Phiếu bài tập “Chuyện người con gái Nam xương” (đề số 1, 2, 3)

docx 17 trang hoaithuong97 21250
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập “Chuyện người con gái Nam xương” (đề số 1, 2, 3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxphieu_bai_tap_chuyen_nguoi_con_gai_nam_xuong_de_so_1_2_3.docx

Nội dung text: Phiếu bài tập “Chuyện người con gái Nam xương” (đề số 1, 2, 3)

  1. PHIẾU BÀI TẬP “CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG” (ĐỀ SỐ 1) PHẦN I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Vũ Thị Thiết, người con gái Nam Xương, tính tình đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương Sinh, mến vì dung hạnh, xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương Sinh có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng đê lúc nào vợ chồng phải thất hòa. Cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì xảy ra việc triều đình bắt lính đi đảnh giặc Chiêm. Trương tuy con hào phú nhưng không có học, nên phải ghi trong số lính vào loại đầu.” (Ngữ Văn 9, tập 1) Tài liệu ôn thi tuyển sinh 10 Ngữ Văn rất rất hay chi tiết, hãy liên hệ Zalo nhóm em 0988166193 để mua tài liệu file word ạ Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2: Trình bày nội dung chính của đoạn trích trên bằng một câu văn hoàn chỉnh? Câu 3: Giải thích cụm từ “tư dung tốt đẹp” và từ “dung hạnh” được sử dụng trong hai câu đầu đoạn trích. Câu 4: Em hãy nêu ra những phương thức liên kết được trong đoạn văn trên? 1
  2. Câu 5: Tìm thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn trích trên? Câu 6: Nhân vật Vũ Nương được giới thiệu như thế nào? Qua đó em hiểu gì về tình cảm của nhà văn đối với nhân vật? Câu 7: Theo em, chi tiết nào đã ngầm hé lộ bi kịch của Vũ Nương về sau? Tài liệu ôn thi tuyển sinh 10 Ngữ Văn rất rất hay chi tiết, hãy liên hệ Zalo nhóm em 0988166193 để mua tài liệu file word ạ PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN Câu 8: Từ tác phẩm trên, hay viết một đoạn văn 15 câu để làm rõ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương. Câu 9: Từ tác phẩm trên, cùng với hiểu biết bản thân, hãy nêu suy nghĩ của em trong một bài văn nghị luận khoảng một trang giấy thi về vai trò của nữ giới ngày nay. 2
  3. Tài liệu ôn thi tuyển sinh 10 Ngữ Văn rất rất hay chi tiết, hãy liên hệ Zalo nhóm em 0988166193 để mua tài liệu file word ạ ĐÁP ÁN “CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG” (ĐỀ SỐ 1) PHẦN I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN Câu Gợi ý trả lời Điểm 1 - Phương thức biểu đạt chính : Tự sự 2 Nội dung chính: Tác giả giới thiệu về nhân vật Vũ Nương - người con gái đẹp người đẹp nết được Trương Sinh, con nhà hào phú, cưới về làm vợ. 3 Giải nghĩa từ: - Tư dung tốt đẹp: nhan sắc và dáng vẻ tốt đẹp. - Dung hạnh: chỉ nhan sắc và đức hạnh. Ý nói Vũ Nương là người con gái không chỉ đẹp về ngoại hình, dung nhan mà còn đức hạnh. 4 Phương thức liên kết trong đoạn văn trên: phép nối, phép lặp, phép thế. - Phép nối: từ ngữ để nối “song”. - Phép thế: từ “nàng”, “vợ” thế cho từ “Vũ Nương”. - Phép lặp: từ “Trương Sinh ”. 5 Thành phần biệt lập: thành phần phụ chú (người con gái quê ở Nam Xương), nhằm bố sung thông tin về quê quán cho nhân vật được kế. 6 Nhân vật Vũ Nương được giới thiệu: - Quê ở Nam Xương, “tính tình thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp” - Nàng là người vợ khéo léo, biết giữu gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hào.” - Tình cảm của nhà văn đối với nhân vật: Yêu mến, trân trọng. 7 Chi tiết ngầm hé lộ bi kịch của Vũ Nương về sau là “ Trương Sinh có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức”. PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN 3
  4. 8 * Hình thức: Đúng ĐV, đủ số câu. Đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn : - 0.25 điểm Học * Diễn đạt: lưu loát, không mắc lỗi chính tả. sinh * Tiếng Việt: chỉ đúng câu nghi vấn có * Nội dung: thể Viết đoạn văn để làm rõ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam qua nhân trình vật Vũ Nương: bày Làm sáng tỏ được vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam qua Vũ Nương: cảm - Vẻ đẹp về dung nhan, phẩm hạnh. nhận - Người vợ thủy chung, yêu thương chồng hết mực. khác - Người con dâu hiếu thảo. của - Người mẹ yêu thương con. bản - Người phụ nữ trọng nhân phẩm, tình nghĩa. thân. - Đánh giá, khái quát Vũ Nương là đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống 9 * Kiểu văn bản: Nghị luận xã hội từ một tác phẩm văn học * Vấn đề cần bàn luận: "Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam” * Nội dung: đảm bảo nội dung: - Qua nhân vật Vũ Nương, Nguyễn Dữ đã khẳng định vẻ đẹp toàn mĩ của người phụ nữ Việt Nam. Họ là người nết na, thùy mị, tư dung tốt đẹp. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, người phụ nữ Việt Nam cũng sáng lên những phẩm chất tốt đẹp: + Đối với chồng: yêu thương, thủy chung, lo lắng hết lòng chăm sóc. + Đối với cha mẹ: hiếu thảo, kính trọng, chăm sóc mẹ chồng chu đáo hết lòng phụng dưỡng. + Đối với con cái: luôn yêu con, đức hy sinh vô bờ dành cả cuộc đời vì con “Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con” Tài liệu ôn thi tuyển sinh 10 Ngữ Văn rất rất hay chi tiết, hãy liên hệ Zalo nhóm em 0988166193 để mua tài liệu file word ạ 4
  5. - Vai trò của người phụ nữ trong xã hội ngày nay: + Trong cuộc sống gia đình: Họ là vợ hiền, con thảo, là người mẹ tận tụy giàu yêu thương -> Là nhân tố quan trọng góp phần xây dựng hạnh phúc gia đình. + Trong các lĩnh vực chính trị, nghiên cứu khoa học, kinh tế, xóa đói giảm nghèo (Ví dụ: Phụ nữ là đại biểu quốc hội, phó chủ tịch nước, doanh nhân ) => Giỏi việc nước, đảm việc nhà - Bàn luận: Tuy họ có nhiều vẻ đẹp nhưng số phận của người phụ nữ vẫn gặp bi kịch đặc biệt trong xã hội xưa. Ngày nay, người phụ nữ được coi trọng hơn, vấn đề bình đẳng giới được quan tâm song vẫn không tránh khỏi những bất công đối với ho. - Bài học nhận thức, hành động: + Hiểu được vai trò của phụ nữ + Bộc lộ sự tự hào về truyền thống vẻ vang của phụ nữ VN, biết trân trọng và ra sức học tập, rèn luyện * Hình thức: - Bài văn, khoảng 1 trang giấy - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, mạch lạc Tài liệu ôn thi tuyển sinh 10 Ngữ Văn rất rất hay chi tiết, hãy liên hệ Zalo nhóm em 0988166193 để mua tài liệu file word ạ 5
  6. PHIẾU BÀI TẬP “CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG” (ĐỀ SỐ 2) PHẦN I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: " Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng. Nàng nói đến đấy, mọi người đều ứa hai hàng lệ. Rồi đó tiệc tiễn chưa tàn , áo chàng đành rứt. Ngước mắt cảnh vật vẫn còn như cũ mà lòng người đã nhuộm mối tình muôn dặm quan san." (Ngữ Văn 9, tập 1) Câu 1. Đoạn văn trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Câu 2. Em hiểu thế nào về các từ/ cụm từ: - Đeo phong hầu, mặc áo gấm 6
  7. Tài liệu ôn thi tuyển sinh 10 Ngữ Văn rất rất hay chi tiết, hãy liên hệ Zalo nhóm em 0988166193 để mua tài liệu file word ạ - Mùa dưa chín quá kì - Tiện thiếp - Đất thú Câu 3. Xác định các câu rút gọn trong đoạn văn trên. Câu 4. Em hiểu “quan san” có nghĩa là gì? Từ “quan san” giúp em hiểu gì về tình cảnh nhân vật “nàng”? Tình cảnh đó có ảnh hưởng gì tới cuộc sống sau này của nhân vật? Câu 5. Nhân vật " thiếp" trong đoạn văn trên là ai? Nói với ai, trong hoàn cảnh nào? Qua câu nói này, nhân vật bộc lộ vẻ đẹp phẩm chất nào? Câu 6. Tại sao chứng kiến cảnh ấy, mọi người lại ‘ứa hai hàng lệ’? Câu 7. Xác định hình thức ngôn ngữ của đoạn văn trên? Câu 8. Hãy kể tên 2 tác phẩm cũng viết về đề tài người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Ghi rõ tên tác giả. PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN Câu 9. Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phương thức Diễn dịch để làm sáng tỏ nhận xét: Vũ Nương là người vợ thủy chung son sắt dù ở bất kì hoàn cảnh nào. Đoạn văn có sử dụng 1 câu ghép, một câu hỏi tu từ. (gạch chân, chú thích rõ). 7
  8. Tài liệu ôn thi tuyển sinh 10 Ngữ Văn rất rất hay chi tiết, hãy liên hệ Zalo nhóm em 0988166193 để mua tài liệu file word ạ ĐÁP ÁN “CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG” (ĐỀ SỐ 2) PHẦN I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN Câu Gợi ý trả lời Điểm 1 - Trong tác phẩm: Chuyện người con gái NX. - Tác giả: Nguyễn Dữ 2 Giải nghĩa từ: - Đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm : ý nói được làm quan to, được ban ấn (con dấu vua ban) và áo may bằng gấm quý. - Mùa dưa chín quá kì : ngày xưa, người đi lính thú, cứ đến mùa dưa chín thì được thay phiên để về nhà. Câu này ý nói sợ rằng kì hạn đã qua mà chồng vẫn chẳng được về. - Tiện thiếp: cách xưng hô khiêm tốn của người phụ nữ ngày xưa. - Đất thú: nơi xa xôi ngoài biên ải. 3 Khi nói hoặc viết có thể lược bỏ một số thành phần cấu tạo thành câu rút gọn (dựa vào ngữ cảnh có thể khôi phục lại được thành phần CN, VN khuyết thiếu) - Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng. - Ngước mắt cảnh vật vẫn còn như cũ mà lòng người đã nhuộm mối tình muôn dặm quan san." 4 - Giải nghĩa từ: Quan san : chỉ nơi xa xôi (quan : cửa ải, san hay sơn: núi). - Qua đó giúp em hiểu gì về tình cảnh nhân vật “nàng”: chồng đi chiến trận, nàng phài ở lại 1 mình gánh vác gia đình, chăm sóc mẹ già, con thơ. - Tình cảnh đó sau này đã tạo ra sự nghi ngờ cho Trương Sinh, gây nên nỗi oan 8
  9. khuất và cái chết của nàng. 5 - Nhân vật “thiếp” để chỉ Vũ Nương. - Nàng nói với chồng (Trương Sinh) - Hoàn cảnh: khi tiễn chồng đi lính. - Phẩm chất bộc lộ: Người vợ thủy chung (không ham vinh hoa phú quý, chỉ mong chồng bình yên trở về) 6 Chứng kiến cảnh ấy, mọi người lại ‘ứa hai hàng lệ’ vì: + Thương xót trước cảnh chia li của 2 vợ chồng. + Xúc động trước lời nói ân tình, nỗi nhớ mong chồng của Vũ Nương. 7 Hình thức: đối thoại 8 Kể tên 2 tác phẩm cũng viết về đề tài người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Ghi rõ tên tác giả: - Truyện Kiều (Nguyễn Du) - Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương) PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN 9 * Hình thức: Đúng ĐV, đủ số câu. Đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn : - 0.25 điểm * Diễn đạt: lưu loát, không mắc lỗi chính tả. * Tiếng Việt: 1 câu ghép, một câu hỏi tu từ. * Nội dung: Vũ Nương là người vợ thủy chung son sắt dù ở bất kì hoàn cảnh nào. MĐ: Câu CĐ: chép nguyên văn nhận xét.Thật vậy! TĐ: HC1: Trong cuộc sống bình thường: - Thùy mị,nết na, tư dung tốt đẹp - Giữ gìn khuôn phép, không lúc nào để vợ chồng bất hoà. Tài liệu ôn thi tuyển sinh 10 Ngữ Văn rất rất hay chi tiết, hãy liên hệ Zalo nhóm em 0988166193 để mua tài liệu file word ạ HC2: Khi tiễn chồng đi lính 9
  10. - Ân cần dặn dò: Không mong vinh hiển, mong chồng bình yên trở về - Cảm thông, chia sẻ trước những nỗi vất vả gian lao mà chồng sẽ phải chịu đựng. - Bày tỏ nỗi nhớ mong chồng khắc khoải HC 3: Khi xa chồng: - Nhớ chồng da diết,khắc khoải, trèn miên theo thời gian. - Một mực thủy chung, đợi chờ ngày chồng trở về. - Đêm đêm trỏ bóng mình trên vách, nói với con là cha Đản-> bù đắp cho con sự thiếu vắng tình cha, vơi đi nỗi nhớ chồng, thể hiện sự gắn bó của nàng với chồng như hình với bóng, khát khao sum họp gia đình. - Là người con dâu hiếu thảo HC 4 :Khi bị chồng nghi oan - Lời thoại 1: tìm cách hàn gắn hạnh phúc gia đinh đang có nguy cơ tan vỡ. - Lời thoại 2: bày tỏ nỗi đau đớn thất vọng khi không hiểu vì sao mà bị đối xử bất công (mắng nhiếc, đánh đuổi ), khi hạnh phúc gia đình đã tan vỡ. - Lời thoại 3: lời thề ai oán và phẫn uất, quyết lấy cái chết để chứng minh cho sự trong sạch của mình HC5. Khi sống ở thủy cung - Nặng tình nghĩa : Nhớ về gia đình, quê hương, mộ phần tổ tiên Tài liệu ôn thi tuyển sinh 10 Ngữ Văn rất rất hay chi tiết, hãy liên hệ Zalo nhóm em 0988166193 để mua tài liệu file word ạ 10
  11. PHIẾU BÀI TẬP “CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG” (ĐỀ SỐ 3) PHẦN I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: " Bấy giờ, nàng đương có mang, sau khi xa chồng vừa đầy tuần thì sinh ra một đứa con trai, đặt tên là Đản. Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm. Mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được. Bà mẹ cũng vì nhớ con mà dần sinh ốm. Nàng hết sức thuốc thang, lễ Phật cầu thần và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn. Song bệnh thế mỗi ngày một trầm trọng hơn, bà mẹ trối lại với nàng rằng: - Ngắn dài có số, tươi héo bởi trời. Mẹ không phải không muốn đợi chồng con về, mà không gắng ăn miếng cơm miếng cháo đặng cùng vui sum họp. Song lòng tham vô cùng mà tận trời khó tránh. Nước hết chuông rền, số cùng khí kiệt. Một tấm thân tàn, nguy trong sớm tối, không khỏi phải phiền đến con. Chồng con xa xôi chưa biết sống chết thế nào, không thể kịp về đền báo được. Sau này trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ. Bà cụ nói xong thì mất. Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ; lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình.” 11
  12. (Ngữ Văn 9, tập 1) Tài liệu ôn thi tuyển sinh 10 Ngữ Văn rất rất hay chi tiết, hãy liên hệ Zalo nhóm em 0988166193 để mua tài liệu file word ạ Câu 1. Đoạn văn là lời của ai nói với ai? Trong hoàn cảnh nào? Câu 2. Cho biết thể loại, nguồn gốc của văn bản chứa đoạn trích? Câu 3. Giải thích ý nghĩa nhan đề “Truyền kì mạn lục”? Câu 4. Giải nghĩa các từ/hình ảnh “trối”, “nước hết chuông rền”? Câu 5. Em hiểu như thế nào về ý nghĩa hình ảnh “mỗi khi bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được”? Câu 6. Câu: ‘Mẹ không phải không muốn đợi chồng con về, mà không gắng ăn miếng cơm miếng cháo đặng cùng vui sum họp’ là câu phủ định đúng hay sai? Câu 7. Lời trăng trối của bà mẹ dặn dò trước khi mất đã khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật nàng? Từ cuộc đời và số phận của nhân vật, em hãy sáng tỏ lời của người mẹ: “ Xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ” Câu 8. Trong 1 văn bản đã học cũng có những câu thơ ghi nhận lòng hiếu thảo của nhân vật với cha mẹ. Đó là nhân vật nào? Hãy chép lại những câu thơ ấy và ghi rõ họ tên tác giả, tác phẩm. Tài liệu ôn thi tuyển sinh 10 Ngữ Văn rất rất hay chi tiết, hãy liên hệ Zalo nhóm em 0988166193 để mua tài liệu file word ạ PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN Câu 9. Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về vai trò gia đình trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Câu 10. Từ những hiểu biết về nhân vật Vũ Nương và vốn sống của bản thân, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về đạo hiếu trong cuộc sống hiện đại ngày nay bằng một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy. 12
  13. Tài liệu ôn thi tuyển sinh 10 Ngữ Văn rất rất hay chi tiết, hãy liên hệ Zalo nhóm em 0988166193 để mua tài liệu file word ạ ĐÁP ÁN “CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG” (ĐỀ SỐ 3) PHẦN I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN Câu Gợi ý trả lời Điểm 1 - Lời của mẹ chồng với VN. - Hoàn cảnh: lời trăng trối của mẹ chồng với Vũ Nương trước khi mất. 2 - Thể loại: truyện truyền kì - Nguồn gốc: truyện cổ tích: “Vợ chàng Trương”. 3 Ý nghĩa nhan đề: Ghi chép tản mạn những câu chuyện kì lạ lưu truyền trong dân gian. 4 Giải nghĩa từ: - Trối: dặn dò lần cuối khi sắp chết. - Nước hết chuông rền : người xưa dùng đồng hồ nước để đo thời gian. Khi nước chảy nhỏ giọt hết cũng tức là lúc chuông báo sáng để bắt đầu một ngày mới. Ở đây ý nói thời gian qua nhanh, đời người đã đến lúc kết thúc. 5 - Sử dụng hình ảnh ước lệ: trăng soi thành cũ (mùa thu), Liễu rủ bãi hoang (mùa hè), bướm lượn đầy vườn (Mùa xuân tươi vui), mây che kín núi (mùa đông ảm đảm) + Để diễn tả sự trôi chảy của thời gian + Thể hiện nỗi buồn, nhớ thương chồng da diết, khắc khoải cứ kéo dài theo năm tháng. 13
  14. 6 - Câu phủ định Phủ định của phủ định nhấn mạnh khẳng định 7 - Người con dâu thiếu thảo. - Vũ Nương khi gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn đã được rùa Linh Phi cứu và tiên nữ cứu.Nàng được sống dưới thủy cung- một thế giới giàu sang, được tôn trọng, yêu thương. - Dưới thủy cung, tình cờ nàng gặp Phan Lang- người cùng làng. Vũ Nường nhờ Phan Lang trở về nói với Trương Sinh lập đàn giải oan. Chàng Trương hối hận, lập đàn giải oan.Vũ Nương trở về lộng lẫy, uy nghi, rự rỡ giữa dòng sông, nói với chồng vài lời từ tạ rồi biến mất. 8 - Nhân vật: Thúy Kiều - “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Truyện Kiều - Nguyễn Du) - Trích thơ: "Xót người tựa cửa hôm mai Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mấy nắng mưa Có khi gốc tử đã vừa người ôm" PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN 9 * Hình thức: Đúng ĐV, đủ số câu. Đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn : Học - 0.25 điểm sinh * Diễn đạt: lưu loát, không mắc lỗi chính tả. có * Tiếng Việt: thể * Nội dung: trình Viết đoạn văn nghị luận xã hội về vai trò gia đình trong cuộc sống bày của mỗi chúng ta: cảm a. Giải thích khái niệm: nhận - Gia đình là khái niệm dùng để chỉ những con người cùng chung khác huyết thống, dòng tộc, gia phả; của 14
  15. - Có nhiều gia đình trong đó gồm nhiều thế hệ sống chung với nhau, bản “tam đại đồng đường” thậm chí là “tứ đại đồng đường”. thân. - Ngoài những đặc điểm chung như mọi gia đình trên đất nước Việt Nam thì mỗi gia đình có truyền thống riêng, qui ước riêng về lễ giáo, đạo đức, lối sống, bổn phận, nghĩa vụ. b. Biểu hiện; Sự hi sinh, yêu thương, sự quan tâm chia sẻ, của mỗi thành viên trong gia đình. c. Vai trò của gia đình: - Tình cảm gia đình là động lực, là sự động viên, cổ vũ con người vững bước trên đuờng đời - Gia đình là cội nguồn sinh dường của con người. - Là nơi khởi đầu của mọi yêu thương và mơ ước trong ta. - Là điểm tựa tinh thần vững chắc trong cuộc đời con người. - Có ý nghĩa đặc biệt trong quá trình hình thành nhân cách, lẽ sống, lí tưởng. 10 * Nội dung: - Khái niệm: Lòng hiếu thảo có nghĩa là lòng kính trọng, yêu thương, biết ơn ông bà, cha mẹ, người đã có công sinh thành, dưỡng dục chúng ta nên người. - Giải thích, chứng minh: + Trong văn bản: Vũ Nương chăm sóc mẹ chồng khi ốm, lo ma chay khi mẹ chồng mất + Trong cuộc sống: . Nhìn vào dân gian từ xưa đến nay có biết bao tấm lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ làm ta cảm phục: Nguyễn Trãi . Phát huy truyền thống tốt đẹp đó, nhiều địa phương trong cả nước, hằng năm đều tổ chức ngày hội vinh danh “Những người con hiếu thảo”; tổ chức trọng thể lễ Vu lan báo hiếu cha mẹ. 15
  16. + Ý nghĩa: Không chỉ sinh chúng ta ra, cha mẹ còn nuôi dưỡng ta khôn lớn nên người với bao lo toan vất vả; cha mẹ giúp ta hiểu điều hay lẽ phải, được mở mang kiến thức - Bàn luận, mở rộng: + Thời đại hiện nay vẫn còn một thực tại đau lòng: vẫn còn nhiều người xem nhẹ chữ hiếu, muốn sống tách khỏi gia đình, mẹ cha, đó là nhận thức lệch lạc, sai lầm. Vẫn còn những người con vô ơn, bất hiếu, ngược đãi mẹ cha Không nghe cha mẹ, không phụng dưỡng cha mẹ tuổi già, gây đau lòng, bất hạnh cho cha mẹ. Những người con đó, dù thời đại nào, hoàn cảnh nào, đều đáng để xã hội lên án, phẫn nộ. + Người hiếu thảo với cha mẹ thường là một công dân tốt, có trách nhiệm với gia đình, xã hội.-> Lòng biết ơn cha mẹ là cội nguồn của lòng biết ơn nhân dân, Tổ quổc. + Chữ hiếu ngày nay phải được hiểu rộng hơn: hiếu với cha mẹ nhưng phải là người công dân tốt vẫn "trung với nước, hiếu với dân". Đạo lÝ ấy là sức mạnh của nhân dân ta chiến thắng kẻ thù, dựng xây đất nưóc. Lòng yêu nước, yêu nhân dân bắt nguổn từ những tình cảm gdị bình thường. Có hiếu có tình cha mẹ thì mới có hiếu với đất nước. - Bài học nhận thức, hành động: + Có hiếu với cha mẹ qua thái độ, lời nói và việc làm cụ thể. + Người con có hiếu phải phấn đấu trở thành niềm tự hào, nguồn động viên bố mẹ; phấn đấu học tập tốt, rèn luyện đạo đức, xác định đường đi tốt để có một sự nghiệp, để trở thành người có ích cho xã hội. * Hình thức: - Đoạn văn nghị luận khoảng 15 câu - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, mạch lạc 16
  17. Tài liệu ôn thi tuyển sinh 10 Ngữ Văn rất rất hay chi tiết, hãy liên hệ Zalo nhóm em 0988166193 để mua tài liệu file word ạ Tài liệu ôn thi tuyển sinh 10 Ngữ Văn rất rất hay chi tiết, hãy liên hệ Zalo nhóm em 0988166193 để mua tài liệu file word ạ Tài liệu ôn thi tuyển sinh 10 Ngữ Văn rất rất hay chi tiết, hãy liên hệ Zalo nhóm em 0988166193 để mua tài liệu file word ạ 17