Nhà thơ nổi tiếng người Đức H. Hai - Nơ cho rằng: Cuộc đời của nhà thơ, ... tác phẩm của họ. Em hiểu gì về ý kiến trên. Từ việc cảm nhận bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

docx 3 trang hoaithuong97 12661
Bạn đang xem tài liệu "Nhà thơ nổi tiếng người Đức H. Hai - Nơ cho rằng: Cuộc đời của nhà thơ, ... tác phẩm của họ. Em hiểu gì về ý kiến trên. Từ việc cảm nhận bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxnha_tho_noi_tieng_nguoi_duc_h_hai_no_cho_rang_cuoc_doi_cua_n.docx

Nội dung text: Nhà thơ nổi tiếng người Đức H. Hai - Nơ cho rằng: Cuộc đời của nhà thơ, ... tác phẩm của họ. Em hiểu gì về ý kiến trên. Từ việc cảm nhận bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

  1. Nhà thơ nổi tiếng người Đức H. Hai-nơ cho rằng: Cuộc đời của nhà thơ, giá trị của nhà thơ không nên tìm ở đâu khác mà phải chính trong tác phẩm của họ. Em hiểu gì về ý kiến trên? Từ việc cảm nhận bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Hướng dẫn làm bài Nội dung Điểm a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận: Trình bày đầy đủ các 0,25 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt 0,25 thể hiện cuộc đời và khẳng định giá trị của nhà thơ. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận 4.0 điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm. Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau: * Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận (Tham khảo đề 1) +0,25 Trích dẫn ý kiến * Giải thích ý kiến, nhận định: +0,5 - Giải thích: + Cuộc đời nhà thơ: Hoàn cảnh sống, sự kiện, biến cố, đời sống tinh thần, tố chất tâm hồn riêng của nhà thơ. + Giá trị của nhà thơ: Những đóng góp sâu sắc và mới mẻ, những cống hiến có ý nghĩa khẳng định vị thế của nhà thơ. Giá trị của nhà thơ được thể hiện ở tầm vóc tư tưởng, ở chiều sâu tâm hồn và tài năng nghệ thuật. -> Ý kiến đã khẳng định mối quan hệ giữa tác giả và tác phẩm, trong đó nêu lên ý nghĩa của tác phẩm trong việc thể hiện cuộc đời và khẳng định giá trị của nhà thơ. - Lí giải: Tại sao cuộc đời của nhà thơ, giá trị của nhà thơ phải tìm từ chính trong tác phẩm của họ? Đến với bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt ta không chỉ cảm nhận được giá trị của bài thơ mà còn cảm nhận được giá trị và bóng dáng cuộc đời nhà thơ. * Phân tích, chứng minh: +3,0 1 0986.217.081
  2. 1. Đến với bài thơ “Bếp lửa” bạn đọc nhận ra bóng dáng cuộc đời, con người nhà thơ Bằng Việt in dấu trong tác phẩm. - Bài thơ được ra đời từ năm 1963 khi Bằng Việt đang du học ngành Luật ở Liên Xô. Hiện tại đã khôn lớn trưởng thành nhưng vẫn không quên được những kỉ niệm của tuổi thơ sống bên bà. Trong dòng cảm xúc hồi tưởng của nhân vật trữ tình - người cháu, bóng dáng cuộc đời con người đã in dấu trong bài thơ được thể hiện: - Bài thơ được viết từ nỗi nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ sống cùng bà trong những năm tháng tuổi thơ, gắn với hình ảnh bếp lửa .0986.217.081 -> Đó là những dòng thơ bộc lộ trực tiếp cảm xúc của cháu, tình cảm tha thiết của cháu đối bới bà. Khoảng cách về không gian, khoảng cách về thời gian, những cám dỗ vật chất ở một nơi xa xôi vẫn không thể làm cháu nguôi ngoai nỗi nhớ về bà, về hình ảnh bà chắt chiu nhóm lửa. 2. Qua bài thơ “Bếp lửa” bạn đọc hiểu được giá trị, chiều sâu tâm hồn, tầm vóc tư tưởng của nhà thơ Bằng Việt - Từ bếp lửa thực, nhà thơ đã khái quát lên ngọn lửa của lòng bà, ngọn lửa mang biểu tượng cho ánh sáng, hơi ấm, tình yêu, ý chí, nghị lực, niềm tin, hi vọng bà nhen nhóm, hun đúc, nuôi dưỡng trong tâm hồn tuổi thơ. . - Trong tình cảm gia đình của bà - cháu có sự hòa quện với tình yêu quê hương, đất nước - càng yêu cháu, bà càng vững vàng, tin tưởng vào kháng chiến, hi sinh hết mình cho kháng chiến, dân tộc; ngọn lửa tình yêu bà nhóm lên, bà truyền cho cháu cũng là truyền cho các thế hệ tiếp nối về sự sống bất diệt. Tình cảm yêu quý, nhớ thương, biết ơn sâu nặng của cháu đối với bà cũng chính là tình cảm thuỷ chung, ân nghĩa đối với quê hương, nguồn cội. - Bài thơ gửi đến bạn đọc triết lí thầm kín: + Tình yêu thương và lòng biết ơn bà chính là một biểu hiện cụ thể + Những gì gần gũi, thân thiết của tuổi thơ sẽ có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời -> Nhắc nhở mỗi người về sự trân trọng đối với quá khứ bình dị của tuổi thơ một thời. - Dù trong gian khổ hay khi đã đủ đầy, hạnh phúc, Bằng Việt vẫn luôn dành tình cảm trọn vẹn cho => Hiểu được những điều ấy là từ tâm hồn tư tưởng nhà thơ. 2 0986.217.081
  3. 3. Qua bài thơ “Bếp lửa” bạn đọc còn hiểu được giá trị của nhà thơ Bằng Việt thông qua sự thành công nghệ thuật mà nhà thơ sử dụng trong bài thơ - Viết về bà là đề tài không mới, nhưng Bằng Việt đã có một cách thể hiện mới mẻ * Đánh giá, tổng hợp: +0,25 - Ý kiến của nhà thơ người Đức H. Hai-nơ là một quan niệm xác - Nhà thơ nói riêng, người nghệ sĩ nói chung muốn có chỗ đứng, muốn thể hiện và khẳng định được mình phải sáng tác nên những tác phẩm có giá trị, in đậm dấu ấn cá nhân. - Đối với bạn đọc: Ý kiến là một định hướng đầy ý nghĩa cho việc tiếp nhận thơ và đồng cảm, tri âm với nhà thơ. d. Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (Viết câu, sử 0,25 dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm ) thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ 0,25 nghĩa tiếng Việt. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 3 0986.217.081