Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS An Thắng (Có đáp án)

doc 4 trang dichphong 5820
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS An Thắng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2017_2018_tr.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS An Thắng (Có đáp án)

  1. UBND HUYỆN AN LÃO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS AN THẮNG Năm học: 2017 - 2018 MÔN: Ngữ văn 7 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) Người ra đề: Nguyễn Thị Phương Thúy A. Ma trận Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Cấp độ Chủ đề TN TL TN TL MĐT MĐC PHẦN I: - Nhận biết -Khái quát - Viết tác giả,tác nội dung đoạn văn ĐỌC - HIỂU phẩm, đoạn trích. suy nghĩ phương - Hiểu và về vấn thức biểu xác định đề gợi ra đạt, hoàn được trạng trong cảnh sáng ngữ trong đoạn tác. câu. trích. Số câu 04 02 01 07 Số điểm 1.0 1.5 1,5 4,0 Tỉ lệ 10% 15% 15% 40% PHẦN II: Viết bài văn nghị LÀM VĂN luận nghị luận giải thích. Số câu 01 01 Số điểm 6.0 6.0 Tỉ lệ 60% 60% Tổng số câu 04 02 02 8 Tổng số điểm 1.0 1.5 7,5 10 Tỉ lệ 10% 15% 75% 100% 1
  2. B. ĐỀ BÀI I. PHẦN I: ĐỌC – HIỂU ( 4,0đ) Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu sau : “ Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, căn nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn Bác lộng gió thời đại thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao! Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp ” ( Ngữ văn 7 - Tập 2 ) Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? A. Ý nghĩa văn chương B. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt C. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. D. Đức tính giản dị của Bác Hồ. Câu 2. Tác giả của đoạn văn trên là ai? A. Phạm Văn Đồng. B. Hoài Thanh. C. Nguyễn Ái Quốc. D. Minh Hương. Câu 3. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? A. Miêu tả B. Nghị luận C. Tự sự D. Biểu cảm kết hợp với tự sự Câu 4. Văn bản chứa đoạn trích trên được viết vào thời gian nào? A. Lễ kỉ niệm 70 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh – 19/5/1960. B. Lễ kỉ niệm 75 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh – 19/5/1965. C. Lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh – 19/5/1970. D. Lễ kỉ niệm 90 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh – 19/5/1980. Câu 5:(0,5đ) Nêu nội dung chính của đoạn trích trên ? Câu 6:(1,0đ) Xác định trạng ngữ trong câu văn: “ Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp.” Nêu công dụng của trạng ngữ đó trong câu. Câu 7:(1,5đ) Viết một đoạn văn ngắn ( từ 4 đến 6 câu) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề gợi ra từ đoạn trích trên. II. PHẦN II: LÀM VĂN (6,0đ): Giải thích câu tục ngữ " Uống nước nhớ nguồn". Hết . 2
  3. C. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM I. PHẦN I: ĐỌC – HIỂU ( 4đ) (Từ câu 1 đến câu 4: Mỗi câu trả lời đúng được 0,25đ) Câu Mức tối đa Mức chưa đạt 1 Phương án D Lựa chọn phương án khác hoặc không có câu trả lời 2 Phương án A Lựa chọn phương án khác hoặc không có câu trả lời 3 Phương án B Lựa chọn phương án khác hoặc không có câu trả lời 4 Phương án C Lựa chọn phương án khác hoặc không có câu trả lời Câu 5 - 7: MỨC ĐỘ MỨC 3 MỨC 2 MỨC 1 CÂU Câu 5 * 0,5 điểm 0,25 điểm 0,0 điểm (0,5 - HS nêu được nội dung của đoạn trích: Ca ngợi đức tính Đạt ½ mức Không trả lời điểm) giản dị, thanh bạch của Bác Hồ trong lối sống, trong cách 3 hoặc trả lời sai sinh hoạt hàng ngày * 1,0 điểm 0,5 điểm 0,0 điểm - Trạng ngữ trong câu văn “Trong đời sống của mình, việc Đạt ½ mức Không trả lời Câu 6 gì Bác tự làm được thì không cần người giúp.” là cụm từ: 3 hoặc trả lời sai (1,0 “Trong đời sống của mình” điểm) - Công dụng của trạng ngữ trong câu: Bổ sung thêm những thông tin về điều kiện, hoàn cảnh diễn ra sự việc nêu trong câu và nối kết các câu văn trong đoạn văn. MỨC ĐỘ MỨC 3 MỨC 2 MỨC 1 CÂU - 1,5 điểm: Đạt được các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng. 0,5– 0,0 điểm Câu 7 *Về kĩ năng : 0,75 Không (1,5 - Đúng hình thức đoạn văn , đảm bảo số câu theo quy định. điểm viết bài điểm) - Diễn đạt rõ ràng, đúng văn phạm, không mắc lỗi chính tả. đạt hoặc làm *Về kiến thức : được bài sai. HS trình bày được suy nghĩ của bản thân về các vấn đề gợi ra từ đoạn ½ yêu trích: cầu - Đức tính giản dị trong con người của Bác được thể hiện một cách tự về kiến nhiên trong lối sống, trong tác phong sinh hoạt khiến ta yêu mến, kính thức, kĩ trọng. năng - Đó là sự giản dị về đời sống vật chất nhưng phong phú về đời sống tinh thần, tâm hồn, tình cảm . - Từ tấm gương về đức tính giản dị của Bác Hồ cho ta thấy: Giản dị là sống một cách đơn giản, tự nhiên trong cuộc sống, trong lời ăn, tiếng nói. Đó là một nét đẹp trong nhân cách. Sống giản dị dễ hòa đồng với mọi người, được mọi người yêu mến Tất cả, tạo nên một đời sống văn minh mà mỗi người cần phải có ý thức rèn luyện mới có được. 3
  4. Phần II: LÀM VĂN (6,0 điểm) Tiêu Nội dung cần đạt Thang chí điểm Kỹ - Biết viết bài nghị luận giải thích, kết cấu chặt chẽ, có bố cục rõ ràng, hợp lí văn viết 0,5 năng mạch lạc, không mắc lỗi chính tả. điểm a) Mở bài: 0,5 - Giới thiệu câu tục ngữ " Uống nước nhớ nguồn" và ý nghĩa của nó trong truyền thống điểm đạo lí sống của dân tộc ta từ xưa. b) Thân bài: * Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: - Uống nước : thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả của các thế hệ đi trước tạo dựng lên. 0,5 - Nguồn : nơi xuất phát dòng nuớc, hiểu rộng là yếu tố tạo ra thành quả mà con người điểm hưởng thụ. - Ý nghĩa câu tục ngữ: Khi hưởng thành quả phải nhớ người làm ra thành quả cho ta hưởng thụ. Là bài học về lòng biết ơn; là lời khuyên, lời nhắc nhủ của ông cha đối với 0,5 lớp người đi sau, đối với tất cả nhưng ai đã, đang và sẽ hưởng thành quả, công lao của điểm Kiến người đi trước. thức * Tại sao "uống nước" cần phải "nhớ nguồn"? - Trong tự nhiên và trong xã hội, không có sự vật nào là không có ngồn gốc. Trong cuộc 1,0 sống, thành quả nào đạt được cũng phải có công lao của ai đó tạo nên. Vì thế "nhớ điểm nguồn" thể hiện tấm lòng trân trọng, biết ơn. Sự đền đáp xứng đáng chính là bổn phận tất yếu, là đạo lí của con người - Lòng biết ơn là nền tảng vững chắc giúp ta gắn bó với người đi trước, với tập thể tạo 1,0điểm nên XH nhân ái, đoàn kết. Thiếu lòng biết ơn, con người ta sẽ trở nên ích kí, vô trách nhiệm, sẽ bị mọi người xa lánh * Thể hiện tình cảm " nhớ nguồn" như thế nào? 1,5 - Tự hào về truyền thống đấu tranh anh hùng và nền văn hóa lâu đời của dân tộc. Bằng điểm khả năng của mình, bảo vệ và phát huy những truyền thống quý báu đó, tích cực học tập và lao động góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp hơn - Có ý thức giữ gìn bản sắc, tinh hoa văn hóa dân tộc. - Sử dụng thành quả lao động đúng đắn, tiết kiệm - Vừa là người ăn quả nhưng đồng thời cũng là người trồng cây cho đời sau c) Kết bài: 0,5 - Khẳng định giá trị của câu tục ngữ, nhất là trong thời đại ngày nay. điểm - Bài học rút ra cho bản thân. MỨC CHO ĐIỂM - Mức điểm thứ nhất:+ Điểm 5- 6: Khi đạt từ 90% - 100% yêu cầu. + Điểm 4- 4.5: Khi đạt hơn một nửa yêu cầu ( từ 70% - 80%) - Mức điểm thứ hai: + Điểm 3- 3.5: Khi đạt một nửa yêu cầu ( từ 50% - 60%) - Mức điểm thứ ba: + Điểm 2- 2.5: Khi đạt đạt một phần nhỏ yêu cầu ( từ 10% - 20%) - Mức điểm thứ năm: + Điểm 0: Khi lạc đề hoặc không làm bài. 4