Trắc nghiệm Luyện từ và câu Lớp 5 (Có đáp án)

docx 4 trang Hùng Thuận 27/05/2022 8023
Bạn đang xem tài liệu "Trắc nghiệm Luyện từ và câu Lớp 5 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxtrac_nghiem_luyen_tu_va_cau_lop_5_co_dap_an.docx

Nội dung text: Trắc nghiệm Luyện từ và câu Lớp 5 (Có đáp án)

  1. Luyện từ và câu Câu 1. Từ “ chạy” trong câu nào mang nghĩa gốc ? a. Chạy thầy chạy thuốc b. Nam đã giành giải Nhất trong cuộc thi chạy vừa qua. c. Dân làng khẩn trương chạy lũ. d Nhà đông con, chị ấy phải chạy ăn từng bữa. Câu 2. Trong các câu sau, câu nào là câu ghép ? a. Bình yêu nhất đôi bàn tay mẹ. b. Sau nhiều năm xa quê, giờ trở về, nhìn thấy con sông đầu làng, tôi muốn giang tay ôm dòng nước để trở về với tuổi thơ. c. Mùa xuân, hoa đào, hoa cúc, hoa lan đua nhau khoe sắc. d. Bà ngừng nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu âu yếm và mến thương. Câu 3. Câu nào sau đây không phải là câu ghép ? a. Cánh đồng lúa quê em đang chín rộ. b. Mây đen kéo kín bầu trời, cơn mưa ập tới. c. Bố đi xa về, cả nhà vui mừng. d. Bầu trời đầy sao nhưng lặng gió. Câu 4. Khoanh vào chữ cái đứng trước dòng chỉ gồm toàn các động từ : a. Niềm vui, tình yêu, tình thương, niềm tâm sự b. Vui tươi, đáng yêu, đáng thương, sự thân thương c. Vui chơi, yêu thương, thương yêu, tâm sự d. Vui tươi, niềm vui, đáng yêu, tâm sự Câu 5. Trong các từ sau, từ nào không phải là danh từ ? a. Niềm vui b . Màu xanh c Nụ cười. d. Lầy lội Câu 6. Trong câu “Ăn xôi đậu để thi đậu”, từ "đậu" thuộc: a. Từ nhiều nghĩa. c. Trái nghĩa. b. Từ đồng nghĩa. d. Từ đồng âm. Câu 7. Từ “xanh” trong câu “Đầu xanh tuổi trẻ sẵn sàng xông pha” và từ “xanh” trong câu “Bốn mùa cây lá xanh tươi” có quan hệ với nhau như thế nào? A. Đó là một từ nhiều nghĩa. C. Đó là hai đồng âm.
  2. B. Đó là hai từ đồng nghĩa. D. Đó là từ nhiều nghĩa và từ đồng nghĩa. Câu 8. Trong các câu sau đây, câu nào có từ "ăn" được dùng theo nghĩa gốc? A. Làm không cẩn thận thì ăn đòn như chơi! B. Chúng tôi là những người làm công ăn lương. C. Cá không ăn muối cá ươn. D. Bạn Hà thích ăn cơm với cá. Câu 9. Câu nào có từ “ chạy” mang nghĩa gốc? A. Tết đến, hàng bán rất chạy B. Con đường mới mở chạy qua làng tôi. C. Lớp chúng tôi tổ chức thi chạy. D. Đồng hồ chạy rất đúng giờ. Câu 10. Cặp quan hệ từ trong câu sau biểu thị quan hệ gì? Không chỉ sáng tác nhạc, Văn Cao còn viết văn và làm thơ. A. Quan hệ nguyên nhân- kết quả. B. Quan hệ tương phản. C. Quan hệ điều kiện- kết quả. D. Quan hệ tăng tiến Câu 11. Từ “đánh” trong câu nào được dùng với ý nghĩa gốc ? a. Mẹ chẳng đánh em Hoa bao giờ vì em rất ngoan. b. Bạn Hùng có tài đánh trống. c. Quân địch bị các chiến sĩ ta đánh lạc hướng. d. Bố cho chú bé đánh giày một chiếc áo len. Câu 12. Thành ngữ, tục ngữ nào nói về tính chăm chỉ ? a. Chín bỏ làm mười. b. Dầm mưa dãi nắng. c. Thức khuya dậy sớm. d. Đứng mũi chịu sào. Câu 13. Từ “ đánh” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc ? A. Hằng tuần, vào ngày nghỉ, bố thường đánh giầy. B. Sau bữa tối, ông và bố tôi thường ngồi đánh cờ. C. Các bác nông dân đánh trâu ra đồng cày.
  3. D. Chị đánh vào tay em. Câu 14. Từ ngữ nào dưới đây viết đúng chính tả? A. xuất xắc C. suất sắc B. xuất sắc D. suất xắc Câu 15. Từ " đi" trong câu nào dưới đây mang nghĩa gốc? A. Anh đi ô tô, còn tôi đi xe đạp. B. Nó chạy còn tôi đi. C. Thằng bé đã đến tuổi đi học. D. Anh đi con Mã, còn tôi đi con Tốt. Câu 16. Câu nào dưới đây là câu ghép? A. Mặt biển sáng trong và dịu êm. B. Mặt trời lên, toả ánh nắng chói chang. C. Sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát, tung bọt trắng xoá. D. Sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát, bọt tung trắng xoá. Câu 17. Từ " vàng" trong câu: " Giá vàng trong nước tăng đột biến" và "Tấm lòng vàng" có quan hệ với nhau như thế nào? A. Từ đồng âm. B. Từ đồng nghĩa. C. Từ nhiều nghĩa. D. Từ trái nghĩa. Câu 18. Trong những câu sau, câu nào là câu ghép? A. Càng lên cao, trăng càng nhỏ dần, càng vàng dần càng nhẹ dần. B. Cả một vùng nước sóng sánh, vàng chói lọi. C. Bầu trời cũng sáng xanh lên. D. Biển sáng lên lấp loá như đặc sánh, còn trời thì trong như nước. Câu 19. Từ “trong” ở cụm từ “phấp phới trong gió” và từ “trong” ở cụm từ “nắng đẹp trời trong” có quan hệ với nhau như thế nào ? a. Đó là một từ nhiều nghĩa. b. Đó là một từ cùng nghĩa. c. Đó là hai từ đồng nghĩa. d. Đó là hai từ đồng âm. Câu 20. Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây có nghĩa tương tự câu thành ngữ "Lá lành đùm lá rách"? A. Ở hiền gặp lành C. Trâu buộc ghét trâu ăn B. Nhường cơm, sẻ áo D. Giấy rách phải giữ lấy lề