự thưởng thức Cốm d. Cả 3 ý trên 10. Trong câu “Hồng Cốm tốt đôi” từ “hồng” chỉ sự vật gì? a. Quả hồng b. Tơ hồng c, Giấy hồng d. Hoa hồng 11. Từ nào sau đây không phải là từ ghép đẳng lập ? a. Cổng trường b. Chăn màn c. Quần áo d. Nhà cửa 12. Trong những dòng sau đây ,dòng nào không phải là thanh ngữ? a. Vắt cổ chảy ra nước b. Nhất nước ,nhì phân ,tam cần, tứ giống c. Chó ăn đá, gà ăn sỏi d. Lanh chanh như hành không muối Phần tự luận (7 điểm) Phát biểu cảm nghĩ của em về bài ca dao đã học . Công Cha như núi Thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
  15. ĐÁP ÁN NGỮ VĂN 7 I. Trắc nghiệm : 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 c b a d a c d d d a a c II. Tự luận 1. Yêu cầu: Viết đúng phương pháp văn biểu cảm ,giàu cảm xúc. 2. Hình thức : bố cục rõ ràng,rành mạch diễn đạt hay trình bày đẹp không sai ngữ pháp 3. Nội dung : a. Mở bài : Giới thiệu bài ca dao . b. Thân bài : - Cảm nghĩ phép so sánh ở hai câu đầu từ đó nói về công lao cha mẹ - Nhân xét chung về phép so sánh : Sự đúng đắn chính xác khi so sánh công cha với núi thái sơn , nghĩa mẹ với nươc trong nguồn - Nêu cảm nghĩ về hai câu ca dao cuối - Liên hệ thực tế . c. Kết bài : Bài học rút ra cho bản thân Biểu điểm : Điểm 6-7 : đúng yêu cầu và nội dung , giàu cảm xúc ,ý tưởng hay ,bố cục rõ ràng,không sai chính tả ngữ pháp Điểm 4-5 : Đúng phương pháp ,đảm bảo tương đối về nội dung song một số ý còn vụng,sai một vài lỗi chính tả Điểm 2-3 : Nghèo cảm xúc ,bố cục không hợp lí câu văn tối nghĩa, lời văn diễn đạt lủng củng ,sai 5-7 lỗi chính tả Điểm 0-1 : Sai phương pháp , sai đề , không nắm vững yêu cầu của đề ,bỏ giấy trắng
  16. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ MÔN NGỮ VĂN 7 Phần trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. 1. Bài thơ Sông núi nước Nam thường được gọi là gì? A. Hồi kèn xung trận B. Khúc ca khải hoàn C. Áng thiên cổ hùng văn D. Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên 2. Bài Sông núi nước Nam được viết cùng thể thơ với bài nào? A. Phò giá về kinh B. Bài ca Côn Sơn C. Bánh trôi nước D. Qua Đèo Ngang 3. Bài thơ Sông núi nước Nam ra đời trong hoàn cảnh nào? A. Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng B. Lý Thường Kiệt chống quân Tống trên sông Như Nguyệt C. Trần Quang Khải chống giặc Nguyên ở bến Chương Dương D. Quang Trung đại phá quân Thanh 4. Bài thơ Sông núi nước Nam đã nêu bật điều gì? A. Nước Nam là đất nước có chủ quyền và không một kẻ thù nào xâm phạm được B. Nước Nam là một đất nước có truyền thống văn hiến từ ngàn xưa C. Nước Nam rộng lớn và hùng mạnh, có thể sánh ngang với các cường quốc khác D. Nước Nam có nhiều anh hùng sẽ đánh tan giặc ngoại xâm 5. Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ sơn hà? A. giang sơn B. sông núi C. đất nước D. sơn thuỷ 6. Nghệ thuật nổi bật của bài thơ Sông núi nước Nam là gì? A. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu cảm xúc B. Sử dụng điệp ngữ và các yếu tố trùng điệp C. Ngôn ngữ sáng rõ, cô đúc, hoà trộn giữa ý tưởng và cảm xúc D. Nhiều hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng 7. Trong các bài thơ sau, bài nào là thơ Đường? A. Phò giá về kinh B. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh C. Cảnh khuya D. Rằm tháng giêng 8. Nhận xét nào sau đây không đúng về tác phẩm trữ tình? A. Tác phẩm trữ tình thuộc kiểu văn bản biểu cảm B. Tác phẩm trữ tình chỉ dùng lối bày tỏ trực tiếp tình cảm, cảm xúc C. Tác phẩm trữ tình có ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm D. Tác phẩm trữ tình có thể có yếu tố tự sự và miêu tả 9. Thành ngữ trong câu “ Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con” giữ vai trò gì ? A. Chủ ngữ B. Vị ngữ C. Bổ ngữ D. Trạng ngữ 10. Lối chơi chữ nào được sử dụng trong hai câu sau: “Con cá đối bỏ trong cối đá Con mèo cái nằm trên mái kèo” A. Từ ngữ đồng âm B. Cặp từ trái nghĩa C. Nói lái D. Điệp âm Câu 11. Câu nào có sử dụng quan hệ từ ? A. Vừa trắng lại vừa tròn B. Bảy nổi ba chìm với nước non C. Ta kẻ nặn D. Giữ tấm long son Câu 12. Dùng quan hệ từ nào để điền vào chỗ trống trong câu: Khuôn mặt cô gái không có nét gì đặc biệt nhưng rất ưa nhìn. A. Về B. Của C. Cho D. Bằng Phần tự luận (7 điểm) 1. Nhận xét ngắn gọn về sự khác nhau của cụm từ ta với ta trong hai bài thơ Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan) và Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến). 2. Viết bài văn biểu cảm (có sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự) theo một trong hai chủ đề sau: - Một kỉ niệm tuổi thơ. - Tình bạn tuổi học trò
  17. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM Trắc nghiệm: (2, 5 điểm, mỗi câu trả lời đúng được 0, 25 điểm). 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 D C B A D C B B B C A B Tự luận: (7,5 điểm) 11 (2 điểm): Nhận xét được sự khác nhau của 2 cụm từ ta và ta trong hai bài thơ: a) Trong bài Qua Đèo Ngang: - Chỉ tác giả với nỗi niềm của chính mình. (0, 5 điểm) - Sự cô đơn, bé nhỏ của con người trước non nước bao la. (0,5 điểm) b) Trong bài Bạn đến chơi nhà: - Chỉ tác giả với người bạn. (0,5 điểm) - Sự chan hoà, sẻ chia ấm áp của tình bạn bè thắm thiết. (0, 5 điểm) 12. (5, 5 điểm): - Biết viết đúng kiểu bài văn biểu cảm. (1,5 điểm) - Trình bày được những cảm xúc của bản thân về chủ đề đã chọn. (2 điểm) - Đưa được yếu tố tự sự, miêu tả vào bài viết hợp lí. (1 điểm) - Diễn đạt có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, ngữ ph¸p. (1 ®iÓm)
  18. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ MÔN NGỮ VĂN 7 Phần trắc nghiệm: Học sinh đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách đánh dấu X vào trước ý đúng nhất của mỗi câu: “Tôi yêu Sài Gòn da diết Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bổng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm.” Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? A. Sài Gòn tôi yêu. C. Một thứ quà của lúa non: Cốm B. Tiếng gà trưa D. Mùa xuân của tôi Câu 2: Tác giả đoạn văn trên là ai ? A. Xuân Quỳnh B. Minh Hương C. Vũ Bằng D. Thạch Lam Câu 3: Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ? A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 4: Câu nào thể hiện nội dung chính của đoạn văn trên ? A. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn C. Tôi yêu thời tiết trái chứng C. Tôi yêu phố phường náo động D. Tôi yêu Sài Gòn da diết Câu 5: Đoạn văn có mấy từ láy ? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 6: Các từ sau đây từ nào không phải từ láy ? A. Dập dìu B. Ôm ấp C. buồn bã D. Ui ui Câu 7: Trong các từ sau, từ nào trái nghĩa với từ “thưa thớt” ? A. Lác đác B. Đông đúc C. Rộn ràng D. Náo nhiệt Câu 8: Từ nào động nghĩa với từ “nhớ thương” ? A. Thương nhớ B. Nhớ mong C. Đợi chờ D. Mong đợi Câu 9: Trong đoạn văn trên có sử dụng đại từ hay không ? A. Có B. Không Câu 10: Đoạn văn trên có sử dụng ngôi kể nào ? A. Ngôi 1 B. Ngôi 2 C. ngôi 3 D. Ngôi 1 và ngôi 3 Câu 11: Trong đoạn văn trên có sử dụng phép tu từ nào ? A. Chơi chữ B. Điệp ngữ C. Nhân hoá D. Ẩn dụ Câu 12: Từ nào dưới đây là từ Hán Việt ? A. Buổi chiều B. Đêm khuya C. Thời tiết D. Xe cộ Phần tự luận (7 điểm) Câu 1:Chép thuộc lòng bài thơ “Sông núi nước Nam” (1 điểm) Câu 2:Cảm nghĩ của em về bài thơ “Bánh trôi nước” (6 điểm)
  19. ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM : (3 điểm) 1A 2B 3C 4D 5D 6C 7B 8A 9A 10A 11B 12C II. TỰ LUẬN: (7 điểm ) Câu 1: Học sinh chép đúng, đủ bài thơ (1 điểm) Câu 2: Học sinh Nêu được những ý chính sau: Bài thơ vưa có tính chất tả thực vừa có ý nghĩa tượng trưng: - Ca ngợi vẽ đẹp hình thể và phẩm chất cao quý của người phụ nữ. - Thân phận lênh đênh, chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
  20. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ MÔN NGỮ VĂN 7 Phần trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. “Tôi yêu Sài Gòn da diết Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở.” (Sài Gòn tôi yêu, Ngữ văn 7, tập 1) 1. Tác giả của đoạn văn trên là ai? A. Minh Hương B. Vũ Bằng C. Thạch Lam D. Xuân Quỳnh 2. Đoạn văn trên được viết chủ yếu theo phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Biểu cảm 3. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì? A. Miêu tả những vẻ đẹp riêng của thành phố Sài Gòn B. Bộc lộ tình yêu sâu sắc của tác giả với Sài Gòn C. Bình luận về những vẻ đẹp riêng của vùng đất Sài Gòn D. Giới thiệu những nét riêng về thiên nhiên khí hậu của Sài Gòn 4. Cụm từ chỉ thời gian nào không được nhắc đến trong đoạn văn trên? A. Sáng tinh sương B. Buổi chiều C. Đêm khuya D. Giữa trưa 5. Từ nào sau đây không phải là từ láy? A. da diết B. dập dìu C. thưa thớt D. phố phường 6. Trong đoạn văn trên, ý nào sau đây không phải là nét riêng của thiên nhiên và cuộc sống Sài Gòn ? A. Nhiều hiện tượng thời tiết cùng có trong ngày B. Thời tiết có sự thay đổi đột ngột, nhanh chóng C. Bốn mùa trong năm đều có vẻ đẹp riêng, hấp dẫn và quyến rũ D. Nhịp điệu sống đa dạng trong những thời điểm khác nhau 7. Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng đại từ xưng hô ở ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ hai B. Ngôi thứ ba C. Ngôi thứ nhất số ít D. Ngôi thứ 2 số nhiều 8. Từ cây mưa được dùng với phép tu từ gì? A. Ẩn dụ B. Nhân hoá C. Hoán dụ D. So sánh 9. Từ nào trái nghĩa với từ thưa thớt trong đoạn văn trên? A. vắng vẻ B. vui vẻ C. đông đúc D. đầy đủ 10. Trong đoạn trích, tác giả đã trình bày nội dung bằng cách nào? A. Miêu tả để bày tỏ cảm xúc B. Bày tỏ cảm xúc trực tiếp C. Kể chuyện để bày tỏ cảm xúc D. Nghị luận để bày tỏ cảm xúc 11. Câu văn : “Tôi yêu Sài Gòn da diết Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh” Sử dụng phép liệt kê đúng hay sai ? A. Đúng B. Sai 12. Câu văn : “Tôi yêu Sài Gòn da diết Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh” Sử dụng kiểu điệp ngữ: A. Vòng B. Cách quãng C. Nối tiếp D. Đáp án khác Phần tự luận (7 điểm) 1. ( 1 điểm): Nêu nhận xét ngắn gọn về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh). 2. ( 6 điểm): Cảm nghĩ của em về tình yêu quê hương, đất nước, con người trong một số bài ca dao, dân ca đã học.
  21. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 7, HỌC KÌ I Trắc nghiệm (2,5 điểm, mỗi câu trả lời đúng được 0, 25 điểm): 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 A D B D D C C A C B A B Tự luận (7,5 điểm): 11. (2 điểm): Nêu được nhận xét về: + Giá trị nội dung: bộc lộ tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước, phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ. (1 điểm) + Giá trị nghệ thuật: Hình ảnh thiên nhiên đẹp, có màu sắc cổ điển mà thật bình dị, tự nhiên. (1 điểm) 12. (5, 5 điểm): - Biết viết đúng kiểu bài văn biểu cảm. (1, 5 điểm) - Trình bày được những cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về tình yêu quê hương, đất nước, con người được thể hiện trong một số bài ca dao, dân ca đã học. (3 điểm) - Diễn đạt có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả. (1 ®iÓm)
  22. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ MÔN NGỮ VĂN 7 Phần trắc nghiệm: Chọn ý đúng nhất trong từng câu sau: 1. Cụm từ nào sau đây không phải là thành ngữ? A. Lên thác xuống ghềnh. B. Nước non lận đận. C. Mưa to gió lớn D. Rán sành ra mỡ. 2. Bài thơ Sông Núi Nước Nam ra đời trong cuộc kháng chiến nào? A. Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. B. Trần Quang Khải chống giặc Mông – Nguyên ở bến Chương Dương. C. Lý Thường Kiệt chống quân Tống trên Sông Như Nguyệt. D. Quang Trung đại phá Quân Thanh. 3. Nguyễn Trãi sống ở thời đại nào? A. Nhà Lí. B. Nhà Trần. C. Nhà Hậu Lê. D. Nhà Nguyễn. 4. Bài Thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan thể hiện tâm trạng gì? A. Mê say trước vẻ đẹp của thiên nhiên. B. Đau xót ngậm ngùi trước cảnh đổi thay của đất nước. C. Buồn thương da diết khi phải sống cảnh cô đơn. D. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về qúa khứ của đất nước. 5. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có thể bỏ quan hệ từ? A. Nhà tôi vừa mới mua một cái tủ bằng gỗ rất đẹp. B. Hãy vươn lên bằng chính sức của mình. C. Nó thường đi học bằng xe đạp. D. Linh cao bằng khoa. 6. Trong các từ sau, từ nào có yếu tố tiền không cùng nghĩa với các yếu tố tiền còn lại? A. Tiền tuyến B. Tiền bạc. C. Cửa tiền. D. Mặt tiền. 7. Ai là dịch giả của tác phẩm chinh phụ ngâm khúc? A. Hồ Xuân Hương. B. Đoàn Thị Điểm. C. Bà Huyện Thanh Quan. D. Đặng Trần Côn. 8. Bài thơ Xa ngắm thác núi Lư của tác giả nào? A. Trương kế B. Hạ Tri Chương. C. Đặng Trần Côn. D. Lý Bạch. 9. Dòng nào dịch nghĩa của câu thơ “ Hương âm vô cải, mấn mao tồi”? A. Rời nhà từ lúc còn trẻ, già mới quay về. B. Giọng quê không đổi nhưng tóc mai đã rụng. C. Trẻ con gặp mặt không quen biết. D. Cười hỏi : Khách ở nơi nào đến. 10.Nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của 2 bài thơ:Cảnh khuya – Rằm tháng giêng là: A. Cảnh vật vừa có màu sắc cổ điển vừa toát lên sức sống của thời đại. B. Tâm hồn thi sĩ kết hợp thật đẹp với phẩm chất chiến sĩ trong con người Hồ Chí Minh. C. Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật có giá trị biểu cảm cao. D. Cả 3 ý trên. 11.Xác định vai trò của thành ngữ trong câu: “ Mẹ đã một nắng hai sương vì chúng con”? A. Chủ ngữ. B. Vị ngữ. C. Bổ ngữ. D. Trạng ngữ. 12.Trong bài thơ sau, Bác Hồ đã dùng lối chơi chữ nào? Cảm ơn bà biếu gói cam, Nhận thì không đúng, từ làm sau đây? Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai? A. Dùng từ đồng âm. B. Dùng lối nói lái. C. Dùng lối nói trại âm. D. Dùng cách điệp âm Phần tự luận (7 điểm) 1.Viết lại 4 câu đầu bài thơ “ Sau phút chia ly” của Đặng Trần Côn.(1 điểm) 2. Đề: Cảm nghĩ về hình ảnh người bà và tình bà cháu trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh.
  23. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 7- NĂM HỌC 2007-2008 I. Trắc nghiệm: 4 điểm 1.b 2.c 3.c 4.d 5.a 6.b 7.b 8.d 9.b 10.d 11.b 12.a 13.- Viết đúng 4 câu đầu bài thơ (1 điềm) - Sai 3 lỗi trở lên trừ 0,5 điểm - Sai, thiếu 1 câu trừ 0,25 điểm II. Tự luận: 6 điểm A. Yêu cầu: I/ Nội dung: - Nêu được cảm nghĩ về hình ảnh người bà và tình bà cháu từ các nội dung cụ thể của bài thơ. - Từ đó thể hiện cảm xúc của bản thân với người bà, với quê hương, đất nước. II/ Hình thức: - Đúng thể loại. cảm nghĩ được thể hiện hợp lý,có sức thuyết phục, bố cục rõ ràng,cân đối mạch lạc. - Diễn đạt rõ ý, không mắc các lỗi thông thường. III/ Các ý chính: - Hình ảnh người bà giàu tình thương mến, chắt chiu tần tảo, hết lòng vì cháu. - Tình cảm của cháu yêu thương, kính trọng, biết ơn bà. - Từ đó, mở rộng đến tình yêu, niềm tin với cuộc đời, với quê hương, đất nước. (Nếu học sinh có những cảm nghĩ khác nhưng hợp lí thì người chấm cân nhắc cho điểm). B. Biểu điểm: Điểm 5-6: Bài viết hoàn chỉnh,đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức ở đáp án. Điểm 4 : Bài viết đảm bảo được các yêu cầu về nội dung và hình thức nhưng ở mức độ thấp hơn. Điểm 3 : Bài viết đạt yêu cầu nhưng diễn đạt chưa tốt, chưa mạch lạc. Điểm 2 : Bài viết sơ sài, chưa nắm vững cách làm bài, văn viết lủng củng. Điểm 1 : Không nắm vững yêu cầu đề và phương pháp làm bài dẫn đến không thể hiện được nội dung. Điểm 0 : Lạc đề, bỏ giấy trắng.
  24. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ MÔN NGỮ VĂN 7 Phần trắc nghiệm: Đọc kĩ đoạn văn sau, khoanh tròn vào câu em cho là đúng nhất: “Mẹ tôi, giọng khản đặc từ trong màn nói vọng ra : - Thôi , hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi . Vừa nghe thấy thế, em tôi bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi . Cặp mắt đen của em lúc này buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều .” Câu 1 : Đoạn văn trên trích từ văn bản nào ? A Cổng trường mở ra. B Cuộc chia tay của những con búp bê. C Mẹ tôi D Sông núi nước Nam Câu 2 : Đoạn văn trên có mấy từ láy ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 3 : Đoạn văn trên thuộc kiểu văn bản ? A. Tự sự. B. Nghị luận. C. Biểu cảm. D. Nhật dụng. Câu 4 : Bài thơ : “Hồi hương ngẫu thư” của tác giả nào ? A. Đặng Trần Côn B. Hạ Tri Chương C. Trương Kế D. Bạch Cư Dị Câu 5 : Tâm trạng của tác giả trong bài thơ : “ Hồi hương ngẫu thư”là : A. Xót thương trước cảnh quê hương có nhiều thay đổi. B. Ngậm ngùi, hẫng hụt khi trở thành khách lạ giữa quê hương . C. Vui mừng khi về quê . D. Luyến tiếc khi phải rời xa chốn kinh thành . Câu 6 : Trong các bài thơ sau , bài thơ nào được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta ? A. Tĩnh dạ tứ. B. Hồi hương ngẫu thư C. Vọng lư sơn bộc bố D. Nam quốc sơn hà Câu 7 : Dòng nào sau đây nêu đúng nội dung của bài thơ: “Nam quốc sơn hà” ? A. Khẳng định đất nước có chủ quyền . B. Khẳng định đất nước có nền văn hiến lâu đời C. Khẳng định đất nước Việt Nam là nước có chủ quyền và không một kẻ thù nào xâm phạm được . D. Khẳng định quyền độc lập của dân tộc . Câu 8 : Thành ngữ nào sau đây có nghĩa là ý tưởng viển vông , thiếu thực tế, thiếu tính khả thi ? A. Đeo nhạc cho mèo . B. Thầy bói xem voi. C. Đẽo cày giữa đường . D. Ếch ngồi đáy giếng . Câu 9 : Vai trò của yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm đó là : A. Kể chuyện . B. Miêu tả . C. Nhằm khêu gợi cảm xúc D. Làm cho câu chuyện phát triển . Câu 10 Bài thơ : “Nguyên tiêu” được viết theo thể thơ nào ? A. Ngũ ngôn. B. Thất ngôn bát cú Đường luật C. Thất ngôn tứ tuyệt D. Lục bát. 11. Nội dung chính của đoạn trích Sau phút chia li là : A. Diễn tả nỗi sầu chia li của chinh phụ sau lúc tiễn chồng ra trận. B. Miêu tả tư thế hờ hững của chinh phu khi lên đường. C. Diễn tả tình cảm thủy chung son sắt của chinh phụ đối với chinh phu. D. Miêu tả cảnh lưu luyến giữa khách chinh phu và người chinh phụ. 12. Chọn cặp quan hệ từ thích hợp cho câu sau: còn một tên xâm lược trên đất nước ta ta còn phải chiến đấu quét sạch. A. Hễ thì B. Không những mà C. Sở dĩ là vì D. Giá như thì Phần tự luận (7 đ) Câu 1. Cảm nghĩ của em về ngôi trường . Câu 2. Chép lại bản dịch thơ : Nam quốc sơn hà.
  25. ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM Phần 1 :Trắc nghiệm (5,0 điểm ) - Mỗi câu đúng 0,5 điểm . Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Ph.án đúng B B D B B D C A C C D A Phần 2 :Tự luận (5,0 điểm ) Bài làm cần đạt được những nội dung như sau : a) Mở bài : - Nêu cảm nghĩ chung về ngôi trường . b) Thân bài - Miêu tả khái quát ngôi trường . - Ngôi trường – nơi giáo dục thế hệ trẻ thành người, nơi chắp cánh ước mơ cho học sinh. - Ngôi trường gắn liền với hình ảnh những người Thầy, Cô hết lòng yêu thương, tận tuỵ với học sinh . - Ngôi trường gắn liền với những kỉ niệm thân thương của tuổi học trò như : tình thầy, cô ; tình bạn bè . c) Kết bài : - Khẳng định lại cảm nghĩ đã nêu * Thang điểm cụ thể : + Điểm 5 : Văn viết tốt , diễn đạt tốt , trôi chảy , có hình ảnh . Sai không quá một lỗi chính tả khó , giải quyết tốt yêu cầu đề ra . + Điểm 3,4 : Văn viết khá , diễn đạt khá, có hình ảnh, sai không quá 3 lỗi chính tả . 0 + Điểm 2,3: Văn viết thường, giải quyết được 500 yêu cầu đề ra . + Điểm 1 : Bài viết sơ sài , lạc đề + Điểm 0 : Viết một vài câu lung tung hoặc bỏ giấy trắng .
  26. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ MÔN NGỮ VĂN 7 Phần trắc nghiệm: Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái trước câu trả lợi đúng nhất. 1. Tâm trạng của người con gái được thể hiện trong bài ca dao “ Chiều chiều ra đứng ” là tâm trạng gì? A. Thương người mẹ đã mất. B. Nhớ về thời con gái đã qua. C. Nỗi buồn nhớ mẹ nhớ cha. D. Nỗi buồn khổ cho tình cảnh hiện tại. 2. Những biện pháp nghệ thuật nào đã góp phần khắc hoạ thân phận của người nông dân trong bài ca dao” Nước non lận đận ” ? A. Nghệ thuật so sánh. B. Nghệ thuật ẩn dụ, đối lập. C. Sử dụng câu hỏi tu từ. D. Ý B và C đúng. 3. Văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê là sáng tác của tác giả nào? A. Khánh Hoài B. Lí Lan C. EtmônđơAmixi D. Vũ Bằng 4. Nhân vật chính trong “Cuộc chia tay của nhưng con búp bê” là ai? A. Người mẹ B. Cô giáo C. Hai anh em D. Những con búp bê 5. Bài thơ Qua Đèo Ngang được viết theo phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự B. Biểu cảm C. Nghị luận D. Miêu tả 6. Câu thơ nào dưới đây thể hiện tình quê hương của nhà thơ Hạ Tri Chương? A. Trẻ đi, già ở lại nhà B. Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu C. Gặp nhau mà chẳng biết nhau D. Trẻ cười hỏi:”Khách từ đâu đến làng?” 7. Nhận xét:”Bài thơ đã thể hiện tình cảm nhân ái, vị thacao cả” đúng cho tác phẩm nào? A. Xa ngắm thác núi lư B. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh C. Ngẫu nhiên viêt nhân buỏi mới về quê D. Bài ca nhà tranh bị gió thu phá 8. Từ Đèo Ngang thuộc loại từ ghép nào? A. Từ ghép đẳng lập B. Từ ghép chính phụ 9. Trong câu”Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ” có bao nhiêu từ láy? A. 1 từ B. 2 từ C. 4 từ D. 5 từ 10. Dòng nào ghi đúng các bước tạo lập văn bản? A. Định hướng , xây dựng bố cục B. Xây dựng bố cục, diễn đạt C. Xây dựng bố cục, định hướng ,kiểm tra D. Định hướng, xây dựng bố cục , diễn đạt, kiểm tra 11. Biện pháp nghệ thuật đắc sắc trên trong "Sau phút chia ly" nhấn mạnh hình ảnh nào? A. Hình ảnh Chinh phụ B. Hình ảnh người chinh phụ C. Nỗi sầu chia ly D. Cảnh bãi dâu 12. Hình ảnh Bánh trôi nước trong bài thơ của Hồ Xuân Hương có ý nghiã gì? A. Chỉ vẻ đẹp và số phận người phụ nữ. B. Chỉ món ăn ngon C. Chỉ tâm hồn cô gái D. Tả hình dáng cô gái Phần tự luận (7 đ) 1. Viết một đoạn văn ngắn từ 3đến 5 câu về tình cảm gia đình, trong đó có sử dụng 1 từ láy, 1từ ghép - gạch chân dưới các từ đó. 2. Cảm nghĩ về cô giáo em.
  27. ĐÁP ÁN I Trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp C D A C B B D B A D C A án II Tự luận : Câu 1: Viêt đủ số câu ;đúng chủ đề Có vận dụng các từ phù hợp Sai mỗi từ trừ 0.25 điểm Câu 2: HS xác định đúng kiểu bài , đúng đối tượng . Bài viết hàm súc ,diễn cảm ,mạch cảm xúc trôi chảy . Có sử dụng yếu tố miêu tả ,tự sự hợp lý .Bố cục rõ ràng mạch lạc . Thang điểm : Điểm 4 : Bố cục rõ ,lời văn giàu cảm xúc,không mắc lỗi chính tả . Điểm 2_3 :Bố cục rõ ,lời văn có sáng tạo ,mắc một số lỗi chính tả . Điểm 1: Các trường hợp còn lại .
  28. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ MÔN NGỮ VĂN 7 Phần trắc nghiệm: Đọc kĩ đoạn văn sau, khoanh tròn vào câu em cho là đúng nhất: “Mẹ tôi, giọng khản đặc từ trong màn nói vọng ra : - Thôi , hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi . Vừa nghe thấy thế, em tôi bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi . Cặp mắt đen của em lúc này buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều .” Câu 1 :Đoạn văn trên trích từ văn bản nào ? A. Cổng trường mở ra. B. Cuộc chia tay của những con búp bê. C. Mẹ tôi D. Sông núi nước Nam Câu 2 :Đoạn văn trên có mấy từ láy ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 3 : Đoạn văn trên thuộc kiểu văn bản ? A. Tự sự. B. Nghị luận C. Biểu cảm. D. Nhật dụng. Câu 4 : Bài thơ : “Hồi hương ngẫu thư” của tác giả nào ? A. Đặng Trần Côn B. Hạ Tri Chương C. Trương Kế D. Bạch Cư Dị Câu 5 : Tâm trạng của tác giả trong bài thơ : “ Hồi hương ngẫu thư”là : A. Xót thương trước cảnh quê hương có nhiều thay đổi. B. Ngậm ngùi, hẫng hụt khi trở thành khách lạ giữa quê hương . C. Vui mừng khi về quê . D. Luyến tiếc khi phải rời xa chốn kinh thành . Câu 6 : Trong các bài thơ sau , bài thơ nào được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta ? A. Tĩnh dạ tứ. B. Hồi hương ngẫu thư . C. Vọng lư sơn bộc bố D. Nam quốc sơn hà Câu 7 : Dòng nào sau đây nêu đúng nội dung của bài thơ: “Nam quốc sơn hà” ? A. Khẳng định đất nước có nền văn hiến lâu đời B. Khẳng định đất nước Việt Nam là nước có chủ quyền và không một kẻ thù nào xâm phạm được . C. Khẳng định quyền độc lập của dân tộc . D. Khẳng định đất nước có chủ quyền . Câu 8 : Thành ngữ nào sau đây có nghĩa là ý tưởng viển vông , thiếu thực tế, thiếu tính khả thi ? A. Đeo nhạc cho mèo . B. Thầy bói xem voi. C. Đẽo cày giữa đường . D. Ếch ngồi đáy giếng . Câu 9 : Vai trò của yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm đó là : A. Kể chuyện . B. Miêu tả . C. Nhằm khêu gợi cảm xúc . D. Làm cho câu chuyện phát triển . Câu 10 : Bài thơ : “Nguyên tiêu” được viết theo thể thơ nào ? A. Ngũ ngôn. B. Thất ngôn bát cú Đường luật . C. Thất ngôn tứ tuyệt . D. Lục bát. Câu 11 : Trong câu văn sau mắc lỗi gì trong dùng quan hệ từ "Nó không những giỏi về môn toán, không những giỏi về môn văn"? A. Thiếu quan hệ từ B. Thừa quan hệ từ C. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết. D. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa. Câu 12 : 35. Quan hệ từ "hơn" trong câu sau biểu thị ý nghĩa quan hệ : "Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai" A. Sở hữu B. So sánh C. Nhân quả D. Điều kiện Phần tự luận (7 đ) Cảm nghĩ của em về ngôi trường .
  29. ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM Phần 1 :Trắc nghiệm (5,0 điểm ) - Mỗi câu đúng 0,5 điểm . Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Ph.án B B D B B D C A C C C B Phần 2 :Tự luận (5,0 điểm ) Bài làm cần đạt được những nội dung như sau : d) Mở bài : - Nêu cảm nghĩ chung về ngôi trường . e) Thân bài - Miêu tả khái quát ngôi trường . - Ngôi trường – nơi giáo dục thế hệ trẻ thành người, nơi chắp cánh ước mơ cho học sinh. - Ngôi trường gắn liền với hình ảnh những người Thầy, Cô hết lòng yêu thương, tận tuỵ với học sinh . - Ngôi trường gắn liền với những kỉ niệm thân thương của tuổi học trò như : tình thầy, cô ; tình bạn bè . f) Kết bài : - Khẳng định lại cảm nghĩ đã nêu * Thang điểm cụ thể : + Điểm 5 : Văn viết tốt , diễn đạt tốt , trôi chảy , có hình ảnh . Sai không quá một lỗi chính tả khó , giải quyết tốt yêu cầu đề ra . + Điểm 3,4 : Văn viết khá , diễn đạt khá, có hình ảnh, sai không quá 3 lỗi chính tả . 0 + Điểm 2,3: Văn viết thường, giải quyết được 500 yêu cầu đề ra . + Điểm 1 : Bài viết sơ sài , lạc đề + Điểm 0 : Viết một vài câu lung tung hoặc bỏ giấy trắng .
  30. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ MÔN NGỮ VĂN 7 Phần trắc nghiệm: Câu 1 : Theo em tại sao người mẹ trong văn bản “Cổng trường mở ra”lại không ngủ được ? A. Vì người mẹ lo lắng đứa con còn quá nhỏ, không biết đi học được không. B. Vì người mẹ chưa chuẩn bị chu đáo cho con trước ngày khai trường C. Vì người mẹ nhớ đến buổi khai trường đầu tiên rất sâu đậm, rất ấn tượng D. Vì người mẹ chưa được đến trường lần nào Câu 2 : Theo em điều gì đã khiến En-ri- cô trong văn bản “Mẹ tôi ”xúc động vô cùng khi đọc thư của bố: A. Vì En-ri- cô rất sợ bố B. Vì bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En- ri- cô bằng những lời nói chân tình và sâu sắc C. Vì bố En-ri-cô là một người cha rất nghiêm khắc D. Vì En-ri- cô rất thương bố Câu 3 : Văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”thuộc kiểu văn bản nào ? A. Hành chính B. Nhật dụng C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 4: Nhân vật chính trong truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê”là ai ? A. Nhân vật Thành B. Nhân vật Thuỷ C. Hai con búp bê Em Nhỏ và Vệ Sĩ D. Nhân vật Thành và Thuỷ Câu 5 : Trong đoạn thơ “Bài ca Côn Sơn” từ “Ta”được lặp đi lặp lại mấy lân ? A. 4 lần B. 5 lần C. 6 Lần D. 7 lần Câu 6: Câu thơ “Trong gềnh thông mọc như nêm”trong đoạn thơ “Bài ca Côn Sơn”đã sử dụng biện pháp ngệ thuật gì ? A. So sánh B. Ẩn dụ C. Đối ngữ D. Nhân hoá Câu 7: Ai là nhà thơ được thi sĩ Xuân Diệu gọi là “ Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam” ? A. Nguyễn Trãi B. Nguyễn Khuyến C. Nguyễn Bính D. Nguyễn Du Câu 8: Trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà”tình bạn chân thành, thắm thiết của Nguyễn Khuyến được thể hiện trong câu thơ ? A. Đã bấy lâu nay, bác tới nhà. B. Đầu trò tiếpkhách, trầu không có. C. Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. D. Bác đến chơi đây , ta với ta. Câu 9: Trong các dòng sau, dòng nào sử dụng quan hệ từ ? A. Trẻ thời đi vắng B. Chợ thời xa C. Mướp đương hoa D. Ta với ta Câu 10: Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “cả” trong câu “Ao sâu nước cả, khôn chài cá” ? A. To B. Lớn C. Tràn trê D. Dồi dào Câu 11: Cụm từ " Ta với ta" trong bài "Qua đèo ngang" chỉ điều gì? A. Tác giả với đèo ngang B. Tác giả đối diện với chính mình C. Tác giả với cảnh vật D. Tác giả với bạn Câu 12: Cụm từ " Ta với ta"trong câu thơ "Một mẩnh tình riêng ta với ta" gợi tâm trạng gì của bà Huyện Thanh Quan? A. Mừng khi đến đèo ngang B. Buồn xao xuyến C. Buồn cơ đơn, nhớ nhà, nhớ quê D. Nhớ nhà, nhớ người thân Phần tự luận (7 đ) Câu 1 : Chép lại bài thơ “ Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương , nêu nội dung của bài thơ ? Câu 2 : Cảm xúc về một người thân trong gia đình .
  31. ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM Phần 1 : Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Ph.án đúng C B C D B A B D D C B C Phần 2 : ( 6 điểm ) Câu 1 : Chép đúng chính xác không sai lỗi chính tả ( Sai một lỗi trừ 0,25 đ) Nêu đúng nội dung ( Theo ghi nhớ SGK ) Câu 2 :Viết đúng kiểu bài văn biểu cảm. -Nội dung phải thể hiện được tình cảm của mình đối với người thân trong gia đình ( ông, bà, cha, mẹ, anh, em ). -Bố cục phải đảm bảo 3 phần + Mở bài: Giới thiệu về người thân trong gia đình. + Thân bài: Trình bày những cảm xúc của em về người thân . + Kết bài: Cảm nghĩ của em về người thân . - Dùng từ, đặt câu, dựng đoạn tốt. - Trình bày sạch sẽ, chữ đẹp, ít mắc lỗi chính tả . * Biểu điểm: - Điểm 4: Làm tốt các yêu cầu trên - Điểm 3: Các yêu cầu trên đạt mức khá nhưng đúng kiểu bài và ít nhất phải có 1 đoạn văn hay. - Điểm 2: Bài làm đạt mức trung bình, mắc không quá 8 lỗi diễn đạt . - Điểm 1: Bài làm còn sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 0: Bài làm lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.
  32. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ MÔN NGỮ VĂN 7 Phần trắc nghiệm: Câu 1. Bài thơ " Cảnh Khuya" được viết vào năm nào? A. 1947 B. 1949 C. 1948 D. 1946 Câu 2. Trong bài thơ "Qua Đèo Ngang" cảnh Đèo Ngang trong 2 câu thơ đầu được miêu tả như thế nào? A. Um tùm, rậm rạp B. Phong phú, đầy sức sống C. Tươi tắn,sinh động D. Hoang vắng, thê lương Câu 3. Bài thơ "Bài thơ nhà tranh bị gió thu phá" của tác giả nào? A. Đỗ Phủ B. Nguyễn Trãi C. Lý Bạch D. Nguy ễn Trãi Câu 4. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: " Nó. . . . . . . . . . . . . . . tử tế với mọi người xung quanh nên ai cũng mến nó." A. Đối đãi B. Đối xử Câu 5. Thế nào là quan hệ từ? A. Từ chỉ các ý nghĩa quan hệ giữa các thành phần câu và giữa câu với câu. B. Từ chỉ người và vật C. Từ chỉ hoạt động , tính chất của người và vật. D. Từ mang ý nghĩa tình thái Câu 6. Lối chơi chữ nào được sử dụng trong câu ca dao sau? " Con cá đối bỏ trong cối đá Con mèo cái nằm trên mái kèo Trách cha mẹ em nghèo , anh nỡ phụ duyên em " A. Nói lái B. Từ đồng âm C. Trại âm D. Từ đồng nghĩa Câu 7. Từ "hơn" trong câu" Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai" biểu thị ý nghĩa quan hệ gì? A. So sánh B. Nhân quả C. Sở hữu D. Điều kiện Câu 8. Cặp từ trái nghĩa nào sau đây không gần nghĩa với cặp từ" im lặng- ồn ào" A. Đông đúc- thưa thớt B. Vắng lặng- ồn ào C. Tĩnh mịch- huyên náo D. Lặng lẽ-ầm ĩ Câu 9. Bài thơ " Sông núi nước Nam" thể hiện tình cảm, thái độ gì của người viết? A. Tự hào về Đất nước B. Tư tưởng vào tương lai C. Ngợi ca truyền thống anh hùng D. Tự hào về chủ quyền và ý chí quyết chiến thắng Câu 10. Bài "Thiên trường văn vọng" Trần Nhân Tông miêu tả cảnh vật như thế nào? A. Huyền ảo và thanh bình B. Rực rỡ và diễm lệ C. U ám và buồn bã D. Hùng vĩ và tươi tắn Câu 11. Trong bài "Sau phút chia ly" Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào? A. Hoán dụ B. Điệp từ ngữ C. So sánh D. Nhân hoá Câu 12. Biện pháp nghệ thuật đắc sắc trên trong "Sau phút chia ly" nhấn mạnh hình ảnh nào? A. Hình ảnh Chinh phụ B. Hình ảnh người chinh phụ C. Nỗi sầu chia ly D. Cảnh bãi dâu Phần tự luận (7 đ) Câu 1/ Chép nguyên văn bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương. Nêu nội dung bài thơ ? (2đ) Câu 2/ Cảm nghĩ của em khi đi qua một cánh đồng lúa chín sắp đến mùa thu hoạch. (4đ)
  33. ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM * Đáp án: I/ Trắc nghiệm: (4đ) Tất cả là đáp án A. Mỗi câu trả lời đúng là 0.5 đ. II/ Tự luận: (6đ) Câu 1: (2đ) Yêu cầu : Học sinh chép nguyên văn bài thơ trong SGK NV 7 tập 1 trang 94.(1đ) Nêu đúng nội dung trong phần ghi nhớ SGK trang 95 (1đ). Câu 2: (4đ) Cần đạt: - Kỹ năng: viết bài văn biểu cảm về sự vật. - Nội dung: thể hiện rõ 2 ý lớn sau: . Cảnh cánh đồng lúa chín có gì đặc sắc? . Cảnh sắc ấy đã gợi cho em cảm nghĩ gì? Biểu điểm: Điểm 4: Bài làm trôi chảy, mạch lạc có sử dụng các yếu tố miêu tả biểu cảm, đảm bảo tốt các yêu cầu trên, trình bày rõ dẹp, Điểm 3: Có sử dụng các yếu tố miêu tả biểu cảm đ ảm b ảo t ư ơng đ ối các yêu cầu trêm, sai không quá 5 lỗi chính tả và diễm đạt. Điểm 2: Bài làm ở mức trung bình đúng kiểu bài, sai không quá 10 lỗi chính tả và diễn đạt. Điểm 1: Bài viết còn nhiều thiếu sót chưa hoàn chỉnh. Điểm 0: Lạc đề bỏ giấy trắng.
  34. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ MÔN NGỮ VĂN 7 Phần trắc nghiệm: Đọc kỹ bài thơ sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng. QUA ĐÈO NGANG Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà. Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. Lom khom dưới núi, tiều vài chú. Lác đác bên sông, chợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc. Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia. Dừng chân đứng lại, trời, non, nước. Một mảnh tình riêng, ta với ta. Câu 1 : Bài thơ của tác giả nào? A. Lý Thường Kiệt B. Bà Huyện Thanh Quan C. Hồ Xuân Hương D. Lý Lan Câu 2 : Bài thơ dùng phương thưc biểu đạt nào? A. Biểu cảm B. Tự sự C. Miêu tả D. Nghị luận Câu 3 : Cảnh Đèo Ngang được miêu tả trong thời điểm nào ? A. Xế chiều B. Xế trưa C. Đêm khuya D. Ban mai Câu 4 : Hai câu : “ Lom khom dưới núi, tiều vài chú Lác đác bên sông, chợ mấy nhà ” đã sử dụng nghệ thuật nào ? A. So sánh B. Điệp ngữ C. Đảo ngữ D. Nhân hóa Câu 5 : Tâm trạng của tác giả thể hiện trong bài thơ là tâm trạng như thế nào? A. Yêu say trước vẻ đẹp của thiên nhiên B. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ của đất nước C. Đau xót ngậm ngùi trước sự đổi thay của quê hương D. Buồn thương da diết khi phải sống trong cảnh ngộ cô đơn Câu 6 : Từ "lom khom" là từ: A. Láy B. Ghép C. Hán Việt D. Vừa ghép vừa láy Câu 7 : Từ “ ta” thứ hai trong câu thơ ‘‘Một mảnh tình riêng, ta với ta’’ là: A. Đại từ xưng hô ngôi thứ nhất B. Đại từ xưng hô ngôi thứ hai C. Đại từ xưng hô ngôi thứ ba D. Không phải là đại từ Câu 8 : Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào ? A. Ngũ ngôn tứ tuyệt B. Thất ngôn tứ tuyệt C. Song thất lục bát D. Thất ngôn bát cú Câu 9 : Bài thơ "Qua đèo ngang" thể hiện nội dung gì? A. Cảnh đèo ngang C. Tiếng chim kêu ở đèo ngang B. Cuộc sống đèo ngang D. Cảnh đèo ngang và tâm trạng tác giả Câu 10 : "Lom khom dưới núi tiều vào chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà" Trong hai câu thơ trên tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật đắc sắc nào? A. Nhân hoá B. Điệp từ C. Đảo ngữ D. Ẩn dụ Câu 11 : Biện pháp nghệ thuật trong 2 câu thơ trên có tác dụng: A. Miêu tả tâm trang. B. Miêu tả nỗi nhớ C. Miêu tả cảnh đèo ngang D. Kể lại cảnh đèo ngang. Câu 12 : Các từ "Lom khom" "Lác đác" trong hai câu thơ trên thuộc từ loại nào? A. Từ đơn B. Từ ghép chinh phụ C. Từ ghép D. Từ láy Phần tự luận (7 đ) Bài 1 : a. Chép phần phiên âm bài thơ : Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt. b. Hãy cho biết nội dung biểu cảm của bài thơ Bài 2 : Cảm xúc về một người mẹ của em
  35. ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM Phần 1 : ( 4 điểm ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Ph.án B A A C B A A B D C C D Phần 2 : ( 6 điểm ) Bài 1 : a Chép đúng bài thơ SGK b Thái độ mỉa mai căm thù giặc bằng câu hỏi vừa ngạc nhiên vừa căm giận Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm và từ đó biểu hiện ý chí chúng bay sẽ bị đánh tơi bời. Bài 2 : Viết đúng kiểu bài văn biểu cảm. - Nội dung phải thể hiện được tình cảm của mình đối với người mẹ yêu quí của mình. -Bố cục phải đảm bảo 3 phần + Mở bài: Giới thiệu về người mẹ. + Thân bài: Trình bày những cảm xúc của em về mẹ . + Kết bài: Cảm nghĩ của em về người mẹ. -Dùng từ, đặt câu, dựng đoạn tốt. -Trình bày sạch sẽ, chữ đẹp, ít mắc lỗi chính tả . * Biểu điểm: -Điểm 4: Làm tốt các yêu cầu trên -Điểm 3: Các yêu cầu trên đạt mức khá nhưng đúng kiểu bài văn tự sự và ít nhất phải có 1 đoạn văn hay. -Điểm 2: Bài làm đạt mức trung bình, mắc không quá 8 lỗi diễn đạt . -Điểm 1: Bài làm còn sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt. -Điểm 0: Bài làm lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.
  36. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ MÔN NGỮ VĂN 7 Phần trắc nghiệm: 1. Nội dung chính của truyện Cuộc chia tay của những con búp bê là gì ? A. Tình cảm và tấm lòng vị tha,nhân hậu,trong sáng và cao đẹp của hai em bé. B. Trách nhiệm của gia đình với con cái. C. Một cuộc chia tay đầy đau xot. D. Tình cảm thầy trò 2. Lời những bài ca dao-dân ca trong bài “Những câu hát về tính cảm gia đình” là tiếng nói của ai? A. Mẹ nói với con. B. Con nói với mẹ C. Anh nói với em D. Cả gia đình nói với nhau 3. Tác giả của bài thơ “Bạn đến chơi nhà” là ai? A. Lý Bạch B. Lí Thường Kiệt C. Nguyễn Trãi D. Nguyễn Khuyến 4. Bài thơ “Sông núi nước Nam” được xem là tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, vậy nội dung tuyên ngôn độc lập ở đây là gì? A. Lời tuyên bố về chủ quyền của nước ta B. Lời tuyên bố về độc lập của nước ta C. Lời tuyên bố về tự do của nước ta D. Lời tuyên bố kết thúc chiến tranh 5. Nội dung nào quyết định giá trị bài thơ “Bánh trôi nước”? A. Miêu tả “Bánh trôi nước” B. Phản ánh thân phận và phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội cũ C. Lên án cuộc chiến tranh phi nghĩa đã chia cắt hạnh phúc lứa đôi. D. Phản ánh hiện thực chia li phũ phàng. 6. Bài thơ “ Qua Đèo Ngang” thuộc thể thơ nào? A. Song thất lục bát B. Thất ngôn bát cú C. Lục bát D. Ngũ ngôn 7. Trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” tác giả gọi bạn là “bác”, cách xưng hô này có ý nghĩa gì? A. Bền chặt, thân thiết, thủy chung. B. Tỏ niềm chờ đợi bạn đến chơi đã lâu C. Thân tình, gần gũi, tôn trọng tình cảm bạn bè. D. Hồ hởi, vui vẻ, thỏa lòng. 8. Biện pháp nghệ thuật nào được dùng trong hai câu thơ : Mấy ổ lợn con rày lớn bé Vài gian nếp cái ngập nông sâu ? (Nguyễn Khuyến) A. Chơi chữ B. Nhân hóa C. So sánh D. Hoán dụ 9 . Trong bài "Tiếng gà trưa" điều gì đã khơi lên mạch cảm xúc trong tác giả? A. Người bà B. Quả trứng hồng C. Cuộc hành quân D. Tiếng gà chưa 10 . Qua bài "Tiếng gà trưa" nhà thơ thể hiện tình cảm gì? A. Tình cảm gia đình, tình quê hương B. Tình yêu bà C. Tình yêu đất nước D. Tình yêu với tiếng gà 11. Từ láy "Chắt chiu" trong câu thơ "Tay bà khum soi trứng" Dành từng quả chắt chiu" gợi hình ảnh người bà như thế nào? A. Tiết kiệm dè sẻn B. Giữ gìn, nâng niu C. Quan tâm, chăm sóc cháu D. Âu yếm, vỗ về 12. Tác giả dùngbiện pháp nghệ thuật gì trong đoạn thơ? "Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà" A. So sánh B. Ẩn dụ C. Điệp từ D. Nhân hoá Phần tự luận (7 đ) 1/Chép lại bài thơ Bánh trôi nước của tác giả Hồ Xuân Hương(1 điểm) 2/ Cảm nghĩ của em về tình bạn trong bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến(5 điểm)
  37. ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM I/ Trắc nghiệm Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm Đáp án: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 A D D A B B C A D A B C II/ Tự luận(6 điểm) Câu 1 Học sinh chép đúng bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương ,không sai chính tả (1 điểm) .Nếu mắc lỗi thì mỗi lỗi trừ 0,25 điểm. Câu 2 Bài viết cần đảm bảo một số nội dung sau: * Về hình thức: - Viết đúng thể loại văn phát biểu cảm nghĩ - Bài viết không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt , có phong cách riêng. *Về nội dung : a/ Mở bài : Giới thiệu và nêu cảm nghĩ của em về bài thơ. b/Thân bài : Nêu những suy nghĩ ,cảm xúc của em về bài thơ, trên cơ sở phân tích giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ.Bài viết phải nêu được một số ý sau: - Tình huống bạn đến chơi nhà rất đặc biệt. Lẽ ra bạn đến, phải tiếp bạn đầy đủ để thể hiện lòng hiếu khách của chủ nhà. Nhưng dường như cái gì cũng thiếu, cũng không có. - Các câu tiếp theo vẫn nói chuyện không có gì tiếp bạn. Thậm chí cả “ Miếng trầu là đầu câu chuyện” cũng không có. - Câu cuối bài : cân bằng lại .Trong hàng loạt cái không, xuất hiện cái có: tình bạn chân thật, cảm động, sâu sắc. - Ngôn ngữ thơ điêu luyện ,tác giả đã khéo léo tạo thế chông chênh để cân bằng lại cái hữu ở câu cuối. Ngôn ngữ thơ giản dị ,diễn tả sự thân tình giữa ta với ta. c/ Kết luận : Những suy nghĩ của em về bài thơ và về tác giả của bài thơ. Biểu điểm: - Điểm 5 : Bài viết đảm bảo về nội dung và hình thức - Điểm 3-4: Bài viết tương đối đảm bảo về nội dung , hình thức ; mắc không quá 5 lỗi . - Điểm 1-2: Nội dung bài viết còn sơ sài, mắc lỗi nhiều - Điểm 0 : Bỏ giấy trắng hoặc lạc đề (Trên đây chỉ là ý kiến mang tính chủ quan , vì vậy trong quá trình chấm quý thầy cô có thể căn cứ vào tình hình học sinh của mình để cho điểm cho phù hợp)
  38. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ MÔN NGỮ VĂN 7 Phần trắc nghiệm: Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau : ( mỗi câu 0,5 điểm ) Câu 1 : Bài thơ “Bạn đến chơi nhà”của tác giả nào? A. Nguyễn Khuyến B. Hồ Xuân Hương C. Hồ Chí Minh D. Nguyễn Trãi Câu 2 : Thông điệp nào được gởi gắm qua câu chuyện “Cuộc chia tay của những con búp bê”? A. Hãy tôn trọng những ý thích của trẻ em. B. Hãy để trẻ em được sống trong một mái ấm gia đình. C. Hãy hành động vì trẻ em. D. Hãy tạo điều kiện để cho trẻ phát triển, Câu 3 : Hai bài thơ “Cảnh khuya”và “Rằm tháng giêng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào? A. Trước Cách mạng tháng Tám, Bác Hồ mới về nước B. Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp C. những năm tháng hoà bình ở Miền Bắc sau kháng chiến chống Pháp D. Những năm kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược. Câu 4 : Qua hình ảnh “Chiếc bánh trôi nước”,Hồ xuân Hương muốn nói gì về người phụ nữ? A. Vẻ đẹp và số phận long đong B. Vẻ đẹp tâm hồn C. Số phận bất hạnh D. Vẻ đẹp hình thể Câu 5 : Từ nào dưới đây không phải là từ Hán Việt ? A. Vô địch B. Nhân dân C. Bộ óc D. Chân lý Câu 6 : Đại từ "ai" trong câu ca dao sau dùng để làm gì? "Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai" A. Hỏi người B. Hỏi vật C. Trỏ người D. Trỏ vật Câu 7 : Câu tục ngữ nào trong các câu sau đồng nghĩa với câu: “Thâm đông .hồng tay, dựng mây. Ai ơi ở lại ba ngày hãy đi.” A. Mau sao thì nắng ,vắng sao thì mưa B. Trăng quầng trời hạn, trăng tán thì mưa. C. Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt D. Mống đông , võng tay,chẳng mưa dây cũng bão giật. Câu 8 : Văn bản “ Mùa xuân của tôi”của Vũ Bằng được viết theo thể loại nào? A. Truyện ngắn B. Thơ trữ tình C. Tuỳ bút D. Văn nghị luận Câu 9 : Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống sau để có khái niệm hoàn chỉnh. " là những từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất, được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc để dùng để hỏi" A. Từ ghép B. Số từ C. Chỉ từ D. Đại từ Câu 10 : Thế nào là từ ghép chính phụ? A. Từ có 2 tiếng có 2 nghĩa B. Từ được tạo ra từ 1 tiếng có nghĩa C. Từ có các tiếng bình đẳng về ngữ pháp D. Từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính Câu 11 : Từ nào sau đây không phải là từ ghép chính phụ? A. Nhà nghỉ B. Nhà cửa C. Nhà khách D. Nhà thi đấu Câu 12 : Trong các từ sau đây từ nào là từ láy toàn bộ? A. Mạnh mẽ B. Thăm thẳm C. Róc rách D. Mong manh. Phần tự luận (7 đ) Bài 1 : Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-10 câu) có sử dụng Thành ngữ? Bài 2 : Mái trường mến yêu.
  39. ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM Phần 1 : ( 4 điểm ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Ph.án A B B A C A D C D D B B Phần 2 : ( 6 điểm ) Câu 1: Viết đúng đoạn văn , số câu theo yêu, có sử dụng đúng thành ngữ. Diễn đạt mạch lạc, dấu câu, lời văn lưu loát. Câu 2: * Bài làm thể hiện rõ: -Mở bài: Nêu đối tượng biểu cảm: Ngôi trường em yêu. -Thân bài: Miêu tả ngôi trường (Sơ lược) Tình cảm với ngôi trường. Ngôi trường gắn liền với bao nhiêu kỉ niệm vui buồn của tuổi học trò. Ngôi trường với những thầy cô giáo hết lòng tận tâm và dạy dỗ con người. Ngôi trường nơi chắp cánh bao ước mơ cho ta . -Kết bài: Nêu những tình cảm của em đối với ngôi trường. * Điểm 3 – 4 - Bố cục cân đối, văn lưu loát, dẫn chứng phong phú, sức thuyết phục cao. - Chữ viết đẹp. - Không sai bất kỳ một lỗi diễn đạt nào (điểm 4). Sai từ 1 đến 4 lỗi diễn đạt ( điểm 3). * Điểm 1 – 2: + Bố cục rõ, diễn đạt khá mạch lạc, có sử dụng vài dẫn chứng phù hợp với đề. - Chữ viết rõ. - Sai từ 5 – 7 lỗi diễn đạt.( điểm 2) + Bố cục không rõ ràng, diễn đạt lủng củng, dẫn chứng chung chung. - Sai nhiều lỗi diễn đạt(điểm 1) * Điểm 0 - Lạc đề, hoặc diễn đạt quá lủng củng. - Bỏ giấy trắng hoặc chỉ ghi vài dòng chiếu lệ.
  40. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ MÔN NGỮ VĂN 7 Phần trắc nghiệm: Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau : Câu 1 :Bài thơ “Sông núi nước Nam” thường được gọi là gì? A. Hồi kèn xung trận B. Khúc ca khải hoàn C. Áng thiên cổ hùng văn D. Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên Câu 2 : Sông núi nước Nam được làm theo thể thơ nào? A. Thất ngôn bát cú B. Ngũ ngôn C. Thất ngôn tứ tuyệt D. Song thất lục bát Câu 3 : Bài thơ đó nổi bật nội dung gì? A. Nước Nam là nước có chủ quyền và không có một kẻ thù nào xâm phạm được. B. Nước Nam là một đất nước văn hiến C. Nước Nam rộng lớn và hùng mạnh D. Nước Nam có nhiều anh hùng sẽ đánh tan giặc ngoại xâm Câu 4 : Chữ “Thiên” trong từ nào sau đây không có nghĩa là trời? A. Thiên lý B. Thiên thư C. Thiên địa D. Thiên thanh Câu 5 : Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ “nhi đồng”? A. Trẻ con B. Trẻ tuổi C. Trẻ em D. Con trẻ Câu 6 : Cặp từ nào sau đây không phải là cặp từ trái nghĩa? A. Trẻ - già B. Sáng - tối C. Chạy - nhảy D. Sang – hèn Câu 7 : Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu: “Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con” A. Vị ngữ B. Chủ ngữ C. Bổ ngữ D. Trạng ngữ Câu 8 : Từ nào sau đây không phải là từ ghép đẳng lập? A. Sách vở B. Bàn ghế C. Hoa hồng D. Ăn uống Câu 9 :. Văn bản "Một thứ quà của lúa non: Cốm" thuộc thể loại gì? A. Ký sự B. Hồi ký C. Truyện ngắn D. Tuỳ bút Câu 10: Nghệ thuật đắc sắc trong văn bản "Một thứ quà của lúa non: Cốm"là: A. Giọng văn tinh tế nhẹ nhàng B. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ C. Lập luận chặt chẽ, sắc sảo. D. Ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên Câu 11 : Văn bản "Sài Gòn tôi yêu" trình bày cảm nhận sâu sắc gì về Sài Gòn? A. Là Thành phố tươi đẹp B. Là thành phố có khí hậu hiền hoà C. Thiên nhiên, khí hậu và phong cách con người Sài Gòn D. Con người Sài Gòn anh hùng Câu 12 : Câu văn "Tôi yêu Sài Gòn da diết như người đàn ông vẫn ôm ấp bóng dáng mối tình đầu chứa nhiều ngang trái" sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? A. So sánh B. Nhân hoá C. Điệp ngữ D. Ẩn dụ Phần tự luận (7 đ) Bài 1 : Chép nguyên văn bài thơ “ Bạn đến chơi nhà ” của Nguyễn Khuyến Bài 2 : Loài cây em yêu
  41. ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM Phần 1 : ( 4 điểm ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Ph.án D C A A B C A C D A C A Phần 2 : Bài 1 : - Chép đúng nguyên văn - Sai 1 từ Bài 2: - Xác định các yếu tố miêu tả: tả cái gì để tỏ thái độ tình cảm đối với loài cây - Các yếu tố tự sự: kể cái gì để bộc lộ cảm xúc với loài cây đó - Yếu tố miêu tả, tự sự chỉ là phương tiện để biểu cảm đối với loài cây em yêu * Bài viết xuất sắc cả nội dung và hình thức * Đảm bảo cơ bản các yêu cầu, ít lỗi chính tả, dùng từ * Có thực hiện theo yêu cầu, diễn đạt lủng củng * Quá sơ sài * Bỏ giấy trắng
  42. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ MÔN NGỮ VĂN 7 Phần trắc nghiệm: Khoanh tròn vào phương án đung nhất trong các câu sau: Câu 1: Ét – môn đô đơ Amixi là nhà văn nước nào? A. Nga B. Ý C. Anh D. Pháp Câu 2: Cha của En ri cô là người như thế nào? A. Rất yêu thương và nuông chiều con. B. Luôn nghiêm khắc và không tha thứ cho lỗi lầm của con. C. Yêu thương nghiêm khắc và tế nhị trong việc giáo dục con. D. Luôn thay mẹ En ri cô giải quyêt mọi vấn đề trong gia đình. Câu 3: Nhân vật chính trong truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” là ai? A. Người mẹ B. Cô giáo C. Hai anh em D. Người kể chuyện văng mặt Câu4: Truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” được kể theo ngôi kể nào? A. Người em B. Người anh C. Người mẹ D. Người kể chuyện văng mặt Câu 5: Bài ca dao “Công cha như núi ngất trời ” là lời của ai? Nói vói ai? A. Lời của người con nói với cha mẹ B. Lời của ông nói vói cháu C. Lời của người mẹ nói với con D. Lời của người cha nói với con Câu 6: Tại sao người cha của En ri cô lại viết thư cho con khi con minh phạm lỗi? A. Vì ở xa con nên phải viết thư. B. Vì giận con quá, không muốn nhìn mặt con nên không nói trực tiếp. C. Vì sợ nói trực tiếp sẽ xúc phạm đến con. D. Vì qua bức thư, người cha sẽ nói được đầy đủ, sâu sắc hơn và người con sẽ hiểu thấm thía hơn. Câu 7: Tại sao nhân vật tôi lại “kinh ngạc khi thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng tươm trùm lên cảnh vật”? A. Vì dông bão đang dâng trào trong tâm hồn em trong khi cuộc sống vẫn diễn ra như thường nhật. B. Vì lần đầu tiên em nhình thấy mọi người và cảnh vật trên đưòng phố. C. Vì em cảm nhận thấy sắp có bão dông trên đường phố. D. Vì em thấy xa lạ với mọi người xung quanh. Câu 8: Từ ghép chính phụ là từ như thế nào? A. Từ có hai tiếng có nghĩa. B. Từ được tạo ra từ một tiếng có nghĩa. C. Từ có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp. D. Từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Câu 9: Nghĩa của những tiếng láy có vần ênh (trong những từ lênh khênh, bấp bênh, chênh vênh, lênh đênh) có đặc điểm chung gì? A. Chỉ sự vật cao lớn, vững vàng. B. Chí những gì không vững vàng, không chắc chắn. C. Chỉ vật to nhỏ không đều nhau. D. Chỉ những vật bé nhỏ, yếu ớt. Câu 10: Trong câu “Tôi đi đứng oai vệ”, đại từ “tôi” thuộc ngôi thú mấy? A. Ngôi thứ hai B. Ngôi thứ ba C. Ngôi thứ nhất số nhiều D. Ngôi thứ nhất số ít Câu 11: Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ "thi nhân"? A. Nhà văn B. Nhà báo C. Nhà nhiếp ảnh D. Nhà thơ Câu 12: Dòng nào sau đây nêu đặc trưng của văn bản biểu cảm? A. Kể lại câu truyện xúc động B. Bàn về một hiện tượng trong cuộc sống C. Là văn bản viết bằng thơ D. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người viết Phần tự luận (7 đ) Hãy viết về một loài cây mà em yêu thích.
  43. ĐÁP ÁN Phần 1: Trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án B C C B C D A D B D D D Phần 2: Tự luận: * Yêu cầu: - Đúng thể loại văn biểu cảm - Dựng đoạn hợp lí - Hạn chế tối đa lỗi chính tả, lỗi diễn đạt - Cảm xúc trong sáng, chân thành - Giới thiêu loài cây mà em yêu thích - Đặc điểm loài cây đó - Vì sao em yêu thích? Yêu thích vì lí do gì? Tuỳ theo mức độ bài làm của học sinh (so với yêu cầu trên) mà giáo viên ghi điểm theo thang điểm
  44. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ MÔN NGỮ VĂN 7 Phần trắc nghiệm: Chọn phương án trả lời đúng nhất Câu1 : Thông điệp nào được gởi gắm qua truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê A. Hãy tôn trọng những ý thích của trẻ em B. Hãy để trẻ em được sống trong một mái ấm gia đình C. Hãy hành động vì trẻ em D. Hãy tạo điều kiện để trẻ em phát triển những tài năng sẵn có Câu 2: Tâm trạng người con gái được thể hiện trong bài ca dao Chiều chiều ra đứng là tâm trạng gì? A .Thương người mẹ đã mất B. Nhớ về thời con gái đã qua C. Nỗi buồn nhớ quê, nhớ mẹ D. Nỗi buồn khổ cho tình cảnh hiện tại Câu 3: Qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước , Hồ Xuân Hương muốn nói gì về người phụ nữ ? A. Vẻ đẹp hình thể B. Vẻ đẹp tâm hồn C. Số phận bất hạnh D. Vẻ đẹp và số phận long đong Câu 4: Bài thơ Bạn đến chơi nhà là của tác giả nào ? A. Nguyễn Trãi B. Nguyễn Du C. Nguyễn Khuyến D. Nguyễn Đình Chiểu Câu 5: Hai bài thơ Qua Đèo Ngang và Bạn đến chơi nhà đều viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú , đúng hay sai ? A. Đúng B. Sai Câu 6: Nhà thơ Đỗ Phủ trong bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá đã mơ ước điều gì ? A. Ước trời yên bể lặng B. Ước được sống ở quê nhà C. Ước một ngôi nhà vững chãi cho mình D. Ước ngàn vạn gian nhà vững chãi cho mọi người Câu 7: Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng miêu tả cảnh vật ở đâu ? A. Thủ đô Hà Nội B. Tây Bắc C. Việt Bắc D. Nghệ An Câu 8: Hình ảnh nổi bật nhất lại xuyên suốt bài thơ Tiếng gà trưa là? A. Quả trứng hồng B. Người bà C. Tiếng gà trưa D. Người chiến sĩ Câu 9 : Chủ đề của một văn bản là gì ? A. Là sự việc ,sự vật được nói tới trong văn bản B. Là các phần trong van bản C. Là vấn đề chủ yếu được thể hiện trong văn bản D. Là cách bố cục trong văn bản Câu 10: Trong các từ sau , từ nào không phải là từ láy ? A. Xinh xắn B. Gần gũi C. Giữ gìn D. Dễ dàng Câu 11: Đại từ nào trong các đại từ sau đây không cùng loại với nhau? A. Nàng B. Họ C. Ai D. Hắn Câu 12: Từ nào đây có yếu tố "gia" cùng nghĩa với "gia" trong "gia đình"? A. Gia vị B. Gia sản C. Gia tăng D. Tham gia Phần tự luận (7 đ) Câu 1: Viết một đoạn văn ngắn có nội dung về tình yêu quê hương đất nước ,trong đó có sử dụng một thành ngữ.Gạch chân thành ngữ đó. Câu 2: Cảm nghĩ về một người thân yêu nhất của em .
  45. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA NGỮ VĂN 7 I Trắc nghiệm :(4đ): Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án B C D C A D C C C C C B II.Tự luận :(6đ) Câu 1:( 2đ) - HSviết đoạn văn đúng nội dung ,hình thức (1đ) -Sử dụng đúng 1 thành ngữ ,có gạch chân thành ngữ(1đ) Câu 2:(4đ) a.Nội dung : -Xác định đúng một đối tượng để biểu cảm là người thân nhất (ông ,bà,cha,mẹ , ) -Cảm xúc ,tình cảm,suy nghĩ , về người thân thực sự chân thành ,sâu sắc -Biết thông qua các kỷ niệm ,các hình ảnh về đối tượng để bộc lộ cảm xúc b.Hình thức: -Viết đúng kiểu văn bản biểu cảm -Bố cục rõ ràng , mạch văn trôi chảy -Biết vận dụng các yếu tố tự sự ,miêu tả và các phương pháp lập ý(quan sát, suy ngẫm,liên hệ tương lai, ) vào văn bản biểu cảm BIỂU ĐIỂM : -Điểm 4 : Bài viết có cảm xúc sâu sắc ,có nhiều sáng tạo ,hành văn lưu loát ,bố cục rõ ràng -Điểm3 : Bài viết có cảm xúc chân thành , có bố cục rõ ràng , văn trôi chảy ,còn mắc vài lỗi diễn đạt -Điểm 2 :Bài viết cơ bản đáp ứng được yêu cầu chung song còn mắc lỗi diễn đạt , chưa có sáng tạo nhiều, có bố cục hơp lý -Điểm 1: có hiểu đề , chưa đáp ứng được yêu cầu chung -Điểm 0: lạc đề, không làm được gì
  46. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ MÔN NGỮ VĂN 7 Phần trắc nghiệm: Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau : Câu 1 : Văn bản Mẹ tôi của Ét-môn-đô A-mi-xi là bức thư thể hiện mong muốn của người cha về việc gì? A. Con phải chăm làm. B. Con phải biết quan tâm tới cha mẹ. C. Con phải chăm học. D. Con phải có thái độ lễ độ và tình cảm kính yêu, biết ơn đối với mẹ Câu 2 : Văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hòai) thuộc kiểu văn bản nào? A. Tự sự. B. Miêu tả. C. Biểu cảm. D. Nghị luận. Câu 3 : Bài thơ Qua đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan) được viết theo thể thơ nào? A. Thất ngôn tứ tuyệt B. Lục bát. C. Thất ngôn bát cú. D. Song thất lục bát Câu 4 : Từ lom khom thuộc loại từ láy nào? A. Từ láy toàn bộ. B. Từ láy bộ phận C. Từ láy toàn bộ giữ nguyên thanh điệu. D. Từ láy toàn bộ thay đổi thanh điệu Câu 5 : Bài thơ Sông núi nước Nam ra đời trong hoàn cảnh nào? A. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán (thế kỉ 10). B. Trong cuộc kháng chiến chống quân Tống (thế kỉ 11). C. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông (thế kỉ 13). D. Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh (thế kỉ 15). Câu 6 : Câu nào sau đây trong bài thơ Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương) có vận dụng thành ngữ? A. Thân em vừa trắng lại vừa tròn. B. Bảy nổi ba chìm với nước non. C. Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn D. Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Câu 7 : Bố cục bài thơ Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến) là: A. 2-2-2-2 B. 2-4-2 C. 2-5-1 D. 1-6-1 Câu 8 : Trong bài thơ Bạn đến chơi nhà, tình bạn chân thành thắm thiết của Nguyễn Khuyến được thể hiện trong câu thơ: A. Đã bấy lâu nay bác tới nhà. B. Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa C. Đầu trò tiếp khách, trầu không có D. Bác đến chơi đây, ta với ta. Câu 9: Trong bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) Lí Bạch đã sử dụng bút pháp lãng mạn trong câu thơ: A. Sàng tiền minh nguyệt quang B. Cử đầu vọng minh nguyệt. C. Nghi thị địa thượng sương. D. Đê đầu tư cố hương. Câu 10: Trong văn bản Một thứ quà của lúa non: Cốm, Thạch Lam đã miêu tả và so sánh cốm trong sự tương hợp với sự vật nào? A. Hoa cỏ. B. Lá sen. C. Ánh nắng. D. Hồng. Câu 11: Văn bản "Một thứ quà của lúa non: Cốm" thuộc thể loại gì? A. Ký sự B. Hồi ký C. Truyện ngắn D. Tuỳ bút Câu 12: Nghệ thuật đắc sắc trong văn bản "Một thứ quà của lúa non: Cốm"là: A. Giọng văn tinh tế nhẹ nhàng B. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ C. Lập luận chặt chẽ, sắc sảo. D. Ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên Phần tự luận (7 đ) Câu 1: Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về bài ca dao: Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều. Câu 2: Cảm xúc về khu vườn nhà em.
  47. ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM Phần 1: (4 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 P.án D A C B B B D D B D D A Phần 2: (6 điểm) Bài 1: (2 điểm) Bài ca dao biểu hiện tâm trạng người con gái lấy chồng xa quê gắn với thời gian: buổi chiều, không gian: ngõ sau; gợi cảnh ngộ cô đơn trong nỗi buồn riêng. Bài 2: (4 điểm) Hình thức - Đúng kiểu bài biểu cảm - Trình bày rõ bố cục 3 phần - Diễn đạt rõ ràng, trôi chảy Nội dung - Mở bài: giới thiệu khu vườn nhà em - Thân bài: Vẻ đẹp của khu vườn + Khu vườn rau xanh tốt + Vườn hoa khoe sắc, tỏa hương + Vườn cây ăn trái sum suê Cảm xúc của em mỗi khi thăm vườn - Kết bài: Tình yêu đối với khu vườn, với quê hương. BIỂU ĐIỂM - Điểm 4: Đảm bảo tốt theo các yêu cầu. Lời văn mạch lạc, giàu cảm xúc. Rất ít lỗi chính tả, dùng từ. - Điểm 3: Đảm bảo cơ bản các yêu cầu. Ít lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 2: Thực hiện đủ các yêu cầu. Lời văn có thể còn lủng củng một số chỗ. - Điểm 1: Bài viết chưa đảm bảo yêu cầu, sơ sài. - Điểm 0: Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.
  48. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ MÔN NGỮ VĂN 7 Phần trắc nghiệm: Câu 1 : Thông điệp nào được gởi gắm qua chuyện “Cuộc chia tay của những con búp bê”? A. Hãy tôn trọng những ý thích của trẻ em B. Hãy để trẻ em được sống trong một mái ấm gia đình C. Hãy hành động vì trẻ em D. Hãy tạo điều kiện để trẻ em phát triển những tài năng sẵn có Câu 2 : Cách tả cảnh ở những bài ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người có đặc điểm chung: A. Gợi nhiều hơn tả B. Tả rất chi tiết những hình ảnh thiên nhiên C. Chỉ tả chi tiết những đặc điểm tiêu biểu nhất D. Chỉ liệt kê tên địa danh chứ không miêu tả Câu 3 : Từ ghép chính phụ là từ như thế nào ? A. Từ có hai tiếng có nghĩa B. Từ được tạo ra từ một tiếng có nghĩa C. Từ có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp D. Từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính Câu 4 : Trong những từ sau từ nào không phải là từ láy ? A. Xinh xắn B. Gần gũi C. Đông đủ D. Dễ dàng Câu 5 : Bài Sông núi nước Nam được làm theo thể thơ nào ? A. Thất ngôn bát cú B. Ngũ ngôn C. Thất ngôn tứ tuyệt D. Song thất lục bát Câu 6 : Từ nào sau đây có yếu tố “gia” cùng nghĩa với gia trong gia đình ? A. Gia vị B. Gia tăng C. Gia sản D. Tham gia Câu 7 : Thế nào là quan hệ từ ? A. Là từ chỉ người và vật B. Là từ chỉ hoạt động, tính chất của người và vật C. Là từ chỉ các ý nghĩa quan hệ giữa các thành phần câu và giữa câu với câu D. Là từ mang ý nghĩa tình thái Câu 8 : Nhà thơ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là : A. Thần thơ thánh chữ B. Nữ hoàng thi ca C. Bà chúa thơ Nôm D. Thi tiên thi thánh Câu 9 : Bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” miêu tả cảnh vật ở đâu? A. Thủ đô Hà Nội B. Việt Bắc C. Tây Bắc D. Nghệ An Câu 10 : Tình cảm, cảm xúc nào được thể hiện trong bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh ? A. Tình bà cháu B. Tình quê hương đất nước C. Tình bạn bè D. Cả a và b Câu 11 : Tác giả dùngbiện pháp nghệ thuật gì trong đoạn thơ? "Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà" A. So sánh B. Ẩn dụ C. Điệp từ D. Nhân hoá Câu 12 : Biện pháp nghệ thuật trên có tác dụng gì? A. Nhấn mạnh tình cảm của người cháu B. Nhấn mạnh hình ảnh bà C. Nhấn mạnh hình ảnh Tổ quốc D. Ngợi ca Tổ quốc Phần tự luận (7 đ) Câu 1 : Tự chọn và ghi lại chính xác một đoạn thơ lục bát (4 câu) trong bài thơ hoặc bài ca dao mà em biết Câu 2 : Cảm nghĩ về một người thầy hoặc cô giáo kính yêu
  49. ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM Phần 1 : TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Ph.án B A D C C C C C B D C A Câu 1 : Viết đúng một đoạn thơ lục bát 4 câu không sai chính tả, diễn đạt - Thiếu hoặc sai 1 lỗi chính tả, diễn đạt Câu 2 : Học sinh viết được bài văn biểu cảm thể hiện tình cảm chân thật đối với người thầy cô 1. Về nội dung : Bộc lộ được tình cảm ở những mặt : - Từ sự dạy dỗ ân cần , nhiệt tình ở quan hệ gần gũi giữa thầy và trò - Ở phong cách sống và làm việc - Trong quan hệ với mọi người - Tình cảm đối với bản thân em Bài viết có sự kết hợp với tự sự và miêu tả hợp lí 2. Về hình thức : - Bố cục rõ ràng hợp lí - Dùng từ đặt câu đúng, lời văn trôi chảy mạch lạc không có nhiều lỗi chính tả, diễn đạt * Thang điểm : Điểm 4 – 5 : Thực hiện tốt các yêu cầu trên Điểm 2,5 – 3,5 : Thực hiện tương đối các yêu cầu trên, có thể có vài hạn chế ở yêu cầu về nội dung Điểm 1,5 – 2 : Còn nhiều hạn chế ở các yêu cầu trên Điểm 1 : Bài làm sơ sài, khả năng viết văn còn yếu Điểm 0 : Lạc đề hoặc không làm được bài
  50. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ MÔN NGỮ VĂN 7 Phần trắc nghiệm: Câu 1: Bài thơ “Qua Đèo Ngang” của tác giả nào? A. Hồ Xuân Hương B. Nguyễn Khuyến C. Bà Huyện Thanh Quan D. Đoàn Thị Điểm Câu 2: Những từ sau, từ nào là từ láy? A. đông đủ B. Tươi tốt C. Gần gũi D. Mặt mũi Câu 3: Từ “ta” trong bài “Bài ca Côn Sơn” được lặp lại mấy lần? A. Ba B. Bốn C. Năm D. Sáu Câu 4: Bài “Sông núi nước Nam” được viết theo thể thơ giống với bài nào sau đây? A. Bánh trôi nước B. Phò giá về kinh C. Bạn đến chơi nhà D. Tiềng gà trưa Câu 5: Thành ngữ nào sau đây có nghĩa gần với thành ngữ “bảy nổi ba chìm”? A. Cơm niêu nước lọ B. Lên thác xuống ghềnh C. Nhà rách vách nát D. Cơm thừa canh cặn Câu 6: Văn bản nào sau đây không phải là văn bản nhật dụng? A. Mẹ tôi B. Cổng trường mở ra C. Cuộc chia tay của những con búp bê D. Một thứ quà của lúa non: cốm Câu 7: Đỗ Phủ được mệnh danh là: A. Thần thơ B. Thánh thơ C. Tiên thơ D. Phật thơ Câu 8: Chủ đề của bài thơ “Tĩnh dạ tứ” là: A. Lên núi nhớ bạn B. Non nước hữu tình C. Trước cảnh sinh tình D. Trông trăng nhớ quê Câu 9: “Phê phán thói hư tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội” là nội dung của: A. Những câu hát châm biếm B. Những câu hát than thân C. Những câu hát về tình cảm gia đình D. Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người Câu 10: Trong câu thơ sau đã sử dụng mấy quan hệ từ? “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son” A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 11: Bài thơ " Sông núi nước Nam" thể hiện tình cảm, thái độ gì của người viết? A. Tự hào về Đất nước B. Tư tưởng vào tương lai C. Ngợi ca truyền thống anh hùng D. Tự hào về chủ quyền và ý chí quyết chiến thắng Câu 12: Bài "Thiên trường văn vọng" Trần Nhân Tông miêu tả cảnh vật như thế nào? A. Huyền ảo và thanh bình B. Rực rỡ và diễm lệ C. U ám và buồn bã D. Hùng vĩ và tươi tắn Phần tự luận (7 đ) Câu 1: Chép nguyên văn bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh Câu 2: Cảm nghĩ về người mẹ (hoặc người bà) của em
  51. ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM Phần 1 : (4 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Ph.án C C C A B D B D A B D A Phần 2 Câu 1: + Chép nguyên văn: 1đ + Sai 1 lỗi: -0,25đ Câu 2: Bài văn biểu cảm thể hiện tình cảm chân thật của mình đối với mẹ (hoặc bà) Biểu điểm: 4,5-5đ: - Bài viết giàu cảm xúc: - Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc - Mắc lỗi không đáng kể 3-4đ: - Bài viết có cảm xúc - Diễn đạt khá, ít mắc lỗi 1-2đ: - Bài viết còn yếu, mắc nhiều lỗi 0đ: - Lạc đề, không viết được gì
  52. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ MÔN NGỮ VĂN 7 Phần trắc nghiệm: Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau: (mỗi câu 0,4 điểm) Câu 1: Bài thơ Phò giá về kinh của tác giả nào? A. Trần Nhân Tông B. Hồ Xuân Hương C. Trần Quang Khải D. Lý Thường Kiệt Câu 2: Bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh được làm theo thể thơ gì? A. 4 chữ B. 5 chữ C. Lục bát D. Song thất lục bát Câu 3: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng chủ yếu trong bài thơ Tiếng gà trưa? A. So sánh B. Nhân hóa C. Điệp ngữ D. Ẩn dụ Câu 4: Từ nào sau đây không phải là từ Hán Việt? A. Lâm tặc B. Lâm râm C. Lâm sản D. Sơn lâm Câu 5: Văn bản Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng) được viết theo phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 6: Câu thơ “Khi đi trẻ, lúc về già” có những cặp từ trái nghĩa nào? A. Khi – lúc B. Trẻ - già C. Đi – về D. B và C đúng Câu 7: Lý Bạch là nhà thơ được mệnh danh là: A. Thi tiên B. Thi thánh C. Thi sử D. Cả B và C Câu 8: Đoạn trích Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi, nhân vật “ta” là ai? A. Tác giả Nguyễn Trãi B. Nhân vật trữ tình, không phải tác giả C. Một người bạn của tác giả D. Cả A và B Câu 9: Sau khi học đoạn thơ Bài ca Côn Sơn, em có cảm nhận gì về cảnh Côn Sơn? A. Đó là nơi hoang dã buồn tẻ B. Cảnh vật đẹp lộng lẫy C. Cảnh vật xa lạ D. Cảnh vật đẹp thơ mộng, tự nhiên, hấp dẫn Câu 10: Văn bản Cổng trường mở ra (Lý Lan) có nội dung chính là: A. Tâm trạng của người con B. Nỗi háo hức của trẻ em vào ngày khai trường C. Niềm vui của người mẹ khi thấy con khôn lớn D. Tình cảm của người mẹ dành cho con và vai trò của trường học đối với cuộc đời mỗi con người Câu 11: Đại từ nào trong các đại từ sau đây không cùng loại với nhau? A. Nàng B. Họ C. Ai D. Hắn Câu 12: Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ "thi nhân"? A. Nhà văn B. Nhà báo C. Nhà nhiếp ảnh D. Nhà thơ Phần tự luận (7 đ) Bài 1: Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ sau: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa” (Cảnh khuya – Hồ Chí Minh) Bài 2: Ngôi trường em yêu
  53. ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM Phần 1: (4 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 P.án C B C B C D A A D D C D Phần 2: (6 điểm) Bài 1: (2 điểm) - Vẻ đẹp nên thơ của khung cảnh thiên nhiên với âm thanh và hình ảnh đặc sắc, gợi cảm - Cảm nhận tình yêu thiên nhiên của Bác Bài 2: (4 điểm) Hình thức - Đúng kiểu bài biểu cảm - Trình bày rõ bố cục 3 phần - Diễn đạt rõ ràng, trôi chảy Nội dung - Mở bài: giới thiệu ngôi trường của em - Thân bài: Đặc điểm ngôi trường + Sân trường, cột cờ, hàng cây + Các dãy phòng, lớp học + Cảm xúc với ngôi trường, với từng kỉ niệm gắn bó - Kết bài: Tình yêu đối với ngôi trường và quyết tâm học tập BIỂU ĐIỂM - Điểm 4: Đảm bảo tốt theo các yêu cầu. Lời văn mạch lạc, giàu cảm xúc. Rất ít lỗi chính tả, dùng từ. - Điểm 3: Đảm bảo cơ bản các yêu cầu. Ít lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 2: Thực hiện đủ các yêu cầu. Lời văn có thể còn lủng củng một số chỗ. - Điểm 1: Bài viết chưa đảm bảo yêu cầu, sơ sài. - Điểm 0: Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.
  54. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ MÔN NGỮ VĂN 7 Phần trắc nghiệm: Đọc kĩ bài thơ để trả lời câu hỏi từ (câu 1 – 4) và chọn phương án đúng nhất trong các câu sau: (mỗi câu 0,4 điểm). BÁNH TRÔI NƯỚC Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Câu 1: Tác giả bài thơ trên được mệnh danh là: A. Nữ hoàng thi ca. B. Bà chúa thơ nôm. C. Thần thơ thánh chữ. D. Thi tiên thi thánh. Câu 2: Bài "Bánh trôi nước" thuộc thể thơ nào? A. Song thất lục bát. B. Lục bát. C. Thất ngôn tứ tuyệt. D. Ngũ ngôn. Câu 3: Thành ngữ nào sau đây có nghĩa gần với thành ngữ "bảy nổi ba chìm"? A. Nhà rách vách nát. B. Lên thác xuống ghềnh. C. Cơm niêu nước lọ. D. Cơm thừa canh cặn. Câu 4: Qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương muốn nói gì về người phụ nữ? A. Vẻ đẹp hình thể. B. Vẻ đẹp tâm hồn. C. Số phận bất hạnh. D. Vẻ đẹp và số phận bất hạnh. Câu 5: Nhà thơ nào trong dòng văn học trung đại bị giết hại thảm khốc vào năm 1442 và sau đó được vua Lê Thánh Tông chiêu tuyết năm 1464? A. Nguyễn Khuyến B. Đặng Trần Côn. C. Nguyễn Trãi D. Hạ Tri Chương. Câu 6: Bài thơ nào đã gọi về những kỷ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu, tình quê hương đất nước: A. Tiếng gà trưa B. Bạn đến chơi nhà. C. Qua Đèo Ngang D. Cảnh khuya. Câu7: Trong bài "Hồi hương ngẫu thư" của Hạ Tri Chương từ ngữ nào là hay nhất? A. Tiếu vấn B. Khách. C. Ly gia. D. Hà xứ lai. Câu 8: Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ "thi nhân"? A. Nghệ sĩ B. Nhà báo. C. Nhà văn D. Nhà thơ. Câu 9: Tâm trạng của tác giả thể hiện qua bài thơ "Qua Đèo Ngang" là: A. Yêu say đắm trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước. B. Đau xót ngậm ngùi trước sự đổi thay của quê hương. C. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ của đất nước. D. Buồn thương da diết khi phải sống xa người thân. Câu 10: Từ Hán Việt nào sau đây không phải là từ ghép đẳng lập? A. Ái quốc B. Sơn thuỷ C. Xâm phạm D. Giang san. Câu 11: Cụm từ " Ta với ta"trong câu thơ "Một mẩnh tình riêng ta với ta" gợi tâm trạng gì của bà Huyện Thanh Quan? A. Mừng khi đến đèo ngang B. Buồn xao xuyến C. Buồn cơ đơn, nhớ nhà, nhớ quê D. Nhớ nhà, nhớ người thân Câu 12: Nghệ thuật sắc của bài "Qua đèo ngang" là? A. Tả cảnh ngụ tình B. Tả cảnh C. Tả tâm trạng D. Tả người Phần tự luận (7 đ) 1. Chép nguyên văn một bài ca dao bắt đầu "Chiều chiều". Nêu nội dung về bài ca dao đó. (1 điểm) 2. Cảm nghĩ về một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị ) mà em yêu thích.
  55. ĐÁP ÁN: I. Phần 1: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án B C B D C A B D C A C A II.Phần 2: Câu 1: (1điểm),Yêu cầu: - Học sinh chép đúng một bài ca dao bắt đầu "Chiều chiều " (0,5 đ) Ví dụ: Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều - Nội dung: là tâm trạng, nỗi lòng người con gái lấy chồng xa quê nhớ mẹ nơi quê nhà. Đó là nỗi buồn xót xa, sâu lắng, đau tận trong lòng, âm thầm không biết chia sẻ cùng ai. (0,5 đ) Câu 2: (5 điểm) a. Yêu cầu: + Nội dung: - Tả về hình dáng (một vài đặc điểm tiêu biểu)  thể hiện tình cảm của em đối với người thân. - Kể một số việc tiêu biểu thể hiện được sự chăm sóc, yêu thương của người thân đối với gia đình, đối với em  thể hiện tình cảm của em. - Biểu cảm trực tiếp: những suy nghĩ, tình cảm của em dành cho người thân. Tình cảm phải chân thật, xúc động. + Hình thức: - Vận dụng đúng thể loại văn biểu cảm có kết hợp yếu tố miêu tả, tự sự. - Đảm bảo ba phần: đúng nhiệm vụ từng phần. - Diễn đạt lưu loát, mạch lạc, đúng ngữ pháp, chính tả - Trình bày sạch đẹp, chữ rõ. b. Biểu điểm: 5 : Bài viết giàu cảm xúc, tốt ở hai yêu cầu trên. 3 – 4 : Đạt khá cả hai yêu cầu, lỗi diễn đạt không quá 5. 1 – 2 : Đúng yêu cầu, nội dung còn sơ sài, cảm xúc còn gượng gạo, nhiều lỗi diễn đạt. 0 : Hoàn toàn lạc đề hoặc chưa làm được bài.
  56. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ MÔN NGỮ VĂN 7 Phần trắc nghiệm: Em hãy đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất: “Đẹp quá đi, mùa xuân ơi_ mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là khoảng sau ngày rằm tháng giêng, tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhị vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác. Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vễt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.” (Ngữ văn 7_Tập 1) 1. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? A. Mùa xuân của tôi B. Sài Gòn tôi yêu C. Tiếng gà trưa D. Một thứ quà của lúa non: Cốm 2. Tác giả của đoạn trích trên là ai? A. Minh Hương B. Vũ Bằng C. Thạch Lam D. Xuân Quỳnh 3. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đat chính nào? A. Tự sự B. Biểu cảm C. Miêu tả D. Nghị luận 4. Ý nào dưới đây thể hiện rõ nhất tình yêu của tác giả đối với quê hương? A. Trên nền trời trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột. B. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng. C. Nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. D. Đẹp quá đi, mùa xuân ơi_ mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. 5. Từ ngữ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “phong” trong câu “ nhị vẫn còn phong”? A. Gió B. Ban tặng C. Giữ kín D. Đóng 6. Từ nào sau đây không phải là từ láy? A. Man mác B. Đùng đục C. Đông đủ D. Sáng sủa 7. Trong đoạn văn trên tác giả đã sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất số ít B. Ngôi thứ nhất số nhiều C. Ngôi thư hai D. Ngôi thứ ba 8. Văn bản "Một thứ quà của lúa non: Cốm" thuộc thể loại gì? A. Ký sự B. Hồi ký C. Truyện ngắn D. Tuỳ bút 9. Nghệ thuật đắc sắc trong văn bản "Một thứ quà của lúa non: Cốm"là: A. Giọng văn tinh tế nhẹ nhàng B. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ C. Lập luận chặt chẽ, sắc sảo. D. Ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên 10. Văn bản "Sài Gòn tôi yêu" trình bày cảm nhận sâu sắc gì về Sài Gòn? A. Là Thành phố tươi đẹp B. Là thành phố có khí hậu hiền hoà C. Thiên nhiên, khí hậu và phong cách con người Sài Gòn D. Con người Sài Gòn anh hùng 11. Câu văn "Tôi yêu Sài Gòn da diết như người đàn ông vẫn ôm ấp bóng dáng mối tình đầu chứa nhiều ngang trái" sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? A. So sánh C. Điệp ngữ B. Nhân hoá D. Ẩn dụ 12. Biện pháp nghệ thuật trên thể hiện tình cảm của tác giả với Sài Gòn như thế nào? A. Yêu quý B. Yên mến thiết tha C. Tình yêu sâu đậm D. Kính trọng Phần tự luận (7 đ) Em hãy viết một bài văn phát biểu cảm nghĩ của mình về một trong những bài thơ sau: Sông núi nước nam Phò giá về kinh Bài ca côn sơn
  57. ĐÁP ÁN _ HƯỚNG DẪN CHẤM Phần I: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Ph.án A B B D C C A D A C A C Phần II: Bài viết tự luận (6,5 đ) 1. Mở bài: (1 đ) - Giới thiệu và nêu cảm nghĩ chung của em về bài thơ 2. Thân bài: (3,5 đ) - Cảm nghĩ về hình tượng thơ - Cảm nghĩ về chi tiết hình ảnh ngôn ngữ thơ - Cảm nghĩ về tác giả 3. Kết bài: (1 đ) - Những suy nghĩ tình cảm của em về bài thơ - Hình thức: viết chữ đẹp, văn lưu loát, có cảm xúc, câu đúng không sai lỗi ngữ pháp, chính tả.(1đ ) .
  58. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ MÔN NGỮ VĂN 7 Phần trắc nghiệm: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Tôi yêu Sài Gòn da diết Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở.” (Sài Gòn tôi yêu, Ngữ văn 7, tập 1) 1. Tác giả của đoạn văn trên là ai? A. Minh Hương B. Vũ Bằng C. Thạch Lam D. Xuân Quỳnh 2. Đoạn văn trên được viết chủ yếu theo phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Biểu cảm 3. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì? A. Miêu tả những vẻ đẹp riêng của thành phố Sài Gòn B. Bộc lộ tình yêu sâu sắc của tác giả với Sài Gòn C. Bình luận về những vẻ đẹp riêng của vùng đất Sài Gòn D. Giới thiệu những nét riêng về thiên nhiên khí hậu của Sài Gòn 4. Cụm từ chỉ thời gian nào không được nhắc đến trong đoạn văn trên? A. Sáng tinh sương B. Buổi chiều C. Đêm khuya D. Giữa trưa 5. Từ nào sau đây không phải là từ láy? A. Da diết B. Dập dìu C. Thưa thớt D. Phố phường 6. Trong đoạn văn trên, ý nào sau đây không phải là nét riêng của thiên nhiên và cuộc sống Sài Gòn ? A. Nhiều hiện tượng thời tiết cùng có trong ngày B. Thời tiết có sự thay đổi đột ngột, nhanh chóng C. Bốn mùa trong năm đều có vẻ đẹp riêng, hấp dẫn và quyến rũ D. Nhịp điệu sống đa dạng trong những thời điểm khác nhau 7. Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng đại từ xưng hô ở ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ hai B. Ngôi thứ ba C. Ngôi thứ nhất số ít D. Ngôi thứ nhất số nhiều 8. Từ cây mưa được dùng với phép tu từ gì? A. Ẩn dụ B. Nhân hoá C. Hoán dụ D. So sánh 9. Từ nào trái nghĩa với từ thưa thớt trong đoạn văn trên? A. Vắng vẻ B. Vui vẻ C. Đông đúc D. Đầy đủ 10. Trong đoạn trích, tác giả đã trình bày nội dung bằng cách nào? A. Miêu tả để bày tỏ cảm xúc B. Bày tỏ cảm xúc trực tiếp C. Kể chuyện để bày tỏ cảm xúc D. Nghị luận để bày tỏ cảm xúc 11. Trong bài "Sau phút chia ly" Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào? A. Hoán dụ B. Điệp từ ngữ C. So sánh D. Nhân hoá 12. Biện pháp nghệ thuật đắc sắc trên trong "Sau phút chia ly" nhấn mạnh hình ảnh nào? A. Hình ảnh Chinh phụ B. Hình ảnh người chinh phụ C. Nỗi sầu chia ly D. Cảnh bãi dâu Phần tự luận (7 đ) 1. Nêu nhận xét ngắn gọn về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh). 2. Cảm nghĩ của em về tình yêu quê hương, đất nước, con người trong một số bài ca dao, dân ca đã học.
  59. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 7 Mức độ Nhận Thông Vận dụng Tổng biết hiểu TN TL TN TL Thấp Cao Lĩnh vực nội dung TN TL TN TL Văn Tác giả, C 1 C 2 2 học phương thức biểu đạt Nội dung và C 4 C3, C11 4 nghệ thuật 6 Tình cảm, cảm C 10 xúc 1 Tiếng Từ láy C 5 1 Việt Từ đồng C 9 1 nghĩa, trái nghĩa, từ đồng âm §ại từ, quan hệ C 7 1 từ, thành ngữ Biện pháp tu C 8 1 từ Tập Viết bài văn C12 1 làm biểu cảm văn Tổng số câu 3 7 1 1 12 Trọng số điểm 0,75 1,75 2 5,5 10 Trắc nghiệm (2,5 điểm, mỗi câu trả lời đúng được 0, 25 điểm): 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 A D B D D C C A C B B C Tự luận (7,5 điểm): 11. (2 điểm): Nêu được nhận xét về: + Giá trị nội dung: bộc lộ tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước, phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ. (1 điểm) + Giá trị nghệ thuật: Hình ảnh thiên nhiên đẹp, có màu sắc cổ điển mà thật bình dị, tự nhiên. (1 điểm) 12. (5, 5 điểm): - Biết viết đúng kiểu bài văn biểu cảm. (1, 5 điểm) - Trình bày được những cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về tình yêu quê hương, đất nước, con người được thể hiện trong một số bài ca dao, dân ca đã học. (3 điểm) - Diễn đạt có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả.