Kiểm tra cuối học kì I - Môn: Ngữ văn lớp 9

doc 9 trang hoaithuong97 5872
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra cuối học kì I - Môn: Ngữ văn lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_9.doc

Nội dung text: Kiểm tra cuối học kì I - Môn: Ngữ văn lớp 9

  1. Tiết 88 + 89: KIỂM TRA CUỐI KÌ I PHÒNG GD-ĐT NINH SƠN Môn: Ngữ văn – Lớp 9 TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN Năm học: 2020 – 2021 Thời gian: 90 phút I. Mục đích đề kiểm tra 1. Kiến thức: Kiểm tra, đánh giá mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình Ngữ văn 9 với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh. 2. Kĩ năng: - Đọc-hiểu văn bản. - Tạo lập văn bản (viết bài văn tự sự). 3. Thái độ: - Chủ động, tích cực trong việc lựa chọn hướng giải quyết vấn đề một cách hợp lí nhất. - Tự nhận thức được các giá trị chân chính trong cuộc sống mà mỗi người cần hướng tới. II. Hình thức đề: Tự luận (90 phút) III. Thiết lập ma trận: *Ma trận tổng : Mức độ cần đạt Vận Nội dung Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng dụng cao - Ngữ liệu: - Biết phương - Lí giải được nghệ Văn bản nghệ thức biểu đạt; thuật đặc sắc; ý nghĩa thuật ngoài nội dung; nghệ của chi tiết quan trọng chương trình. thuật, ý nghĩa trong đoạn trích / văn - Tiêu chí lựa của đoạn trích / bản. chọn ngữ liệu: văn bản. - Hiểu được tính cách I. 01 đoạn - Nhận ra các của các nhân vật; quan ĐỌC trích/văn bản phương châm điểm, tư tưởng, bài học HIỂU hoàn chỉnh hội thoại trong từ đoạn trích / văn bản. (khoảng 300 – đoạn trích / văn - Hiểu nghĩa của từ và 450 chữ). bản. cách sử dụng từ đúng - Biết chuyển nghĩa, đúng phong đổi câu theo lối cách, phù hợp với đối dẫn trực tiếp và tượng giao tiếp, mục gián tiếp đích giao tiếp. Số câu 2 1 3 Tổng Số điểm 2 1 3 Tỉ lệ 20 % 10 % 30 % - Vận dụng kiến Viết bài thức về từ vựng văn tự sự và hoạt động (khoảng II. giao tiếp để sửa 500 từ). TẠO các lỗi không LẬP tuân thủ phương VĂN châm hội thoại BẢN trong giao tiếp. - Phân tích biện pháp tu từ. Số câu 1 1 2 Tổng Số điểm 2 5 7 Tỉ lệ 20 % 50 % 70 % Số câu 2 1 1 1 5 Tổng Số điểm 2 1 2 5 10 cộng Tỉ lệ 20 % 10 % 20 % 50 % 100 %
  2. *Ma trận chi tiết đề 1: Mức độ cần đạt Vận Nội dung Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng dụng cao - Ngữ liệu: - Xác định nội Lí giải được ý nghĩa “Bức tranh dung của văn của chi tiết trong văn tuyệt vời”- bản. bản. theo Phép - Biết chuyển I. nhiệm màu của đổi câu theo lối ĐỌC đời, NXB Trẻ dẫn trực tiếp và HIỂU TP Hồ Chí gián tiếp Minh, 2011, Trang 56) (303 chữ). Số câu 2 1 3 Tổng Số điểm 2 1 3 Tỉ lệ 20 % 10 % 30 % Phân tích giá Viết bài II. trị biện pháp văn tự sự TẠO nghệ thuật liệt Một LẬP kê được sử dụng chuyến VĂN trong văn bản. về quê BẢN (khoảng 500 từ) Số câu 1 1 2 Tổng Số điểm 2 5 7 Tỉ lệ 20 % 50 % 70 % Số câu 2 1 1 1 5 Tổng Số điểm 2 1 2 5 10 cộng Tỉ lệ 20 % 10 % 20 % 50 % 100 %
  3. Tiết 88 + 89: KIỂM TRA CUỐI KÌ I PHÒNG GD-ĐT NINH SƠN Môn: Ngữ văn – Lớp 9 TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN Năm học: 2020 – 2021 Thời gian: 90 phút ĐỀ: I. ĐỌC – HIỂU: (3điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3: BỨC TRANH TUYỆT VỜI Một họa sĩ suốt đời mơ ước vẽ một bức tranh đẹp nhất trần gian. Ông đến hỏi vị giáo sĩ để biết được điều gì đẹp nhất. Vị giáo sĩ trả lời: “Tôi nghĩ điều đẹp nhất trần gian là niềm tin, vì niềm tin nâng cao giá trị con người”. Họa sĩ cũng đặt câu hỏi tương tự với cô gái và được trả lời: “Tình yêu là điều đẹp nhất trần gian, bởi tình yêu làm cho cay đắng trở nên ngọt ngào, mang đến nụ cười cho kẻ khóc than, làm cho điều bé nhỏ trở nên cao trọng, cuộc sống sẽ nhàm chán biết bao nếu không có tình yêu”. Cuối cùng họa sĩ gặp một người lính mới trở về từ trận mạc. Được hỏi, người lính trả lời: “Hòa bình là cái đẹp nhất trần gian, ở đâu có hòa bình là ở đó có cái đẹp.” Và họa sĩ đã tự hỏi mình: “Làm sao tôi có thể vẽ cùng lúc niềm tin, hòa bình và tình yêu ? ” Khi trở về nhà, ông nhận ra niềm tin trong ánh mắt các con, tình yêu trong cái hôn của người vợ. Chính những điều đó làm tâm hồn ông ngập tràn hạnh phúc và bình an. Họa sĩ đã hiểu thế nào là điều đẹp nhất trần gian. Sau khi hoàn thành tác phẩm, ông đặt tên cho nó là: “Gia đình”. (Theo Phép nhiệm màu của đời, NXB Trẻ TP Hồ Chí Minh, 2011, Trang 56) Câu 1. (1đ) Nêu nội dung chính của văn bản. Câu 2. (1đ) Chuyển lời dẫn trực tiếp sau thành lời dẫn gián tiếp: Vị giáo sĩ trả lời :“Tôi nghĩ điều đẹp nhất trần gian là niềm tin, vì niềm tin nâng cao giá trị con người”. Câu 3. (1đ) Vì sao người họa sĩ đặt tên cho tác phẩm là “ Gia đình”? II. TẠO LẬP VĂN BẢN: (7điểm) Câu 1. (2đ) Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật liệt kê được sử dụng trong văn bản. Câu 2. (5đ) Một chuyến về quê. HẾT
  4. Tiết 88 + 89: KIỂM TRA CUỐI KÌ I PHÒNG GD-ĐT NINH SƠN Môn: Ngữ văn – Lớp 9 TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN Năm học: 2020 – 2021 Thời gian: 90 phút HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 2 Phần Câu Nội dung Biểu điểm 1 Người họa sĩ trăn trở vẽ một bức tranh đẹp nhất trần gian. Ông đã hỏi nhiều 1,0 người và cuối cùng nhận ra điều tốt đẹp nhất là gia đình. 2 Hs cần thay đổi: bỏ dấu câu (dấu ngoặc kép), thêm từ “là” hoặc “rằng” trước 1,0 dẫn, thay đổi ngôi nhân xưng, thêm hoặc bớt từ nhưng giữ nguyên ý. -Ví dụ: Vị giáo sĩ trả lời rằng ông ấy nghĩ điều đẹp nhất trần gian là niềm tin, I.Đọc vì niềm tin nâng cao giá trị con người. hiểu 3 Học sinh có thể trình bày một số ý sau: 4 - Khi trở về nhà, ông nhận ra niềm tin trong ánh mắt của các con, tình yêu trong cái hôn của người vợ. 1,0 - Chính trong những điều bình dị đó đã làm tâm hồn ông thấy hạnh phúc và bình an. 1 - Biện pháp nghệ thuật liệt kê: Người họa sĩ hỏi giáo sĩ, hỏi cô gái và hỏi 2,0 II.Tạo 1 người lính. lập - Tác dụng: Người họa sĩ mong muốn được tư vấn để vẽ nên một bức văn tranh đẹp nhất và nhờ đó ông hiểu thế nào là điều đẹp nhất trần gian: Đó bản chính là gia đình. Nơi có những giọt nước mắt và nụ cười, nơi bình yên nhất, ngọt ngào nhất, nơi tràn ngập tình yêu và sự sẻ chia nhất! 2 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có đầy đủ mở bài, thân bài, 0,25 2 kết bài; phối hợp tốt các phương thức biểu đạt, đặc biệt sử dụng tốt yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại đã được học; ngôi kể, giọng kể phù hợp;mở bài giới thiệu mở đầu câu chuyện; thân bài lần lượt kể các chi tiết của câu chuyện; kết bài kết thúc câu chuyện hợp lý, khơi gợi nhiều cảm xúc, suy nghĩ về giá trị của gia đình với mỗi người. b. b. Xác định đúng vấn đề (theo chủ đề cho trước). c. Triển khai vấn đề theo đúng trình tự câu chuyện (chi tiết phải chọn 0,25 lọc, tiêu biểu, hấp dẫn, sáng tạo, giàu tính tư tưởng; yếu tố miêu tả, biểu cảm, 4,0 nghị luận thật nổi bật ).Thí sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau: *Ai tổ chức (quyết định) chuyến đi? Nhân dịp nào? (nghỉ hè, tết, giỗ, đám cưới, ) - Sự chuẩn bị, tâm trạng, *Kể về chuyến đi: + Trên đường đi: Bằng phương tiện nào? (Kết hợp miêu tả cảnh vật xung quanh). + Về đến quê:  Miêu tả cảnh làng quê.  Kể về sự vui mừng đón tiếp của họ hàng.  Sinh hoạt những ngày ở quê. (Tái hiện lại những tình cảm, nỗi xúc động khi kể lại câu chuyện). *Ngày trở về:Chia tay lưu luyến, cảm nghĩ của bản thân. (Thí sinh có thể chọn ngôi kể thứ nhất để kể chuyện chính mình hoặc ngôi kể thứ ba để kể chuyện người khác). d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề đặt ra. 0,25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 0,25
  5. Lưu ý: 1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. 4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng. Nhơn Sơn, 15/12/2020 Ban giám hiệu duyệt Tổ trưởng Trần Thị Loan Hồ Thị Minh Huệ
  6. Ma trận chi tiết đề 2: Mức độ cần đạt Vận Nội dung Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng dụng cao - Ngữ liệu: - Xác định Bài học rút ra từ câu Văn bản “ phương thức chuyện. Người và chim biểu đạt của văn I. sáo”- truyện bản. ĐỌC ngụ ngôn-157 - Biết chuyển HIỂU từ. đổi câu theo lối dẫn trực tiếp và gián tiếp Số câu 2 1 3 Tổng Số điểm 2 1 3 Tỉ lệ 20 % 10 % 30 % II. Thay đổi lời Viết bài TẠO thoại trong văn văn tự sự LẬP bản để không vi (khoảng VĂN phạm phương 500 từ) BẢN châm hội thoại Số câu 1 1 2 Tổng Số điểm 2 5 7 Tỉ lệ 20 % 50 % 70 % Số câu 2 1 1 1 5 Tổng Số điểm 2 1 2 5 10 cộng Tỉ lệ 20 % 10 % 20 % 50 % 100 %
  7. Tiết 88 + 89: KIỂM TRA CUỐI KÌ I PHÒNG GD-ĐT NINH SƠN Môn Ngữ văn – Lớp 9 TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN Năm học: 2020 – 2021 Thời gian: 90 phút Họ và tên học sinh: ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN Lớp: ĐỀ: I. ĐỌC – HIỂU (3điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3: NGƯỜI VÀ CHIM SÁO Một hôm, người trồng nho bắt gặp trong vườn mình con sáo nhỏ đang rỉa những quả nho chín mọng trên cành. Ông bèn lớn tiếng nhiếc móc con chim kia là đồ trộm cắp đáng khinh. Chim bèn hỏi lại: - Thế nếu không có tôi bắt sâu bọ suốt mùa qua thì liệu có vườn quả hôm nay không? - Mi ăn sâu bọ như người ta ăn thịt trứng. Ta không đòi hỏi trả tiền thì thôi, lại còn kể công sao? - Một vài quả nho mà đổi được vườn nho, sao ông lại tiếc? - Ta không cần mi, hãy cút đi, đồ ăn hại. Người trồng nho giận dữ ném đất đánh đuổi chim đi. Mùa sau, chim đi biệt không trở lại. Sâu bọ phá hết vườn nho không còn một lá. Bấy giờ, người trồng nho mới cất tiếng than: "Ôi, ta tiếc vài chùm nho nhỏ để làm mất cả vườn nho!". (Truyện ngụ ngôn) Câu 1. (1đ) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. (1đ) Chuyển lời dẫn trực tiếp sau thành lời dẫn gián tiếp: Bấy giờ, người trồng nho mới cất tiếng than: "Ôi, ta tiếc vài chùm nho nhỏ để làm mất cả vườn nho!". Câu 3. (1đ) Bài học rút ra từ câu chuyện. II. TẠO LẬP VĂN BẢN: (7điểm) Câu 1. (2đ) Người trồng nho trong câu chuyện đã vi phạm phương châm lịch sự. Em hãy điều chỉnh các lời thoại và hành động của nhân vật để câu chuyện trên có một kết thúc tốt đẹp. Câu 2. (5đ) Một kỉ niệm khó quên.
  8. Tiết 88 + 89: KIỂM TRA CUỐI KÌ I PHÒNG GD-ĐT NINH SƠN Môn: Ngữ văn – Lớp 9 TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN Năm học: 2020 – 2021 Thời gian: 90 phút HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 2 Phần Câu Nội dung Biểu điểm 1 Tự sự 1,0 2 Hs cần thay đổi: bỏ dấu câu (dấu ngoặc kép), thêm từ “là” hoặc “rằng” 1,0 trước dẫn, thay đổi ngôi nhân xưng, thêm hoặc bớt từ nhưng giữ nguyên ý. I.Đọc Ví dụ: Bấy giờ, người trồng nho mới cất tiếng than rằng vì ông ấy tiếc hiểu vài chùm nho nhỏ mà làm mất cả vườn nho. 3 Học sinh có thể rút bài học: Lòng tham của con người là vô tận. Đừng vì cái 1,0 4lợi trước mắt mà đánh mất lợi ích về lâu dài. 1HS có thể thay đổi lời thoại và hành động của nhân vật sao cho hợp lí. 2,0 1 Ví dụ: Một hôm, người trồng nho bắt gặp trong vườn mình con sáo nhỏ đang rỉa những quả nho chín mọng trên cành. Ông tỏ vẻ tiếc nuối và lên yêu cầu nó ngừng ăn. Chim bèn hỏi lại: - Thế nếu không có tôi bắt sâu bọ suốt mùa qua thì liệu có vườn quả II.Tạo hôm nay không? lập - Ta không tin. văn - Thật đấy! Vì lũ sâu bọ kia sẽ chẳng tha cho vườn nho của ông đâu. bản - Vậy ư?Nếu ngươi giúp ta tiêu diệt lũ sâu bọ thì ngươi sẽ được ăn nho nhé. - Thế nhé. Chúng ta sẽ cùng nhau hợp tác, đôi bên cùng có lợi. Từ đó, vườn nho của ông năm nào cũng được mùa cả. (Gv cần căn cứ vào lời thoại của HS hợp lí mà cho điểm) 2 d. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có đầy đủ mở bài, thân bài, 0,25 2 kết bài; phối hợp tốt các phương thức biểu đạt, đặc biệt sử dụng tốt yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại đã được học; ngôi kể, giọng kể phù hợp;mở bài giới thiệu mở đầu câu chuyện; thân bài lần lượt kể các chi tiết của câu chuyện; kết bài kết thúc câu chuyện hợp lý, khơi gợi nhiều cảm xúc, suy nghĩ về giá trị của kỉ niệm với mỗi người. e. b. Xác định đúng vấn đề (theo chủ đề cho trước). f. Triển khai vấn đề theo đúng trình tự câu chuyện (chi tiết phải chọn 0,25 lọc, tiêu biểu, hấp dẫn, sáng tạo, giàu tính tư tưởng; yếu tố miêu tả, biểu cảm, 4,0 nghị luận thật nổi bật ).Thí sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau: *Giới thiệu khái quát kỉ niệm khó quên. *Kể chi tiết kỉ niệm + Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. + Diễn biến của câu chuyện. (Tái hiện lại những tình cảm, nỗi xúc động khi kể lại câu chuyện). *Cảm nghĩ, suy ngẫm về kỉ niệm khó quên. (Thí sinh có thể chọn ngôi kể thứ nhất để kể chuyện chính mình hoặc ngôi kể thứ ba để kể chuyện người khác). d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề đặt ra. 0,25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 0,25
  9. Lưu ý: 1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. 4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng. Nhơn Sơn, 14/12/2020 Ban giám hiệu duyệt Tổ trưởng Trần Thị Loan Hồ Thị Minh Huệ